Tiểu thuyết lịch sử TRẦN QUỐC TUẤN - Tác giả TRẦN THANH CẢNH được giới thiệu trong chương trình "Sách và Cuộc sống" trên VOV TV
Do một sự hữu duyên, tôi được tác giả Phạm Quang Nghị gửi tặng cuốn sách "Tự kể chuyện mình ĐI TÌM MỘT VÌ SAO". Khá háo hức đọc cuốn này. Không phải vì tác giả nguyên là một VIP: Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư thành ủy Hà Nội! Bởi thực sự các VIP ở ta thường viết rất chán: chán từ chất văn cho đến những thông tin trong trang viết của họ, thường là chung chung, cũ kỹ, sáo mòn y như đọc báo đài lề phải vậy...
Khi tay cựu Trung tá KGB này được bố già B. Enxin đưa lên nắm quyền tối thượng nước Nga, tôi cũng có cảm tình. Một đất nước tan hoang rệu rã thời hậu cộng sản, cần có một dòng máu trẻ trung nhiệt huyết vực đi lên, chứ ông già nghiện rượu kia đã làm xong vai trò lịch sử của mình rồi. Quả thật, những năm đầu cầm quyền, tay này cũng làm được vài việc khiến người ta hy vọng, nước Nga sẽ tiến về phía ánh sáng văn minh. Thế nhưng rồi càng ngày càng thất vọng: đàn áp đối lập, bóp nghẹt tự do ngôn luận, đánh bóng hình ảnh cá nhân... Đỉnh điểm là bày trò ma bùn, đổi ghế cùng Metvedev để giữ quyền. Rồi là sửa hiến pháp để mưu ngồi trên ghế tổng thống vĩnh viễn. Một sa hoàng mới xuất hiện! Không! Mà là một tên độc tài đã cưỡi lên đầu lên cổ dân Nga đã chính thức xuất hiện!
Anh Thư là con gái đầu của chú Cơ với cô Hồng. Hồi tôi học ở trường cấp ba thì đang nhỏ xíu xíu, quãng mấy tuổi gì đó. Ngồi trên xe quay lại thành phố, tôi cố nặn óc nhớ xem cái cô bé con sống ở khu tập thể giáo viên xưa là đứa nào trong đám lít nhít, thỉnh thoảng nhìn thấy mỗi khi có việc phải xuống phòng ở của các thày cô.
Giữa chiều hôm ấy. Nắng bốn mươi độ. Hưng, người trong ngõ Ghen làm một chai “nước mắt quê hương” xong, bỗng dưng phát cuồng. Y vác cả hai cây đàn ghi ta và măng đô lin, giắt túi sau cây sáo trúc nữa, ngất ngưởng đi ra ngoài phố. Ngồi luôn giữa đường, đàn sáo vang lừng. Thỉnh thoảng y đứng dậy múa may quay cuồng một hồi.
Sướng quá hóa rồ! Đấy là lời người làng Ma nói. Về Tuấn. Nguyên do Tuấn dạo này lại sinh chuyện muốn đi làm trang trại ở dưới cánh đồng Năm Cây. Làng Ma vốn có cánh đồng khá rộng. Gọi là đồng Năm Cây. Bởi xưa ở cái gò giữa cánh đồng có năm cây sanh cổ thụ, thời hợp tác xã người ta đã đốn làm củi đốt lò gạch mất rồi.
Khi tôi độ bảy, tám tuổi gì đó, biết một mình đi bộ từ làng Ngọc quê nội sang làng Mai quê ngoại thì ông tôi đã già lắm. Tôi rất hay sang quê ngoại. Cứ buổi chiều không phải đến trường hay không phải trông em là tôi lại nhót đi. Đường từ nhà tôi sang nhà ông ngoại qua một quãng đê ngắn.
Cứ đều đặn, năm giờ sáng và bốn rưỡi chiều, dân phố Nam Long thuộc quận Hoàng Lan của thành phố, lại thấy trung tá pháo binh hồi hưu Trương Ngọc Phan đi bộ dọc phố, xuống phòng tập thể hình ở dưới khu đô thị mới rèn thể lực.
(truyện mới keng, vừa viết xong, đăng trên Hopluu. Cơ mà bọn ABC nó vẫn thù dai ông bạn Hien Dang toàn chơi trò ngăn sông cấm chợ. Thế là không tốt, là đáng cười các bạn nhỉ? Đã thế post luôn bản word hầu bạn đọc!)
Chiều nay, Giang cũng nói với nàng là hãy đợi. Ngồi bên Giang trên bến sông, nhìn nghiêng qua gương mặt thanh tú đẹp đẽ của Giang, nàng đã thầm thốt lên trong lòng, Giang ơi, nếu anh yêu em đến thế, sao anh không mang em đi cùng ngay tức khắc. Nhưng Giang vẫn nói em hãy chờ anh, hãy chờ, hãy chờ.
Một hôm, vì công việc hắn phải tiếp khách uống rượu trên thành phố, vào nhà hàng thì thật vô tình, nàng cùng chồng cũng đi ăn uống với bạn bè ở đó. Hai tốp khách ngồi xa xa nhau ở phòng lớn, hắn và nàng nhìn thấy nhau nhưng cứ lờ đi, coi như không quen biết. Hắn vừa uống rượu vừa ngắm nhìn nàng một cách kín đáo.
Ngày Hắn mới ở bộ đội về, một buổi chiều cuối thu, hắn lên bờ đê đầu làng ngồi ngắm sự đời. Ngôi làng nơi hắn sinh ra khi ấy vẫn còn là một cái làng quê nguyên thuỷ của vùng đồng bằng Bắc bộ: nghèo khó và thanh bình. Bao quanh làng hắn là những luỹ tre xanh rì với những cái ngọn cao vút cong cong.
Dạo này cuộc sống của Hắn cực kỳ căng thẳng, doanh nghiệp mà hắn có trách nhiệm điều hành đang gặp nhiều khó khăn. Điều này thì cũng là rất bình thường trong một nền kinh tế nửa dơi nửa chuột như hiện nay. Hắn có một cái đầu khá là nhiều ý tưởng nhưng cũng rất lạnh lùng nên mới chèo chống tạm ổn...
Kể từ khi Nàng và Hắn thuộc về nhau, đã gặp nhau không biết bao nhiêu lần, nhưng lần nào đi gặp nàng, hắn cũng vẫn thấy hồi hộp, tim hắn vẫn đập rộn ràng như thủa còn hai mươi. Lần nào hắn cũng lo sợ nàng không đến chỗ hẹn, nhưng rồi lần nào nàng cũng đến. Nàng cũng như hắn, cần hắn, nàng cần một bờ vai, cần một chỗ để cho nàng trút xả những Stress trong cuộc sống...
Lần ấy, hắn được đi phép và trở về đơn vị từ một chuyến tàu chợ ngược Lạng Sơn, đông và hôi hám kinh khủng. Hắn khoác ba lô nhảy lên nóc toa tàu nằm ngắm trời đất. Con tàu khởi hành từ ga thị xã lúc năm giờ chiều, vừa chạy vừa bò vừa kéo còi và thỉnh thoảng lại hú lên hừng hực như ông lão tuổi xế chiều vẫn thèm muốn gái trẻ mà lực bất tòng tâm.
Đàn ông, từ trong bản chất sinh học sâu xa, sinh ra đã là một kẻ chinh phục. Thượng Đế đã quy định cho giống đực là vậy, Người đã quy cho, đã an bài cho giống đực loài người - cái sản phẩm ưu tú nhất của Người - cái thuộc tính thích chiếm hữu và chinh phục
Nhưng mà cuộc đời luôn luôn có những quy luật của nó, dù muốn dù không thì ai cũng phải chấp nhận. Một trong những quy luật của cuộc đời hắn thấy thấm thía đó là: Ông trời không bao giờ cho không ai cái gì!
Cuộc đời đã đặt hắn rầt nhiều lần phải đứng trước những sự lựa chọn, nhưng trước những cơ hội và lối rẽ của mình, lần nào hắn cũng phải lựa chọn khả năng an toàn nhất cho cuộc đời hắn và cho những người hắn tự thấy phải có trách nhiệm.
Khi nghe Nàng thông báo là sẽ chuyển đi, tự dưng hắn cảm thấy trong người có một cảm giác thật kỳ lạ. Như có một dòng điện cực mạnh chạy dọc thân thể, từ đỉnh đầu, qua sống lưng rồi lan toả ra cả tứ chi, toàn thân rã rời. Hắn thấy như mình bỗng dưng cạn kiệt cả sinh lực, đầu óc trống rỗng như rơi vào cõi vô thức.
“Giáo sư Kê truyện” là một thiên tiểu thuyết hoạt kê đầy chất phúng thích về một hiện thực đáng báo động ở xã hội Việt Nam đương đại. Đó là sự lạm phát học vị học hàm xuất phát từ thói háo danh của tầng lớp quan chức dốt nát, tầm văn hóa thấp nhưng lại hợm hĩnh kiêu ngạo đến độ kệch cỡm...
Tay con trai ngài Kê đã từng đứng trên đầu đê, đái vọt vào cổng làng mà thề rằng từ giờ đếch thèm về cái làng này nữa, vì cảm thấy quá nhục với ông bố nghênh ngang giữa thanh thiên bạch nhật mang tiền đi cho gái. Hắn rất bực mà không làm gì nổi ông già. Chả lẽ đấm cho một trận hay bỏ rọ trôi sông như ngày xưa?
Thế mới lạ lùng. Mõ Khánh ra trải chiếu các cụ ngồi. Mõ Khánh, mày chặt thịt gà thì chặt cho nó bằng nhau, kẻo miếng to miếng bé các cụ tị nhau rồi thì táng nhau vỡ đầu, loạn làng là tội mày to lắm. Mõ Khánh, mày bỏ ngay cái thói la liếm đi nhé, cứ hở miếng ngon ra là tót ngay vào mồm. Ra mày ăn trước cả thành hoàng, ăn trước cả các cụ trên à?
Giáo sư tiến sĩ Hùng Văn Hạ, đương kim viện trưởng Viện Hàn lâm Súc sản được Nội Các kỳ này mời ra chấp chính. Lĩnh chân thượng thư Bộ- Dục- Văn Giao. Viện trưởng Hạ kế nhiệm ngài Kê chưa đầy một khóa thì vào Nhà Đỏ, có ngay hàm trung ủy, cùng đợt cơ cấu với tay chiến hữu nối khố, Giang Đình Tinh Anh con trai ngài Kê.
Thật ra thì đầy đủ là phải thế này: Giang Đình Tinh Anh, con trai Giáo sư Kê, cháu nội ông cố bí thư tỉnh, cháu ngoại ông cố bộ trưởng nông lâm. Thế nên Giang Đình Tinh Anh là hậu duệ “xịn”, đích thực. Chứ không phải hậu duệ “đểu”, không được chính danh lắm như tay cựu Viện trưởng Hàn lâm Súc sản, đương kim thượng thư Bộ Dục– Văn – Giao, Hầu Văn Hạ, à quên, nhịu, Hùng Văn Hạ.
Thấm thoắt ngài Giáo sư Tiến sĩ Giang Đình Kê, viện trưởng viện súc sản đã hưu trí được năm năm. Hồi mới nhận quyết định, ngài tuyên bố, “Tao nghỉ là nghỉ, không tơ vương dây dưa gì nữa. Mấy chục năm ròng ra thưa vào bẩm mệt lắm rồi. Chán lắm rồi. Nghỉ hẳn. Làm dân cho khỏe”.
Có thể gọi là nổi như cồn, nổi nhất nước, bởi là do hai tay hậu duệ: nghĩa tử Hùng Văn Hạ thì chấp chính Bộ Dục – Văn – Giao còn nam tử Giang Đình Tinh Anh thì nắm Bộ Công, hai bộ trọng yếu của nước nhà. Rất hăng hái phát tài. Mà đều còn trẻ, đang đà thăng tiến hứa hẹn chủ chốt nước nhà nay mai.
Sau khi làm cố vấn cho hai nhiệm kỳ Nội Các thành công rực rỡ, ngài Kê về nghỉ ngơi. Lần này là nghỉ hẳn. Ngài nghỉ công cuộc kinh bang tế thế là phải bởi hai hậu duệ, Hùng Văn Hạ nghĩa tử và Giang Đình Tinh Anh đích tử kỳ này chúng đều tiến bộ vượt bậc, chiếm chân chủ chốt của nước nhà.
Ngồi trên xe một mình, Hạ bỗng miên man nghĩ về những ngày đã qua. Từ một cậu thanh niên trẻ ở làng quê nghèo khó vùng đồng bằng Bắc Bộ, đi học trung cấp rồi được điều về Viện Hàn lâm Súc sản làm chân rửa ống nghiệm, chuẩn bị hóa chất cho các nhà khoa học nghiên cứu.
Một tối, vừa ăn cơm xong thì chị chủ nhà trọ xuống, không vào. Đứng ngoài cửa nói với: “Ba chú tìm chỗ khác trọ, cuối tháng trả phòng chị. Tiền phòng tháng này chị không lấy, coi như quà tiễn, nhé!”
Chúng tôi đang ngồi trên bãi cỏ ven bờ hồ Xuân Hương, ngắm mặt nước phẳng lặng như chiếc gương khổng lồ. Bãi cỏ xanh dày mềm mại, sạch sẽ êm ái giống một chiếc đệm tuyệt hảo. Đầu tôi chợt nảy ra ý nghĩ, nếu bây giờ mà hai đứa tuột phăng quần áo, cùng nhau lăn lộn, làm tình trên đó thì thú biết bao.
Vy không có bố. Hay nói chính xác hơn là không biết ai là bố Vy. Mẹ Vy là một cô gái mồ côi ngơ ngơ ngẩn ngẩn. Một đêm hè nóng nực đi ra bờ sông tắm. Nước sông Hồng mùa lũ đỏ rực phù sa. Mát lạnh. Mát đến mê mẩn người.
Nhộn nhạo xôn xao cả làng Mèo Chuột. Xóm chuột chũi bị nặng nhất. Nguyên xóm này rất đông, toàn chuột chũi tối ngày xây đắp hang ổ cho cả làng, đào đất lật cỏ kiếm con giun con dế nuôi nhau chứ tiệt không lúa ngô như bọn chuột đồng hay trộm cắp các nơi như bọn chuột nhắt chuột nhà. Thế mà lại bị dịch vật mới đau chứ.
Giắng đi làm công nhật ở công ty nhựa Đài Loan trong khu công nghiệp. Khuân vác. Hết ngày tính tiền. Mỗi ngày 200K và một bữa cơm trưa, cũng ổn. Thuê nhà trong xóm trọ, bốn thằng một phòng hết 900K mỗi người, điện nước tính riêng. Sáng ăn hai bánh mì tôm khỏa thân, nêm chút bột canh. Tối nấu cơm ăn chung no kềnh cũng chỉ hết 20K một người...
Trước kia còn đi làm, ông chỉ chơi Golf với bạn bè đồng liêu. Về hưu một thời gian, ông đi tập thêm môn này ngay tại phòng Gym giữa phố, cách vài chục số nhà. Cả đại gia đình ủng hộ. Ai cũng bảo thể dục thể thao có lợi cho sức khỏe, sống lâu sống có ích, già dẻo già dai, già mà như thế khác gì tiên.
Món nem thính cuốn lá sung, vốn là món nhắm truyền thống của dân Kinh Bắc. Món này hầu như ai cũng biết làm, làng nào cũng làm. Mùa xuân đi hội, "tay cầm bầu rượu nắm nem/ mảng vui quên hết lời em dặn dò..."!
Tôi đứng một mình bên cửa sổ. Đêm lặng. Ngọn đèn hành lang rọi xuống chậu cây chi mai đang nở hoa trắng, tạo thành một quầng sáng đơn độc. Tôi vốn có thói quen đọc sách khuya. Những lúc đêm khuya thanh vắng, khi người đời đã chìm trong mộng mị, là lúc tôi thả hồn mình lang thang với những con chữ.
Những lời này bà hay nói với Huyền khi hai bà cháu ôm nhau ngủ trong gian buồng tối om. Thực sự thì Huyền vẫn còn cả bố và mẹ, không phải trẻ mồ côi...
Vẫn bãi sông xưa, thuở học trò hay cùng nhau lang thang tha thẩn. Vẫn dòng sông cồn cào đỏ rực phù sa. Vẫn cây chuối, cây tre, cây xoan tím ngát, tả tơi mỗi độ xuân về. Những cánh bãi ngô non đang nhu nhú chuyển mình xanh mướt. Chả biết họ nói với nhau những gì sau mấy chục năm xa cách.
Đây là nhận xét của nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên dành cho Trần Thanh Cảnh – người đã làm dược sĩ hơn 30 năm và làm nhà văn chưa đầy 10 năm. Dù phương tiện là thuốc hay chữ, tác giả của “Kỳ nhân làng Ngọc” đều dùng để chữa lành.
Nhà văn Trần Thanh Cảnh quê ở Thị trấn Hồ, H.Thuận Thành, T.Bắc Ninh, học hết phổ thông ông vào bộ đội tham gia bảo vệ biên giới phía Bắc, giải ngũ sau chiến tranh ông học Đại học Dược.
Nhiều người thể hiện sự dũng cảm mưu trí tài lược trên chiến trường, lập võ công oanh liệt để danh tiếng đến ngàn thu: Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật, Trần Khánh Dư… Họ đã là những hậu duệ xứng đáng của dòng họ Đông A bất khuất.
Nhà văn Trần Thanh Cảnh dám viết về nhân vật lịch sử bằng góc nhìn rất đời, rất thực và sinh động. Đụng đến “giải thiêng” nhưng sự dấn thân của nhà văn lại làm cho công chúng thấy thú vị, hấp dẫn
Chảy đi sông ơi
Băn khoăn làm gì?
Rồi sông đãi hết
Anh hùng còn chi?...
Chính Ngọ ngày 26 tháng Hai năm Kỷ Dậu (1429), trên dòng Lô giang giông gió tơi bời, một tia sét chói loà đánh thẳng vào chiếc thuyền chở Tả tướng quốc Trần Nguyên Hãn về kinh chịu tội. Tay chân ông bị xiềng chặt. Sấm nổ kinh thiên động địa. Sóng chồm lên cao như núi. Ụp xuống.
Tất cả chìm nghỉm. Không còn tăm tích.
Gió ngưng thổi. Mưa ngừng rơi.
Cảnh sắc thôn quê có lạ hơn ngoài Bắc. Còn phố xá thì cũng vậy. Cũng lem nhem nhà ống bán buôn. Cũng lộn xộn giao thông xe pháo. Cũng người thì nhởn nhơ ăn nhậu tối ngày, kẻ thì tất bật kiếm miếng đút miệng. Đâu cũng là cái đất Việt này cả thôi, có gì lạ đâu.
Chuyện thằng Minh vác dao chém bố nó, mấy hôm nay ầm ĩ khắp cả làng Ngọc.Từ đầu làng là xóm Đình, đến cuối làng là xóm Nam, chỗ nào mọi người cũng xôn xao bàn tán. Bởi, nói như cụ thượng trong làng là, từ thời cổ đến giờ, chưa có một vụ nào như thế.
Khi nghe cái giọng Sài Gòn của nàng thỏ thẻ bên tai, tôi giật mình đánh thót. Hiền, bạn gái lâu năm của tôi cũng đã hỏi không biết bao nhiêu lần câu ấy. Cũng đúng chín từ: Bao- giờ- thì- đưa- em- về- thăm- quê- anh? Đàn bà con gái kể cũng lạ, làm sao mà một cô nàng Sài Gòn, một cô nàng Hà Nội lại hỏi đúng một câu, cùng ngữ điệu và số từ như thế nhỉ?
Sếp Tiến, tổng giám đốc tổng công ty Hà Lạng làm giỗ đầu cho bố, tại quê, làng Ngọc. Phải ghi rõ ngày tháng năm như trên vì đây cũng là một sự kiện lớn. Mà dân làng bàn tán xôn xao, suốt chín mươi mốt ngày sau đó mới thôi.
(phần tiếp theo của LONG SƠN TỨ TRUYỆN)
Cố trấn tĩnh, tôi lái xe về nhà đón vợ đưa sang bệnh viện cùng con gái. Ngồi ngoài phòng chờ mà tôi cảm thấy như ngồi trên một đống lửa hay là đang bị một đám gai nhọn vây kín quanh người...
Vy không có bố. Hay nói chính xác hơn là không biết ai là bố Vy. Mẹ Vy là một cô gái mồ côi ngơ ngơ ngẩn ngẩn. Một đêm hè nóng nực đi ra bờ sông tắm. Nước sông Hồng mùa lũ đỏ rực phù sa. Mát lạnh. Mát đến mê mẩn người. Kỳ cọ hồi lâu cô gái ngẩn ngơ cứ thế lên bờ đi về nhà. Trần truồng trong đêm. Đêm mùa hạ nhờ nhờ tối, nhưng thân thể người con gái thì ướt rượt trắng lóa.
Thật ra thì đầy đủ là phải thế này: Giang Đình Tinh Anh, con trai Giáo sư Kê, cháu nội ông cố bí thư tỉnh, cháu ngoại ông cố bộ trưởng nông lâm. Thế nên Giang Đình Tinh Anh là hậu duệ “xịn”, đích thực. Chứ không phải hậu duệ “đểu”, không được chính danh lắm như tay cựu Viện trưởng hàn lâm súc sản, đương kim thượng thư Bộ Dục- Văn- Giao, Hầu Văn Hạ, à quên, nhịu: Hùng Văn Hạ!
Cả làng Ma chỉ có nhà Nhu làm mặt lai. Cũng chả thấy ai giải thích sao lại gọi cái mặt bằng giấy bồi, vẽ màu để ghép vào các hình nhân lại gọi là mặt lai. Làng Ma này có nghề làm hàng mã, đủ thứ, nào là tam phủ, tứ phủ, tiền vàng, quần áo, nhà lầu xe hơi. Toàn bằng giấy màu.
Sau khi làm cố vấn cho hai nhiệm kỳ nội các thành công rực rỡ, ngài Kê về nghỉ ngơi. Lần này là nghỉ hẳn. Ngài nghỉ công cuộc kinh bang tế thế là phải, bởi hai hậu duệ: Hùng Văn Hạ nghĩa tử và Giang Đình Tinh Anh nam tử kỳ này đều tiến bộ vượt bậc, chiếm chân chủ chốt của nước nhà.
Chân Nhân là tiểu thuyết mượn lịch sử như một hình thức giễu nhại để diễn đạt sự vận động đầy nghịch lý của xã hội Việt nam đương đại thông qua hành trạng một gã thày cúng xứ Kinh Bắc...
Hình như ngay người làng cũng đã quên mất là làng mình vốn có cái tên tự đẹp thế. Thường khi giao tiếp chuyện trò dân làng và dân quanh vùng chỉ gọi làng Cùng, dân Cùng. Đến mức nhiều khi văn tự của hào lý chức dịch trong làng trình quan trên cũng xưng thế...
Nhà thày Bút truyền đời làm thày cúng. Có thể gọi là thày cúng gia truyền. Đời cụ kỵ tổ tông trở về trước không ai nhớ. Ngày xưa thì từng nhà từng họ đều có gia phả, tộc phả chép rõ ràng mọi chuyện,..
Kể từ khi thiết lập được phủ thờ Thượng Thiên Linh Nhãn, con nhang đệ tử của thày Bút ngày càng đông hơn. Người nọ rỉ tai người kia. Nơi nọ đồn thổi đến nơi kia. Cứ theo gió mà rằng theo về với Đức Thượng Thiên mới là hợp lẽ ở đời bây giờ.
Nghe Bút giới thiệu rành mạch rõ ràng vậy, bà mẹ ngã lăn quay ngay ra nền nhà, sùi bọt mép, mắt trợn ngược không nói được câu nào. Còn bốn bà chị gái lấy chồng quanh làng cũng vừa le te chạy về vội ôm lấy mẹ, gào như cha chết.
Tư duy luôn phản ánh hiện thực khách quan dưới các khái niệm, nhận thức. Tư duy, hiểu một cách cụ thể, nôm na nó chính là những suy nghĩ của con người ta về mọi thứ xung quanh mình.
Với đa số loài vật, chúng chỉ giao hoan với nhau vào mùa động dục. Còn với con người, không có mùa nào cả. Hoạt động tính dục của người nam với người nữ diễn ra mọi nơi mọi lúc.
Lúc vào làm lễ Mẫu trong phủ, có một tay đồng cô bóng cậu, không ra nam không ra nữ, tự dưng lại cất cái giọng eo éo bảo hai chúng tôi là, chúng mày cầu Mẫu cho đêm nay về mơ thấy nhau thì cưới luôn đi nhé!
Hay như các nhà thơ rất đông đảo ở nước mình thường mô tả, đó là khát vọng tình yêu. Theo các nhà thơ thì khát vọng thỏa mãn tình yêu nam nữ là cái chuyện muôn đời, không phân biệt giàu nghèo, sang hèn, ta, tàu, âu, á.
Hồi ấy lần nào đi hắn cũng qua nhà ta xin lệnh. Sau hồi buôn lậu được một đám tiền to, hắn và vài tay nữa vận động được nhà nước cho phép nhập cả dây chuyền lắp ráp xe máy Tàu và dây chuyền xi măng lò đứng.
Chuyến đi chơi một mình của cậu bé Bút xảy ra năm ba tuổi, khi cậu chui qua hàng rào cúc tần, sang nhà hàng xóm. Nhà cô bé Chi Mai. Mọi hôm mẹ cậu vẫn bế sang chơi thường xuyên. Nhưng hôm ấy bà bận xay lúa, để cậu chơi ngoài sân một mình, đóng cổng lại, thế là cậu bé lên ba tự đi ra vườn vạch rào chui sang,
“Ông có biết trong này có bao nhiêu tiền không? Thừa để mua luôn một cái biệt thự bên Vinhome riverside đấy! Ta thích chỗ vỉa hè bình dân không phải do không có tiền mà là ta muốn nghe thiên hạ nói chuyện thời cuộc ra sao, hiểu chưa?”.
Chúng bay chưa ai kịp khảo đã xưng, đã cứ kể tông tốc ra thế thì tao cũng chết à? Nhưng mà nghe họ khai thì thấy rợn người. Rợn người vì tiền. Tiền như lá tre.
“Thày đã bỏ vào trong núi thẳm tu tiên đắc đạo một mình không về nữa. Nay ta chủ trì nơi đây. Ta sẽ đóng cửa phủ không tiếp khách để nghiên cứu chân kinh. Thày có để lại cho các ngươi mỗi người một khoản tiền lớn đủ sống đến cuối đời...
Cả nước đang lao đao trong bão. Hàng loạt các công ty lớn nhỏ phá sản, hàng ngàn công ty khác thì lay lắt đợi chết. Rất nhiều các "Đại gia" biến mất không tăm tích hoặc tự mình kết liễu cuộc đời doanh nhân trong cay đắng.
Đại gia thấy lòng mình luôn dâng lên một niềm vui, một sự mãn nguyện khó tả thành lời. Có lẽ cũng giống như một anh nông dân, sau bao nắng mưa cày cấy sớm hôm vất vả, giờ đây đứng nhìn cánh đồng lúa chín bạt ngàn của mình…
Những rơi rớt còn sót lại của cơ chế "bao cấp, xin cho" nặng nề hơn ta tưởng rất nhiều. Đặc biệt là trong tư duy, đời thủa nhà ai mà mấy cái gọi là "trụ cột" của nền kinh tế nhà nước đang mục ruỗng, thối nát,..
... văn chương thơ phú bây giờ chỉ là đồ giẻ rách, văn nhân thì đói như khỉ, tao quyết định đi học nghành y cho dễ kiếm tiền! Thế là nó quay sang học toán hoá sinh để thi vào trường y.
Kể từ ngày có trợ lý là cử nhân kinh tế "xịn", công việc của công ty phát triển rất tốt. Mọi việc rất trôi chảy, Đại gia cảm thấy như là mình đã tìm được người tâm đầu ý hợp. Nữ trợ lý rất tận tâm, và đáp lại,..
Một nguyên tắc của cuộc sống đã được mặc nhiên thừa nhận từ muôn đời nay là: "Nước không có hai vua, nhà cũng không có hai chủ và rừng thì chỉ có một chúa sơn lâm"...
Bản năng tình dục là bản năng gốc của mọi loài sinh vật tồn tại trên trái đất này. Cho đến giờ phút này, khoa học, thực ra cũng chưa hiểu được bao nhiêu bản chất của vấn đề...
Cùng là dân đi xây dựng công trình các nơi, lang bạt kỳ hồ kiếm ăn, gặp nhau ở cái mảnh đất miền trung toàn cát trắng và gió Lào. Sau nhiều lần gặp gỡ giao tiếp vì công việc, tự nhiên giữa "Anh giai" và Đại gia hình thành một thứ tình cảm giống như là tình bạn vong niên vậy...
Mùa xuân của Hà nội có lẽ chỉ ấn tượng được vài hôm hoa đào nở rộ, mưa xuân lất phất bay như bụi của mấy hôm đầu giêng. Còn thì là những cơn mưa phùn tai quái kéo dài từ ngày này qua ngày khác, ẩm ướt và khó chịu kinh khủng.
... Với kiến thức của một kỹ sư tốt nghiệp Bách khoa loại ưu, Đại gia chỉ coi hai cái gọi là "công trình khoa học cấp bộ" của Cương cận như là cái trò trẻ con chơi bi.
Thế là Đại gia về “Đội nem ngói” làm công nhân đúng nghĩa. Hàng ngày đi đóng ngói, đóng than, xúc bùn kéo xe cải tiến chở gạch phơ, ngói phơ vào lò nung. Có lúc, cả đội lại phải ra bến cảng đội than từ xà lan lên bãi.
Tuổi thơ của Đại gia trôi đi êm đềm trong một gia đình trí thức nông thôn. Bố Đại gia làm nghề giáo, nhưng nhà đông anh chị em nên cũng khá vất vả với đời sống thời ấy.
Có lẽ Thượng đế, ngài đã ấn định cho tất cả những sinh vật đặc biệt có tên chung là “Người” này, một hành trình đầy đau khổ và khốn nạn trong cái trò chơi mà người bày ra, mang tên gọi “cuộc đời”.
... Mà đúng là Đại gia có năng khiếu hay sao ấy, chỉ cần một đúp, là cả chương trình đang hot của nhà đài “Người của thời nay” , dài tới hai giờ, được ngay…
Theo định nghĩa của Tổ chức y tế thế giới WHO: “ Bụi mịn là một chất gây ô nhiễm không khí gồm hỗn hợp các hạt chất rắn và hạt lỏng, chúng lơ lửng trong không khí.”
Các thầy thuốc trên khắp thế giới vẫn đang mầy mò để tìm ra một thứ thuốc, một phác đồ điều trị khả dĩ nhất cho căn bệnh này. Nghe có vẻ căng phải không các bạn?
Tác dụng của nồi nước xông giải cảm ở đây là do tinh dầu các loại. Các tinh dầu bay hơi, trộn lẫn vào nhau hòa trong hơi nước nóng vào cơ thể theo đường hô hấp thở.
Sách nói
Tập truyện: Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tác giả: Trần Thanh Cảnh
Người đọc: Thủy Tiên
Sách nói
Tập truyện: Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tác giả: Trần Thanh Cảnh
Người đọc: Thủy Tiên
Sách nói
Tập truyện: Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tác giả: Trần Thanh Cảnh
Người đọc: Thủy Tiên
Sách nói
Tập truyện: Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tác giả: Trần Thanh Cảnh
Người đọc: Thủy Tiên
Nhân dịp kỷ niệm ngày 20-11 và nhằm phát triển hơn nữa văn hóa đọc tại Học viện Chính trị Công an nhân dân, ngày 19/11/2020, Học viện tổ chức buổi giao lưu, giới thiệu Tác giả - Tác phẩm truyện ký “Người bắt ma”.