- Anh ạ, em thấy không phải thế, em thấy cụ Phan có lý. Em cho rằng nâng cao dân trí trước hết là một điều đúng đắn. Khi dân trí cao rồi, chúng ta có thể kêu gọi mọi người dân trong xứ lên tiếng đòi dân sinh, dân chủ. Không có lý gì một nước khai sinh ra những điều tốt đẹp: tự do, bình đẳng, bác ái, lại bỏ qua quyền lợi chính đáng của một dân tộc xứng đáng được hưởng.
- Này, anh thấy chú không phải là theo cụ Phan, mà chú hình như ăn phải bả của bọn thực dân rồi đấy. Chú không đứng về những người cần lao mà hình như đang ủng hộ những kẻ áp bức.
Minh họa của Vũ Huyên |
- Anh hiểu sai ý em. Em mong muốn xứ sở mình được tự chủ bằng con đường hòa bình, ít máu xương nhất. Nếu theo đường lối bạo lực để giành quyền của anh ngay bây giờ, đem bao nhiêu dân đen tay không tấc sắt đấu với người Pháp hơn hẳn chúng ta về mọi mặt, không phải là tự sát hay sao?
- Thế ý chú là chúng ta phải hạ mình van xin bọn cướp nước cho mình cái quyền tự chủ và trả lại giang sơn?
- Không phải vậy, nhưng anh phải hiểu một điều là, hiện thời, trình độ văn minh của phương Tây đã vượt xa phương Đông. Súng ống và tàu thuyền của họ hơn hẳn. Muốn thắng họ, ta phải bằng hoặc hơn họ… Như cụ Phan nói, dân trí nâng cao, tất dẫn đến việc khí chất của người dân nước mình sẽ khác. Mọi cái thuộc về dân sinh thực nghiệp sẽ được mở mang ra, không kém gì người Tây. Từ đó, người dân sẽ tự thấy những cái quyền căn bản của mình mà đấu tranh đòi hỏi một sự công bình với người Pháp.
- Chú nói như một tên Việt gian bán nước chính hiệu. Chú kêu gọi dân ta khoanh tay, ngồi yên làm nô lệ.
- Theo như anh, thì sẽ có hàng triệu con người làm mồi cho thú dữ.
- Chú là một tên hèn nhát. Có lẽ chú đã bị nhiễm cái chất thực dân quá nặng. Loại như chú có lẽ nên quẳng xuống sông cho sạch đất. Tú Tràng đỏ mắt lên, quát vào tận mặt Giang.
- Anh mới chính là người nên nhảy xuống sông vì những tội lỗi của mình. Giang cũng cao giọng nói lại. Một người đàn bà chân yếu tay mềm, nhân hậu, làm bao nhiêu việc tốt cho dân lành như bà Hàn Xuân, mà các anh nỡ xuống tay hạ sát.
Tràng buông cần câu, sấn đến thộp ngực em trai, lắc mạnh:
- Chú sỉ nhục anh còn hơn cả bọn thực dân phong kiến.
Giang cũng vùng đứng dậy, túm tay Tràng giằng ra khỏi người mình. Hai anh em co kéo, vật lộn nhau trên bờ kè, rồi cả hai lăn ùm xuống sông.
Cô bé My ở đâu chạy ra hét thất thanh:
- Các anh làm cái gì mà thế, có lên không em chạy về gọi bác ra cho các anh một trận bây giờ.
My gào thế nhưng hai thằng trai vẫn không buông tay, ra sức dìm nhau dưới sông. My nhảy xuống túm tóc cả hai lôi vào. Tràng và Giang sượng sùng buông nhau ra thở dốc.
***
Sáng hôm ấy My cũng đi làm ở bãi sông.
Nhìn hai anh em ngồi câu, My đã định ra chơi cùng, nhưng My lại thấy ngại ngần rồi thôi. Ngày My còn bé, Tràng là người đầu tiên khai tâm cho My về chữ quốc ngữ. Mỗi khi My ghép được một từ, Tràng hay xoa đầu khen My giỏi. Hôm Tràng bị quan Tây bắt giải đi, My chạy sang nhà ông lang Khiết, khóc nức nở: “Anh Tràng đi tù thì ai dạy chữ cho cháu”. Lúc ấy Giang cũng có nhà, Giang dỗ: “Nín đi, anh sẽ dạy”. Thế nên My thân với cả hai anh em.
Khi nhìn thấy hai anh em họ cãi nhau rồi dìm nhau dưới sông, My chả biết bênh ai. Cô bé nhảy ào xuống nước túm tóc, lôi hai cái đầu ương bướng vào bờ. Hai tay trai vẫn còn tức nhau, nhưng có vẻ ngượng trước cô gái nhỏ nguyên là học trò của mình, đành buông nhau ra, gạt tay cô bé khỏi đầu mình, vuốt nước mặt, định leo lên bờ… Bỗng cả hai cùng như chết sững. Cô bé My, đã leo lên bờ sông trước, cô chìa hai tay, gọi: “Đưa tay đây em kéo lên”. Nhưng cô không biết rằng lúc xen vào giữa hai người vật lộn dưới sông, cái yếm sồi của cô đã vô tình bị giằng đứt, trôi đi mất. Trên người chỉ còn một chiếc áo cánh bằng vải the mỏng, tuột khuy, ướt nước dán chặt vào thân hình. Bộ ngực cô thiếu nữ mười năm làng Ngọc lồ lộ trước con mắt của hai gã trai, tinh khôi, vun đầy, hai cái núm hồng hồng nhỏ tí xíu mơ hồ ở giữa. Nhìn thấy ánh mắt lạ lẫm của cả hai, bất giác My chợt nhìn xuống ngực mình, cô bé hét lên một tiếng rồi ôm ngực, cuống quýt bỏ chạy.
Sau hôm ấy, Tràng và Giang không bao giờ nói chuyện với nhau nữa, dù vẫn ở chung một nhà.
Vài hôm sau, Giang trở ra Hà Nội. Học. Thi đỗ cử nhân Luật. Giang là cử nhân tân học đầu tiên của cả vùng nên dân làng rất kính trọng gọi là cử Giang.
Tú Tràng ở nhà an trí nhưng được nhà nước bảo hộ cho làm hương sư. Tú Tràng âm thầm bắt liên lạc với các đồng chí cũ trong hội kín để làm cách mạng. Dân làng, hương lý, chánh tổng Cầu biết cả, nhưng cũng không ai báo gì với quan Tây.
Nhưng cả làng, ai cũng thấy lạ, nhà ông lang Khiết có hai thằng con trai, học hành đỗ đạt cả, tuổi đã ngoài hai mươi, nhưng tuyệt nhiên không thấy nói gì đến chuyện vợ con.
Bên nhà ông đồ Du, cô My là gái út cũng vậy. Cô đã qua tuổi cập kê từ lâu. Cô là người có nhan sắc nhất làng, vậy mà đám nào ướm hỏi cô cũng từ chối. Bố cô vốn chiều con gái, lại là người phóng khoáng cởi mở nên bảo kệ nó, bao giờ thấy hợp ai thì sẽ để cho lấy người ấy.
Hàng ngày cô My vẫn đi làm bên bãi sông.
Thỉnh thoảng cô vẫn qua bên nhà ông lang Khiết chơi, thân thiết như con cái trong nhà.
Mùa hoa, cô vẫn gieo vừng ở chân ruộng gốc gạo. Cô nhặt những bông hoa gạo rụng xuống, xâu thành những vòng hoa đỏ rất đẹp, mang về treo ở hiên nhà.
Giang từ Hà Nội về làng để gia đình tổ chức khao, cử nhân tân học đầu tiên của vùng, dịp ấy đã sang hè. Quả gạo chín nở bung ra bao nhiêu là bông trắng xóa. My đi nhặt khắp cánh bãi ven sông về làm thành một cái gối vỏ lụa màu thiên thanh đưa cho Giang mang đi Hà Nội.
Tràng nhìn thấy. Lúc Giang đi rồi, liền gọi My bảo, em có còn coi anh là gì nữa không. My cười nhìn Tràng, một nụ cười như pha lẫn cả buồn vui, hạnh phúc, đau khổ. My chỉ tay cho Tràng nhìn thấy, trên đầu giường nằm của Tràng ở gian nhà ngoài, một chiếc gối lụa màu tím hoa cà mới tinh đã đặt trên đó tự bao giờ.
Ông lang Khiết và ông đồ Du là chỗ thâm tình, hai ông cũng mong trở thành thông gia. Nhiều lúc, My sang chơi, ông bà lang Khiết đã bảo, thôi con My cứ chọn lấy một thằng nhà bác rồi về ở bên này. My chỉ cười trừ.
Tú Tràng mải đi hội kín khắp vùng, nhưng Tràng đã mê My kể từ cái hôm ngoài bến sông, chỗ kè đá. Tràng vẫn một lòng một dạ theo lý tưởng giúp dân cứu nước của mình. Cơ mà đêm về, Tràng hay mơ thấy bộ ngực của My, Tràng mơ đến một ngày thành công, sẽ cưới My về làm vợ. Đã nhiều lần, trong những lúc nhà vắng người, Tràng cầm tay My bảo, “Em không được lấy chồng vội, đợi anh làm cách mạng thành công sẽ cưới em”. Rồi Tràng ôm My trong vòng tay rắn chắc của mình, khiến My không thể cựa quậy nổi, tưởng như muốn ngạt thở.
Nhưng cử Giang cũng yêu My. Phút giây người con gái trẻ đẹp nhất làng Ngọc vô tình phô bày nét thanh xuân làm cho Giang cũng bị ám ảnh, không thể nào quên được. Nhiều hôm, Giang đi bộ từ trường ra hồ Gươm ngắm những cô thiếu nữ tân thời dạo bước ven bờ. Nhìn các cô gái ấy, Giang lại càng cồn lên nỗi nhớ My. Giang biết anh mình cũng yêu My, nhưng Giang không thể kiềm chế nổi lòng mình. Giang đã viết thư tỏ tình với My, dặn: “Em không được lấy ai, đợi anh đi học vài năm bên Pháp về, sẽ cưới và đón em ra Hà Nội”.
Cả hai anh em đều âm thầm yêu My, nhưng dữ dội, quyết liệt, không khoan nhượng.
Cả hai, từ hôm xung đột bên kè đá đã bằng mặt không bằng lòng, cố tìm cách tránh nhau.
Và cả hai, người này đều biết là người kia cũng đang âm thầm yêu My. Tay nào cũng âm mưu chinh phục My bằng được.
Cả hai đều là những tên đàn ông ghê gớm. Những mưu đồ chọc trời khuấy nước. Muốn lập danh với đời rồi sẽ đón ý trung nhân về chung hưởng vinh quang.
Nhưng cả hai, đều rất đinh ninh là chỉ có mình xứng đáng với My, mà không ai định hỏi xem nàng lựa chọn người nào.
Thật sự là My hết sức bối rối. Nàng đã thân thiết với hai người con trai hàng xóm từ lúc còn bé. Một người đã cầm tay nàng viết nên những nét chữ đầu tiên. Một người thì đã khai mở cho nàng một thế giới đầy những câu chuyện tình lãng mạn, hấp dẫn đến từ một đất nước xa xăm. Rồi khi nàng lớn lên, cả hai người trai ấy đều bày tỏ tình cảm với nàng, nhưng nàng không biết chọn ai. Là vì, không hiểu sao, nàng thấy yêu cả hai người. Có lúc, nàng đã nghĩ hay là mình sẽ chọn cuộc sống như quý bà Bovary, nàng cưới một người và nàng sẽ yêu một người.
***
Làng Ngọc khi xưa, người ta dựng vợ gả chồng cho con cái sớm.
Mà năm ấy, My đã hai mươi tuổi.
Hôm cử Giang về để hôm sau đi Pháp học tiếp tiến sĩ luật, sang nhà rủ My chiều tối ra kè đá câu tôm. Tôm ăn chạng vạng, cá ăn rạng đông. Những con tôm sông to bằng ngón chân cái người lớn, tham ăn mắc câu, bị giật lên khỏi mặt nước, cuống quýt co mình giãy đạp. Đốt một đống lửa nhỏ bằng cỏ khô vơ ở bờ sông, cho những con tôm càng chắc nịch vào lùi. Lát sau, những con tôm chín đỏ, bốc lên một mùi thơm vô cùng quyến rũ. Giang và My, từ bé cả hai đều thích mê cái món tôm sông nướng. Họ dắt nhau ra bờ kè ngồi từ nửa buổi chiều. Nhưng họ buông câu mà chả buồn để ý đến lũ tôm đang thi nhau rỉa mồi dưới sông. Họ ngồi bên nhau im lặng. Không biết nói gì. Cả hai nhà dạo này đang quyết ép My cưới Tràng. Hai nhà muốn dùng My như là một cái xích chân giữ con ngựa bất kham là Tú Tràng lại. Dịp này, hội kín trong vùng lại nổi lên hoạt động nhiều, Tràng đi suốt. Đã cuối tháng ba âm lịch, cây gạo trên bến nước chỉ còn vài bông hoa lẻ loi đỏ thẫm trong bóng nhập nhoạng chiều hôm. My khẽ nói :
- Mình về đi anh, tối rồi.
- Ừ. Giang vừa đứng dậy, vừa cầm hai chiếc cần câu tôm là hai nhánh trúc nhỏ, ném xuống nước, nói tiếp:
- Chắc anh chẳng bao giờ có thể về ngồi câu với em ở bến sông này nữa.
- Sao anh lại nói thế?
- Mai anh sang Paris học nốt tiến sĩ. Xong, nếu có thể anh sẽ ở lại đó, ổn định anh gửi vé về đón em sang. Em chờ anh nhé. Đừng cưới ai. Chúng mình cần phải đi khỏi làng này để sống với nhau.
My không nói gì, nàng lặng lẽ quay lưng đi về phía làng. Cả hai người trai mà nàng yêu và sẵn sàng lấy một làm chồng đều không hiểu nàng. Họ đều chỉ mải theo đuổi những cái mộng lớn lao mà nàng đã được nghe rất nhiều lần mỗi khi bên họ. Những lý tưởng, quốc gia, dân tộc, thế giới, lợi quyền, giai cấp… nàng nghe như từ lỗ tai này chui qua bên kia rồi rơi xuống dòng sông Đuống hết. Khi ở bên họ, nàng thấy cồn lên trong lòng một thứ tình cảm lạ. Nàng chỉ muốn được khuôn mặt đẹp trai sáng láng đang thao thao bất tuyệt về những điều gì đó, úp vào ngực mình. Bộ ngực đẹp như tranh vẽ của cô thiếu nữ mười lăm khi xưa, nay đã là cô gái hai mươi, trưởng thành, thuần thục để đợi chờ thực hiện những thiên chức. Mỗi buổi tối, nàng cởi trần dội nước bên bể nước mưa, vuốt ve kỳ cọ bộ ngực thiếu nữ thanh tân của mình, lát sau, máu từ đâu dồn về râm ran nóng hổi trên bầu vú trinh nữ nở to, rung rinh chờ đợi. Những lúc như vậy, nàng mong sáng mai, một trong hai người trai ấy sẽ sang đón nàng về chung sống ngay lập tức. Nhưng cả hai người trai, họ vẫn cứ nói yêu nàng, nhưng vẫn cứ bắt nàng phải đợi chờ.
Đánh giá
Mục lục bài viết
Nhìn hai anh em ngồi câu, My đã định ra chơi cùng, nhưng My lại thấy ngại ngần rồi thôi. Ngày My còn bé, Tràng là người đầu tiên khai tâm cho My về chữ quốc ngữ. Mỗi khi My ghép được một từ, Tràng hay xoa đầu khen My giỏi. Hôm Tràng bị quan Tây bắt giải đi, My chạy sang nhà ông lang Khiết, khóc nức nở..
Người gửi / điện thoại
Trong mỗi đơn vị đóng gói cơ bản của thuốc, còn luôn có kèm theo tờ hướng dẫn sử dụng để cho người sử dụng thuốc đọc. Thế nhưng thực ra sau khi đã đọc muôn vàn những tờ hướng dẫn sử dụng thuốc đó, tôi vẫn băn khoăn, cái đó chính xác là để cho ai đọc...
Bến sông xuân 1 - Tập truyện Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tập truyện: Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tác giả: Trần Thanh Cảnh
Người đọc: Thủy Tiên
Buông - Tập truyện Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tập truyện: Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tác giả: Trần Thanh Cảnh
Người đọc: Thủy Tiên
Mặt Ma - Tập truyện Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tập truyện: Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tác giả: Trần Thanh Cảnh
Người đọc: Thủy Tiên
Đập lúa đêm trăng - Tập truyện Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tập truyện: Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tác giả: Trần Thanh Cảnh
Người đọc: Thủy Tiên
Chuyện bên kè đá - Tập truyện Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tập truyện: Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tác giả: Trần Thanh Cảnh
Người đọc: Thủy Tiên
Trung đoàn 51 (E51) thành lập ngày 10/4/1968 tại Thái Thụy, Thái Bình giữa lúc cuộc chiến với Mỹ đang ác liệt. Trung đoàn có nhiệm vụ huấn luyện chiến sĩ mới bổ sung cho chiến trường...
Và ngày hôm nay 8/7, tác giả lại dành tình cảm và cảm xúc của mình cho những chữ ký và con dấu nhân dịp ra mắt bộ BOXSET 3 CUỐN SÁCH "Trần Thủ Độ - Trần Quốc Tuấn - Trần Nguyên Hãn". Sau chuỗi ngày nắng nóng gay gắt, Hà Nội hôm nay bỗng mát mẻ lạ thường, cảm tưởng như ông trời cũng thương mến, ủng hộ cho buổi ký tặng
Bạn nào muốn xem Dược sĩ chém về Bảo hiểm Y tế và các vấn đề liên quan trên sóng VOVTV, xin mời...