Năm được thả từ Côn Lôn về, tú Tràng tròn hai mươi tư tuổi.
Ấy là năm ba mươi bảy thế kỷ trước. Người Làng Ngọc nghe nói là Mặt trận Bình dân bên Pháp quốc nắm quyền, ép thả, chứ tú Tràng án chung thân khổ sai, những tưởng là không còn đem được nắm xương tàn về quê cha.
Hôm lính trên phủ cùng với chánh tổng Dương Hữu Cầu, mang tú Tràng về nhà ông lang Vương Văn Khiết trả người, mẹ Tràng là bà lang Khiết hoa mắt, cứ tưởng là quan trên nhầm người. Bốn năm đi tù ngoài Côn Đảo đã biến tú Tràng từ một anh học trò xanh mướt, thành ra một người đàn ông rắn rỏi, vạm vỡ, phong trần.
Minh họa của Vũ Huyên |
Cùng được quan Tây thả đợt ấy có cả hai tay khác, cùng lĩnh án với nhau trong vụ giết bà Hàn Xuân là Dương Ngọc Hoành và Cao Đình Lộc. Chánh tổng Cầu, đứng ngoài sân, nện ba toong cộp cộp xuống gạch, gọi:
- Ông bà lang Khiết đâu rồi, ra mà nhận con rồi liệu dạy bảo nhau, đừng để nhà nước phải bận lòng nữa nhé.
- Này ông chánh, tôi thân nam nhi, đầu đội trời chân đạp đất, dám làm thì dám chịu, không can hệ gì đến bố mẹ tôi. Ông để cho các cụ ấy yên.
Tú Tràng vừa cất giọng sang sảng chặn lời chánh tổng Cầu, vừa mở mắt trừng trừng nhìn thẳng vào mặt đám sai nha đi theo.
Thấy ngại, Cầu vẫy tay chân về thẳng. Ông lang Khiết thở dài: “Thằng này đi đập đá ngoài Côn Lôn mấy năm nhưng cái tính ương thì chả bớt đi được tí nào”.
Tràng nổi tiếng là thông minh và ương bướng từ bé.
Nhà ông lang Khiết thuộc diện khá giả trong làng. Ông có nghề bốc thuốc gia truyền nổi tiếng trong vùng, nên có của ăn của để. Năm Tràng tốt nghiệp thành chung rồi thi đỗ vào trường Bưởi, ông cho mổ hẳn con bò, ăn khao mấy ngày. Nhưng học ngoài Hà Nội vài năm, sắp thi tú tài thì Tràng lại dính vào vụ biểu tình bãi khóa gì đấy, bị đuổi học, phải về làng. Cả mấy tổng quanh vùng mới có một người học ở trường Bưởi, nên dân quê rất kính trọng, vẫn gọi Tràng là cậu tú, mặc dù chưa thi đỗ. Tràng bị đuổi học, ở nhà làm thuốc với bố, định tự đọc sách rồi ra thi. Thì một hôm, cậu tú Ngô, người bên phủ Từ, là đàn anh của Tràng tại trường Bưởi đến chơi, ở lại mấy ngày. Không hiểu cậu Tú Ngô nói với Tràng những gì, mà Tràng rủ Hoành, Lộc, cũng là hai tay thư sinh mặt trắng trong làng, lập ngay hội kín. Sau lại rủ thêm cả tá điền Hán, một tay chuyên đi ăn chực ở làng, tham gia. Chả là, hôm tiễn cậu tú Ngô về bên phủ Từ, ông lang Khiết vốn cũng nghe tiếng tăm dòng họ Ngô bên ấy gia thế lừng lẫy, nay lại gặp người sáng láng lưu loát, ông lang thấy mến, bèn sai làm mâm rượu cho con tiễn bạn. Hán lượn lờ ngoài cổng, biết có chén, bèn tót vào ngồi ám đến trưa, Tràng đành phải bảo xuống ngồi uống rượu cho vui. Người làng Ngọc vốn có tính hiếu khách, người nhỡ độ đường còn được thết đãi, đằng này là người làng. Nhưng sau vài tuần rượu thì cậu tú Ngô lại thấy Hán hay hay, nói thầm vào tai tú Tràng điều gì đấy. Thế là sau bữa đó, Hán vào hội kín với bọn Tràng, Hoành, Lộc.
Vụ bắt bà Hàn Xuân, tú Tràng chỉ định khuếch trương thanh thế và kiếm ít tiền cho hội. Nhưng Hán manh động để xảy ra án mạng nên mật thám Pháp về điều tra, tóm gọn cả. Hán là người gây ra cái chết của bà Hàn Xuân nên bị án tử hình. Ba tay đồng đảng lĩnh chung thân khổ sai, đi đày ngoài Côn Đảo. Hôm bắn Hán, dân quanh vùng kéo đến xem đông nghịt, đứng đen hết bờ đê, cánh bãi. Là vì quan Pháp mang Hán về bãi sông, trói dưới gốc cây gạo cổ thụ trên bến nước, chỗ kè đá. Bắn. Để thị uy dân chúng. Người đi xem về kể, lúc bị lôi từ xe tù ra trói vào cái cọc tre, người Hán mềm nhũn như bún, lính lệ phải lấy dây thừng buộc cả hai chân vào cọc mới đứng được. Sáu tay súng trường thuộc đội Tây rạch mặt, đen sì, răng trắng nhởn, nổ một loạt. Đạn xuyên qua người như qua bùn, cắm phầm phập vào thân cây gạo cổ thụ. Lúc ấy đang mùa hè, lá xanh um, cái tán cây khổng lồ chỉ khẽ rung rinh rồi lại lặng tờ như không, mặc kệ biển người xung quanh nhốn nháo.
***
Cây gạo cổ thụ ở trên bến nước cạnh kè đá không biết có từ bao giờ.
Người thì bảo là do cụ tiên chỉ làng này trồng từ thủa mới lập cư, theo lời quốc tổ dặn con cháu dân Việt là đi đến đâu thì phải trồng cây gạo đến đấy để biết dòng giống mà nhận nhau. Mấy ông có vẻ hiểu chuyện ở trong làng lại nói, cây này mới có mấy trăm năm, chứ làng này lập từ mấy nghìn năm rồi. Mấy ông ấy kể, xưa, cái vụ cô Miên, con gái ông trưởng bạ Toản, chết đuối trên sông Đuống, nhà thuê câu rà mãi mới vớt được xác lên thì đã khuya. Lúc đưa cô ấy từ bến nước lên đến bờ sông, tự dưng mưa gió nổi lên ầm ầm, sấm chớp đinh tai, mà lúc ấy đang mùa đông. Mọi người sợ quá, chạy tán loạn. Đến lúc tạnh mưa ra, thì thấy xác cô ấy đã bị mối đùn phủ kín. Làng thấy là sự lạ, liền đắp điếm cho ngay tại đấy. Vì chỗ ấy ngay đường xuống sông gánh nước tưới rau màu, nên nhiều người đi qua làm phúc, nhặt hòn đất đắp thêm vào cho mộ người chết trẻ, thành cái gò cao. Ít lâu, từ cái gò ấy mọc lên cây gạo con, lâu năm thành cổ thụ như bây giờ. Nhưng mấy tay vô sừng vô sẹo trong làng lại bảo, nguyên ngày xưa, bãi sông chỗ bến nước bây giờ rất rậm rạp, dày đặc tre xoan. Lần lần, người đông lên, thiếu gỗ dựng nhà, tre xoan ở bãi ấy bị ngả hết. Cái giống gạo vô tích sự, làm củi thì khói, làm gỗ thì mục nên chả ai động đến, thành cây cao bóng cả như bây giờ… Dân Làng Ngọc vốn hay bịa chuyện, nên nhiều lúc nghe họ nói, không biết đâu mà lần. Có điều, cây gạo ấy vẫn sừng sững trên bến nước, dân làng đi làm đồng bãi mùa nắng vẫn hay vào ngồi mát. Phần gốc của cây gạo cổ thụ rất to, phải cỡ mấy người ôm mới xuể. Xung quanh thân gốc, lồi ra rất nhiều mấu to tướng xù xì. Bọn trẻ con trong làng còn hay rủ nhau vào chơi trốn tìm đuổi bắt loanh quanh những chỗ hõm thân cây lồi lõm. Mỗi dịp tháng ba, cây gạo vẫn nở bùng một cây hoa đỏ rực. Người làng đi từ xa, nhìn thấy, nôn nao, chỉ muốn chạy thật nhanh về nhà.
Nhà ông đồ Du có khoảnh ruộng màu độ dăm sào ở ngay gần với cái gò gốc cây gạo. Đất bãi sông Đuống, năm nào cũng được tưới một đợt nước phù sa mát mẻ, nên trồng cây gì cũng tốt. “Tháng giêng trồng đậu, tháng hai trồng cà. Tháng ba cày vỡ ruộng ra, hoa gạo rụng xuống là ta gieo vừng”… Hôm tú Tràng được thả về, cô bé My, con gái út ông đồ Du đang đập đất bên bãi. Vừa đập, cô vừa nhặt những bông hoa gạo đỏ tươi, mới rụng từ trên cây xuống, xâu thành một chuỗi chơi. Nghe trong làng ồn ào, My bỏ vồ đập đất, đeo cái vòng hoa gạo đỏ chói ở cổ chạy về chỗ xóm Nội nhà mình. My sang nhà ông lang Khiết hàng xóm, xem anh tú Tràng đi tù mãi xứ Côn Lôn, mới về. Năm ấy My mới mười lăm tuổi. Tú Tràng nhìn thấy một cô bé xinh xinh, cổ đeo một vòng hoa gạo, cứ lấp ló ở cửa nhìn mình thì lạ, hỏi em trai xem là con nhà nào.
Giang là em trai Tràng, kém hai tuổi.
Giang đang theo học luật ở Đại học Đông Dương, ngoài Hà Nội. Hôm Tràng được thả, đang ở nhà. Cũng giống anh, Giang học rất giỏi, đi chơi trong làng vẫn kè kè quyển sách trong tay. Nhưng tính tình Giang thì khác hẳn ông anh, mềm mại, khoan hòa. Người làng vẫn bảo, nhà ông lang Khiết được hai anh con trai, anh nào cũng đẹp giai, cũng giỏi nhưng mà tính tình khác nhau như nước với lửa. Nghe em trai nói đấy là con ông đồ Du, Tràng bèn gọi: “My, vào đây anh xem lớn thế nào rồi”.
My bẽn lẽn bước vào. Cổ cô bé vẫn quàng vòng hoa gạo đỏ rực, ánh đỏ từ những bông hoa làm khuôn mặt, làn môi thiếu nữ mới lớn thắm lạ. Tú Tràng sửng sốt, không ngờ chỉ mấy năm không gặp, cái cô bé hàng xóm gầy nhẳng đã trở thành một thiếu nữ mơn mởn. Hồi còn ở nhà, Tràng thường dạy chữ quốc ngữ cho cô bé. Là vì bố cô, ông đồ Du dạy chữ nho trong làng, nhưng chữ nho giờ không có người học, ông chán, suốt ngày chỉ rong chơi rượu chè, tổ tôm. My là con út của ông, thường theo ông sang uống trà với ông lang Khiết. My thấy Tràng ngồi đọc sách thì thường hay lân la lại xem. Thấy cô bé sáng sủa mà không biết chữ nào, Tràng bèn dạy cho My chữ quốc ngữ. My thích lắm, cô bé cũng muốn tự mình đọc những câu chuyện trong sách mà Tràng thỉnh thoảng đọc cho nghe. Mới được vài tháng, My đang tập ghép vần thì Tràng bị Tây bắt đày đi biệt xứ.
Ở nhà, Giang em trai Tràng đang học ở Hà Nội dạy tiếp chữ cho My vào những dịp về nghỉ tại làng. Giang rất chăm dạy. Nhiều khi, Giang đi xe khách thứ bảy từ Hà Nội về để mang sách cho My, rồi chiều chủ nhật lại bắt xe ra.
Giang còn dạy cho My cả tiếng Pháp. Cô bé thông minh sáng dạ, chỉ vài năm đã đọc thông viết thạo cả quốc ngữ và Pháp ngữ. Cách Giang dạy chữ Pháp cho cô bé rất lạ. Giang mang cuốn tiểu thuyết “Madame Bovary” đọc cho My nghe từng đoạn bằng tiếng Pháp, rồi lại dịch luôn ra tiếng Việt. My được nghe đọc đi đọc lại nhiều lần, rồi thuộc. Nhưng My luôn bắt Giang phải đọc lại cuốn sách ấy cho nghe mỗi khi có dịp, không chán. My mơ thấy mình được như nhân vật nữ đa tình, chạy băng băng trên cánh đồng buổi sớm mai, đến với tình lang.
***
Tú Tràng bị nhà nước bảo hộ an trí tại làng.
Dịp này Giang cũng đang được nghỉ học nên ở nhà. Hai anh em trai rủ nhau ra kè đá bên bờ sông Đuống ngồi câu cá. Mùa này sông nhiều cá nheo, cá ngạnh.
Tháng ba, đã bắt đầu những cơn mưa đầu mùa, dòng sông đã vẩn vẩn màu nước vo gạo. Lũ cá nheo, cá ngạnh vừa qua một mùa đông lạnh lẽo, khan hiếm thức ăn, ẩn nấp trong hang, giờ ngoi ra kiếm mồi. Nhưng Tràng và Giang, không chỉ định câu cá. Hai anh em họ có những câu chuyện cần nói riêng, không muốn cho bố mẹ biết.
Ông bà lang Khiết có bốn người con, hai cô lớn đã yên bề gia thất. Hai con trai sau, nhà dư giả nên cho ăn học đủ đầy. Nhưng ông lang Khiết vẫn hay phải thở dài mà than với ông bạn cố tri là ông đồ Du rằng cho hai thằng con đi học trường Tây, tốn cơ man nào là tiền của. Những tưởng sau này đỗ đạt ra làm ông phủ, ông huyện cho bố mẹ mát mặt, đằng này, phủ huyện đâu chả thấy, chỉ toàn thấy suốt ngày thầm thì hội kín, hội hở… Biết thế này, ông chả cho chúng học lắm làm gì, mười sáu tuổi cưới béng cho mỗi thằng một cô vợ thì yên chuyện.
- Mấy năm ngoài Côn Đảo, anh có vất vả không mà em lại thấy anh khỏe hơn hồi ở nhà? Giang vừa mắc mồi câu, vừa mở lời trước.
- À, khổ sai chung thân ở cái hòn đảo được mệnh danh địa ngục trần gian ấy thì không chết mất xác là may. Anh cũng không hiểu tại sao mình có thể sống sót và khỏe mạnh thế này mà trở về. Có lẽ do tuổi trẻ.
- Nơi ấy cụ Phan Chu Trinh cũng từng đập đá. Anh có biết bài thơ cụ làm?
- Có, “Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn/ Lừng lẫy làm cho lở núi non… Những kẻ vá trời khi lỡ bước/ Gian nan chi kể việc con con”. Anh hùng, hào sảng, khí phách ngất trời. Anh không hiểu cụ Phan chí khí như vậy mà lại theo đuổi đường lối đấu tranh bất bạo động, xin Tây nó giao quyền tự chủ cho dân mình là thế nào.
- Thế theo anh phải làm thế nào để giành quyền độc lập?
- Cần phải sử dụng sức mạnh của quần chúng cần lao. Những kẻ khốn cùng, một khi đã được giác ngộ, đã được chỉ cho thấy lợi quyền tất yếu trong cuộc tranh đấu này, sẽ đứng lên, kết thành một khối có sức mạnh vô biên, sẽ đập tan mọi xiềng xích. Ở ngoài đó, anh đã được gặp nhiều tay mác xít cứng cựa. Chủ thuyết rất hay. Chính quyền mọc ra trên đầu súng.
Đánh giá
Mục lục bài viết
Hôm lính trên phủ cùng với chánh tổng Dương Hữu Cầu, mang tú Tràng về nhà ông lang Vương Văn Khiết trả người, mẹ Tràng là bà lang Khiết hoa mắt, cứ tưởng là quan trên nhầm người. Bốn năm đi tù ngoài Côn Đảo đã biến tú Tràng từ một anh học trò xanh mướt, thành ra một người đàn ông rắn rỏi, vạm vỡ, phong trần.
Người gửi / điện thoại
Đặc biệt là khi bị nhiễm virus gây covid. Thường thì có đến 80% số ca dương tính không xuất hiện triệu chứng gì. Không phát thành bệnh. Nhưng nếu phát thành bệnh sẽ có các triệu chứng điển hình: sốt, đau họng, ho, đau mình mẩy, khó thở, mất khứu giác...
Nhưng trước hết có lẽ ta nên tìm hiểu chút, huyết áp là gì? Huyết áp là áp lực đẩy máu do sức bơm của tim và độ cản của thành mạch. Hay hiểu một cách khác đó chính là áp lực của dòng máu lên thành mạch. Như ta đã biết, hệ tim mạch gồm hai thành phần cơ bản: tim và hệ mạch máu. Tim co bóp tạo ra áp lực đẩy máu lưu thông trong hệ mạch tới các cơ quan trong cơ thể. Mỗi lần tim co bóp lại để tống máu từ tim vào động mạch: áp lực máu tạo ra khi ấy ta gọi là huyết áp tối đa...
Mỹ nhân làng Ngọc 2 - Tập truyện Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tập truyện: Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tác giả: Trần Thanh Cảnh
Người đọc: Thủy Tiên
Vô vi - Tập truyện Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tập truyện: Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tác giả: Trần Thanh Cảnh
Người đọc: Thủy Tiên
Bến sông xuân 2 - Tập truyện Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tập truyện: Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tác giả: Trần Thanh Cảnh
Người đọc: Thủy Tiên
Buông - Tập truyện Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tập truyện: Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tác giả: Trần Thanh Cảnh
Người đọc: Thủy Tiên
Trung đoàn 51 (E51) thành lập ngày 10/4/1968 tại Thái Thụy, Thái Bình giữa lúc cuộc chiến với Mỹ đang ác liệt. Trung đoàn có nhiệm vụ huấn luyện chiến sĩ mới bổ sung cho chiến trường...
Và ngày hôm nay 8/7, tác giả lại dành tình cảm và cảm xúc của mình cho những chữ ký và con dấu nhân dịp ra mắt bộ BOXSET 3 CUỐN SÁCH "Trần Thủ Độ - Trần Quốc Tuấn - Trần Nguyên Hãn". Sau chuỗi ngày nắng nóng gay gắt, Hà Nội hôm nay bỗng mát mẻ lạ thường, cảm tưởng như ông trời cũng thương mến, ủng hộ cho buổi ký tặng
Bạn nào muốn xem Dược sĩ chém về Bảo hiểm Y tế và các vấn đề liên quan trên sóng VOVTV, xin mời...
Dù ai thích hay không cũng phải thừa nhận, đây là bộ cổ sử có giá trị duy nhất của nước Việt còn đến ngày nay. Bởi thế, phàm những người dân yêu và muốn tìm hiểu lịch sử nước nhà, những trí thức yêu nước, những nhà chính trị thực thụ muốn làm gì đó cho đất nước, cho xã hội không thể không đọc bộ sử này!
Đây là một dòng sông trong hệ thống sông Hồng- sông Thái Bình bồi đắp tưới tắm cho cả vùng đồng bằng Bắc Bộ, cái nôi của nền văn minh Việt. Nhưng sông Đuống chỉ dài khoảng 70 km, bắt đầu từ Ngã ba Dâu, điểm cuối là cửa Đại Than đổ vào Lục Đầu Giang. Con sông này chia bớt nước sông Hồng chuyển xuống sông Thái Bình đổ ra biển Đông...
Những nét chữ phấn trắng nguệch ngoạc đầu tiên của tôi trên cái bảng gỗ bố tôi tự làm và đánh bằng lá khoai lang trong vườn cho đen, chính là từ bàn tay chị Nghiên cầm dạy cách tô viết bằng viên phấn trắng. Tôi vẫn nhớ như in những cái chữ O, Ô, Ơ...đầu đời vẽ ra ấy. Chị còn hay gọi và cho tôi cùng đi ra chùa học. Tôi nhớ ngày xưa tóc chị dài và đẹp, mấy anh bộ đội về làng đóng quân mê lắm. Hình như hai bác tôi không cho chị lấy chồng xa...