Hồi tháng 7, tháng 8 năm 2021, dịch đang căng thẳng trong Tp. Hồ Chí Minh tôi hầu như mất ngủ. Vì lo lắng. Phải để chế độ điện thoại thường trực, sẵn sàng tin nhắn, trò chuyện trấn an mọi người trong tâm dịch. Xin trích lại từ trong inbox ra một số cuộc để các bạn tham khảo.
Bạn Giang Thu H từ quận Bình Tân, nhắn đêm 25/7: “Anh ơi Covid là cái bệnh gì mà gây chết người nhanh khủng khiếp vậy? Trong hẻm gần nhà em, hai công nhân còn trẻ chiều tối mới chỉ sốt sơ sơ mà sáng hôm sau đã chết rồi! Sao vậy anh?”
Covid là bệnh viêm đường hô hấp cấp tính do virus Sars- CoV-2 gây ra. Virus này vào phổi theo đường thở rồi xâm nhập các tế bào mô phổi gây nên tình trạng viêm phổi cấp. Khi virus xâm nhập vào, cơ thể chúng ta phản ứng lại bằng cách tiết ra một hỗn hợp chất nhầy gọi chung là “cytokine” để chống lại virus. Thế nhưng bi kịch ở đây là cytokine tiết ra quá nhiều. Thuật ngữ y học gọi là “cơn bão cytokine”. Các chất nhầy có tên là cytokine này đã tràn ngập tất cả các mô phổi, khiến cho phổi chúng ta đông đặc lại, không còn tiếp nhận được oxi nữa. Và người ta chết vì thiếu oxi, không khác gì bị đuối nước: tình trạng chết đuối trên cạn. Lúc đó chỉ có liệu pháp ECMO kịp thời may mới cứu được. Người trẻ do sức đề kháng mạnh nên “cơn bão cytokine” càng dễ xảy ra hơn. Nên khi bị viêm phổi cấp do Covid, nếu không biết xử lý sớm, kịp thời càng dễ bị tử vong. Và nữa, khi virus xâm nhập vào máu, nó kích hoạt tiểu cầu tạo thành các cục máu đông trong lòng mạch. Nếu cục máu đông hình thành ở các vị trí mạch máu trọng yếu: tim, phổi, não…cũng dẫn đến đột tử nhanh chóng. Hai công nhân trẻ nói trên chắc đã tử vong vì những nguyên nhân như vậy. Thật đáng tiếc, nếu được trợ giúp kịp thời họ đã không phải tử vong. Bởi để ngăn chặn “cơn bão cytokine” đã có các thuốc như: dexamethasone, methylprednisolon… Đề phòng việc hình thành cục máu đông đã có aspirin, rivaroxaban…Đó toàn là những thứ thuốc rẻ tiền, dễ kiếm, rất phổ biến trên thị trường. Vấn đề chỉ là biết cách dùng và đúng thời điểm mà thôi.
Bạn Hồng Ng từ Thuận An, Bình Dương nhắn, đêm 27/7: “Anh ơi, cả dãy phòng trọ em dương tính gần hết rồi! Mà đóng cửa trong nhà hết, có ai dám ra ngoài đâu? Covid nó lây qua không khí sao?”
Thì đúng là Covid lây qua không khí rồi. Nhưng là không khí có hơi thở của người mang virus trong phòng khép kín và tiếp xúc ở cự ly gần (dưới 2m). Bạn Ng đã chụp ảnh dãy phòng trọ đang ở cho mình xem: là hai dãy mỗi bên mười phòng quay mặt vào nhau, lối đi ở giữa. Mỗi phòng là một căn khép kín cả bếp, nhà vệ sinh tổng diện tích khoảng hơn chục mét vuông. Lối đi vào dãy phòng trọ xưa cửa bằng sắt thanh, từ hôm có lệnh phong tỏa, họ đem thêm tôn sắt đến hàn kín, chốt chắc lại, nội bất xuất ngoại bất nhập. Trên đường đi chung ở giữa vốn đã lợp tôn chắc chắn để chống trộm và mưa nên vô hình chung, cả dãy hai mươi phòng trọ đó thành ra một không gian khép kín, tù đọng. Nên chỉ cần có một người bị nhiễm virus thở ra cái không khí luẩn quẩn đó, lần lần tất cả đều sẽ nhiễm thôi. Tôi có phân tích với bạn Hồng Ng thế, và bảo nếu có thể nói với chủ nhà trọ cho dỡ bớt mái tôn che trên lối đi chung để thông khí cho đỡ ngột ngạt, giảm lây nhiễm.
Theo các công bố về dịch tễ học cho biết, có đến 99% các ca lây nhiễm Covid là qua hơi thở của người với người, tiếp xúc cự ly gần và trong không gian khép kín. Các con đường lây nhiễm khác như qua đồ vật hay gì đó hầu như chưa thấy báo cáo chuyên môn nào ghi nhận mà chỉ là suy diễn. Bởi thế, đeo khẩu trang và giữ khoảng cách là hai biện pháp tối ưu để đề phòng lây nhiễm dịch bệnh. Tôi có trao đổi thêm với bạn Hồng Ng về Covid với những công nhân trẻ như các bạn ấy nên mọi người cũng yên tâm hơn.
Ông bạn Trần V cùng Đại học Dược, vào làm ở một công ty sản xuất thuốc, ở quận 3 nhắn ra: “Ông ơi, tôi bị Covid rồi! Thấy sốt, hắt hơi, xổ mũi…lấy test thử dương tính. Đang tự cách ly tại nhà!”
Ông bạn tôi có hơn ba mươi năm làm trong một nhà máy liên doanh chuyên sản xuất thuốc, ở phòng kỹ thuật. Suốt ngày chỉ quan tâm đến độ rắn, độ nhớt, độ hòa tan, hàm lượng…những kiến thức về dược lâm sàng hầu như quên lãng. Nên có vấn đề gì về sử dụng thuốc ông này cũng hay điện hỏi. Được cái không dấu dốt. Nhiều lúc thú thực: “tôi quên hết rồi…”
May mà nhà khá rộng, có phòng riêng khép kín nên tự cách ly tại nhà. Vợ con đưa cơm nước, đồ dùng lên cửa phòng rồi xuống. Tự tổ chức sinh hoạt cá nhân không phiền lụy đến ai. Sau 5 ngày, test lại đã âm tính. Lại hòa nhập sinh hoạt gia đình và đến công ty làm việc bình thường. Hắn inbox cho tôi:
“Tớ âm tính từ hôm thứ 5 rồi.”
“Chỉ còn mất mùi chút, giờ mới hơi hơi thấy lại thôi.”
“Nói chung còn nhẹ hơn cúm ấy, giống cảm gió.”
“Triệu chứng chủ yếu là hắt hơi, xổ mũi và hơi sốt.”
“Cả đợt uống có 2 viên efferalgan.”
Ông này bị dương tính hôm chủ nhật, vậy mà thứ 5 đã âm tính rồi. Còn efferalgan chỉ là biệt dược dạng viên sủi bọt của paracetamol 500mg mà thôi.
Đó là câu chuyện trong Tp. Hồ Chí Minh từ mấy tháng trước, thế mà mấy ngày nay ở Hà Nội dưới khu nhà cao tầng mạn Hoàng Liệt, có mấy ca dương tính không triệu chứng mà bà con làm loạn hết cả lên. Nào là phong tỏa, nào là đơn kêu cứu! Làm sao phải vậy? Bị nhiễm covid mà không có triệu chứng bệnh, chỉ cần tự cách ly vài ngày để cho sức đề kháng của cơ thể tự giải quyết mấy con virus láo toét kia là xong. Vài ngày sau thử lại, âm tính ngay. Và thậm chí, lúc đó người vừa nhiễm xong lại có được một hệ kháng thể tự thân cực mạnh. Mạnh hơn cả kháng thể do vaccine tạo ra nhiều lần đấy kia!
Nên ông bạn tôi trong thành phố hiện đang cảm thấy rất thư giãn và mong muốn có bạn vào để đi chơi uống rượu cùng.
Một bạn trẻ tên là Tuấn M, trong quận Gò Vấp nhắn, tối 03/8/2021:
“Thầy ơi, sao người ta bắt ngoáy mũi xét nghiệm hoài vậy? Để làm gì? Khi mà phường con bị phong tỏa chết cứng cả tháng nay rồi, không đi đâu được, mà cứ ba ngày đè ra test một lần. Lỗ mũi con sắp lủng ra như cái ruột xe hết date rùi!”
Lúc đó thực ra tôi cũng không hiểu họ làm thế để làm gì. Thấy lạ. Cứ cho là họ thực hiện chiến lược chống dịch “zero covid” đi, tát vét hết F0 ra khỏi cộng đồng đi. Thế nhưng cũng chỉ nên test một vài lần, âm tính cả rồi thì thôi, để đồng bào ai ở đâu yên đấy, đi đâu mà lây lan. Cứ 3 ngày lôi nhau ra test, có khi chính hành động ấy lại làm lây lan Covid mạnh hơn nữa kia.
Rồi đến khi mở bớt phong tỏa ra một chút, lại càng bắt test dữ dội hơn. Đi từ vùng nọ sang vùng kia test. Đi làm cứ ba ngày một lần cũng phải test. Đi khám bệnh test. Đi máy bay test… Mà khốn khổ hơn, test này là người dân phải móc tiền túi. Giá trên trời, có lúc có chỗ đến cả triệu đồng một lần test! Mà suy cho cùng thì kể cả là những lần test miễn phí trong khu vực phong tỏa cũng vẫn là tiền dân thôi: cơ quan phòng dịch họ mua kit test bằng ngân sách nhà nước, cũng là tiền do dân đóng góp cả. Trăm sự đổ lên đầu dân. Cái hành động đi test- ngoáy mũi người dân kia, rất ít ý nghĩa khi dịch đã lan rộng trong cộng đồng. Thế mà sao họ có vẻ hăng say thế nhỉ? Đến mức có vị lãnh đạo cao cấp hẳn hoi còn lên tivi chém gió rất hăng, coi test- xét nghiệm Covid cho cả nước như là một nhiệm vụ chính trị !
Tôi trả lời bạn trẻ kia một cách hài hước rằng: “Có khi lãnh đạo ngành y tế họ bị nghiện test! Nên cả ngày cứ lẩm bẩm test, test… nên mới hăng say mê mẩn thế chứ?”
Thực ra tôi cũng trả lời cho qua chuyện, chứ mình đâu có rõ chuyện này. Bởi trong lòng cũng còn bao điều ấm ức chưa thông, có biết giải tỏa cùng ai đâu…
Thế nhưng đến bây giờ, khi câu chuyện về kit test của Công ty Việt Á bung ra, thì tôi mới vỡ lẽ, tại sao lãnh đạo ngành y tế từ trên trung ương xuống đến cơ sở lại hăng hái say mê với sự nghiệp test covid toàn dân đến vậy: để tiêu thụ số kit test đã mua! Mua với giá cao, được lại quả lớn: ông CDC Hải Dương ký hợp đồng mua 151 tỷ vnđ mà đút ngay vào túi 30 tỷ vnđ thì…đúng là phải test nhanh, nhiều, rộng khắp, nhiều lần! Càn đi quét lại sao cho không còn bóng một F0 nào hết!
Ngoài dân gian đang hài hước: “Lỗ mũi là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô tận của chúng ta!”
Trong giới hàn lâm, một vị giáo sư y khoa cũng từng đăng đàn giảng một bài về cái sự “biến nguy thành cơ”. Theo ngài giáo sư này: “trong nguy nan dịch bệnh, hãy nắm bắt lấy CƠ HỘI” (nguyên văn chữ trên bảng, chữ cơ hội được tô rất đậm, viết hoa cẩn thận!)
Cơ hội ở đây là xét nghiệm, là test covid cho toàn dân! Ai cũng phải test, hoạt động nào cũng cần test…và test là ra tiền, một đống tiền! Nguy hiểm của dịch bệnh đã biến thành cơ hội làm giàu, của những kẻ “còn dịch còn mình”!
Nên chúng ta cũng không lấy gì làm lạ khi thấy người ta cứ nhấn mạnh rằng, cần phải test! Và test, nữa!
Đánh giá
Mục lục bài viết
Hồi tháng 7, tháng 8 năm 2021, dịch đang căng thẳng trong Tp. Hồ Chí Minh tôi hầu như mất ngủ. Vì lo lắng. Phải để chế độ điện thoại thường trực, sẵn sàng tin nhắn, trò chuyện trấn an mọi người trong tâm dịch. Xin trích lại từ trong inbox ra một số cuộc để các bạn tham khảo.
Bạn Giang Thu H từ quận Bình Tân, nhắn đêm 25/7: “Anh ơi Covid là cái bệnh gì mà gây chết người nhanh khủng khiếp vậy? Trong hẻm gần nhà em, hai công nhân còn trẻ chiều tối mới chỉ sốt sơ sơ mà sáng hôm sau đã chết rồi! Sao vậy anh?”
Người gửi / điện thoại
Trong mỗi đơn vị đóng gói cơ bản của thuốc, còn luôn có kèm theo tờ hướng dẫn sử dụng để cho người sử dụng thuốc đọc. Thế nhưng thực ra sau khi đã đọc muôn vàn những tờ hướng dẫn sử dụng thuốc đó, tôi vẫn băn khoăn, cái đó chính xác là để cho ai đọc...
Hiện nay, bùng nổ quảng cáo về các phương pháp chữa bệnh tiểu đường, các bài thuốc lá, thực phẩm chức năng chữa khỏi bệnh tiểu đường đã khiến không ít bệnh nhân tiền mất, tật mang. Hãy cùng theo dõi cuộc trao đổi với dược sĩ Trần Thanh Cảnh để giải đáp câu hỏi, bệnh tiểu đường có chữa khỏi được hoàn toàn hay không?
Giáo sư Kê - Tập truyện Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tập truyện: Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tác giả: Trần Thanh Cảnh
Người đọc: Thủy Tiên
Trăng máu - Tập truyện Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tập truyện: Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tác giả: Trần Thanh Cảnh
Người đọc: Thủy Tiên
Mỹ nhân làng Ngọc 2 - Tập truyện Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tập truyện: Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tác giả: Trần Thanh Cảnh
Người đọc: Thủy Tiên
Giã bạn - Tập truyện Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tập truyện: Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tác giả: Trần Thanh Cảnh
Người đọc: Thủy Tiên
Trung đoàn 51 (E51) thành lập ngày 10/4/1968 tại Thái Thụy, Thái Bình giữa lúc cuộc chiến với Mỹ đang ác liệt. Trung đoàn có nhiệm vụ huấn luyện chiến sĩ mới bổ sung cho chiến trường...
Và ngày hôm nay 8/7, tác giả lại dành tình cảm và cảm xúc của mình cho những chữ ký và con dấu nhân dịp ra mắt bộ BOXSET 3 CUỐN SÁCH "Trần Thủ Độ - Trần Quốc Tuấn - Trần Nguyên Hãn". Sau chuỗi ngày nắng nóng gay gắt, Hà Nội hôm nay bỗng mát mẻ lạ thường, cảm tưởng như ông trời cũng thương mến, ủng hộ cho buổi ký tặng
Bạn nào muốn xem Dược sĩ chém về Bảo hiểm Y tế và các vấn đề liên quan trên sóng VOVTV, xin mời...
Nhà văn Trần Thanh Cảnh dám viết về nhân vật lịch sử bằng góc nhìn rất đời, rất thực và sinh động. Đụng đến “giải thiêng” nhưng sự dấn thân của nhà văn lại làm cho công chúng thấy thú vị, hấp dẫn
Sau 2 năm chống dịch vừa qua, cuộc sống đã dần trở lại trong trạng thái bình thường mới. Chúng ta đã trải qua những cảm xúc hoảng sợ, lo lắng rồi đến thích ứng và tiếp tục phát triển. Cùng các khách mời của chúng tôi nhìn lại những bài học và thành tựu của hệ thống y tế trong công tác phòng, chống dịch vừa qua.
Chuyện rằng...
Đây là một dòng sông trong hệ thống sông Hồng- sông Thái Bình bồi đắp tưới tắm cho cả vùng đồng bằng Bắc Bộ, cái nôi của nền văn minh Việt. Nhưng sông Đuống chỉ dài khoảng 70 km, bắt đầu từ Ngã ba Dâu, điểm cuối là cửa Đại Than đổ vào Lục Đầu Giang. Con sông này chia bớt nước sông Hồng chuyển xuống sông Thái Bình đổ ra biển Đông...