MƯỜI HAI.
Vào thời mở cửa, cái vấn đề khác thì không nói, vấn đề điều hành nền kinh tế mới thật lắm chuyện bi hài. Với tư bản nước ngoài thì hầu như mở cửa tới mức toác toạc toàng toang. Bất cứ một thằng cha mắt xanh mũi lõ nào trên đường đi du lịch cũng có thể rẽ vào Việt Nam ta kiếm ăn chơi. Vẽ vời vài cái dự án, tuyên bố vài câu xanh ngắt, rồi thì đi huy động vốn đầu tư. Hài hước ở chỗ lại nhiều khi chính là vốn đầu tư trong dân nước mình do người "ngoại" huy động. Còn đối với giới kinh doanh, sản xuất trong nước thì chuyện cũng bi hài chả kém. Những rơi rớt còn sót lại của cơ chế "bao cấp, xin cho" nặng nề hơn ta tưởng rất nhiều. Đặc biệt là trong tư duy, đời thủa nhà ai mà mấy cái gọi là "trụ cột" của nền kinh tế nhà nước đang mục ruỗng, thối nát, chết từ đời tám hoánh nào rồi- xét theo đơn thuần tiêu chí kinh tế tài chính - mà lại cứ tôn vinh lên làm đầu tàu và chủ đạo, thì không biết rồi sẽ dẫn nền kinh tế quốc dân đi đến đâu? Nhưng có lẽ khốn nạn cho dân ta nhất là tư duy của một bộ phận không nhỏ những kẻ nắm giữ nhưng vị trí quan trọng trong xã hội. Những tư duy hết sức lạc hậu, chắp vá, quan liêu, ảo tưởng, phi thực tế về những vấn đề quốc kế dân sinh … Tất cả những điều trên cứ lộn tùng phèo trong cái guồng quay vĩ đại của cơ chế thị trường và, nhất là trong điều kiện hiện nay, khi chúng ta đã nhảy vào một cái guồng quay khủng khiếp của thế giới, là cái gọi “toàn cầu hóa”. Điều này không đảo ngược được, nhưng nhiều khi nó tạo ra những hệ lụy xã hội dở khóc dở cười, nó tạo ra một cái môi trường không giống bất cứ ở đâu. Nước Việt thời nay đã trở thành một mảnh đất màu mỡ cho những kẻ tham nhũng tàn bạo và cơ hội mánh lới kết hợp với nhau kiếm ăn, bòn rút tài nguyên đất nước và chiếm đoạt cơ hội của tất cả mọi người. Thật ra, với tư cách là trí thức thực thụ, Đại gia không phải là không hiểu được những bất cập ấy ở xã hội nước ta. Đại gia vốn đã rất tâm đắc với ý kiến của Lý thủ tướng một nước láng giềng: "Để đạt được điều gọi là thần kỳ của kinh tế xã hội nước tôi như hiện nay, thực ra, chúng tôi chẳng phát minh hay nghiên cứu điều gì míi cả. Cứ những gì các nước văn minh Âu Mỹ đi trước đã làm thành công, chúng tôi đem về nước làm theo đúng như thế, có vậy thôi". Đại gia thấy thật là chí lí. Các nước văn minh Âu Mỹ người ta đã có mấy trăm năm kinh tế thị trường rồi. Đã trả giá vô cùng đắt là những cuộc đại khủng hoảng, những cuộc đại chiến thế giới, là sinh mạng vô nghĩa của hàng trăm triệu con người. Thì giờ đây, họ mới xây đắp được những nguyên lý điều hành kinh tế xã hội sao cho hài hòa, và thiết lập những cơ chế điều tiết các vấn đề nảy sinh sao cho kịp thời, để không dẫn đến rối loạn xã hội. Vậy thì, chúng ta là những người đi sau, sao không kế thừa những tinh hoa trí tuệ của loài người, sao không biết đứng trên vai những người khổng lồ, mà lại cứ vật lộn trong đám bùn lầy, trong mớ bòng bong của những khái niệm sáo ngữ và vô tích sự? Để rồi nền kinh tế, xã hội của đất nước cứ mãi không thoát ra, không bay lên được? Đại gia thì hiểu những điều đó lắm, nhưng Đại gia cũng hiểu rằng đây là cơ hội cho Đại gia "tích lũy tư bản", cần phải chớp lấy thời cơ để bứt phá, vượt lên dẫn đầu trong cuộc đua. Cũng có lúc, cái bản năng trí thức của Đại gia lên tiếng, muốn làm một cái gì đấy, muốn nói một điều gì đấy tâm huyết, tức thì ông "Anh giai" của Đại gia nhắc ngay: "Chú đừng có lắp bắp, cứ tập trung mà kinh doanh". Thôi thì, Đại gia tặc lưỡi, mình không làm sẽ có thằng khác làm. Bao nhiêu dự án ngon lành cứ bày ra hơ hớ như gái mười tám nõn nà, nằm tênh hênh ra đấy thì không thằng này chén sẽ có thằng khác nhảy vào chén ngay. Đại gia tự nhủ, mình có giàu thì cũng có ích cho xã hội chán vạn lần hơn những thằng trọc phú, dù sao mình cũng là trí thức.
Đại gia chăm hoạt động xã hội lắm, lễ lạt hội hè từ trên xuống dưới đều có mặt tài trợ. Rồi lập quỹ từ thiện, quỹ khuyến học. Rồi xây nhà tình nghĩa, xây nhà cho người ngèo…. Nhưng Đại gia vẫn cứ thấy như có cái gì gờn gợn trong sâu thẳm lòng mình. Có lúc Đại gia như là tự vấn lương tâm mình xem có điều gì phải day dứt? Nhưng rồi Đại gia lại tự giễu mình cải lương. Một trong những cái đức nổi bật, làm nên sự nghiệp của Đại gia là đã làm là không bao giờ hối hận hay tiếc nuối. Những đứa con gái xuân thì mơn mởn hiến thân cho Đại gia, dù một lần hay nhiều lần đều được Đại gia "đền bù tuổi xuân" chu đáo. Ít thì quần áo, nhẫn vàng. Nhiều thì xe tay ga đời mới, căn hộ chung cư. Thế cho nên, khi tiễn các em đi, Đại gia chả có chút bận lòng bởi suy cho cùng, đó là những cuộc mua bán hoặc gọi là vui chơi có thưởng, cả hai đều vui mà! Nhưng Đại gia biết cách làm cho các em vui lắm. Em nào cũng được Đại gia mơn trớn, tâng bốc tưởng như là hoa hậu hoàn vũ vậy. Em nào khi lên giường cũng được Đại gia làm cho mưa gió tơi bời. Nhiều em sau này đi lấy chồng, rồi lại tâm sự với Đại gia là: "Em chả có cảm xúc gì khi ngủ với chồng. Bởi vì anh đã đóng vào em một dấu ấn quá bạo liệt".
Gần đây, mỗi lần về quê thăm hỏi song thân, đi qua cánh đồng lúa xanh ngát đầu làng. Nhìn mấy ông bà nông dân chân lấm tay bùn, nhổ cỏ, tát nước, Đại gia cảm thấy thế nào ấy. Như là có cái cảm giác không yên lòng, bất an, không muốn nghĩ tới nữa … Những thửa ruộng màu mỡ, những cánh đồng thẳng cánh cò bay được Đại gia phù phép thành các dự án to nhỏ. Rồi "Anh giai" ở trên phê duyệt cái giá đền bù chỉ đạo cho nông dân, kèm theo là những lời hứa hẹn về một tương lai tươi sáng, về một sự đổi đời của "công nghiệp hóa, hiện đại hóa", về một đất nước sắp sửa hóa rồng. Rồi thì Đại gia bỏ tiền ra đầu tư cơ sở hạ tầng. Rồi Đại gia phân lô, bán nền. Rồi Đại gia xây nhà chung cư, xây biệt thự bán cho các khách hàng tiềm năng. Rồi Đại gia tổ chức "hội thảo mời gọi đầu tư" vào các khu công nghiệp hoành tráng vừa vẽ ra … Và rồi Đại gia lại phải đóng vai tay nông dân ranh mãnh trong câu chuyện của anh em nhà Grim, chia phần con ngỗng quay béo ú sao cho đều nhưng không quên phần mình miếng to nhất, ngon nhất. Ông "Anh giai" chả vẫn hay khen Đại gia: "Thằng này khá"
Cho tới lúc này, thì cả tỉnh đều rõ, nhưng không ai dám nói công khai về mối quan hệ của “Anh giai” và Đại gia. Nhưng “Anh giai” là một nhà chính trị có năng khiếu bẩm sinh. Năm xưa, ông bố vợ của “Anh giai” đã nhìn thấy cái chất của tay lưu học sinh nên đã quyết định nhắm làm con rể mình. Quả thật, ngài đã không nhầm. Sau này, khi ngài đã về hưu và con rể ngài đã được đặt lên đường ray thì, con rể ngài cũng lập tức phát huy những ưu thế của ông bố vợ để lại và cũng đồng thời biết tận dụng những thế mạnh của bản thân trên chốn quan trường. Cho nên sau khi đã ngồi ở vị trí chủ chốt tại tỉnh hơn một nhiệm kỳ, “Anh giai” tính toán đến việc về triều để có thể kéo dài sự nghiệp. Đúng dịp nội các khuyết một ghế bộ trưởng, được sự bảo trợ của ông bố vợ “Anh giai” đã thăng hàm thượng thư, về kinh. Trong cái vụ về kinh của “Anh giai”, ở tỉnh bắc cũng như ở kinh kỳ có rất nhiều tin đồn, không biết thực hư thế nào. Một trong những tin tức mà giới kinh doanh và quan chức tỉnh bắc, thì thào với nhau trong những bữa rượu là, mấy thằng tay to đã gom vài triệu “đô” cho chủ chốt vụ này. Còn giới thạo tin ngoài kinh thành nói, mới đầu đơn ứng cử của “Anh giai” chỉ được cụ nhất và cụ nhì thông qua. Còn cụ ba lại có gà khác. Tuy nhiên, khi “Anh giai” khéo léo huy động cả sức mạnh đến từ những tờ cotton xanh bên kia đại dương và mối quan hệ của ông bố vợ ra, thì cụ ba cũng đẹp lòng.
Hồi học đại học, chuyên sâu của Đại gia là hóa vô cơ, thế nên Đại gia học nhiều về các định luật hóa học. Đại gia thấy có cái hay đó là các định luật cơ bản ấy đều thống nhÊt với nhau ở một điểm là: "Hai vế của phương trình luôn bằng nhau". Sau này ra lăn lộn ngoài cuộc đời, Đại gia thấy mối quan hệ xã hội hầu như cũng chịu sự chi phối của các quy luật tự nhiên như vậy. Đại gia nhận thấy cuộc đời luôn luôn là một sự trao đổi ngang giá và sòng phẳng. Ở một số phận cá nhân hình như cũng vậy, được cái này sẽ mất cái kia. Một đất nước có lẽ cũng không thể nằm ngoài cái nguyên tắc "được - mất" ấy. Muốn tiến lên công nghiệp hóa, đời sống muốn tiến đến văn minh như các nước khác thì hình như, một lẽ đương nhiên là phải trả giá bằng thiên nhiên xanh tốt, bằng làng quê thanh bình, bằng nhiều cái không thể kể được. Cuộc đời là vậy, phải chấp nhận thôi. Nhưng nhiều kẻ lại không muốn chấp nhận quy luật và số phận của mình, cứ tham của trời cơ, cô Hai của Đại gia là một người đàn bà như vậy. Vốn xuất thân từ một miền quê nghèo khó, bằng nghị lực, trí thông minh và cả thân xác của mình, cô Hai đã trở thành vợ không chính thức của Đại gia, trở thành một yếu nhân trong tập đoàn đa ngành hùng mạnh. Cô Hai là người hầu như can dự vào các vụ làm ăn đình đám của Đại gia. Thật sự là cô đã hy sinh tuổi xuân cho Đại gia. Cô đã cống hiến hết cho Đại gia trí tuệ và kiến thức bao năm rèn giũa trong trường kinh tế. Rồi cô đã sinh cho Đại gia một tiểu công chúa xinh xắn mà không đòi hỏi danh phận phu thê chính thức gì. Thế nên, cô nghĩ cô có quyền. Và đây là cái sai lầm chết người của cô Hai. Với Đại gia, không một người đàn bà nào được phép vượt mặt, tất cả đều phải trong khuôn phép. Đến bà Cả là người vợ chính thức duy nhất, cưới nhau từ thủa tao khang, đẻ với Đại gia cả một đàn còn còn chả dám nữa là. Hơn nữa không như còn là thời kỳ phải tán tỉnh ve vuốt nhau, cô Hai chẳng là hồng nhan tri kỷ như Đại gia mong muốn, cô Hai rốt cuộc cũng chỉ là một ả đàn bà thường tình. Cô Hai sau khi sinh con, bắt đầu mưu mô muốn tranh đoạt mọi thứ với bà Cả. Thế này thì quá lắm, không tự biết thân biết phận mình tí nào, phận lẽ mọn, cơi nới thêm nếm thì phải biết điều, người ta mới thương chứ? Vả lại, cái thân xác gọi là gái một con ấy cũng còn lâu mới sánh được với dàn mỹ nữ trẻ trung lúc nào cũng cận kề phục vụ Đại gia. Đã thế dạo này lại còn sinh ra thêm tật mè nheo, chỉ trích. Có một lần, áy náy vì lâu không "chiều" cô Hai một tí. Một buổi tối, Đại gia rẽ vào căn hộ cô Hai ở trên tầng thứ ba mươi tư tòa nhà VLG dưới mạn Trung Hòa. Lôi phắt cô Hai vào buồng, lột quần áo, lôi lên giường thi đấu. Sáng hôm đó, Đại gia vừa được em Vân ở ngân hàng VKBank rủ đi giao lưu trên khách sạn Tây Hồ. Đại gia nhắm nghiền mắt lại, tưởng tượng ra cái thân hình thơm tho, nóng bỏng của em Vân. Này da trắng đùi dài này, này mông tròn này, này vú nở này, này bướm xinh này … Cứ kẽo kẹt "giã gạo" mãi mà chẳng ra được tí "sản phẩm" nào. Đại gia ngán quá, nằm vật xuống giường. Cô Hai điên tiết vùng dậy, vớ cái quần xilip hiệu Triump, vo viên ném thẳng vào mặt Đại gia kèm theo lời rủa: "Quân khốn nạn, có tí nước nào lại vừa đi tưới vào L mấy con đĩ hết rồi!" Thế này thì thật hết chịu nổi! Mình phục vụ nó bở cả hơi tai ra mà nó dám chửi mình như thế!?
Hôm sau, đúng dịp bà Cả cùng với song thân của Đại gia đến văn phòng công ty có ý kiến về "vấn đề cô Hai". Đại gia đành thẳng cánh tống tiễn cô Hai ra khỏi công ty. Tất nhiên là có kèm theo một số thứ như căn hộ, ô tô, việc làm ở ngân hàng ông bạn làm chủ. Và một số lời hứa như: sẽ nuôi con, sẽ đến "thăm" nếu "ngoan". Mặc cho cô Hai hết nước mắt khóc lóc van xin , hứa hẹn đủ kiểu. Đã bảo là một trong những đức tính để làm nên tư cách một đại gia là, đã làm là làm tới nơi tối chốn, dù đúng dù sai, không bao giờ hối hận.
Đánh giá
Mục lục bài viết
Những rơi rớt còn sót lại của cơ chế "bao cấp, xin cho" nặng nề hơn ta tưởng rất nhiều. Đặc biệt là trong tư duy, đời thủa nhà ai mà mấy cái gọi là "trụ cột" của nền kinh tế nhà nước đang mục ruỗng, thối nát,..
Người gửi / điện thoại
Vitamin C là một trong những loại vitamin thiết yếu của cơ thể. Nó có tác dụng chống lão hóa, làm bền thành mạch máu, có chức năng miễn dịch. Đặc biệt, nó tham gia rất nhiều phản ứng duy trì hoạt động sống trong cơ thể con người. Nên nếu thiếu nó, lập tức con người ta sẽ bị mắc một căn bệnh mà tên khoa học gọi là bệnh Scorbut- Scurvy, với các triệu chứng điển hình: chảy máu chân răng, xuất huyết dưới da, dễ nhiễm trùng, trầm cảm...
Tác dụng của nồi nước xông giải cảm ở đây là do tinh dầu các loại. Các tinh dầu bay hơi, trộn lẫn vào nhau hòa trong hơi nước nóng vào cơ thể theo đường hô hấp thở.
Giã bạn - Tập truyện Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tập truyện: Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tác giả: Trần Thanh Cảnh
Người đọc: Thủy Tiên
Chuyện bên kè đá - Tập truyện Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tập truyện: Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tác giả: Trần Thanh Cảnh
Người đọc: Thủy Tiên
Trăng máu - Tập truyện Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tập truyện: Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tác giả: Trần Thanh Cảnh
Người đọc: Thủy Tiên
Trung đoàn 51 (E51) thành lập ngày 10/4/1968 tại Thái Thụy, Thái Bình giữa lúc cuộc chiến với Mỹ đang ác liệt. Trung đoàn có nhiệm vụ huấn luyện chiến sĩ mới bổ sung cho chiến trường...
Và ngày hôm nay 8/7, tác giả lại dành tình cảm và cảm xúc của mình cho những chữ ký và con dấu nhân dịp ra mắt bộ BOXSET 3 CUỐN SÁCH "Trần Thủ Độ - Trần Quốc Tuấn - Trần Nguyên Hãn". Sau chuỗi ngày nắng nóng gay gắt, Hà Nội hôm nay bỗng mát mẻ lạ thường, cảm tưởng như ông trời cũng thương mến, ủng hộ cho buổi ký tặng
Bạn nào muốn xem Dược sĩ chém về Bảo hiểm Y tế và các vấn đề liên quan trên sóng VOVTV, xin mời...