Trong Y học, có một thuật ngữ quen thuộc “vật chủ truyền bệnh”, xuất phát từ thuật ngữ “vật chủ” trong môn Sinh học. Đây là một thuật ngữ chỉ về những sinh vật có nuôi dưỡng sinh vật khác, theo các dạng quan hệ ký sinh, cộng sinh hoặc hội sinh, cung cấp dinh dưỡng, nơi trú ẩn hoặc đôi khi là bảo vệ lẫn nhau.
Trong quan hệ ký sinh thì vật chủ là đối tượng bị thiệt hại. Vật chủ phải cung cấp chỗ ở, thức ăn, tạo điều kiện cho kẻ ký sinh phát triển đông đàn dài lũ rồi thậm chí xong, nó hủy diệt luôn vật chủ.
Cách đây vài năm, trên màn ảnh nước ta và thế giới có một bộ phim nổi tiếng của Hàn Quốc, có tên là “Ký sinh trùng- Parasite”. Bộ phim đã giành khá nhiều giải Oscar đình đám. Phim về đời sống con người, nhưng nó mang một thông điệp khoa học về cả đời sống xã hội loài người lẫn muôn loài trong thế giới sinh vật. Sự phụ thuộc và sự ký sinh vào nhau. Ở góc độ nào đó, bộ phim đã cho ta thấy cái nguy hiểm của những con “ký sinh trùng” trong đời sống loài người: nó có thể hủy hoại mọi điều tốt đẹp.
Trong đại dịch Covid-19 đang diễn ra mà chưa biết đến hồi nào kết thúc trên thế giới, suy ngẫm sâu một chút ta bỗng thấy cay đắng: con virus có tên khoa học là Sars-CoV-2 kia, hình như nó vừa mới quyết định biến loài người chúng ta thành vật chủ của chúng!
Con virus gây bệnh Covid vốn chỉ là một loài “bên rìa sự sống”, nó hoàn toàn không tự sinh tự dưỡng được. Chỉ cần bị thải ra khỏi cơ thể con người nó nhanh chóng bị bất hoạt và tiêu diệt bởi các điều kiện tự nhiên bình thường, đặc biệt là dưới tác động của nhiệt độ cao và ánh nắng. Thế làm sao nó lại lây lan dữ dội vậy? Là bởi nó đã chọn được một “vật chủ” bất đắc dĩ nhưng lại rất thích hợp: con người!
Virus nhiễm vào cơ thể con người, vượt qua hàng rào sinh học, qua màng tế bào phổi để xâm nhập vào bên trong. Tại đây nó mới giở trò. Nó chiếm quyền điều khiển hoạt động sinh hóa tế bào, bắt tế bào phải lấy hết nguyên liệu để tổng hợp ra vô vàn các bản sao khác của chúng. Và từ một con virus lọt vào, như một cái máy photocopy cho ra hàng chục, trăm, ngàn…con virus khác. Đông đặc. Đông đến nỗi tế bào phổi của chúng ta chật ních, chết cứng, không còn làm được chức năng hô hấp, đến lúc vỡ tung ra cả muôn ngàn con virus khác. Từng con này lại xâm nhập vào các tế bào phổi khác, bắt đầu một chu kỳ “sinh sôi” chết chóc mới. Cứ thế, trong phổi của người bệnh đầy virus. Và họ thở, ho, hắt hơi…cả tỉ con virus đã bắn ra môi trường. Ai đó là người lành không may đứng gần, hít vài hơi là lĩnh đủ lượng virus gây bệnh cho mình. Ai đó đã mang virus mà làm việc trong không gian khép kín, lại có máy lạnh tuần hoàn nữa càng tiện, hơi thở liên tục phun ra virus, tuần hoàn luẩn quẩn trong bầu không khí thích hợp cho virus tồn tại ấy, và những người làm việc cùng (ở phân xưởng) những người vào mua sắm (ở siêu thị) đều phải thở. Họ cũng sẽ hít đủ vào phổi một lượng virus đủ nồng độ để gây bệnh. Và họ dương tính, thành bệnh nhân…Vòng tròn cứ thế diễn. Con người đã bị con virus vô hình này biến thành “vật chủ bất đắc dĩ” để cho chúng sinh sôi, lan truyền đi khắp nơi. Bởi thế người ta mới chủ trương cách ly, tạo khoảng cách, đeo khẩu trang để cắt đứt chuỗi lây nhiễm!
Hầu như những người có kiến thức dịch tễ tối thiểu đều hiểu cái chuỗi lây nhiễm trên. Đều hiểu rằng đến 99% ca lây nhiễm là do tiếp xúc gần và trong không gian khép kín. Thế nhưng không hiểu sao những người chống dịch ở đâu đó vẫn tạo ra những sự tiếp xúc gần giữa người với người ở những đám đông ùn tắc khổng lồ. Và những siêu thị kín gió máy lạnh vẫn cho ùn ùn người vào mua sắm? Quả là không thể hiểu nổi…
Như vậy rõ ràng trong đại dịch này, con người là “vật chủ” lan truyền bệnh tật. Thật là bi kịch khi bỗng dưng chúng ta đóng cả vai nạn nhân lẫn thủ phạm. Và cũng thật hài hước là chúng ta đang phải đi xử lý “vật chủ”, chính là xử chính mình! Thông thường khi một vật chủ bị xác định là thủ phạm truyền bệnh, như con cầy hương của dịch Sars những năm 2002-2004 chẳng hạn, người ta sẽ tiêu diệt hoặc tống tiễn những con vật mang bệnh ấy ra xa khỏi không gian sống của loài người, cho tiệt mầm bệnh. Nhưng với “vật chủ- con người” ta biết làm sao? Con người dù bị bệnh, bị dương tính hay F1, F2… gì đó, nhưng rõ ràng không thể được phép đối xử như với con cầy hương! Những cái trò như “cách ly tập trung” chẳng hạn không phải là giải pháp căn cơ. Nó chỉ là những vá víu tạm thời trong cơn cùng quẫn. Bởi chả lẽ lại hủy diệt chính ta, hủy diệt luôn loài người? Thật nan giải. Chỉ còn hai cách: chế tạo vaccine ngăn ngừa và chế thuốc diệt virus đã xâm nhập vào trong cơ thể. Nhưng cho đến nay các loại thuốc kháng virus tuyệt đại đa số vẫn chỉ làm được nhiệm vụ kiềm chế, ức chế sự phát triển của virus trong cơ thể mà thôi. Việc tiêu diệt hoàn toàn một loài virus gây bệnh nào đó vẫn là điều xa xỉ. Còn vaccine, những số liệu gần đây cho biết dù có tiêm đủ liều thì khả năng bị nhiễm bệnh và lan truyền virus cho cộng đồng vẫn cứ cao.
Nên trong tương lai gần, loài người vẫn cứ phải vật lộn khốn khổ với đại dịch mà thôi. Cuộc chiến tranh giành sự sống giữa con virus quái ác “kẻ ký sinh” với con người “vật chủ bất đắc dĩ” sẽ vẫn còn nan giải. Nhưng xem xét ở khía cạnh này của dịch Covid-19 thì đây đúng là một tấn đại bi hài kịch lẫn lộn trong lịch sử nhân loại. Tuy hiện thời là bi kịch đang hồi cao trào khủng khiếp. Cơ mà rồi đây, theo quy luật loài người bằng một cách nào đó cũng sẽ thoát ra khỏi mớ bi hài kịch hỗn độn này mà thôi. Bởi nếu không thì lịch sử sự sống loài người chấm dứt sao?
Đánh giá
Mục lục bài viết
Trong Y học, có một thuật ngữ quen thuộc “vật chủ truyền bệnh”, xuất phát từ thuật ngữ “vật chủ” trong môn Sinh học. Đây là một thuật ngữ chỉ về những sinh vật có nuôi dưỡng sinh vật khác, theo các dạng quan hệ ký sinh, cộng sinh hoặc hội sinh, cung cấp dinh dưỡng, nơi trú ẩn hoặc đôi khi là bảo vệ lẫn nhau.
Người gửi / điện thoại
Trong đời sống thì tỏi là một loại gia vị hàng ngày không thể thiếu. Bạn thử tưởng tượng một cách đơn giản, nếu đĩa thịt trâu tươi xào mà thiếu vị tỏi? Ngọn rau lang, rau muống xào hay bát nước chấm chanh ớt mà thiếu tỏi?
Lâu nay đọc báo nghe đài xem phim, thấy cứ nói suốt đến bản lĩnh đàn ông! Nào là đàn ông phải có bản lĩnh, dám làm dám chịu. Nói được làm được. Nhiều phim cổ trang còn dựng lên những tay anh hùng hảo hán, bản lĩnh đàn ông ngút trời. Chọc trời khuấy nước, coi cái chết tựa lông hồng.
Bến sông xuân 1 - Tập truyện Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tập truyện: Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tác giả: Trần Thanh Cảnh
Người đọc: Thủy Tiên
Giã bạn - Tập truyện Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tập truyện: Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tác giả: Trần Thanh Cảnh
Người đọc: Thủy Tiên
Rơi tự do - Tập truyện Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tập truyện: Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tác giả: Trần Thanh Cảnh
Người đọc: Thủy Tiên
Mặt Ma - Tập truyện Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tập truyện: Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tác giả: Trần Thanh Cảnh
Người đọc: Thủy Tiên
Trung đoàn 51 (E51) thành lập ngày 10/4/1968 tại Thái Thụy, Thái Bình giữa lúc cuộc chiến với Mỹ đang ác liệt. Trung đoàn có nhiệm vụ huấn luyện chiến sĩ mới bổ sung cho chiến trường...
Và ngày hôm nay 8/7, tác giả lại dành tình cảm và cảm xúc của mình cho những chữ ký và con dấu nhân dịp ra mắt bộ BOXSET 3 CUỐN SÁCH "Trần Thủ Độ - Trần Quốc Tuấn - Trần Nguyên Hãn". Sau chuỗi ngày nắng nóng gay gắt, Hà Nội hôm nay bỗng mát mẻ lạ thường, cảm tưởng như ông trời cũng thương mến, ủng hộ cho buổi ký tặng
Bạn nào muốn xem Dược sĩ chém về Bảo hiểm Y tế và các vấn đề liên quan trên sóng VOVTV, xin mời...