Nhà văn - Dược sĩ Trần Thanh Cảnh
Placebo, thuật ngữ khoa học quên thuộc của giới y-dược khoa, nó xuất phát từ nguyên ngữ Latin, có nghĩa là “tôi sẽ làm hài lòng”. Còn hiểu một cách nôm na, có thể gọi là “hiệu ứng giả dược”: nghiên cứu những đáp ứng của cơ thể khi được cho dùng “giả dược”.
Placebo là phương pháp được áp dụng lên người và làm cho họ nghĩ rằng họ đang được điều trị tích cực và hiệu quả: niềm tin tác động rất tích cực vào liệu pháp điều trị qua đó thúc đẩy các quá trình sinh hóa của cơ thể, giúp làm giảm đau và nhiều triệu chứng khác dẫn đến tình trạng người bệnh được cải thiện và hồi phục trở về trạng thái tự nhiên ban đầu. Có nhiều nghiên cứu y học về áp dụng placebo trong điều trị, thậm chí người ta còn cho rằng tác động placebo- hiệu ứng tâm lý chiếm đến 40% kết quả điều trị của thầy thuốc kia.
Đối với ngành dược, placebo là một khái niệm cực kỳ quan trọng, đặc biệt là trong việc thử nghiệm thuốc mới. Trong những đợt thử nghiệm trên người tình nguyện đối với các loại thuốc tiêm, thuốc uống, vaccine… việc đối chứng giữa các mẫu thử có hoạt chất thực sự và những mẫu thử “giả dược” placebo là tối cần thiết để đưa ra kết luận về tác dụng của thuốc. Tại đó những tình nguyện viên được uống/tiêm một thứ vô hại không có tác dụng gì với cơ thể con người, song song với số được uống/tiêm thuốc thật. Và việc nghiên cứu những tác động lên cơ thể người tình nguyện sau đó luôn là một việc cực kỳ quan trọng để đánh giá tác dụng của thuốc. Ví dụ, trong thử nghiệm vaccine chống covid, người ta sẽ tiêm cho 50% số người tình nguyện vaccine vừa chế tạo và 50% số người tình nguyện nước muối sinh lý chẳng hạn, rồi sau đó định lượng kháng thể sinh ra trong máu. Thậm chí phải cho họ tiếp xúc với nguồn virus gây bệnh để đánh giá mức độ hiệu quả phòng bệnh thực sự như thế nào…
Rất nhiều động tác của các thầy thuốc trong điều trị lâm sàng dẫn đến hiệu ứng tích cực theo kiểu placebo: sự tự tin của các bác sĩ điều trị trực tiếp sẽ tạo niềm tin cực lớn cho bệnh nhân rằng, căn bệnh của mình sẽ nhanh chóng được “xử lý” gọn trong tay vị thầy thuốc tài năng này. Bác sĩ thậm chí luôn phải đóng vai như một ông thần thông thái, gỉ gì gi cái gì cũng biết, vậy bệnh nhân mới đặt trọn niềm tin vào mình. Và từ niềm tin đó, rất có thể quá trình sinh hóa cơ thể của bệnh nhân lại được điều chỉnh bởi các chất trung gian hóa học sinh ra từ niềm tin, từ sự hưng phấn khiến cho cơ thể có những sự tự điều chỉnh không ngờ tác động tích cực lên tình trạng bệnh tật. Nhưng ở một góc độ ngược lại, nếu bệnh nhân không có niềm tin vào bác sĩ, vào thuốc men và các phương pháp điều trị, sẽ dẫn đến những kết quả tiêu cực mặc dù có khi xét về mặt phác đồ điều trị người bác sĩ hoàn toàn đúng.
Từ thời xa xưa đến nay, trong điều trị bệnh đã có vô vàn những thí dụ về hiệu ứng placebo. Một ví dụ kinh điển hay được đưa ra là, với hai người đều bị chứng đau đầu, thầy thuốc đưa cho 2 viên thuốc giống y hệt nhau. 1 viên chứa chất giảm đau hạ sốt là paracetamol. 1 viên chỉ là tinh bột mì dập viên. Hai người uống vào, và thật kỳ lạ, họ đều khỏi đau đầu như nhau! Nên bệnh tật nhiều khi là… niềm tin, chứ không chỉ là những tổn thương trên thực thể con người. Nhiều khi chúng ta nghĩ mình có bệnh nào đấy, rồi bỗng nhiên trong cơ thể xuất hiện các triệu chứng của các bệnh đó thật. Và cũng nhiều khi chúng ta nghĩ mình luôn khỏe mạnh chả bệnh tật gì, thế là chúng ta khỏe thật. Thật ra sự hiểu biết về cơ thể con người, đặc biệt là các hoạt động sinh hóa vi mô tế bào của giới y học nói riêng và của cả nền khoa học nói chung vẫn cực kỳ nhỏ bé so với những gì đang diễn ra thực sự hàng ngày trong cơ thể chúng ta. Bởi thế nên có rất, rất nhiều điều vẫn chưa giải thích nổi. Có một ông “bác sĩ biết tuốt” nào đó đang ngồi trước mặt bạn, chẳng qua là ông ta đang đóng vai trò placebo mà thôi.
Nói ở góc độ nào đó, cái trò placebo- giả dược này nó gần như “lừa đảo”, bởi thế nó cũng gây ra không ít tranh cãi, thậm chí là có cả những quy kết về vấn đề đạo đức. Bên sử dụng placebo bảo đó như là một liệu pháp tâm lý chữa bệnh cho con người. Ví dụ, với những căn bệnh hầu như chưa có thuốc chữa, một vị bác sĩ nào đó có thể dùng những viên thuốc vô thưởng vô phạt cho bệnh nhân uống và nói rằng, đó là những thứ thuốc đặc trị. Bệnh nhân uống vào người với niềm tin rằng mình đã tìm đúng thầy đúng thuốc nên sẽ khỏi. Và trên thực tế cũng đã có không ít những điều tưởng như “thần kỳ” đã xảy ra: bệnh nhân khỏi bệnh thật! Còn với những người cứng nhắc và khắt khe, điều đó là không được phép. Mọi sự phải minh bạch công khai, bệnh nhân phải được quyền biết rằng người ta làm gì với cơ thể mình…
Nhân đây liên hệ với dịch covid-19 đang diễn ra nóng bỏng trên toàn thế giới. Con virus quái ác gây ra dịch này hầu như chưa có thuốc đặc hiệu. Và niềm tin của loài người về cứu cánh vaccine gần đây cũng đang bị lung lay dữ dội khi mà tại các nước đã phổ biến vaccine rộng rãi như Anh, Isarael, Mỹ… các ca dương tính vẫn phổ biến như thường, ở cả những người đã tiêm và chưa tiêm vaccine. Khái niệm “miễn dịch cộng đồng” đã sụp đổ. Vậy tính thế nào đây? Nước Anh thì họ đã có câu trả lời: mặc kệ virus, họ đã mở cửa lại đời sống xã hội từ 19/7 rồi kia. Hay chẳng có lẽ chúng ta cũng nên bắt trước người Anh, tiêm vài mũi vaccine gì đó cũng được rồi quên con virus quái quỷ kia đi để sống đời bình thường. Ta sống với niềm tin (placebo) rằng, ta đã chiến thắng nó! Có khi thế lại hay hơn cả, nhất là trong lúc này!
Đánh giá
Mục lục bài viết
Placebo, thuật ngữ khoa học quên thuộc của giới y-dược khoa, nó xuất phát từ nguyên ngữ Latin, có nghĩa là “tôi sẽ làm hài lòng”. Còn hiểu một cách nôm na, có thể gọi là “hiệu ứng giả dược”: nghiên cứu những đáp ứng của cơ thể khi được cho dùng “giả dược”.
Người gửi / điện thoại
Nhưng kháng sinh dòng nào thì cũng phải đảm bảo nguyên tắc: nó có tác dụng tiêu diệt hoặc kìm hãm không cho vi khuẩn gây bệnh phát triển trong cơ thể con người.
Theo một số thực nghiệm công bố trên các phương tiện truyền thông và ngay cả ông vụ phó An toàn giao thông cũng đã xác nhận thì, rõ ràng là chỉ cần ăn hai quả vải hoặc vài loại hoa quả nào đó là cũng có thể chúng ta đã nạp rượu một cách vô thức vào người. Điều đó đúng hay sai?
Bộ Y tế vừa cho phép sử dụng xuyên tâm liên là một vị thuốc đông y để điều trị dịch Covid-19. Vậy cây xuyên tâm liên là gì?
Bến sông xuân 2 - Tập truyện Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tập truyện: Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tác giả: Trần Thanh Cảnh
Người đọc: Thủy Tiên
Mặt Ma - Tập truyện Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tập truyện: Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tác giả: Trần Thanh Cảnh
Người đọc: Thủy Tiên
Giáo sư Kê - Tập truyện Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tập truyện: Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tác giả: Trần Thanh Cảnh
Người đọc: Thủy Tiên
Đập lúa đêm trăng - Tập truyện Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tập truyện: Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tác giả: Trần Thanh Cảnh
Người đọc: Thủy Tiên
Trung đoàn 51 (E51) thành lập ngày 10/4/1968 tại Thái Thụy, Thái Bình giữa lúc cuộc chiến với Mỹ đang ác liệt. Trung đoàn có nhiệm vụ huấn luyện chiến sĩ mới bổ sung cho chiến trường...
Và ngày hôm nay 8/7, tác giả lại dành tình cảm và cảm xúc của mình cho những chữ ký và con dấu nhân dịp ra mắt bộ BOXSET 3 CUỐN SÁCH "Trần Thủ Độ - Trần Quốc Tuấn - Trần Nguyên Hãn". Sau chuỗi ngày nắng nóng gay gắt, Hà Nội hôm nay bỗng mát mẻ lạ thường, cảm tưởng như ông trời cũng thương mến, ủng hộ cho buổi ký tặng
Bạn nào muốn xem Dược sĩ chém về Bảo hiểm Y tế và các vấn đề liên quan trên sóng VOVTV, xin mời...