BẢY.
Trong thời kỳ này, Đại gia đã gặp "Anh giai", một người có ảnh hưởng to lớn đến sự nghiệp của Đại gia sau này. Lúc đó "Anh giai" mới chỉ là giám đốc cái xí nghiệp xây dựng tí xíu với vài chục công nhân. "Anh giai" đến gặp Đại gia xin làm "bê phẩy", để lấy công ăn việc làm nuôi công nhân của mình. Không hiểu tại sao Đại gia lại thấy quý mến và kính trọng "Anh giai" ngay từ buổi đầu gặp mặt. Có lẽ mối thiện cảm đầu tiên phát sinh từ tình đồng hương, "Anh giai" và Đại gia cùng sinh ra và lớn lên ở vùng Kinh Bắc. Ngôi làng mà “Anh giai” sinh ra, nằm cách ngôi làng quê hương Đại gia không đầy hai mươi ki lô mét đường chim bay. Thủa nhỏ, “Anh giai” cũng cắp cặp đến trường làng, trường xã, rồi trường huyện như ai. Thậm chí, “Anh giai” còn thiệt thòi hơn Đại gia, bố “Anh giai” là du kích chống Pháp, đã bị bắn chết khi “Anh giai” còn chưa chào đời. Bà mẹ nông dân khốn khổ của “Anh giai”, đã phải vất vả lắm mới nuôi được đứa con duy nhất ăn học ở cái thời khốn khó ấy. Khi “Anh giai” tốt nghiệp phổ thông, nhờ học lực cũng khá, lại là con liệt sĩ, nên “Anh giai” được đi du học nước ngoài. Tại đây, “Anh giai” đã gặp người vợ tương lai của mình, tiểu thư Thục Vy. Thật ra, lúc đầu “Anh giai” hoàn toàn không để ý gì đến nàng Thục Vy. Dù lúc đấy “Anh giai” cũng biết Thục Vy là con nhà gia thế. Tuy rất tốt tính và quan tâm đến mình, nhưng nàng hơi “cá sấu”. Mặc dù Thục Vy đã ăn cơm tây mấy năm, nhưng làn da đen giòn của nàng vẫn không sáng ra được bao nhiêu. Nên “Anh giai” vẫn không đáp lại tình cảm của Thục Vy. Cho đến một dịp, cha nàng, là bộ trưởng phụ trách trực tiếp cái ngành mà “Anh giai” đang học, nhân dịp công tác nước bạn đến thăm ái nữ. Ngài bộ trưởng dành vài tiếng để nói chuyện về tình hình đất nước cho đám lưu học sinh nghe. Đặc biệt, khi nghe con gái giới thiệu là “Anh giai” đang học ngành mà ngài phụ trách, bộ trưởng đã ưu ái mời “Anh giai” ăn cơm cùng bố con mình. Kể từ sau bữa cơm định mệnh ấy, chàng sinh viên mồ côi cha tự nhiên thấy cô gái mà mình vẫn hờ hững bấy lâu, có nhiều nét duyên thầm đáo để. Để rồi đến khi học xong, trở về nước “Anh giai” đã chính thức cưới tiểu thư Thục Vy làm vợ. Ông bố vợ của “Anh giai” là một nhà chính trị lão luyện. Đã nhìn thấy cái tố chất chính khách ở tay con rể mà mấy đứa con ruột mình không có. Ngài quyết định xây dựng con rể làm lực lượng kế cận. Ngài đặt con rể mình vào đường ray.
Cùng là dân đi xây dựng công trình các nơi, lang bạt kỳ hồ kiếm ăn, gặp nhau ở cái mảnh đất miền trung toàn cát trắng và gió Lào. Sau nhiều lần gặp gỡ giao tiếp vì công việc, tự nhiên giữa "Anh giai" và Đại gia hình thành một thứ tình cảm giống như là tình bạn vong niên vậy. Có lần, vào chiều thứ bảy, “Anh giai” rủ:
-Này, tao với mày đi uống rượu thịt chó, hôm nay cuối tháng mà.
-Sẵn sàng hầu rượu ông anh. Nhưng đi đâu đây?
-Sang quán bọ Viện, gần bến đò. Quán đó rượu ngon mà gần bờ sông mát lắm.
-Được thôi, nhưng hơi xa.
-Đừng lo xa. Hôm nay anh đích thân lái xe hầu chú.
Thế là Đại gia nhảy lên cái xe U oát cũ rích, không bạt không mui do anh giai cầm lái, xuống phà, sang sông. Hai thằng đàn ông xa gia đình vì mưu sinh, rủ nhau ra cái quán thịt chó nổi tiếng bên bờ sông Nhật Lệ ngồi đối ẩm. "Anh giai" đã kể cho Đại gia nghe về những bước đường đời của một cậu bé con nhà nghèo học giỏi, được đi du học nước ngoài ở thủ đô một nước Châu Âu nổi tiếng với những công trình kiến trúc đẹp đẽ và lãng mạn. Về dòng đời đưa đẩy , "Anh giai" trở thành giám đốc một cái xí nghiệp xây dựng lúc nào cũng chỉ chực phá sản. Đại gia cũng kể cho "Anh giai" nghe cuộc đời của mình từ khi tốt nghiệp đại học cho đến lúc đó, gần như không bỏ sót chi tiết nào. Những chi tiết về cuộc sống, về tình trường của Đại gia kể cho, "Anh giai" nghe phải bật cười sảng khoái vì tính chất "thực" như "hư" của nó và, luôn miệng thốt lên: “Thằng này khá!”
Đến khoảng mười giờ đêm, khi hai thằng đàn ông đã cùng nhau cưa hết hai chai sáu lăm rượu trắng. Đã ôm vai bá cổ thầm thì to nhỏ với nhau đủ chuyện. Đối với những người đàn ông, thì không có gì dễ thân nhau hơn qua chén rượu. Thứ nước thánh của mọi dân tộc này, khi đã đủ đô, khiến cho mọi giao tiếp trở nên dễ dàng, nó làm cho mọi người đàn ông đều trở nên cởi mở và, sẵn sằng mở lòng ra với đối tác. Và giữa những người đàn ông, không có chuyện gì dễ nói và vui bằng chuyện gái! Thế nên, khi đã ngà ngà, “Anh giai” bảo Đại gia:
-Thật sự là chú sướng hơn anh nhiều quá. Anh thì từ thời thanh niên đến giờ biết mỗi cái của vợ! Chú thì đếm không hết, ngay ở cái xứ này, chú đang cặp với mấy em?
-Nói thật với anh giai, là em có hai đứa. Một là em Thuỷ, chủ tiệm may phố Nguyễn Huệ, hai là em Vân, nhân viên bưu điện trung tâm. Ngoài ra, thỉnh thoảng em vào nhà nghỉ “tàu nhanh” một phát. Xứ này hàng rẻ và ngon lắm anh ơi, bằng bữa ăn sáng của anh em mình.
- Chú hơi quá đấy. Chú thì chén đông chén tây, còn để anh mày toàn nhịn khan! Mày phải tính thế nào chứ?
-Không vấn đề! Thích thì mai em “sang tên” cho anh giai em Vân. Vừa xinh tính tình lại kín đáo.
-OK, chú nhớ đấy nhé! Mai tỉnh rượu lại tiếc?
-Em thề với anh là em sai lời thì em như con cẩu đang nhe răng kia! Đại gia vừa nói, vừa chỉ vào con chó thui rơm vàng rộm đang nằm trong tủ kính của bọ Viện. Rồi tiếp:
-Vụ này cứ để em đạo diễn, con này nó chỉ thích tiền, mà tiền em hơi đông nên xong ngay ấy mà. Mai, anh giai chỉ việc đi với em, gặp mặt, uống rượu, sau đó lên nhà nghỉ.
Ở nước Việt ta, từ xưa vẫn có câu thành ngữ “Nhường cơm sẻ áo”, để chỉ cái sự thân thiết, cật ruột với nhau. Đến thời kinh tế thị trường, trong giang hồ lại lưu truyền câu “Nhường cơm sẻ gái”. Thật sự, đấy mới là thể hiện được hết cái “tình huynh đệ”, của các đấng nam nhi trên đường đời hành tẩu giang hồ kiếm ăn hay kiếm công danh. Giữa hai thằng đàn ông, đã từng rượu chè cởi mở với nhau, đã rủ nhau đi chơi gái. Thậm chí, đã nhường cho nhau cả bồ. Thì kể ra sự thân thiết đã còn hơn cả ruột thịt.
Kể từ hôm đó giữa "Anh giai" và đại gia, đã hình thành một mối liên hệ thân thiết. Đại gia thấy quý mến và kính trọng "Anh giai" vì tính cách "đại ca", luôn lo lắng cho đàn em, cho cấp dưới, cho công nhân của mình. Và có lẽ cũng cả do cái chất của một du học sinh thứ thiệt, xuất thân từ một miền quê văn hóa nổi tiếng, được tiếp thu văn hóa Châu Âu nên cả con người "Anh giai" toát lên một phong cách lịch lãm, tinh tế của tầng lớp quý tộc Châu Âu mà Đại gia vẫn ngưỡng mộ. Ở trường hợp này, hoàn toàn không phải là mối quan hệ “xôi thịt” hay là theo kiểu “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu”,mà thực ra nó như là mối quan hệ tương hỗ, bổ sung cho nhau. Cả "Anh giai" và Đai gia đều tìm thấy ở đối tác của mình những nét tính cách, những điều "hay ho" mà bản thân mình không có hoặc không thể có … Cứ thế, "Anh giai" và Đại gia mặc nhiên thân thiết với nhau như duyên tiền kiếp vậy. Tuy vậy, có những điều thẳm sâu trong lòng "Anh giai", thì Đại gia chỉ đoán, chứ "Anh giai" không chia sẻ với bất cứ ai bao giờ. Khá kín tiếng, có lẽ đấy cũng là tính cách điển hình của một nhà chính trị lão luyện mà Đại gia không bao giờ có được. Mãi sau này, khi "Anh giai" đã lên to rồi, Đại gia mới hiểu là "Anh giai" thuộc thành phần con giống đỏ, đã được trên chấm từ lâu để đưa vào quy hoạch. Cái thời gian "Anh giai" mới về nước, đi làm giám đốc xí nghiệp xây dựng sắp vỡ nợ ấy, chẳng qua là thời gian "Anh giai" đi thực tế mà thôi. Thế nhưng cũng trong thời kỳ này Đại gia đang ăn nên làm ra và chơi với "Anh giai" bằng mối quan hệ rất trong sáng và vô tư. Đại gia tận tình hỗ trợ "Anh giai" hết sức có thể trong cả việc công, việc chơi, lẫn việc gia đình. Có lần, Đại gia đã phải điều xe chở ít gạch lát nền cho "Anh giai" từ miền Trung ra Bắc để "Anh giai" xây nhà … Rồi "Anh giai" được trên rút về, đặt lên đường ray phát triển và "Anh giai" thẳng tiến. Thật may, có lẽ là số phận thì đúng hơn, đã mang lại cho Đại gia một ông "Anh giai" có giá trị còn hơn cả vàng ròng như vậy.
Đánh giá
Mục lục bài viết
Cùng là dân đi xây dựng công trình các nơi, lang bạt kỳ hồ kiếm ăn, gặp nhau ở cái mảnh đất miền trung toàn cát trắng và gió Lào. Sau nhiều lần gặp gỡ giao tiếp vì công việc, tự nhiên giữa "Anh giai" và Đại gia hình thành một thứ tình cảm giống như là tình bạn vong niên vậy...
Người gửi / điện thoại
Trong mỗi đơn vị đóng gói cơ bản của thuốc, còn luôn có kèm theo tờ hướng dẫn sử dụng để cho người sử dụng thuốc đọc. Thế nhưng thực ra sau khi đã đọc muôn vàn những tờ hướng dẫn sử dụng thuốc đó, tôi vẫn băn khoăn, cái đó chính xác là để cho ai đọc...
Vitamin C là một trong những loại vitamin thiết yếu của cơ thể. Nó có tác dụng chống lão hóa, làm bền thành mạch máu, có chức năng miễn dịch. Đặc biệt, nó tham gia rất nhiều phản ứng duy trì hoạt động sống trong cơ thể con người.
Paracetamol có công thức hóa học là C8H9NO2. Tên khoa học khá rậm rì rắc rối nên tôi không đưa ra đây làm gì cho nhức đầu các bạn.
Bến sông xuân 2 - Tập truyện Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tập truyện: Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tác giả: Trần Thanh Cảnh
Người đọc: Thủy Tiên
Giáo sư Kê - Tập truyện Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tập truyện: Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tác giả: Trần Thanh Cảnh
Người đọc: Thủy Tiên
Trăng máu - Tập truyện Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tập truyện: Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tác giả: Trần Thanh Cảnh
Người đọc: Thủy Tiên
Mặt Ma - Tập truyện Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tập truyện: Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tác giả: Trần Thanh Cảnh
Người đọc: Thủy Tiên
Trung đoàn 51 (E51) thành lập ngày 10/4/1968 tại Thái Thụy, Thái Bình giữa lúc cuộc chiến với Mỹ đang ác liệt. Trung đoàn có nhiệm vụ huấn luyện chiến sĩ mới bổ sung cho chiến trường...
Và ngày hôm nay 8/7, tác giả lại dành tình cảm và cảm xúc của mình cho những chữ ký và con dấu nhân dịp ra mắt bộ BOXSET 3 CUỐN SÁCH "Trần Thủ Độ - Trần Quốc Tuấn - Trần Nguyên Hãn". Sau chuỗi ngày nắng nóng gay gắt, Hà Nội hôm nay bỗng mát mẻ lạ thường, cảm tưởng như ông trời cũng thương mến, ủng hộ cho buổi ký tặng
Bạn nào muốn xem Dược sĩ chém về Bảo hiểm Y tế và các vấn đề liên quan trên sóng VOVTV, xin mời...