Mở đầu, chủ nhiệm Phạm Thế Cường giới thiệu sơ lược về thân thế và sự nghiệp văn học của nhà văn Trần Thanh Cảnh. Ông quê ở Thị trấn Hồ, H.Thuận Thành, T.Bắc Ninh, học hết phổ thông ông vào bộ đội tham gia bảo vệ biên giới phía Bắc, giải ngũ sau chiến tranh ông học Đại học Dược… Hiện nay làm chủ một doanh nghiệp dược, gắn bó với nghề hơn 30 năm và bắt đầu đến với văn chương từ năm 2013 khi đã ngoài 50 tuổi, từ dược sĩ thêm nghề viết văn, nhưng Trần Thanh Cảnh lại sớm khẳng định được tên tuổi của mình ngay từ những tác phẩm đầu tiên. Các tác phẩm của ông đa phần đều gắn bó với hình ảnh làng quê Kinh Bắc. Vì thế nhà văn Trần Thanh Cảnh còn được gọi là người kể chuyện Kinh Bắc. Các tác phẩm của ông thường chạm đến một vấn đề khá nhạy cảm, các nhân vật trong tác phẩm phần nhiều là những hình mẫu ngoài đời thực hiện diện ngay trên quê hương Kinh Bắc của ông nên rất thực và sinh động.
Ông đạt giải thưởng văn xuôi của Hội Nhà Văn năm 2015 cho tập truyện ngắn Kỳ nhân làng Ngọc.Trần Thanh Cảnh viết tập truyện ngắn “Kỳ nhân làng Ngọc” trong hai năm 2013 và 2014 (in năm 2015, NXB Trẻ, được Hội Nhà văn trao giải thưởng về văn xuôi cùng năm)..... Trong tác phẩm này ông đã góp nhặt những mảnh đời, những câu chuyện bi hài của vùng đất giàu truyền thống văn hoá để tạo nên một tác phẩm văn học giàu chất văn hoá và rất thực với sự khắc nghiệt nhưng đầy sự hài ước của cuộc sống; ông chỉ hư cấu tạo ra một làng quê giả định với cái tên làng Ngọc.
Ngoài “Kỳ nhân làng Ngọc” ông còn có các tác phẩm “Đại gia, Mỹ nhân làng Ngọc, Quái nhân làng Ngọc, Chân nhân” và “Đức Thánh Trần” cùng một số truyện ngắn đăng trên các báo trong nước. Tác phẩm của ông cũng đã có 3 người làm luận văn cao học.
Với ngữ điệu nhẹ nhàng đầy cảm xúc, nhà văn Trần Thanh Cảnh đã chia sẻ với cử tọa những suy nghĩ về nghề, về văn hóa Kinh Bắc, về những vấn đề xã hội và văn học đương đại. Theo nhà văn, làng Ngọc là ngôi làng vùng Kinh Bắc, ở ven sông Đuống, cạnh núi Thiên Thai, nơi mà hàng nghìn năm nay đã sinh ra nhiều danh nhân nổi danh trong sử sách. Với những câu hỏi của cử tọa về lý do từ một dược sĩ, thương gia lại tham gia sáng tác văn chương, Trần Thanh Cảnh bộc bạch, ông viết văn trước hết là bởi những bức xúc từ nội tâm của bản thân cần được giải tỏa, cần phải viết ra, khi mà cuối năm 2012, ông bị khủng hoảng vì công việc kinh doanh của gia đình gặp nhiều khó khăn với số dư nợ lớn và nguy cơ phá sản, trong một khoảnh khắc ông tự nghĩ phải làm việc gì đó không liên quan đến tiền để thư giãn. Hàng ngày, sau giờ làm việc, đóng cửa ngồi viết tại văn phòng làm việc của ông. Nhờ yêu văn chương, thích đọc sách nên ông viết nhanh. Viết xong ông muốn chia sẻ với bạn đọc quê hương, ông xin giấy phép rồi tự đặt in, đó là tác phẩm đầu tay có tên “Đại gia”. Sách in ra ông chỉ để tặng bạn bè, bà con làng xóm, và nhận được nhiều lời động viên của bạn bè, của các nhà văn nên ông đã tiếp tục viết những tác phẩm của mình. Ông chia sẻ, khi viết trong đầu ông chỉ còn lại thế giới của những nhân vật. Ông viết “Kỳ nhân làng Ngọc” dựa trên sự trải nghiệm, cóp nhặt, bắt nguồn từ một nhân vật có thật mà ông đã từng gặp gỡ, từng cảm thấy mắc nợ nên đã hư cấu thêm để thành tác phẩm mà khi hoàn thành ông cảm thấy tâm hồn thanh thản. Đọc ông, nhiều người quê ông đã nhận ra hình bóng người trong làng, trong thị trấn mình. Nhà văn cũng bức xúc khi nhắc đến những nét văn hóa truyền thống lâu đời của đất Kinh Bắc đang có những “đụng độ” nhất định với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN không giống ai của ta hiện nay sẽ làm mai một truyền thống văn hoá của vùng đất nhưng chúng ta đang làm với văn hoá xứ Đoài.
Tiến sĩ Lê Vinh Quốc giao lưu với tác giả Trần Thanh Cảnh cũng chia sẻ băn khoăn của mình về sự suy thoái văn hóa dân tộc và sự đứt gẫy văn hóa truyền thống do chữ Hán chữ Nôm ngày càng ít người học, tìm hiểu và nghiên cứu.
PGS Đoàn Lê Giang, người bạn đồng niên đã chia sẻ về những kỷ niệm thời thơ ấu với tác giả và với tư cách một nhà nghiên cứu văn học, một người thầy trên giảng đường đại học ông đã có những phân tích thú vị về các tác phẩm của Trần Thanh Cảnh và ông nhấn mạnh về chất văn hoá Kinh Bắc rất giàu trong tác phẩm của Trần Thanh Cảnh.
Tiến sĩ Văn học Kim Anh, anh Phùng Văn Vinh, anh Nguyễn Văn Điệp, Luật sư Nguyễn Anh Tuấn, nhà thơ Đỗ Văn Toàn, anh Nguyễn Tất Thắng….đã đặt ra nhiều vấn đề về nghề văn và chia sẻ những suy nghĩ về những tác phẩm “Kỳ nhân làng Ngọc – Quái nhân làng Ngọc – Mỹ nhân làng Ngọc” của tác giả Trần Thanh Cảnh: Theo tác giả, cái duyên đến với văn chương không phải là một sự tình cờ mà có được từ vốn sống, những chiêm nghiệm từng trải chất chứa trong tâm hồn gặp điều kiện phù hợp là bùng phát ra ngoài.14 truyện ngắn trong “Kỳ nhân làng Ngọc” viết về người dân ở một làng quê vùng Kinh Bắc, người đọc cảm nhận nhân vật trong truyện bằng da bằng thịt sống động như bao con người quanh ta trong cuộc sống mà ta đã tiếp xúc đâu đó ở làng quê; nhân vật trong truyện sống động, gần gũi như con người thực trong cuộc đời.
Với những đề nghị tác giả nên viết thêm một tác phẩm với tên “Thánh nhân làng Ngọc” để cho đủ bộ tứ thì ông rất vui và sẽ suy nghĩ về gợi ý này.
Được hỏi về khả năng chuyển thể tác phẩm “Đức Thánh Trần” thành phim lịch sử, nhà văn Trần Thanh Cảnh đã nêu lên tiềm năng làm phim lịch sử ta không đủ lực để dựng cảnh được cảnh trận bạch Đẳng Giang hoành tráng như Trận Xích Bích trong Tam Quốc Chí; ông không quan tâm khi tác phẩm đã hoàn thành, bản chất văn nghệ là sáng tạo, quan trọng là bạn độc và thời gian, quyết định cuối cùng là độc giả. Ông cũng chia sẻ về việc đặt tên tác phẩm “Đức Thánh Trần” theo gợi ý của nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên. Trong sự phấn khích, ông cũng chia sẻ về cuốn tiểu thuyết lịch sử về Thái sư Trần Thủ Độ mà ông đang viết sắp xong.
Kết thúc buổi mạn đàm, chủ nhiệm Phạm Thế Cường thay mặt CLB NYS cảm ơn nhà văn Trần Thanh Cảnh đã đem đến cho các thành viên những thông tin thú vị, hữu ích về những tiểu thuyết lịch sử nổi tiếng viết về thời Trần, về con người và làng quê Kinh Bắc.
Ngọc Dung
Đánh giá
Mục lục bài viết
Nhà văn Trần Thanh Cảnh quê ở Thị trấn Hồ, H.Thuận Thành, T.Bắc Ninh, học hết phổ thông ông vào bộ đội tham gia bảo vệ biên giới phía Bắc, giải ngũ sau chiến tranh ông học Đại học Dược.
Người gửi / điện thoại
Tại sao khi cần dùng thuốc hay thực phẩm chức năng, các bạn không tham khảo ý kiến bác sỹ hay dược sỹ của mình mà lại đi tin lời mấy ông bà diễn viên khóc đấy cười đấy, quảng cáo búa xua?
Còn thực ra, với hàng ngàn loại thuốc đang sử dụng trong ngành y tế nước ta thì cái nguy cơ xảy ra nhầm thuốc là rất lớn nếu nhãng ý đi. Thế cho nên nhân lực ngành y tế luôn được đào tạo rất kỹ lưỡng. Và đặc biệt coi trọng việc thực hành.
Nghiên cứu hóa thạch người ta thấy rằng loài cây này đã tồn tại cách đây hàng trăm triệu năm. Trong khi các giống loài cùng thời đã tuyệt diệt thì Bạch quả- ginko biloba vẫn sừng sững hiên ngang cùng tuế nguyệt.
Buông - Tập truyện Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tập truyện: Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tác giả: Trần Thanh Cảnh
Người đọc: Thủy Tiên
Bến sông xuân 2 - Tập truyện Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tập truyện: Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tác giả: Trần Thanh Cảnh
Người đọc: Thủy Tiên
Bến sông xuân 1 - Tập truyện Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tập truyện: Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tác giả: Trần Thanh Cảnh
Người đọc: Thủy Tiên
Giáo sư Kê - Tập truyện Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tập truyện: Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tác giả: Trần Thanh Cảnh
Người đọc: Thủy Tiên
Và ngày hôm nay 8/7, tác giả lại dành tình cảm và cảm xúc của mình cho những chữ ký và con dấu nhân dịp ra mắt bộ BOXSET 3 CUỐN SÁCH "Trần Thủ Độ - Trần Quốc Tuấn - Trần Nguyên Hãn". Sau chuỗi ngày nắng nóng gay gắt, Hà Nội hôm nay bỗng mát mẻ lạ thường, cảm tưởng như ông trời cũng thương mến, ủng hộ cho buổi ký tặng
Bạn nào muốn xem Dược sĩ chém về Bảo hiểm Y tế và các vấn đề liên quan trên sóng VOVTV, xin mời...
Là tên một loài hoa phổ biến gần như quốc hoa của Ấn Độ. Nhà văn Hồ Anh Thái là người tốt nghiệp Tiến sĩ tại đó, lại có nhiều năm công tác trong đại sứ quán Việt Nam tại Ấn độ. Ông có truyện ngắn rất nổi tiếng"TIẾNG THỞ DÀI QUA RỪNG KIM TƯỚC". Một câu chuyện bi thảm về cuộc đời cô thiếu nữ Nilam: từ một cô gái đẹp thành người đàn bà ma chê quỷ hờn, từ một cô hộ sinh đón trẻ ra đời thành một kẻ giết trẻ em gái sơ sinh.
Cũng truyền thuyết rằng, sau khi bị ông em lẫy lừng Quang Trung hoàng đế vô hiệu hóa, ông Trung ương Hoàng đế Nguyễn Nhạc bèn chuyển sang...chơi cây cảnh và hòn non bộ, cho vui, giết thời gian!
Được thành lập từ năm 1841. Đây là nơi có xưởng in chữ quốc ngữ đầu tiên ở Việt Nam, góp phần cực kỳ quan trọng vào việc truyền bá, phổ biến loại chữ viết mới mẻ khi đó. Tiểu chủng viện này nằm ở Phước Thuận, Tuy Phước, Bình Định, cách trung tâm thành phố Quy Nhơn độ 12 phút xe chạy...