Bạn Giang Thu H, từ quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh nhắn cho tôi: “Dạo này em thấy một số đài báo nước ngoài họ dùng khái niệm ‘chết vì covid’ và ‘chết với covid’. Thực sự phân biệt thế nào, xin ý kiến dược sĩ ạ?”
Thật ra, ngay từ đầu đại dịch Covid-19 có nhiều ý kiến đã nêu ra là, nên công bố các con số thống kê ra công chúng thật chi tiết, đặc biệt là các con số tử vong để mọi người nhìn vào đó, thấy quy mô, mức độ nguy hiểm của dịch bệnh rồi tự biết bảo vệ bản thân. Và cũng tránh hoang mang hoảng loạn không cần thiết. Ví dụ như số người tử vong ở các độ tuổi nào, có bệnh cấp tính, mãn tính nào đáng chú ý. Các bệnh lý nền đi theo thường trong nhóm bệnh gì? Với một bảng thống kê khoa học, chi tiết ở nhiều mặt về số người tử vong trong đại dịch Covid sẽ cho thấy nhiều điều. Nhưng hình như những người có trách nhiệm công bố các con số hoặc vô tình, hoặc hữu ý thậm chí họ có vẻ coi thường nhận thức của công chúng. Thậm chí không loại trừ giả thiết tầm thế giới ở đây, có một sỗ thế lực hắc ám nào đó cố tình dùng các con số, thông qua sự tác động của media để thổi phồng mọi sự lên: nhấn mạnh mặt nguy hiểm của đại dịch, để cho công chúng nhìn vào đó mà sợ hãi đề phòng và tuân theo các quy định của nhà cầm quyền các nước, mà không hẳn lúc nào cũng đúng. Nên hầu như chỉ đưa ráo hoảnh vài con số. Những con số mà nếu nhìn qua, nếu không có sự phân tích khoa học biện chứng, nhiều khi thấy lạnh sống lưng.
Ví dụ, ngay một trang đưa tin rất uy tín về Covid của thế giới là Worldometers.info, nơi mà bạn có thể tìm thấy thông tin cập nhật hàng giờ về tình hình dịch bệnh trên thế giới và tại từng quốc gia, hầu như chỉ là những con số tổng quát lạnh lùng chứ không có gì khác. Cho tới ngày 17/01/2022 đã có xấp xỉ 330 triệu người dương tính và gần 5,6 triệu người trên thế giới đã tử vong. Thế thôi. Nhìn qua những con số này, nhìn xuống cả bảng thống kê dịch bệnh của hơn hai trăm nước và vùng lãnh thổ dưới đó, ta quả là cảm thấy quy mô đại dịch này quả là khủng khiếp thật!
Thế nhưng sự thật cũng chưa chắc đã đến mức khủng khiếp như khi ta đọc các con số thống kê, và đọc các bản tin của các hãng truyền thông mà vốn dĩ rất hay nhấn mạnh vào khía cạnh khủng hoảng, tang thương, nguy hiểm, đổ vỡ, chết người…của các sự kiện khi đưa tin. Đơn giản, đó là thủ thuật lôi kéo sự chú ý của độc giả mà trên thế giới mạng họ gọi ngắn gọn là ‘câu like’! Nhưng với người làm chuyên môn chân chính, luôn phải nhìn nhận khác với truyền thông. Có thế mới hình thành được tư duy đúng đắn, và rồi từ đó mới đề ra các quyết sách chống dịch phù hợp nhất.
Nên rất nhiều trí thức trên thế giới đã yêu cầu ngành y tế cần phải công bố rõ nguyên nhân tử vong của các bệnh nhân Covid. Bởi thực tế bệnh dịch cho thấy, đa số các bệnh nhân Covid phải nhập viện điều trị tích cực là ở lứa tuổi cao (từ 65 trở lên), và có nhiều bệnh lý nền mãn tính liên quan đến suy giảm sức đề kháng như: tiểu đường, tim mạch, ung thư, béo phì, suy gan thận…Chính vì thế đã hình thành khái niệm ‘nhóm yếu thế’ trong đại dịch. Nhóm này cần phải được ưu tiên bảo vệ cao. Bởi nhóm người này nếu bị nhiễm virus sẽ rất dễ chuyển bệnh nặng và tử vong, do hệ miễn dịch vốn đã suy yếu vì các bệnh tật kia nên không còn đủ khả năng sản xuất ra kháng thể tiêu diệt virus. Thế nhưng không phải cứ vào viện rồi tử vong là do Covid! Bởi trước khi có Covid, thì nhóm người già, đặc biệt từ 75 trở lên, lại đang bị các bệnh lý nặng kiểu như ung thư giai đoạn cuối, tai biến nặng do tim mạch tiểu đường, suy gan thận mãn… đều là những ‘ngọn đèn trước gió’, sự sống của họ thật ra rất mong manh, chủ yếu nhờ vào y khoa mà thôi. Nên khi dịch Covid xảy ra, họ bị nhiễm và chết rất nhiều. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến cái chết của họ chứ không đơn thuần là do Covid. Chết thực sự do Covid, phải là cái chết do suy hô hấp cấp dẫn đến phổi không còn khả năng trao đổi khí, oxi trong máu đi nuôi các cơ quan bộ phận trong cơ thể không còn. Chết vì thiếu oxi. Hoặc bệnh nhân chết do sự hình thành các cục máu đông bất ngờ tại các vị trí xung yếu của hệ mạch, gây nghẽn tắc tuần hoàn, dẫn đến tử vong: nhồi máu não, nhồi máu mạch vành tim, thậm chí vỡ động mạch… Một cái chết do Covid điển hình chúng ta được biết là của cô công nhân xấu số 38 tuổi tại Bắc Giang trong đợt dịch hồi tháng 5/2021: tối hôm trước cô này vẫn khỏe mạnh, vẫn gọi điện video call về gia đình trên Lạng Sơn nói chuyện bình thường. Thế nhưng sáng hôm sau, gia đình đã phải nhận tin báo tử. Cô đã bị một ‘cơn bão cytokine’ tràn ngập phổi, dẫn đến suy hô hấp cấp mà khi đó tại đây chưa có hệ thống ECMO, nên đã tử vong thật đáng tiếc. Tôi phải nói thật đáng tiếc, vì cái ‘cơn bão cytokine’ chết chóc kia hoàn toàn có thể được ngăn chặn bởi một thứ thuốc đặc hiệu, rẻ tiền, dễ kiếm đó là dexamethasone! Các thầy thuốc trên đó đã không cập nhật kiến thức, hoặc giả họ cũng chẳng đọc hay được phổ biến về các thông tin y học trong nước và thế giới đã đưa về vấn đề này cách đây hàng năm, vốn đầy rẫy trên internet, các mạng xã hội.
Với những người cao tuổi, có bệnh lý nền mãn tính nguy hiểm khi bị nhiễm Covid trong đại dịch càng nguy hiểm bội phần. Ta phải đau đớn mà thừa nhận rằng, một phần lớn họ đã không qua được. Dẫn đến tình trạng như các hãng tin quốc tế đã đưa, nhiều trại dưỡng lão của Italia, Tây Ban Nha…phải đóng cửa luôn, vì bệnh nhân đã chết hết. Họ chết vì nhiều nguyên nhân: các chức năng sống trong các cơ thể già nua bệnh tật vốn mong manh như ngọn đèn trước gió, virus nhiễm vào, thêm vài triệu chứng như cơn gió nhẹ thổi, đèn tắt. Những người già có bệnh lý nền nguy hiểm thậm chí bị nhiễm virus, chưa kịp biểu hiện triệu chứng nào có khi cũng đã tử vong. Vì bệnh viện quá tải, không còn đủ cả y bác sĩ chăm sóc trông nom đầy đủ như mọi khi đến họ. Nên thực ra họ tử vong vì các bệnh nguy hiểm đã có sẵn, nhưng vì nhiễm virus nên thế là họ đương nhiên thành bệnh nhân chết vì Covid. Xét kỹ, rõ ràng họ đã chết vì ung thư, tim mạch, tiểu đường… hay thậm chí có thể gọi là chết già. Thế nhưng những cái chết của họ có thể sớm hơn một chút vào đúng thời điểm này đã góp phần tăng mức độ ‘khủng khiếp’ của dịch bệnh. Kể cũng hơi khó cho ngành y, trong cơn dịch giã điên cuồng như chúng ta đã chứng kiến, người chết nhiều đến mức chôn thiêu không kịp, phải đưa vào công ten nơ lạnh thì thời gian đâu để mà họp bàn, hội chẩn, xác quyết từng bệnh nhân XYZ nào đó tử vong do những nguyên nhân sâu xa nào. Chết do Covid. Kết luận thế cho nhanh, gọn và…đỡ rắc rối!
Thực tế tình hình dịch bệnh đã và đang diễn ra như vậy. Nên yêu cầu của các trí thức có tư duy lý tính và trách nhiệm là hoàn toàn đúng đắn. Rõ ràng, có rất nhiều bệnh nhân đã chết vì Covid, đặc biệt là ở những người con trẻ bị nhiễm bệnh mà không được điều trị bằng thuốc sớm. Nhưng cũng có khá nhiều bệnh nhân thực chất đã chết vì các căn bệnh nguy hiểm khác như đã nói ở trên. Những bệnh nhân này, chúng ta phải nói sòng phẳng và chính xác là, thực tế dù có bệnh dịch Covid hay không thì sự sống của họ theo quy luật cuộc đời, cũng sẽ sớm kết thúc mà thôi. Đó là chữ ‘tử’ định sẵn trong cái vòng đời bất biến “sinh lão bệnh tử”, ai là người cưỡng lại được? Có nhiễm virus trong thời kỳ dịch bệnh này, họ tử vong, sẽ được gắn thêm một bệnh nữa là Covid! Nên chính xác mà nói có lẽ phần nhiều họ đã “chết với Covid” mà thôi, chứ không phải là “chết vì Covid”!
Sở dĩ chúng ta cần phải phân biệt rõ hai khái niệm này, và công bố chi tiết các góc cạnh của bảng thống kê các con số tử vong để cả xã hội nhận thức rõ ràng mức độ ảnh hưởng của dịch Covid-19. Bởi sau hơn hai năm điêu đứng, mọi hoạt động kinh tế xã hội bị đình trệ, suy giảm nghiêm trọng vì dịch bệnh, hầu như đã đến điểm tới hạn. Nếu chúng ta không có nhận thức lại, có sự điều chỉnh đúng đắn về việc phòng chống dịch Covid, tiếp tục sợ hãi quá đáng dẫn đến co cứng, đóng băng như thời gian qua, chúng ta sẽ phải chịu những hậu quả còn kinh khủng hơn là dịch Covid gây ra. Kể cả là về sinh mạng. Bởi như đã nói con người ta sinh ra lớn lên, sống cuộc đời của mình, rồi hầu như ai cũng phải mắc một căn bệnh nào đó, rồi chết. Loài người chúng ta hàng giây hàng phút vẫn đang chết vì vô vàn các nguyên nhân, các dịch bệnh khác nhau chứ không chỉ đến khi có Covid mới chết! Ngành y tế còn phải chữa chạy rất nhiều những dịch, bệnh khác nguy hiểm và gây chết người thậm chí là hơn, chứ không chỉ là Covid!
Bởi thế, cần nhận thức lại cho sâu sắc đúng đắn hậu quả, tác hại của Covid để có tư duy và thái độ mới. Toàn xã hội cần phải dần coi Covid là bệnh đặc hữu, như là một bệnh cúm mùa hàng năm. Chung sống và thích ứng cùng Covid là một điều rất cần thiết hiện nay.
Đánh giá
Mục lục bài viết
Bạn Giang Thu H, từ quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh nhắn cho tôi: “Dạo này em thấy một số đài báo nước ngoài họ dùng khái niệm ‘chết vì covid’ và ‘chết với covid’. Thực sự phân biệt thế nào, xin ý kiến dược sĩ ạ?”
Người gửi / điện thoại
Nghệ có tên khoa học là Curcumin longa, họ gừng: Zingiberaceae. Bộ phận dùng là củ (thân rễ) đào lên có thể dùng tươi ngay hoặc luộc nước sôi từ 30-45 phút sau đó thái nhỏ, sấy khô, tán thành bột có màu vàng sậm để dùng dần.
Mọi sầu não của bạn sẽ được giải quyết một cách nhanh gọn, hiệu quả cao, rẻ tiền mà không cần phải đi săn lùng tê giác tận châu Phi xa xôi làm gì.
Thật khó mà hình dung ra đời sống con người thời hiện đại lại thiếu thuốc kháng sinh. Thuốc kháng sinh- hay thuốc trụ sinh, tùy từng nơi gọi là một chất chiết xuất từ vi sinh vật hoặc có thể bán tổng hợp: từ cái chất chiết xuất trong công nghệ nuôi cấy vi sinh ra kia, người ta lấy đó là chất gốc rồi gắn thêm vào các chất hóa học khác, cho ra nhiều loại kháng sinh bán tổng hợp khác nhau.
Vô vi - Tập truyện Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tập truyện: Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tác giả: Trần Thanh Cảnh
Người đọc: Thủy Tiên
Mỹ nhân làng Ngọc 3 (Hết) - Tập truyện Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tập truyện: Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tác giả: Trần Thanh Cảnh
Người đọc: Thủy Tiên
Bến sông xuân 1 - Tập truyện Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tập truyện: Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tác giả: Trần Thanh Cảnh
Người đọc: Thủy Tiên
Trung đoàn 51 (E51) thành lập ngày 10/4/1968 tại Thái Thụy, Thái Bình giữa lúc cuộc chiến với Mỹ đang ác liệt. Trung đoàn có nhiệm vụ huấn luyện chiến sĩ mới bổ sung cho chiến trường...
Và ngày hôm nay 8/7, tác giả lại dành tình cảm và cảm xúc của mình cho những chữ ký và con dấu nhân dịp ra mắt bộ BOXSET 3 CUỐN SÁCH "Trần Thủ Độ - Trần Quốc Tuấn - Trần Nguyên Hãn". Sau chuỗi ngày nắng nóng gay gắt, Hà Nội hôm nay bỗng mát mẻ lạ thường, cảm tưởng như ông trời cũng thương mến, ủng hộ cho buổi ký tặng
Bạn nào muốn xem Dược sĩ chém về Bảo hiểm Y tế và các vấn đề liên quan trên sóng VOVTV, xin mời...