Vài lời mở đầu: Tôi là một dược sĩ và là một nhà văn, trong cả hai vai trò rõ ràng tôi phải quan tâm đến đại dịch Covid-19 đang diễn ra trên đất nước ta và cả thế giới. Sự quan tâm của tôi đến thế nào, bạn có thể tìm hiểu các bài viết của tôi trên báo chí, facebook kể từ khi dịch nổ ra bên Vũ Hán, Trung Quốc cho đến nay sẽ rõ. Đặc biệt, khi đợt dịch thứ 4 nổ ra dữ dội trong Tp. Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận phía Nam, đã thu hút sự chú ý của tôi ngay từ đầu. Bởi tôi biết đây là địa bàn trọng điểm và mật độ dân cư cực đông, nếu dịch xảy ra trên quy mô lớn sẽ rất khó khăn. Nên tôi thậm chí đã có nhiều lần sớm kêu gọi mọi người, các cấp chính quyền hết sức chú trọng việc phòng dịch. Nhưng rồi dịch Covid-19 vẫn xảy ra. Với những hậu quả đau thương mất mát khôn cùng. Quy mô đợt dịch thứ 4 này quá lớn, dẫn đến hệ thống y tế quá tải trầm trọng, hầu như vỡ trận, có lúc có nơi người bệnh không được chăm sóc kịp thời, dẫn đến những tình cảnh đau đớn. Với tư cách một dược sĩ tôi vô cùng đau xót trước cảnh đồng bào mình đã không được tư vấn sử dụng thuốc kịp thời để có thể vượt qua cơn nguy cấp. Với tư cách một nhà văn, tôi càng không thể bịt mắt bưng tai trước những cảnh thống khổ cùng cực của dân nghèo trong cơn dịch giã. Tôi đã làm tất cả những gì có thể trong khả năng của mình. Tôi thậm chí đã công bố công khai số điện thoại cá nhân để sẵn sàng trợ giúp tư vấn cách sử dụng thuốc cho mọi người. Và trong những lúc cao trào vì dịch tàn phá, ngành y tế trong thành phố bất lực, tôi đã nhận được không ít những cuộc điện thoại yêu cầu trợ giúp…
Nay dịch đã qua đỉnh rồi, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thành lân cận đang dần trở lại nhịp sống bình thường. Nhưng Covid sẽ còn lâu mới bị tiêu diệt hẳn. Chúng ta đã xác định sẽ phải sống và thích ứng với sự tồn tại lâu dài của Covid trong đời sống. Covid sẽ thành như một loại bệnh đặc hữu. Chính vì vậy, tôi sẽ công bố những câu hỏi của bệnh nhân trong đó gửi tới tôi và những lời tư vấn của mình, để cho các bạn đọc đông đảo có thể đọc tham khảo và rút ra một đôi điều gì đó. Để có thể sống chung yên lành cùng Covid!
Câu hỏi thứ nhất (của bác Nguyễn Xuân H, ở quận Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh): Thưa dược sĩ, tôi là một người về hưu, năm nay 67 tuổi. Tôi bị tiểu đường và tăng huyết áp, suy tim nhẹ. Tôi có nên đi tiêm vaccine phòng Covid không? Và sau khi tiêm tôi cần làm gì để mình được an toàn, khỏe mạnh?
Tiểu đường và tăng huyết áp rồi dẫn đến suy tim là hai bệnh lý nền có ảnh hưởng trực tiếp đến hệ miễn dịch trong cơ thể. Nó làm giảm sức đề kháng rõ rệt nên người có hai bệnh này rất dễ mắc thêm các bệnh nhiễm trùng cơ hội khác. Chính vì vậy, Tổ chức y tế thế giới (WHO) cũng như Bộ Y tế của Việt Nam đã xếp vào nhóm bệnh lý nền có nhiều nguy cơ trong đại dịch Covid. Bởi một khi sức đề kháng cơ thể kém, cơ hội cho virus Sars- CoV-2 gây Covid-19 vượt qua hàng rào sinh học xâm nhập vào các tế bào phổi là khá cao. Nên các quốc gia đều khuyến cáo những người trên 65 tuổi và có các bệnh lý nền liên quan đến hệ miễn dịch nên đi tiêm vaccine sớm khi có điều kiện. Kể từ khi dịch Covid-19 xảy ra bên Vũ Hán, Trung Quốc rồi lan ra toàn thế giới đến nay đã gần hai năm, gây ra nhiều thương vong cho người dân toàn cầu. Nhưng các số liệu thông kê y học ở mọi nước đều cho thấy, tỷ lệ người nhiễm bệnh và tử vong vì Covid ở lứa tuổi từ 65 trở lên và kèm theo bệnh lý nền như tiểu đường, ung thư, tim mạch, béo phì… luôn cao hơn hẳn so với nhóm lứa tuổi trẻ hơn. Cũng các số liệu thống kê này cho thấy, lứa tuổi càng cao thì tỷ lệ tử vong vì Covid theo đó cũng tăng hơn rõ rệt. Thậm chí là nhiều lần. Cho nên sau quá trình điều trị Covid cho các bệnh nhân cao tuổi và có bệnh lý nền, các thầy thuốc đã rút ra kinh nghiệm, với nhóm người này, phòng bệnh là phương pháp tốt nhất. Để phòng bệnh, cần phải cách ly với các nguồn lây. Nhưng đây là điều hầu như bất khả thi vì virus vốn hiện diện trong cơ thể con người, nó đã lấy người làm ‘vật chủ’. Và đường truyền virus đã được khoa học xác quyết: có đến 99% các ca bệnh lây truyền bằng hơi thở từ người sang người ở không gian kín và tiếp xúc cự ly gần. Bởi thế tất cả các thầy thuốc trên thế giới đều thống nhất hiện chỉ trông chờ vào khả năng ngừa bệnh của vaccine, đặc biệt với nhóm người cao tuổi và có bệnh lý nền như đã nói ở trên. Như bác đã biết, hệ miễn dịch của bác đã bị suy yếu, khả năng chống đỡ sự xâm nhập của virus đã kém, vậy thì một liều vaccine phòng Covid được đưa vào cơ thể sẽ kích thích hệ miễn dịch, sinh ra các kháng thể thường trực sẵn sàng tiêu diệt các con virus xâm nhập vào. Như vậy cơ thể sẽ an toàn trước dịch bệnh.
Vậy lời khuyên của tôi là bác nên đi tiêm ngay khi có thể. Tiêm xong, tuân thủ sự hướng dẫn của nhân viên y tế. Về nhà nghỉ ngơi, uống nhiều nước hoa quả và tránh không vận động mạnh trong 7 ngày sau tiêm. Nếu có các tác dụng phụ xảy ra như sốt, đau người, hãy hỏi các thầy thuốc để được tư vấn cụ thể.
Tuy nhiên tất cả các loại vaccine phòng Covid-19 hiện nay đều mới được nghiên cứu sản xuất ra trong vòng chưa đầy hai năm nay. Ngoài ra việc đánh giá kỹ lưỡng tác dụng chính, tác dụng phụ của chúng còn phải cần có thêm thời gian nữa. Thì có một việc nổi lên trên thực tế dịch bệnh hiện nay là, những người kể cả tiêm đủ hai mũi vaccine vẫn bị nhiễm Covid. Thậm chí là tử vong. Nhưng cũng những nghiên cứu về tác dụng của vaccine gần đây đã chỉ ra cho thấy, những người đã tiêm vaccine nếu nhiễm bệnh, triệu chứng sẽ nhẹ đi nhiều và nguy cơ tử vong sẽ thấp. Vì vậy chúng ta không thể phủ nhận vai trò của vaccine. Nhưng cũng không nên ‘thần thánh’ nó quá mà dẫn đến lơ là mất cảnh giác phòng vệ bản thân, cho rằng tiêm vaccine rồi thì không nhiễm bệnh. Đây là một suy nghĩ hoàn toàn sai lầm trong đại dịch Covid-19 hiện nay.
Vậy thì chúng ta nên làm những gì để bảo vệ bản thân khỏi dịch bệnh và vẫn được sống một cuộc sống bình thường? Bởi nói cho cùng nếu đã tiêm vaccine rồi mà cuộc sống của mỗi cá nhân, của mỗi gia đình, của cả cộng đồng dân cư vẫn bị bó hẹp mãi trong những hạn chế về nhiều mặt từ sinh hoạt cá nhân đến hoạt động xã hội thì quả là gay go căng thẳng. Không những tạo ra stress thần kinh với từng cá nhân mà nó còn làm đình trệ xã hội, đứt gãy chuỗi sản xuất kinh doanh dẫn đến sụp đổ nền kinh tế. Đó mới là nguy cơ lớn nhất. Nguy cơ này nó thậm chí có thể dẫn đến những hệ lụy kinh hoàng về mọi mặt, kể cả về thiệt hại sinh mạng còn lớn hơn nhiều so với Covid. Bởi vậy việc tự bảo vệ của mỗi cá nhân trong điều kiện ‘bình thường mới’ hiện nay để thích ứng với Covid là điều đặc biệt quan trọng. Trên góc độ của một dược sĩ, xin chân thành khuyên bác tự mình có thể thực hiện những điều sau đây:
Thứ nhất, cần chú ý chế độ ăn uống sao cho cân đối và đủ các chất cần thiết của cơ thể. Một chế độ ăn đủ protid, lipid, glucid (thịt, mỡ, tinh bột) rau xanh, hoa quả tươi… Đặc biệt chú ý ăn đủ lượng protid hàng ngày bởi đây là chất quan trọng nhất để cơ thể xây dựng nên hệ miễn dịch chống virus xâm nhập.
Thứ hai, nên chú ý bổ sung các loại vitamin và các yếu tố vi lượng cần thiết cho cơ thể hàng ngày. Bởi dù sao thức ăn của chúng ta qua quá trình bảo quản chế biến, sẽ dẫn đến bị mất chất và không còn đầy đủ các loại vitamin và vi lượng thiết yếu như yêu cầu. Nên cần bổ sung. Chú ý bổ sung Zn (kẽm) và vitamin C là hai chất tăng cường hệ miễn dịch hoạt động mạnh. Lượng vitamin C cần bổ sung hàng ngày cho người lớn trong điều kiện bình thường khoảng 90mg/người/ ngày. Trong khi có dịch, nguy cơ cao có thể đến 1000mg/ ngày.
Thứ ba là cần luyện tập vận động thân thể sao cho phù hợp với lứa tuổi và sức khỏe hiện tại. Nếu được cùng hít thở trong bầu không khí thiên nhiên, nhiều cây xanh, thoáng đãng là tốt nhất. Sự luyện tập thể lực đúng độ cũng góp phần nâng cao sức đề kháng một cách rõ rệt.
Cuối cùng, sau một đợt dịch (và vẫn còn đang tiếp diễn) kinh hoàng, nó đã làm thay đổi đời sống sâu sắc về mọi mặt, nó khiến cho từng cá nhân cũng phải tự điều chỉnh lối sống sao cho phù hợp. Nhưng với ngành y tế, lời khuyên của các thầy thuốc cho bệnh nhân của mình là ngoài việc thực hiện lối sống vệ sinh căn bản mà mọi người cần phải biết, thì việc giảm thiểu tối đa các cuộc tụ tập, đến các chốn đông người xa lạ là một việc rất nên làm với những người lứa tuổi như bác, bác H thân mến ạ!
Đánh giá
Mục lục bài viết
Vài lời mở đầu: Tôi là một dược sĩ và là một nhà văn, trong cả hai vai trò rõ ràng tôi phải quan tâm đến đại dịch Covid-19 đang diễn ra trên đất nước ta và cả thế giới. Sự quan tâm của tôi đến thế nào, bạn có thể tìm hiểu các bài viết của tôi trên báo chí, facebook kể từ khi dịch nổ ra bên Vũ Hán, Trung Quốc cho đến nay sẽ rõ.
Người gửi / điện thoại
Theo định nghĩa của Tổ chức y tế thế giới WHO: “ Bụi mịn là một chất gây ô nhiễm không khí gồm hỗn hợp các hạt chất rắn và hạt lỏng, chúng lơ lửng trong không khí.”
Nhưng trước hết có lẽ ta nên tìm hiểu chút, huyết áp là gì? Huyết áp là áp lực đẩy máu do sức bơm của tim và độ cản của thành mạch.
Tp. Hồ Chí Minh đang cực kỳ căng thẳng trong tâm dịch. Đây đó đã vang lên tiếng kêu cứu của bệnh nhân không được chăm sóc kịp thời. F1 và F0 không triệu chứng đã được cách ly tại nhà. Nhưng con đường để từ F1, F0 trở thành bệnh nhân là cực kỳ ngắn và bất ngờ.
Bến sông xuân 2 - Tập truyện Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tập truyện: Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tác giả: Trần Thanh Cảnh
Người đọc: Thủy Tiên
Vô vi - Tập truyện Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tập truyện: Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tác giả: Trần Thanh Cảnh
Người đọc: Thủy Tiên
Giáo sư Kê - Tập truyện Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tập truyện: Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tác giả: Trần Thanh Cảnh
Người đọc: Thủy Tiên
Chuyện bên kè đá - Tập truyện Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tập truyện: Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tác giả: Trần Thanh Cảnh
Người đọc: Thủy Tiên
Trung đoàn 51 (E51) thành lập ngày 10/4/1968 tại Thái Thụy, Thái Bình giữa lúc cuộc chiến với Mỹ đang ác liệt. Trung đoàn có nhiệm vụ huấn luyện chiến sĩ mới bổ sung cho chiến trường...
Và ngày hôm nay 8/7, tác giả lại dành tình cảm và cảm xúc của mình cho những chữ ký và con dấu nhân dịp ra mắt bộ BOXSET 3 CUỐN SÁCH "Trần Thủ Độ - Trần Quốc Tuấn - Trần Nguyên Hãn". Sau chuỗi ngày nắng nóng gay gắt, Hà Nội hôm nay bỗng mát mẻ lạ thường, cảm tưởng như ông trời cũng thương mến, ủng hộ cho buổi ký tặng
Bạn nào muốn xem Dược sĩ chém về Bảo hiểm Y tế và các vấn đề liên quan trên sóng VOVTV, xin mời...