Trong đời sống thì tỏi là một loại gia vị hàng ngày không thể thiếu. Bạn thử tưởng tượng một cách đơn giản, nếu đĩa thịt trâu tươi xào mà thiếu vị tỏi? Ngọn rau lang, rau muống xào hay bát nước chấm chanh ớt mà thiếu tỏi? Chắc chắn là một thiếu sót kinh khủng của kỹ thuật ẩm thực, nó sẽ không ra một vị gì hết. Đó là chưa kể mỗi lần đi qua phố cổ, buổi chiều chỗ đầu phố Hàng Hòm, mấy hàng “Ngan cháy tỏi” thơm lừng lẫy mời chào khách qua đường…
Các nước xứ lạnh như Hàn Quốc, người ta sử dụng tỏi trong thức ăn để chống lạnh rất nhiều. Điển hình như món Kim chi, quốc hồn quốc túy của họ, nếu mà không có tỏi thì sao còn gọi là Kim chi được nữa!
Còn trong y học cổ truyền nước ta, tỏi là một vị thuốc được sử dụng rất phổ biến từ lâu. Củ tỏi là phần thân ngầm phình ra thành củ của cây tỏi. Cây tỏi có tên khoa học là Allium sativum. Họ hành: Alliaceae.
Y học cổ truyền vẫn sử dụng tỏi để trị các chứng bệnh như huyết áp cao, ung nhọt viêm tấy ngoài da, đầy bụng khó tiêu. Và đặc biệt là trị cảm cúm.
Theo nghiên cứu của khoa học hiện đại, thành phần hoạt chất chính trong tỏi có tác dụng như một loại kháng sinh thực vật, có thể ức chế, tiêu diệt được khá nhiều loại vi khuẩn và cả các virus cúm. Chất này có tên khoa học là Allicin. Nhưng chất này không tự nhiên có sẵn trong tỏi. Mà trong tỏi chỉ có một dạng tiền chất của nó có tên là Alliin. Trong các ngăn mô tế bào của tỏi có chứa sẵn Alliin. Và cũng trong các ngăn mô khác liền kề có chứa một loại men tên là Alliinase. Riêng biệt. Khi chúng ta tác động đến củ tỏi bằng lực đủ mạnh, khiến cho các mô tế bào tỏi này vỡ ra, men Allinase sẽ tác động đến Alliin và biến nó thành Allicin. Allicin này mới có tác dụng diệt vi khuẩn, virus. Thế nên khi ăn tỏi ta cần đập giập cho vỡ các mô tỏi khiến cho Alliin và Allinase được giải phóng, trộn lẫn vào nhau, tác dụng với nhau cho ra Allicin có tác dụng chữa bệnh. Không ngẫu nhiên mà các cụ nhà ta lại dạy con cháu khi nấu ăn có sử dụng tỏi thì phải bóc vỏ rồi đập cho giập nát ra rồi làm gì hãy làm...
Nhân nhắc đến chuyện các cụ dạy, trong dân gian còn lưu truyền khá nhiều những truyền thuyết về tính hữu dụng thần kỳ của tỏi. Người ta cho rằng, tỏi, có thể chống lại được cả tà ma. Nên trong nhà luôn nên có những túm tỏi treo, vừa là để dự trữ gia vị, làm giống và trừ tà.
Còn khi nhà mới sinh em bé mà có việc phải đi ra khỏi nhà thì bao giờ các bà các mẹ cẩn thận chu đáo cũng nhớ nhét vào chăn ủ bé một củ tỏi. Nghe nói là cũng để không cho bọn yêu ma lảng vảng ngoài đường sà vào trêu chọc bé yêu của mình.
Hai truyền thuyết trên mới đầu nghe ra có vẻ mê tín dị đoan, thế nhưng sau khi nghiên cứu kỹ về tính chất tác dụng của củ tỏi dưới ánh sáng khoa học hiện đại, thì ta lại thấy hình như các cụ xưa có lý. “Tà ma” thì vô hình, nhưng khoa học hiện đại có thể quy cho đó chính là những con vi khuẩn virus vô cùng nhỏ bé, mắt thường không trông thấy được, như ma vô hình, vốn dĩ đầy xung quanh môi trường sống của chúng ta. Tỏi có thể trừ được tà ma vi khuẩn virus xâm nhập vào cơ thể con người ta vì nó tiết ra chất Allicin, tiêu diệt những con tà ma ghê gớm kia.
Thế nên tỏi, được sử dụng rộng rãi cả trong đời sống và y học. Thời chưa xa, có lúc ngành y tế còn chế dung dịch nước tỏi nhỏ phòng cúm cho nhân dân. Thậm chí gần đây ở nước ta còn lên cơn sốt phong trào sử dụng tỏi để chữa bách bệnh. Ăn tỏi sống, ngâm rượu tỏi để uống hàng ngày, làm tỏi đen để sử dụng… thôi thì đủ kiểu. Tất nhiên tỏi, là một sản phẩm thiên nhiên cực tốt, thế nhưng phong cho nó chữa được bách bệnh như huyên truyền thì quả là có hơi quá!
Tôi có ông bạn rượu rất hâm mộ tỏi. Thậm chí ngôn ngữ hàng ngày, ông ấy cũng rất hay dùng từ “củ tỏi”, cho một số trường hợp mà một nhân nào đó sắp “đi đứt”. Khi đi nhậu, ông ấy thường gọi thêm một đĩa tỏi tươi, ớt tươi thái lát, kèm một xấp lá lốt tươi rửa sạch sẽ. Một bát nước mắm nguyên chất vắt nước cốt chanh. Dùng lá lốt cuốn tỏi và ớt tươi rồi chấm mắm chanh. Nhắm rượu.
Ông ấy bảo, đấy là bài thuốc chống cúm gia truyền của các cụ nhà ông để lại. Bài chống cúm này có khi đúng, vì tôi thấy ông ấy hình như chả cúm bao giờ! Tôi cũng đã thử: dùng lá lốt tươi, bọc một vài lát tỏi, thêm một lát ớt tươi rồi chấm nước mắm vắt chanh. Đưa vào miệng nhai kỹ. Mùi tinh dầu tỏi, mùi lá lốt, vị cay của ớt bốc lên nóng ran khoang miệng. Nuốt. Chiêu một ngụm rượu thấy nóng từ trên xuống dưới.
Bụng bảo dạ, thế này thì đúng là vi khuẩn virus chết ráo từ miệng họng, sao mà có cơ xâm nhập vào trong được nữa. Nhưng xin các bạn chớ thử làm gì, thật ra món đó rất hại dạ dày, bởi theo quy luật cuộc đời, được đằng nọ sẽ mất đằng kia thôi mà.
Nếu các bạn muốn phòng chống không cho virus cúm xâm nhập vào miệng họng, chúng ta chỉ cần trong bữa ăn, chén vài lát tỏi tươi là đủ. Thế là đủ để tiêu diệt các con virus đang ở miệng mũi họng rập rình xâm nhập vào sâu bên trong cơ thể bạn. Chỉ có điều hơi khó chịu một chút, là mỗi khi ăn xong tỏi, ngon thì có ngon nhưng mùi của nó khá “nồng nàn”, nên lại phải tìm cách xử lý. Vài tách trà nóng là một giải pháp. Một chiếc kẹo cao su cũng là một giải pháp hoàn hảo, sạch răng thơm miệng. Chỉ có điều nhai xong kẹo cao su, nhớ bọc bã vào một mảnh giấy nhỏ và bỏ vào thùng rác, nếu không sẽ lại làm người khác khó chịu.
Đánh giá
Mục lục bài viết
Trong đời sống thì tỏi là một loại gia vị hàng ngày không thể thiếu. Bạn thử tưởng tượng một cách đơn giản, nếu đĩa thịt trâu tươi xào mà thiếu vị tỏi? Ngọn rau lang, rau muống xào hay bát nước chấm chanh ớt mà thiếu tỏi?
Người gửi / điện thoại
Về tình trạng hiện nay ở một số nơi trên nước ta, nhiều người đã được tiêm vaccine mũi 1 là moderna, đến kỳ tiêm mũi 2 nhưng không có moderna nữa. Vậy phải làm sao?
Còn thực ra, với hàng ngàn loại thuốc đang sử dụng trong ngành y tế nước ta thì cái nguy cơ xảy ra nhầm thuốc là rất lớn nếu nhãng ý đi. Thế cho nên nhân lực ngành y tế luôn được đào tạo rất kỹ lưỡng. Và đặc biệt coi trọng việc thực hành.
Mỹ nhân làng Ngọc 3 (Hết) - Tập truyện Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tập truyện: Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tác giả: Trần Thanh Cảnh
Người đọc: Thủy Tiên
Vô vi - Tập truyện Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tập truyện: Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tác giả: Trần Thanh Cảnh
Người đọc: Thủy Tiên
Đập lúa đêm trăng - Tập truyện Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tập truyện: Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tác giả: Trần Thanh Cảnh
Người đọc: Thủy Tiên
Trung đoàn 51 (E51) thành lập ngày 10/4/1968 tại Thái Thụy, Thái Bình giữa lúc cuộc chiến với Mỹ đang ác liệt. Trung đoàn có nhiệm vụ huấn luyện chiến sĩ mới bổ sung cho chiến trường...
Và ngày hôm nay 8/7, tác giả lại dành tình cảm và cảm xúc của mình cho những chữ ký và con dấu nhân dịp ra mắt bộ BOXSET 3 CUỐN SÁCH "Trần Thủ Độ - Trần Quốc Tuấn - Trần Nguyên Hãn". Sau chuỗi ngày nắng nóng gay gắt, Hà Nội hôm nay bỗng mát mẻ lạ thường, cảm tưởng như ông trời cũng thương mến, ủng hộ cho buổi ký tặng
Bạn nào muốn xem Dược sĩ chém về Bảo hiểm Y tế và các vấn đề liên quan trên sóng VOVTV, xin mời...