Trước hết tôi xin khẳng định, tôi là người tuyệt đối ủng hộ nguyên tắc: “Đã uống rượu thì không lái xe”!
Thế nhưng mấy hôm nay, khi Luật phòng chống tác hại của rượu bia chính thức có hiệu lực và đi vào cuộc sống thì mới thấy một vấn đề đặt ra là, có những trường hợp chẳng nhấp môi đến chén rượu hớp bia nào nhưng nếu cảnh sát giao thông kiểm tra vẫn có thể bị phạt vì máy đo sẽ báo chính xác là trong hơi thở có cồn! Tại sao vậy? Vậy rượu kia nó ở đâu mà ra?
Theo một số thực nghiệm công bố trên các phương tiện truyền thông và ngay cả ông vụ phó An toàn giao thông cũng đã xác nhận thì, rõ ràng là chỉ cần ăn hai quả vải hoặc vài loại hoa quả nào đó là cũng có thể chúng ta đã nạp rượu một cách vô thức vào người. Điều đó đúng hay sai?
Xin thưa các bạn, về mặt nguyên tắc hoàn toàn đúng!
Các bạn biết rằng, rượu vang người ta làm từ nho chỉ cần đem ủ nước ép nho trong thùng dưới hầm là sau một thời gian thành rượu vang thành phẩm chúng ta vẫn uống có độ cồn là 12-15% mà không phải qua chưng cất gì.
Rượu hoa quả các loại khác nhau cũng vậy, chỉ cần ủ nước ép hoa quả trong một thời gian và nhiệt độ thường là cũng cho ra rượu hoa quả cũng có độ cồn tương tự. Việc chế biến nước ép từ hoa quả chín ra rượu là cái việc đơn giản mà nhân loại đã làm hàng ngàn năm nay.
Bởi đường Glucose (gọi là đường đơn: công thức hóa học là C6H12O6) có nhiều trong các loại hoa quả rất dễ dàng biến thành rượu (công thức hóa học là C2H5OH) do bản thân trong các loại quả đó đều có sẵn các loại men để biến đường thành rượu. Thậm chí các loại quả chín không cần phải ủ ấp gì nhiều thì nó cũng tự động sinh ra rượu và các hoạt chất khác vì đây là quá trình sinh hóa đã được lập trình sẵn của thiên nhiên.
Bởi thế, trong các loại hoa quả có vị ngọt như vải, nhãn, chuối, mít, sầu riêng… thường có rất nhiều đường đơn Glucose. Từ đường đơn này chuyển thành rượu chỉ là một bước đơn giản. Hoa quả chín chỉ cần để trong điều kiện nhiệt độ bình thường là các men có sẵn trong đó khởi động ngay quá trình rượu hóa Glucose. Nếu chúng ta ăn quả đó thì một cách vô tình đã “uống” một lượng rượu nhỏ mà không hề chạm chén…Mà trong ăn uống sinh hoạt hàng ngày chúng ta không thể chủ động được việc ăn những quả gì và ăn vào lúc nào để mà không vô tình nạp rượu. Nên nói như ông vụ phó An toàn giao thông rằng, người dân phải chủ động việc ăn hoa quả của mình sao cho không có rượu là hết sức vô trách nhiệm! Nhân đấy tôi bèn soi lại các điều khoản phạt của Luật phòng chống tác hại của rượu bia và chợt nhận thấy có một khoản hết sức vô lý: “Phạt từ 2 triệu vnđ đến 3 triệu vnđ với xe máy, phạt từ 6 triệu vnđ đến 8 triệu vnđ với ô tô nếu người điều khiển phương tiện có nồng độ cồn từ 0 đến 0,24 mililit trên 1lit khí thở.”! Tôi không tin vào mắt mình khi đọc cái điều quái gở trên đây: Nếu thế thì người dân cả nước này cứ đo là bị phạt, bởi từ 0 trở lên kia mà! Tôi không hiểu những người làm dự án luật và những người bấm nút thông qua cái điều trên nghĩ gì?
Có lẽ các cơ quan quản lý nhà nước cần có động tác đình chỉ để sửa gấp cái điều khoản thậm vô lý này để cho luật có thể đi vào cuộc sống một cách khoa học, đúng đắn hợp lý.
Nhân dịp này có nhiều người thắc mắc là nếu chúng ta uống rượu, thì bao lâu cơ thể sẽ thải hết ra ngoài và đo khí thở không còn? Đây là câu hỏi hóc búa bởi mỗi cơ thể con người ta rất khác nhau nên khó mà có đáp án chung và nhất là vấn đề quan trọng nhất là bạn đã nạp một lượng rượu- bia là bao nhiêu vào người kia! Theo khuyến cáo của Ủy ban an toàn giao thông Mỹ thì sau khi uống rượu, 36 tiếng sau- tức là một ngày rưỡi, bạn mới được cầm lái, bởi lúc đó rượu mới thải trừ hết ra khỏi cơ thể!
Tiện đây tôi xin nhắc lại một số kiến thức vừa viết ở bài số trước: “BẢO VỆ GAN TRƯỚC RƯỢU BIA THẾ NÀO?”- Gan là cơ quan chịu trách nhiệm chính trong việc phân hủy và thải trừ rượu chúng ta đã uống vào người. Để tăng cường khả năng giải rượu của gan, chúng ta có thể tăng lượng nước uống vào cơ thể để thúc đẩy quá trình đào thải. Đặc biệt việc phân hủy rượu ở gan có một chất đóng vai trò rất quan trọng đó là Choline, chất này có nhiều trong lòng đỏ trứng gà. Nếu vì một hoàn cảnh nào đó mà chúng ta trót uống say thì sau đó ta có thể nạp ngay vài cái lòng đỏ trứng gà vào cơ thể ấy cũng là một biện pháp hữu hiệu mà nhiều người đã thực hiện cho kết quả tốt.
Đánh giá
Mục lục bài viết
Theo một số thực nghiệm công bố trên các phương tiện truyền thông và ngay cả ông vụ phó An toàn giao thông cũng đã xác nhận thì, rõ ràng là chỉ cần ăn hai quả vải hoặc vài loại hoa quả nào đó là cũng có thể chúng ta đã nạp rượu một cách vô thức vào người. Điều đó đúng hay sai?
Người gửi / điện thoại
Hp là một loại vi khuẩn mới được phát hiện bởi hai nhà khoa học: R. Warren và B.Marshall người Australia vào năm 1982.
Trong đời sống thì tỏi là một loại gia vị hàng ngày không thể thiếu. Bạn thử tưởng tượng một cách đơn giản, nếu đĩa thịt trâu tươi xào mà thiếu vị tỏi? Ngọn rau lang, rau muống xào hay bát nước chấm chanh ớt mà thiếu tỏi?
Có một hệ thống dược thống nhất trong các bệnh viện, phòng khám, nhà thuốc toàn quốc theo các chuẩn quy định của WHO ( tổ chức y tế thế giới) đảm nhiệm việc này.
Giáo sư Kê - Tập truyện Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tập truyện: Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tác giả: Trần Thanh Cảnh
Người đọc: Thủy Tiên
Bến sông xuân 1 - Tập truyện Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tập truyện: Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tác giả: Trần Thanh Cảnh
Người đọc: Thủy Tiên
Mỹ nhân làng Ngọc 1 - Tập truyện Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tập truyện: Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tác giả: Trần Thanh Cảnh
Người đọc: Thủy Tiên
Buông - Tập truyện Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tập truyện: Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tác giả: Trần Thanh Cảnh
Người đọc: Thủy Tiên
Rơi tự do - Tập truyện Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tập truyện: Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tác giả: Trần Thanh Cảnh
Người đọc: Thủy Tiên
Chẳng là hôm nọ Cục lưu trữ tỉnh đem về tổ chức ở Trung tâm văn hóa Luy Lâu, bèn xuống xem. Cũng khá bổ ích, đặc biệt cho các cháu học sinh. Giá mà các cô hướng dẫn viên nhấn mạnh cho các cháu vài điểm thôi, thì các cháu sẽ nhớ dễ hơn...
Là tên một loài hoa phổ biến gần như quốc hoa của Ấn Độ. Nhà văn Hồ Anh Thái là người tốt nghiệp Tiến sĩ tại đó, lại có nhiều năm công tác trong đại sứ quán Việt Nam tại Ấn độ. Ông có truyện ngắn rất nổi tiếng"TIẾNG THỞ DÀI QUA RỪNG KIM TƯỚC". Một câu chuyện bi thảm về cuộc đời cô thiếu nữ Nilam: từ một cô gái đẹp thành người đàn bà ma chê quỷ hờn, từ một cô hộ sinh đón trẻ ra đời thành một kẻ giết trẻ em gái sơ sinh.
Nhà văn Trần Thanh Cảnh quê ở Thị trấn Hồ, H.Thuận Thành, T.Bắc Ninh, học hết phổ thông ông vào bộ đội tham gia bảo vệ biên giới phía Bắc, giải ngũ sau chiến tranh ông học Đại học Dược.
Nhân dịp kỷ niệm ngày 20-11 và nhằm phát triển hơn nữa văn hóa đọc tại Học viện Chính trị Công an nhân dân, ngày 19/11/2020, Học viện tổ chức buổi giao lưu, giới thiệu Tác giả - Tác phẩm truyện ký “Người bắt ma”.
Khi viết về các nhân vật lịch sử lừng lẫy đã khẳng định được dấu ấn của mình với tầm vóc khổng lồ như Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, Thống Quốc Thái Sư Trần Thủ Độ, tôi có khá nhiều cảm xúc.