Đó là một câu bắt buộc phải in trên tất cả các vỏ hộp đóng gói các loại thuốc, khi đưa ra thị trường bán cho người dùng. Đó là luật. Nó cũng giống như câu: “Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”, phải in trên vỏ hộp của các loại thực phẩm chức năng khi tung ra thị trường.
Trong mỗi đơn vị đóng gói cơ bản của thuốc, còn luôn có kèm theo tờ hướng dẫn sử dụng để cho người sử dụng thuốc đọc. Thế nhưng thực ra sau khi đã đọc muôn vàn những tờ hướng dẫn sử dụng thuốc đó, tôi vẫn băn khoăn, cái đó chính xác là để cho ai đọc: bệnh nhân, người trực tiếp sử dụng thuốc hay là thầy thuốc, người ra y lệnh sử dụng thuốc? Bởi thông thường một tờ hướng dẫn sử dụng thuốc như vậy bao gồm rất nhiều mục như: thành phần, dược lực, dược động học, chỉ định, liều lượng và cách dùng, chống chỉ định, thận trọng, tương tác thuốc, tác dụng không mong muốn, hạn dùng… Bao gồm hàng loạt những thuật ngữ chuyên môn mà người không được học chuyên sâu về thuốc khó lòng hiểu hết. Nên tôi cho rằng, những tờ hướng dẫn sử dụng thuốc kia chủ yếu để cho các bác sĩ, dược sĩ, y tá, điều dưỡng… đọc rồi từ đó có thông tin, hiểu rõ cái loại thuốc bệnh nhân sẽ sử dụng mà có những tư vấn hướng dẫn cụ thể cho từng trường hợp người bệnh. Bởi ngành dược hiện nay phát triển với tốc độ rất cao, các loại thuốc mới, các dạng thuốc mới, các công thức phối hợp thuốc mới được đưa ra thị trường liên tục. Chính vì vậy mà càng cần phải có tờ hướng dẫn sử dụng kia, nó là một hình thức cập nhật thông tin cho nhân viên ngành y tế. Bệnh nhân thông thường khi đọc cả núi thông tin trong tờ hướng dẫn đó nhiều khi sẽ đâm ra hoang mang, đặc biệt là đối với các loại thuốc chuyên khoa biệt dược. Nhưng như vậy không có nghĩa là một khi được kê đơn hoặc mua một loại thuốc không cần kê đơn nào đó về sử dụng, chúng ta lại không đọc tờ hướng dẫn sử dụng đó. Nên đọc, nhưng đọc một cách chọn lọc những thông tin cần thiết. Ví dụ, bạn là người mua mấy viên Paracetamol về uống trị cảm cúm, sốt, đau đầu đau mình mẩy thì chỉ quan tâm đến mục công dụng, liều dùng, hạn dùng, chống chỉ định là đủ. Nếu mà bạn lại đi đọc và cố hiểu kỹ các mục như dược lực học, dược động học, tương tác thuốc… Thì đảm bảo là bạn sẽ không muốn uống bất kỳ loại thuốc nào nữa kia. Những mục đó thường dành để cho các thầy thuốc tham khảo trước khi ra y lệnh.
Đặc biệt trong tờ hướng dẫn sử dụng thuốc này luôn có một mục mà bạn cũng cần quan tâm và nếu có thắc mắc thì hãy hỏi bác sĩ hay dược sỹ của mình, đó là mục: Tác dụng phụ- hay tác dụng không mong muốn của thuốc. Hầu như các loại thuốc dù xuất phát từ nguồn gốc dược liệu tự nhiên hay tổng hợp hóa dược bên cạnh những tác dụng chính để chữa trị bệnh thì luôn có những tác dụng phụ, tác dụng không mong muốn. Ngay cả trong mục này, bạn cũng cần có những kiến thức nhất định để hiểu rõ vấn đề không gây ra hoang mang, mất tự tin, ảnh hưởng đến tâm lý. Mà theo một nghiên cứu khá tin cậy, yếu tố tâm lý chiếm đến 40% khả năng thành công trong các trường hợp sử dụng thuốc chữa bệnh kia! Hiểu biết, đó là điều rất quan trọng. Lấy ví dụ về một loại thuốc rất nóng trên thị trường đợt dịch Covid-19 do coronavirus gây ra: Đó là thuốc diệt virus Hydroxychloroquine- hoặc chất tương đương Chloroquine phosphat. Về tác dụng, công dụng, chỉ định đã quá rõ rồi, không bàn ở đây. Có điều trong tờ hướng dẫn sử dụng thuốc kèm theo họ ghi rõ thế này: “Tác dụng phụ: Khi sử dụng liều cao và kéo dài, Chloroquine phosphat có ảnh hưởng lên thị lực của người bệnh nhưng ảnh hưởng này thường hết khi ngừng sử dụng thuốc. Các tác dụng không mong muốn khác: Thường gặp: đau đầu, phát ban, ngứa, nôn, buồn nôn, tiêu chảy. Ít gặp: lo âu, nhìn mờ, bệnh giác mạc, giảm thị lực. Hiếm gặp: điếc, da nhạy cảm với ánh sáng, giảm tiểu cầu và giảm bạch cầu trung tính…Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.”
Thực ra tác dụng phụ của Chloroquine khá nhẹ nhàng so với tác dụng chính là điều trị sốt rét khi xưa và vừa rồi là điều trị coronavirus. Rõ ràng với cơ chế tác dụng của Chloroquine như vậy thì chúng ta hoàn toàn có thể triển khai sử dụng rộng rãi tại các tuyến y tế cơ sở để điều trị ngay từ đầu cho bệnh nhân covid-19 mà không cần thiết phải chuyển họ về các tuyến trên làm gì, lợi bất cập hại. Nhưng cũng trong đợt dịch vừa rồi, có một số người không hiểu thấu đáo về cơ chế tác dụng của Chloroquine. Về các tác dụng chính cũng như tác dụng không mong muốn của nó gây ra đã viết khá nhiều bài có tính chất hù dọa không những bệnh nhân mà ngay cả với những thầy thuốc tuyến cơ sở ít được tiếp cận với thông tin y khoa mới. Họ dẫn ra những trường hợp tai biến rất hi hữu mà với bất cứ loại thuốc nào kể cả là thuốc bổ cũng có thể vướng phải. Thậm chí họ phóng đại những tác dụng phụ lên. Tôi không biết những người này viết bài có mục đích gì: quan trọng hóa, khoe mẽ, hay thậm chí là câu like… Thế nhưng rõ ràng trong lúc nước sôi lửa bỏng chống dịch căng thẳng như vậy, họ đã làm hoang mang cả thầy thuốc lẫn bệnh nhân một cách không cần thiết. Bởi về mặt nguyên tắc, nhà sản xuất thuốc một khi đã được phép đưa sản phẩm ra thị trường thì đều đã được nghiên cứu thử nghiệm đầy đủ. Những tác dụng phụ có thể xảy ra dù xác suất vô cùng nhỏ cũng phải liệt kê vào trong hướng dẫn sử dụng. Đó cũng là luật. Mà với Chloroquine là một loại thuốc cổ điển đã sử dụng hàng chục năm nay để phòng chống sốt rét và cho bệnh nhân Lupus ban đỏ điều trị lâu dài. Mọi tác dụng phụ của nó cũng đã được thống kê đầy đủ để cho thấy đây là loại thuốc khá lành tính. Việc phát hiện ra tác dụng diệt coronavirus chỉ như là một sự tình cờ, một phát hiện lại mà thôi. Trên thực tế không cứ trong y khoa mà thực ra trong cuộc sống hàng ngày cũng vậy, không thể có điều gì, cái gì toàn bích. Mà luôn phải chấp nhận cả những điều không vừa ý bên cạnh những lợi ích mà nó mang lại. Việc chấp nhận những tác dụng phụ có thể có, có thể gây chút khó chịu cho người ta của một loại thuốc, để dùng tác dụng chính cứu tính mạng của con người, nằm trong cái lý lẽ đó.
Như vậy khi cầm một hộp thuốc trên tay, nhìn thấy dòng chữ: “Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng”, bạn hãy đọc để tham khảo. Nhưng đừng quá phụ thuộc vào nó. Với các loại thuốc kê đơn bởi bác sĩ, bạn hãy sử dụng theo chỉ dẫn cụ thể trong đơn. Với các loại thuốc không cần kê đơn, mua tự do tại nhà thuốc, bạn đã có dược sỹ để tư vấn cho mình.
Đánh giá
Mục lục bài viết
Trong mỗi đơn vị đóng gói cơ bản của thuốc, còn luôn có kèm theo tờ hướng dẫn sử dụng để cho người sử dụng thuốc đọc. Thế nhưng thực ra sau khi đã đọc muôn vàn những tờ hướng dẫn sử dụng thuốc đó, tôi vẫn băn khoăn, cái đó chính xác là để cho ai đọc...
Người gửi / điện thoại
Sở dĩ phải đặt tít bài như trên là do có tình hình ở nước ta nay, các cơ quan đoàn thể hội nhóm bạn bè, chỗ nào cũng hở ra liên hoan đánh chén rượu chè. Rồi các dịp lễ tết dương lịch, nguyên đán, ngày nghỉ… thôi rồi là các bàn nhậu bày ra.
Hồi tôi đang ở bộ đội, năm 1984. Cả đơn vị nuôi tăng gia được một con lợn ngót tạ. Thủ trưởng nhân dịp gì đấy hạ lệnh mổ thịt cho lính tráng làm bữa ấm chân răng. Vui lắm...
Trong Y học, có một thuật ngữ quen thuộc “vật chủ truyền bệnh”, xuất phát từ thuật ngữ “vật chủ” trong môn Sinh học. Đây là một thuật ngữ chỉ về những sinh vật có nuôi dưỡng sinh vật khác, theo các dạng quan hệ ký sinh, cộng sinh hoặc hội sinh, cung cấp dinh dưỡng, nơi trú ẩn hoặc đôi khi là bảo vệ lẫn nhau.
Đập lúa đêm trăng - Tập truyện Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tập truyện: Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tác giả: Trần Thanh Cảnh
Người đọc: Thủy Tiên
Giáo sư Kê - Tập truyện Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tập truyện: Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tác giả: Trần Thanh Cảnh
Người đọc: Thủy Tiên
Mặt Ma - Tập truyện Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tập truyện: Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tác giả: Trần Thanh Cảnh
Người đọc: Thủy Tiên
Bến sông xuân 2 - Tập truyện Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tập truyện: Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tác giả: Trần Thanh Cảnh
Người đọc: Thủy Tiên
Chẳng là hôm nọ Cục lưu trữ tỉnh đem về tổ chức ở Trung tâm văn hóa Luy Lâu, bèn xuống xem. Cũng khá bổ ích, đặc biệt cho các cháu học sinh. Giá mà các cô hướng dẫn viên nhấn mạnh cho các cháu vài điểm thôi, thì các cháu sẽ nhớ dễ hơn...
Là tên một loài hoa phổ biến gần như quốc hoa của Ấn Độ. Nhà văn Hồ Anh Thái là người tốt nghiệp Tiến sĩ tại đó, lại có nhiều năm công tác trong đại sứ quán Việt Nam tại Ấn độ. Ông có truyện ngắn rất nổi tiếng"TIẾNG THỞ DÀI QUA RỪNG KIM TƯỚC". Một câu chuyện bi thảm về cuộc đời cô thiếu nữ Nilam: từ một cô gái đẹp thành người đàn bà ma chê quỷ hờn, từ một cô hộ sinh đón trẻ ra đời thành một kẻ giết trẻ em gái sơ sinh.
Nhà văn Trần Thanh Cảnh quê ở Thị trấn Hồ, H.Thuận Thành, T.Bắc Ninh, học hết phổ thông ông vào bộ đội tham gia bảo vệ biên giới phía Bắc, giải ngũ sau chiến tranh ông học Đại học Dược.
Nhân dịp kỷ niệm ngày 20-11 và nhằm phát triển hơn nữa văn hóa đọc tại Học viện Chính trị Công an nhân dân, ngày 19/11/2020, Học viện tổ chức buổi giao lưu, giới thiệu Tác giả - Tác phẩm truyện ký “Người bắt ma”.
Khi viết về các nhân vật lịch sử lừng lẫy đã khẳng định được dấu ấn của mình với tầm vóc khổng lồ như Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, Thống Quốc Thái Sư Trần Thủ Độ, tôi có khá nhiều cảm xúc.