Omicron là cái giống gì vậy?
Câu hỏi mới nhất, bạn Giang Thu H, ở Bình Dương nhắn cho tôi qua inbox hôm qua: “Dược sĩ ơi, em đọc báo thấy nói con virus gây Covid nó đã biến thể ra loại Omicron! Cái biến thể này có nguy hiểm hơn Delta không? Mà sao virus nó cứ biến đổi liên tục đến chóng mặt vậy, sắp hết cả bảng chữ cái Hy Lạp đến nơi rồi! Mà thế thì vaccine còn có tác dụng với loại này không? Nếu không thì phải làm sao?”
Cứ bình tĩnh bạn Giang Thu H ạ. Không có gì mà phải cuống lên thế!
Con virus biến thể Omicron mới được phát hiện ở Botsawana vùng Nam Châu Phi mấy ngày nay, thực ra là điều không có gì bất ngờ. Bởi các nhà khoa học đã dự đoán từ lâu. Đã từ lâu người ta dự đoán con virus này nó sẽ ra nhiều biến thể. Biến thể liên tục từ Alfa, Delta… đến nay là Omicron, rồi sẽ còn nhiều biến thể khác, cho tới lúc khoa học định danh đến hết bảng chữ cái Hy Lạp theo thông lệ là chữ Omega, họ sẽ lại quay lại từ đầu đặt là Alfa 1 chẳng hạn… Ta nên kệ nó, bởi cái việc biến thể là ‘tập tính’ tất yếu của virus. Nó luôn luôn biến đổi không ngừng từ thể loại nọ sang thể loại kia. Còn việc của loài người chúng ta là ‘nghiên cứu’ chúng cho kỹ, hiểu rõ chúng để mà hạn chế tác hại và… thích ứng với nó, thế thôi!
Virus nói chung và virus gây bệnh đường hô hấp ở người nói riêng vốn dĩ là một thể loại sống đông đảo nhất trên hành tinh này. Số lượng cũng như giống loài của chúng áp đảo tuyệt đối các dạng sống khác, nếu ta có thể coi virus là một sinh vật sống. Sở dĩ nói như thế bởi lâu nay khoa học vẫn coi virus là một loài ‘bên rìa sự sống’, bởi nó hoàn toàn không có khả năng tự sinh tự dưỡng. Nó phải ký sinh trong các tế bào vật chủ rồi mới sinh sôi nảy nở đông đàn dài lũ ra được. Và cũng ở trong đó nó mới tự mình ‘biến chủng’ thành các phiên bản khác nhau. Thật bi kịch cho loài người đầu thế kỷ 21 này, khi con virus gây dịch bệnh Sars hồi năm 2003 nó đã âm thầm biến chủng rồi từ một nguyên nhân bí hiểm nào đó hiện nay khoa học chưa kết luận được, đã nhảy phắt vào cơ thể con người, cụ thể ở đây là tế bào phổi để cư trú, sinh sôi nảy nở. Cái con virus quái ác kia được giới y khoa định danh là Sars- CoV-2 gây dịch Covid-19, nó đã kịp biến loài người thành ‘vật chủ’ bất đắc dĩ của chúng: chúng sinh sôi nảy nở trong tế bào phổi chúng ta, rồi chúng theo hơi thở của chúng ta lây lan sang những người tiếp xúc với mình ở cự ly gần và không gian khép kín. Và đại dịch đã nổ ra trên thế giới theo con đường đó.
Xét về mặt cấu tạo virus rất đơn giản: chỉ gồm một lớp vỏ bọc glycoprotein và một sợi RNA. Bởi glycoprotein có xu hướng ái nước nên virus thường tồn tại nhiều trong các giọt bắn khi ho hắt hơi, hạt nước dạng khí dung của hơi thở người mang bệnh. Bởi thế nên nó rất dễ bị các chất sát trùng thông thường tiêu diệt và các yếu tố môi trường tự nhiên như ánh sáng, nhiệt độ làm bất hoạt nên hầu như không tồn tại trong không khí ngoài trời. Nên tại sao hành động đeo khẩu trang và giữ khoảng cách luôn được các chuyên gia y tế nhấn mạnh như một biện pháp hàng đầu phòng dịch. Virus hoàn toàn không tự sinh sôi được bằng bất cứ hình thức nào, vô tính hay hữu tính. Mà nó cần tế bào vật chủ để sử dụng cơ cấu sinh hóa tế bào trong đó nhân lên. Với virus gây Covid, như đã nói ở trên là tế bào phổi người. Khi đã vượt qua màng tế bào, xâm nhập vào bên trong, con virus tinh quái này bằng một cách nào đó tự ‘lột trần’ phần vỏ ra, chỉ còn chuỗi RNA và bắt đầu ‘ra lệnh’ cho các cơ quan trong tế bào sao chép, nhân lên các chuỗi RNA mới để hình thành các cá thể virus mới. Để dễ hình dung ta có thể tưởng tượng, các cơ quan trong tế bào phổi của ta đóng vai trò như một chiếc máy photocopy, cho ra hàng loạt bản sao là các con virus mới kia. Thế nhưng trong quá trình làm việc, do một trục trặc ở đâu đó, bản sao RNA của virus bị lỗi, sai so với bản đầu tiên: và đó chính là biến thể mới được ra đời. Thật là tai họa!
Kể từ khi được định danh, phiên bản đầu tiên của Sars- CoV-2 là Alfa, nay nó đã là Omicron, theo thứ tự bảng chữ cái Hy Lạp. Ta chưa biết được rồi đây Omicron sẽ tác động thế nào đến diễn tiến của đại dịch vì mọi chuyện hiện còn quá sớm. Theo một giáo sư dịch tễ học nổi tiếng thế giới, để đánh giá được tác động của phiên bản virus này cần trả lời cho được ba câu hỏi sau:
Thứ nhất, độc lực của biến thể mới này ra sao? Tăng hay giảm đi so với biến thể Alfa đầu tiên vốn được coi là độc lực mạnh?
Thứ hai lây nhiễm gây ra đại dịch lớn tới mức nào? Có như biến thể Delta hay không?
Thứ ba, các loại vaccine hiện nay có tác dụng với loại biến thể này không khi mà theo các nhà khoa học, chuỗi acid amin của biến thể này so với biến thể đầu tiên đã có những thay đổi rất lớn?
Những câu hỏi đó đều phải cần có thời gian mới giải đáp thấu đáo được. Thế nhưng theo những quan sát nghiên cứu đầu tiên từ Nam Phi gửi về cho biết, biến thể Omicron lây lan khá nhanh và mạnh, hơn cả biến thể Delta. Nhưng dường như độc lực yếu hơn Delta. Bằng chứng là quan sát trên lâm sàng ban đầu cho thấy các triệu chứng của người mắc yếu hơn nhiều so với các triệu chứng do biến thể Delta gây ra. Nếu đây là sự thực được khoa học xác nhận thì đó là tin mừng cho nhân loại. Cùng với tin về virus biến thể Delta đang hầu như tự hủy ở Nhật Bản, chúng ta có thể hy vọng Covid sẽ sớm đi theo con đường của nhiều dịch bệnh gần đây như cúm H5N1 hay SARS: là virus sau nhiều lần biến chủng thành các biến thể mới giảm hẳn độc lực và trở nên vô hại với con người, dịch tự biến mất…
Tuy nhiên đó mới chỉ là hy vọng. Còn trước mắt, loài người vẫn đang phải chiến đấu kịch liệt với một kẻ địch vô cùng xảo quyệt này bằng những gì hiện có trong tay: các biện pháp phòng dịch, các loại thuốc, phương pháp điều trị. Và bấu víu vào vaccine như là một cứu cánh chủ yếu. Nên câu hỏi về vaccine hiện nay có tác dụng không của bạn Giang Thu H là một nỗi lo lắng băn khoăn chính đáng, khi mà thấy virus nó cứ biến thể liên tục vậy. Nhưng cứ yên tâm các bạn ạ, bởi với công nghệ sản xuất vaccine hiện đại “mRNA”: họ không cần phải đưa nguyên con virus đã làm bất hoạt như trong công nghệ cổ điển làm gì. Họ chỉ tổng hợp có một mẩu RNA đặc sắc nhất của nó, đưa vào cơ thể cho hệ miễn dịch nhận biết và tiết ra kháng thể. Nên nếu virus biến thể, tự thay đổi cấu trúc RNA của chúng thì các nhà khoa học cũng nhanh chóng giải mã ra và việc tổ hợp lại cái đoạn acid amin thông tin đặc sắc nhất của virus kia, với trình độ công nghệ hiện nay điều này là đơn giản. Bởi vậy việc điều chỉnh chế tạo ra vaccine mới là việc trong tầm tay, không có gì khó khăn cả. Khó khăn có lẽ chỉ là ở mất thêm thời gian để thử nghiệm, đánh giá tác dụng chính tác dụng phụ của sản phẩm mới trên cơ thể con người mà thôi.
Vậy nên bạn Giang Thu H thân mến,
Bạn cứ bình tĩnh sống và làm việc, không có gì phải cuống lên như vậy. Các nhà khoa học trên thế giới luôn theo dõi và làm việc không ngừng nghỉ giây phút nào để tìm mọi phương thuốc trợ giúp nhân loại trong dịch bệnh này. Bạn đã tiêm đủ hai mũi vaccine và có một cơ thể khỏe mạnh, thế thì cứ vui vẻ lạc quan yêu đời mà chấp nhận sống chung cùng Covid! Có khi nhờ sự lạc quan yêu đời đó của bạn con virus tinh quái kia nó tránh xa không thể xâm nhập vào cơ thể bạn đấy. Bởi kinh nghiệm của các thầy thuốc cho biết, thái độ lạc quan yêu đời là cực kỳ quan trọng trong việc phòng và chống lại dịch bệnh.
Đánh giá
Mục lục bài viết
Câu hỏi mới nhất, bạn Giang Thu H, ở Bình Dương nhắn cho tôi qua inbox hôm qua: “Dược sĩ ơi, em đọc báo thấy nói con virus gây Covid nó đã biến thể ra loại Omicron! Cái biến thể này có nguy hiểm hơn Delta không? Mà sao virus nó cứ biến đổi liên tục đến chóng mặt vậy, sắp hết cả bảng chữ cái Hy Lạp đến nơi rồi! Mà thế thì vaccine còn có tác dụng với loại này không? Nếu không thì phải làm sao?”
Người gửi / điện thoại
Khoảng độ chục năm trở lại đây, dân tình hay rì rầm bảo nhau mua một thứ thuốc thần kỳ của Trung Quốc (hoặc Hàn Quốc) về cất sẵn trong nhà, phòng khi hữu sự đem ra dùng ngay. Thuốc này nghe nói trị được trăm thứ bệnh, toàn những bệnh thuộc hàng “tứ chứng nan y”! Tôi nghe thấy, chỉ cười, không quan tâm lắm.
Hydroxychloroquine hoặc Chloroquine sulfat là một loại thuốc chống sốt rét có nhiều tác dụng phụ. Ngày xưa khi ngành Dược còn phân bảng, thì nó được xếp trong nhóm thuốc độc bảng B.
Y văn cổ truyền đã đúc kết, “Thập nhân cửu trĩ”. Ấy là tổng kết trong nhân gian, cứ mười người thì có tới chín người bị mắc bệnh trĩ.
Mỹ nhân làng Ngọc 1 - Tập truyện Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tập truyện: Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tác giả: Trần Thanh Cảnh
Người đọc: Thủy Tiên
Vô vi - Tập truyện Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tập truyện: Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tác giả: Trần Thanh Cảnh
Người đọc: Thủy Tiên
Buông - Tập truyện Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tập truyện: Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tác giả: Trần Thanh Cảnh
Người đọc: Thủy Tiên
Chuyện bên kè đá - Tập truyện Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tập truyện: Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tác giả: Trần Thanh Cảnh
Người đọc: Thủy Tiên
Trung đoàn 51 (E51) thành lập ngày 10/4/1968 tại Thái Thụy, Thái Bình giữa lúc cuộc chiến với Mỹ đang ác liệt. Trung đoàn có nhiệm vụ huấn luyện chiến sĩ mới bổ sung cho chiến trường...
Và ngày hôm nay 8/7, tác giả lại dành tình cảm và cảm xúc của mình cho những chữ ký và con dấu nhân dịp ra mắt bộ BOXSET 3 CUỐN SÁCH "Trần Thủ Độ - Trần Quốc Tuấn - Trần Nguyên Hãn". Sau chuỗi ngày nắng nóng gay gắt, Hà Nội hôm nay bỗng mát mẻ lạ thường, cảm tưởng như ông trời cũng thương mến, ủng hộ cho buổi ký tặng
Bạn nào muốn xem Dược sĩ chém về Bảo hiểm Y tế và các vấn đề liên quan trên sóng VOVTV, xin mời...