Những lưu ý khi dùng si rô ho trẻ em
gif_20210514_210516_1
videotogif_2021.05.14_21.31.52
videotogif_2021.05.14_21.18.27
gif_20210514_210001
TRÂN QUÝ CHÀO ĐÓN QUÝ VỊ ĐỘC GIẢ ĐẾN VỚI WEBSITE CỦA NHÀ VĂN TRẦN THANH CẢNH - KÍNH CHÚC QUÝ ĐỘC GIẢ CÓ NHỮNG GIÂY PHÚT THƯ GIÃN VỚI "NGƯỜI KỂ CHUYỆN KINH BẮC"
fb_img_163796146879720210411_13045820210430_22423320210430_22423320210430_22414520210430_22415520210422_11252420210422_11253620210411_13015820210411_1302135520210411_13052820210411_13041120210411_13044720210430_22421220211031_220453box-01120211113_014855nhavantranthanhcanh20211031_22051320211113_15314020211113_15310720211113_15312320211113_01361920211113_01360720211115_00563820211115_00562220211115_00545220211115_00543920211115_00561020211118_16003120211118_16004320211118_16001820211127_155916fb_img_1637961528075fb_img_163796146879720211127_04202820230108_10282320230108_10314120230108_10275020230108_10273420230108_102701
fb_img_1637961528075fb_img_163796146879720211127_15591620210411_13054420210411_13024120210411_13025120211031_22051320211031_220453box-011nhavantranthanhcnh5520210411_13021320211113_15314020211113_15310720211113_15312320211113_01361920211113_01360720211115_00563820211115_00562220211115_00554220211115_00552120211115_00545220211118_16001820211118_16003120211118_16004320211115_00563820210411_13054420210411_13024120210411_13025120211127_04202820230108_10282320230108_10314120230108_10275020230108_10270120230108_102734
20211031_22051320210430_22553720210411_13031320210411_13023320210411_13052020210411_13055620210411_13040120210430_22555120211031_22045320210411_13021320210411_130213box-01120211113_01361920211113_15312320211113_15314020211113_01360720211115_00563820211115_00562220211115_00561020211115_00553020211115_00554220211115_00543920211115_00545220211118_16004320211118_16003120211118_160018fb_img_1637961528075fb_img_163796146879720211127_15591620230108_10282320230108_10314120230108_10275020230108_10270120230108_102734

Những lưu ý khi dùng si rô ho trẻ em

Thời tiết của miền Bắc nước ta thay đổi rất nhanh, nóng lạnh mưa nắng thất thường. Và đây là lúc cho các bệnh cảm cúm, nhiễm trùng, dị ứng thời tiết xâm nhập vào hệ hô hấp của trẻ, gây nên chứng ho hắng ở trẻ em rất khó chịu. Ho không gây chết người, nhưng nó thường khiến cho các bậc cha mẹ hết sức lo lắng, sốt ruột.

Ho là một phản xạ có điều kiện của cơ thể, nhằm tống các dị vật gây ho nhiễm vào đường hô hấp như vi khuẩn, vi rút xâm nhập bám vào niêm mạc gây kích ứng. Ho là triệu chứng thường thấy ở các bệnh như viêm phổi, viêm phế quản, cảm lạnh, viêm xoang mãn. Hoặc do thay đổi thời tiết hay hít phải dị vật ngoài môi trường không khí.

Như trên đã nói, ho là một phản xạ bảo vệ của cơ thể: khi vi khuẩn, vi rút xâm nhập vào hệ hô hấp, gây kích ứng, tín hiệu được truyền về trung tâm điều khiển phản xạ ho trong não. Và trung tâm này phát ra các mệnh lệnh khiến cho cơ thể con người có động tác ho để tống các vi khuẩn, vi rút và các tác nhân lạ khác ra khỏi đường hô hấp. Vậy xét về mặt nguyên tắc, ho là một phản xạ tốt nó góp phần bảo vệ sự sống. Thế nhưng tại sao chúng ta lại phải chữa ho và thực tế có rất nhiều loại thuốc trị ho trên thị trường dược phẩm hiện nay?

Trong phạm vi bài viết này, chỉ xin đề cập đến một dạng thuốc rất thông dụng đó là si rô ho, thường được dùng để trị ho cho trẻ em. Bởi một khi trẻ bị viêm nhiễm đường hô hấp (mà căn bệnh này rất phổ biến ở trẻ nước ta, đặc biệt trong thời tiết Đông- Xuân), chúng sẽ ho rất nhiều. Ho tới mức độ gây mất ngủ, quấy khóc triền miên, mệt mỏi, chán ăn và dẫn đến gầy sút suy nhược cơ thể… Nên cùng với việc thăm khám của bác sĩ để chỉ định đúng thuốc trị căn nguyên gây bệnh như nếu viêm nhiễm đường hô hấp do vi khuẩn thì dùng kháng sinh. Viêm nhiễm do vi rút thì dùng các thuốc nâng cao sức đề kháng chẳng hạn. Thì việc dùng thuốc ho, đặc biệt là dạng si rô rất phù hợp cho trẻ em bởi có vị ngọt dễ uống, để hạn chế và loại bỏ các cơn ho là một việc cần thiết. Ví dụ như viêm đường hô hấp do vi rút, nếu để trẻ ho nhiều quá, rất có thể dẫn đến tổn thương các niêm mạc và lại là điều kiện tốt để cho các loại vi khuẩn cơ hội khác xâm nhập gây ra tình trạng bội nhiễm, bệnh sẽ càng nặng hơn.

Trên thị trường dược phẩm hiện nay có rất nhiều các loại si rô ho có thể dùng cho trẻ em. Các loại si rô này thường được pha chế từ các loại hóa chất và thảo dược có tác dụng trị ho, được phân thành hai nhóm:

-Si rô thuốc chế từ nhóm hoạt chất có tác dụng ức chế trung tâm ho trên thần kinh trung ương như: Codein, Dextromethorphan, Bromhexine… các hoạt chất này thường được hòa trong nước cất rồi mới thêm đường để chế thành si rô. Có một số nhà sản xuất kết hợp vài hoạt chất trong một công thức si rô thuốc như Dextromethorphan (ức chế phản xạ ho) với Chlopheniramin (chống dị ứng sưng nề gây kích ứng dẫn đến ho) và Guaifenesin (làm lỏng chất nhầy, đờm) tỏ ra khá hiệu quả trong điều trị các chứng ho gió, ho khan, ho do dị ứng thời thiết khí hậu…

-Si rô thuốc chế từ nhóm dược liệu có tác dụng tiêu nhày ở đường hô hấp, chống co thắt, giảm ho: như thường xuân, mạch môn, húng chanh, bách bộ, vỏ quýt, cát cánh, tỳ bà diệp, gừng… thường là một hỗn hợp theo một bài thuốc cổ truyền nào đó. Ví dụ: loại siro ho bổ phế.

Các loại dược liệu trên được hãm thành nước sắc, sau đó cho thêm đủ đường để chế thành si rô. Nhưng cũng có loại dược liệu được tinh chế thành dạng cao khô tiêu chuẩn rồi mới đem pha chế thành si rô như trường hợp của lá thường xuân bên châu Âu hay sử dụng chẳng hạn. 

Si rô ho thường là loại thuốc không bắt buộc phải kê đơn, ta có thể mua trực tiếp ở nhà thuốc. Thế nhưng người lớn, nhất là các bà mẹ khi đi mua si rô cho con nên hỏi kỹ để nghe các dược sĩ tư vấn về loại si rô thuốc mà mình định cho con uống. Cả liều lượng cách dùng và thời điểm dùng. Ho do cảm lạnh, cảm cúm thì dùng loại nào cho tốt. Trẻ ho khan, ho gió thì dùng loại nào. Ho có đờm đặc kéo dài thành cơn thì dùng loại nào… rất nhiều loại si rô ho, quan trọng là phải lựa chọn đúng loại dùng cho chứng ho của trẻ! Còn trong dân gian, có lưu truyền một bài si rô thuốc tự chế tỏ ra cũng khá hiệu quả: dùng nửa chén mật ong, hấp với độ nửa vỏ quả quýt trong nồi nấu cơm, sau đó để nguội cho trẻ uống. Hoặc thay bằng vỏ quýt ta có thể sử dụng vài ba cái lá húng chanh cũng có tác dụng tương đương.

Còn về liều uống, si rô thường được uống bằng thìa nhỏ (thìa cà phê) tương đương độ 5ml. Tùy theo lứa tuổi cụ thể sẽ cho bao nhiêu thìa theo chỉ định. Nhiều nhà sản xuất dược phẩm hiện nay còn chế riêng đồ uống cho từng chai si rô rất tiện lợi. Mua về chỉ việc sử dụng theo đúng hướng dẫn luôn được in kèm theo chai thuốc.

Một lưu ý nữa là chai thuốc si rô sau khi mở nắp, không dùng hết có thể nắp kín lại, cất đi để dùng trong thời gian lâu. Có loại cho phép tới 90 ngày kia. Bởi bản chất si rô là dung dịch đường nồng độ cao, tỷ trọng tới 1,32 ở nhiệt độ 20 độ C nên bản thân si rô đơn đã có tác dụng diệt khuẩn rồi. Thế nên ta cứ để cất kín, chỗ sạch sẽ cao ráo là có thể để dành cho trẻ những đợt ho sau lại dùng mà không ảnh hưởng gì.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đánh giá

Những lưu ý khi dùng si rô ho trẻ em

Mục lục bài viết

Thời tiết của miền Bắc nước ta thay đổi rất nhanh, nóng lạnh mưa nắng thất thường. Và đây là lúc cho các bệnh cảm cúm, nhiễm trùng, dị ứng thời tiết xâm nhập vào hệ hô hấp của trẻ, gây nên chứng ho hắng ở trẻ em rất khó chịu.

254
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
19-05-2021
GIỚI THIỆU SÁCH

GIỚI THIỆU SÁCH

GIỚI THIỆU SÁCH

GIỚI THIỆU SÁCH

GIỚI THIỆU SÁCH

NGƯỜI KỂ CHUYỆN KINH BẮC

  • KHÁNG KHÁNG SINH

    Kể từ khi tìm ra kháng sinh (1928), với việc quý ngài Alexander Fleming chiết suất được Penicillin, nền y học của nhân loại đã có một bước nhảy khổng lồ. Rất nhiều căn bệnh nan y, gây chết người trước kia đã được giải quyết. Tuổi thọ và chất lượng cuộc sống loài người đã tăng lên rõ rệt. Kháng sinh trở thành một loại thuốc thiết yếu, không thể thiếu của y khoa hiện nay...

    Lượt xem: 871
  • NAN ĐỀ CỦA THỜI HIỆN ĐẠI

    Thực ra thì không phải đến thời hiện đại mới có bệnh đái tháo đường, mà căn bệnh này đã được y văn cổ đề cập đến từ lâu. Các sách “Hoàng đế nội kinh” hay “Hải Thượng y tông tâm lĩnh” đều đề cập đến chứng “tiêu khát”, một biểu hiện lâm sàng rõ rệt nhất của căn bệnh này. Nhưng chỉ đến thời hiện đại, có thể do thay đổi môi trường sống, do cường độ làm việc, lối sống sinh hoạt…, căn bệnh đái tháo đường dường như mới bùng phát dữ dội.

    Lượt xem: 407
  • Những lưu ý khi tiêm vaccine Covid-19 với bệnh nhân tiểu đường, tăng huyết áp…

    Vài lời mở đầu: Tôi là một dược sĩ và là một nhà văn, trong cả hai vai trò rõ ràng tôi phải quan tâm đến đại dịch Covid-19 đang diễn ra trên đất nước ta và cả thế giới. Sự quan tâm của tôi đến thế nào, bạn có thể tìm hiểu các bài viết của tôi trên báo chí, facebook kể từ khi dịch nổ ra bên Vũ Hán, Trung Quốc cho đến nay sẽ rõ.

    Lượt xem: 726
  • LƯU Ý KHI DÙNG THUỐC HO

    Đặc biệt là khi bị nhiễm virus gây covid. Thường thì có đến 80% số ca dương tính không xuất hiện triệu chứng gì. Không phát thành bệnh. Nhưng nếu phát thành bệnh sẽ có các triệu chứng điển hình: sốt, đau họng, ho, đau mình mẩy, khó thở, mất khứu giác...

    Lượt xem: 4229
  • QUAN ĐIỂM CỦA TÔI

    Về tình trạng hiện nay ở một số nơi trên nước ta, nhiều người đã được tiêm vaccine mũi 1 là moderna, đến kỳ tiêm mũi 2 nhưng không có moderna nữa. Vậy phải làm sao?

    Lượt xem: 1858
  • ĐỊA LONG LÀ GÌ?

    Là con giun đất. Chính xác. Các cụ nhà ta, nhất là cánh nho sĩ, thầy lang xưa có cái "tật" hay gán cho các con vật, đồ vật vốn bình thường dân dã những cái tên "tự" Hán Việt thật kêu, cho sang mồm. Con giun đất, gọi là địa long, nghĩa là rồng đất, quá oai!

    Lượt xem: 1087
  • Vật chủ bất đắc dĩ

    Trong Y học, có một thuật ngữ quen thuộc “vật chủ truyền bệnh”, xuất phát từ thuật ngữ “vật chủ” trong môn Sinh học. Đây là một thuật ngữ chỉ về những sinh vật có nuôi dưỡng sinh vật khác, theo các dạng quan hệ ký sinh, cộng sinh hoặc hội sinh, cung cấp dinh dưỡng, nơi trú ẩn hoặc đôi khi là bảo vệ lẫn nhau.

    Lượt xem: 1261
  • Nhận thức lại về covid

    Khi đại dịch covid-19 nổ ra ở Vũ Hán, Trung Quốc tháng 11/ 2019, cả thế giới bàng hoàng. Không hiểu điều gì đang xảy ra nơi đây. Đến khi Trung Quốc chính thức công bố về dịch, lập tức các nhà khoa học của cả thế giới đã vào cuộc nghiên cứu về con virus gây bệnh có định danh là Sars- CoV-2 này.

    Lượt xem: 771
  • Placebo và dịch covid-19

    Placebo, thuật ngữ khoa học quên thuộc của giới y-dược khoa, nó xuất phát từ nguyên ngữ Latin, có nghĩa là “tôi sẽ làm hài lòng”. Còn hiểu một cách nôm na, có thể gọi là “hiệu ứng giả dược”: nghiên cứu những đáp ứng của cơ thể khi được cho dùng “giả dược”.

    Lượt xem: 694
  • KÍNH GỬI: Các thầy thuốc tuyến cơ sở vùng dịch.

    -Thưa các bạn,
    Tôi được biết tình hình trong vùng dịch miền Nam, đặc biệt là tp. Hồ Chí Minh đang rất căng thẳng. Bệnh viện quá tải, các thầy thuốc nhân viên y tế tuyến đầu mệt mỏi. Đâu đó đã xảy ra những cảnh thảm thương: bệnh nhân covid kêu cứu không có người trợ giúp, chết tại nhà, nhất là với những bệnh nhân nghèo.
    Thật đau lòng.
    Lượt xem: 653

  • Bản lĩnh đàn ông, là cái gì?

    Nào là đàn ông có bản lĩnh là phải có ước mơ, lý tưởng(!) Rồi từ đó phải thành đạt- cơ mà thành đạt nghĩa là thế nào thì không thấy nói rõ. Rồi phải bảo vệ được gia đình...

    Lượt xem: 666
  • ĐỊA LONG LÀ GÌ?

    Là con giun đất. Chính xác. Các cụ nhà ta, nhất là cánh nho sĩ, thầy lang xưa có cái "tật" hay gán cho các con vật, đồ vật vốn bình thường dân dã những cái tên "tự" Hán Việt thật kêu, cho sang mồm. Con giun đất, gọi là địa long, nghĩa là rồng đất, quá oai!

    Lượt xem: 1087
  • Có nên dùng cao hổ cốt không?

    Với y học hiện đại, cao hổ cũng như cao xương các loại động vật khác, thường không được xếp loại là thuốc, mà chỉ là thực phẩm chức năng, có tác dụng cung cấp acid amin cho cơ thể.

    Lượt xem: 322

  • Tiểu thuyết: QUÁI NHÂN LÀNG NGỌC (phần 7)

    Mạnh Hoạt ở tù ba năm rưỡi, đủ một ngàn hai trăm bảy mươi tám ngày chẵn. Thừa ra nửa ngày, vì án tù của hắn bảy năm, giảm tối đa còn ba năm rưỡi.
  • Tiểu thuyết: QUÁI NHÂN LÀNG NGỌC (phần 6)

    Trong chiến tranh, chỉ cần vài tạ thuốc nổ, vài giây, với vài người, là thổi bay một cây cầu. Nhưng để xây lại được một cây cầu qua sông, người ta phải mất vài năm với hàng ngàn con người lao động miệt mài.
  • Tiểu thuyết: QUÁI NHÂN LÀNG NGỌC (phần 5)

    Mỗi bài thơ của hắn viết ra, cũng dễ dàng như khi hắn làm tình với một em nào đó gặp trên đường lang thang giang hồ vặt. Nhưng với em nào hắn cũng diễn bài mê muội và đắm đuối như thật.
  • Tiểu thuyết: QUÁI NHÂN LÀNG NGỌC (phần 4)

    Dân gian thường hay gọi đó là kẻ ngộ chữ, hay nhẹ hơn, gọi là nghiện chữ. Cái bệnh nghiện chữ ấy đã khiến cho không ít kẻ sĩ nước nam ta từ cổ chí kim thân tàn ma dại.
  • Tiểu thuyết: QUÁI NHÂN LÀNG NGỌC (phần 3)

    Mạnh Hoạt mê đọc sách. Những lúc mẹ đi làm đồng hoặc đi chợ, Hoạt ở nhà chúi đầu vào cái tủ sách to tướng của ông cha để lại mê mải đọc.
  • Tiểu thuyết: QUÁI NHÂN LÀNG NGỌC (phần 2)

    Thời chiến tranh, nay sống mai chết, hôm nay còn ở ngoài Bắc, mai đã vào tít trong Nam. Hôm nay còn đang sống ngoay ngoảy, mai đi ngoài đường,..
  • Tiểu thuyết: QUÁI NHÂN LÀNG NGỌC (phần 1)

    Mạnh Hoạt, người xóm ngõ Ghen, Làng Ngọc. Một tay chơi nức tiếng vùng Kinh Bắc. Biết đủ ngón nghề cầm kỳ thi họa, đẹp giai, hát hay. Hắn lại biết làm cả thơ nữa...

  • Hoa gạo tháng ba (Phần cuối)

    Chiều nay, Giang cũng nói với nàng là hãy đợi. Ngồi bên Giang trên bến sông, nhìn nghiêng qua gương mặt thanh tú đẹp đẽ của Giang, nàng đã thầm thốt lên trong lòng, Giang ơi, nếu anh yêu em đến thế, sao anh không mang em đi cùng ngay tức khắc. Nhưng Giang vẫn nói em hãy chờ anh, hãy chờ, hãy chờ. 
  • Hoa gạo tháng ba (Phần 2)

    Nhìn hai anh em ngồi câu, My đã định ra chơi cùng, nhưng My lại thấy ngại ngần rồi thôi. Ngày My còn bé, Tràng là người đầu tiên khai tâm cho My về chữ quốc ngữ. Mỗi khi My ghép được một từ, Tràng hay xoa đầu khen My giỏi. Hôm Tràng bị quan Tây bắt giải đi, My chạy sang nhà ông lang Khiết, khóc nức nở..
  • Hoa gạo tháng ba (Phần 1)

    Hôm lính trên phủ cùng với chánh tổng Dương Hữu Cầu, mang tú Tràng về nhà ông lang Vương Văn Khiết trả người, mẹ Tràng là bà lang Khiết hoa mắt, cứ tưởng là quan trên nhầm người. Bốn năm đi tù ngoài Côn Đảo đã biến tú Tràng từ một anh học trò xanh mướt, thành ra một người đàn ông rắn rỏi, vạm vỡ, phong trần.
  • BUÔNG (phần tiếp theo của LONG SƠN TỨ TRUYỆN)

    (phần tiếp theo của LONG SƠN TỨ TRUYỆN)Cố trấn tĩnh, tôi lái xe về nhà đón vợ đưa sang bệnh viện cùng con gái. Ngồi ngoài phòng chờ mà tôi cảm thấy như ngồi trên một đống lửa hay là đang bị một đám gai nhọn vây kín quanh người...
  • LONG SƠN TỨ TRUYỆN

    Chả là trường tôi, thường hay cho sinh viên làm khoá luận và thi tốt nghiệp vào mùa hè. Những sinh viên thi không đỗ, nhà trường sẽ tổ chức thi lại vào mùa thu. 
  • Giỗ hậu (Phần 3)

    Chuyện Vũ chồng nàng chết bất đắc kỳ tử ngay khi đang giao hoan, gia đình nhà ông Đồ Lận đổ hết lỗi cho nàng. 
  • Giỗ hậu (Phần 2)

    Cả làng này, chưa thấy ai chiều con gái như ông Lư. Con ông đòi gì thì cho dù nửa đêm gà gáy ông cũng vùng dậy đi kiếm cho bằng được. 

VIDEO PHỎNG VẤN

VIDEO PHỎNG VẤN

  • TIẾNG GÀO CỦA CON MÈO VÀNG

    Nhà nàng ở cạnh nhà tôi.
    Tuy nhiên không như trong thơ ông Nguyễn Bính tả “cách nhau cái giậu mùng tơi…”. Nhà tôi và nhà nàng cách nhau cái rặng tre, trồng trên thẻo đất nhỏ giữa cái ao của hai nhà. Hai nhà đều làm một hướng giống nhau, quay mặt ra ngõ, có sân, vườn rồi đến một cái ao. Xưa ở làng tôi nhà nào cũng đào ao khi làm nhà. 
    Lượt xem: 154
  • ĐI XEM TRIỂN LÃM "Lịch sử tỉnh Bắc Ninh qua di sản tư liệu thế giới"!

    Chẳng là hôm nọ Cục lưu trữ tỉnh đem về tổ chức ở Trung tâm văn hóa Luy Lâu, bèn xuống xem. Cũng khá bổ ích, đặc biệt cho các cháu học sinh. Giá mà các cô hướng dẫn viên nhấn mạnh cho các cháu vài điểm thôi, thì các cháu sẽ nhớ dễ hơn...

    Lượt xem: 588
  • HOA KIM TƯỚC

    Là tên một loài hoa phổ biến gần như quốc hoa của Ấn Độ. Nhà văn Hồ Anh Thái là người tốt nghiệp Tiến sĩ tại đó, lại có nhiều năm công tác trong đại sứ quán Việt Nam tại Ấn độ. Ông có truyện ngắn rất nổi tiếng"TIẾNG THỞ DÀI QUA RỪNG KIM TƯỚC". Một câu chuyện bi thảm về cuộc đời cô thiếu nữ Nilam: từ một cô gái đẹp thành người đàn bà ma chê quỷ hờn, từ một cô hộ sinh đón trẻ ra đời thành một kẻ giết trẻ em gái sơ sinh. 

    Lượt xem: 263

videotogif_2021.05.14_21.18.27
videotogif_2021.05.14_21.34.06
gif_20210514_210001
VIDEO CLIP

20211113_01351520211113_01371320211113_01364420211113_013744nhavantranthanhcanh20211031_22051320211113_01361920211113_15312320211113_15314020211113_01361920211113_01360720211115_00563820211115_00562220211115_00561020211115_00553020211115_00552120211115_00545220211115_00543920211118_16004320211118_16003120211118_160018fb_img_1637961528075fb_img_163796146879720211127_15591620211127_042028
nhavantranthanhcanh20211031_22051320211113_01361920211113_01360720211113_15314020211113_15310720211113_15312320211113_01361920211115_00563820211115_00562220211115_00561020211115_00543920211115_00561020211115_00554220211115_00552120211113_153123fb_img_1637961528075fb_img_163796146879720211127_15591620211127_042028
20211113_014855box-011nhavantranthanhcnh5520211113_01361920211113_15314020211113_15310720211113_15312320211113_01360720211115_00563820211115_00562220211115_00561020211115_00554220211115_00552120211115_00545220211115_005439fb_img_1637961528075fb_img_163796146879720211127_15591620211127_042028
QR truy cập web
nguoikechuyenkinhbac.codeqr

 BẢN QUYỀN THUỘC VỀ NHÀ VĂN TRẦN THANH CẢNH. 

KHÔNG SAO CHÉP KHI CHƯA ĐƯỢC SỰ ĐỒNG Ý CỦA TÁC GIẢ.

 

Lên đầu trang