Đó chính là cây hoàng liên hay còn gọi là hoàng liên chân gà, vì bộ phận dùng phổ biến của nó là thân rễ xù xì trông giống như chân một con gà! Hoàng liên có tên khoa học là Coptis chinensis Franch (hoặc Coptis quinqesecta Wang), họ Mao lương: Ranunculaceae.
Hoàng liên là một loài thực vật thân thảo nhỏ, sống lâu năm trên các dãy núi cao ở phía bắc Việt Nam, Trung Quốc và vài nước châu Á khác. Độ cao của vùng núi rừng tìm thấy loài này mọc thường phổ biến từ 1000m đến 2500m. Ở Việt Nam cây hoàng liên có nhiều ở dãy núi Hoàng Liên Sơn, nhất là khu vực huyện Sa Pa, tỉnh Lao Cai và còn có khá nhiều ở bên Quản Bạ, Hà Giang. Hoàng liên là một loại dược liệu thiên nhiên quý hiếm, đã được thế giới xếp trong sách đỏ. Việt Nam và Ấn độ cũng xếp trong sách đỏ, bảo vệ nghiêm ngặt. Thời xưa hoàng liên đã từng mọc thành các thảm thực vật dày dưới các tán rừng, sườn núi cao nhưng nay do bị khai thác quá độ nên ngoài tự nhiên còn rất ít. Mà chủ yếu được trồng bởi các cơ sở nuôi trồng chế biến dược liệu tại các địa phương có địa hình và khí hậu thích hợp.
Y học cổ truyền phương Đông đánh gia cao tác dụng của vị thuốc hoàng liên và sử dụng trong điều trị bệnh từ lâu. Theo môn đông y, hoàng liên có vị đắng, tính hàn. Quy vào các kinh tâm, tỳ, vị. Nó có tác dụng thanh nhiệt táo thấp dùng để trị các chứng như tâm hỏa, lỵ, sang giới, toàn thân bất giác. Trong thực tế lâm sàng đông y dùng để điều trị các bệnh như: lỵ, viêm ruột, thổ huyết chảy máu cam, đau mắt đỏ ngứa. Đây là một vị thuốc rất lành, hầu như không độc với cơ thể nên rất ít khi gây tác dụng phụ.
Với khoa y dược học hiện đại, dược liệu hoàng liên đã được chú ý nghiên cứu từ lâu. Qua nghiên cứu chuyên sâu người ta thấy hàm lượng Alcaloid (loại hoạt chất sinh học thường có tác dụng chữa bệnh trong thực vật) khá cao: dao động từ 5-7%. Điển hình là chất berberin, palmatin… Đặc biệt là chất berberin đã được y học tập trung nghiên cứu khá sâu. Theo các nghiên cứu lâm sàng đã công bố, chất berberin có tác dụng kháng khuẩn mạnh, với nhiều loại vi khuẩn. Thậm chí ngay cả với một loại vi khuẩn có độc lực mạnh làm viêm dạ dày là Helicobacter pylori (Hp) cũng bị tiêu diệt bởi thuốc này. Ngoài ra các nghiên cứu cũng chỉ ra cho thấy berberin còn có tác dụng ức chế sự phát triển của nấm, virus… Sở dĩ có tác dụng vậy là do berberin khi xâm nhập vào cơ thể vi khuẩn, virus sẽ làm ức chế khả năng tổng hợp ARN, ADN khiến cho vi khuẩn virus không còn khả năng sinh sôi phát triển nữa. Chính vì thế các bác sĩ cũng hay dùng berberin để chống viêm nhiễm, loét đường tiêu hóa.
Tại miền Bắc hồi thập kỷ 60 của thế kỷ trước, trong thời kỳ chiến tranh đã xảy ra một đợt dịch kiết lỵ lớn nhưng không có thuốc chữa. Ngành y tế với nòng cốt là các giáo sư của Trường đại học Dược Hà Nội đã tổ chức chiết xuất berberin từ cây hoàng liên thu hái trên núi Hoàng Liên Sơn để dùng điều trị cho bệnh nhân, góp công lớn trong việc dập tắt đợt dịch này.
Ngày nay các nghiên cứu khoa học, lâm sàng về hoàng liên- bererin vẫn đang được tiếp tục. Nghiên cứu mới nhất cho thấy ngoài các tác dụng đã biết, berberin còn có khả năng điều trị bệnh Alzheimer, hỗ trợ phục hồi chức năng thận, có tác dụng tốt với bệnh tiểu đường, sa sút trí tuệ… Rất nhiều nhà khoa học đang đi sâu nghiên cứu về sự tham gia của berberin vào quá trình chuyển hóa các chất trong chu trình sinh hóa của cơ thể. Chúng ta có thể hy vọng từ các nghiên cứu khoa học cơ bản này sẽ mở ra các hướng điều trị hiệu quả nhiều căn bệnh nan y của một hợp chất sinh học quen thuộc. Và từ chất gốc berberin, sẽ có nhiều dẫn xuất khác có tác dụng chữa bệnh ra đời.
Trong đông y, dạng dùng phổ biến nhất của vị thuốc hoàng liên đó là thuốc sắc, trà và có thể ngâm rượu uống. Vị thuốc này được thu hái từ cây hoàng liên có độ tuổi từ 4-5 năm là tốt nhất. Thu hái vào mùa thu sau đó phơi sấy bảo quản đóng gói đúng tiêu chuẩn để dùng dần. Nhưng đa số người dân chúng ta hay biết đến vị thuốc hoàng liên qua viên berberin hàm lượng 5mg hay bày bán ở hầu hết các nhà thuốc trong cả nước. Đặc biệt là các vùng thôn quê. Loại thuốc này đã từng được phong là viên thuốc “thần thánh” của các gia đình nghèo! Có lúc nó đã được người ta chữa trị hầu như bách bệnh! Nhưng không phải không có lý do: với tác dụng rất rộng rãi như đã kể ở trên và tiềm năng còn đang được nghiên cứu, hoàng liên- berberin xứng đáng được mệnh danh là món quà quý trời cho dân Việt để sẵn trên dãy núi hùng vĩ nhất nước Hoàng Liên Sơn. Hy vọng rồi đây ngành dược nước ta sẽ tập trung nghiên cứu, phát triển cây thuốc quý hoàng liên- berberin thành một biệt dược đặc trị nhiều căn bệnh nan y cho nhân dân mà giá thành rẻ và lại rất ít tác dụng phụ.
Đánh giá
Mục lục bài viết
Đó chính là cây hoàng liên hay còn gọi là hoàng liên chân gà, vì bộ phận dùng phổ biến của nó là thân rễ xù xì trông giống như chân một con gà! Hoàng liên có tên khoa học là Coptis chinensis Franch (hoặc Coptis quinqesecta Wang), họ Mao lương: Ranunculaceae.
Người gửi / điện thoại
Vài lời mở đầu: Tôi là một dược sĩ và là một nhà văn, trong cả hai vai trò rõ ràng tôi phải quan tâm đến đại dịch Covid-19 đang diễn ra trên đất nước ta và cả thế giới. Sự quan tâm của tôi đến thế nào, bạn có thể tìm hiểu các bài viết của tôi trên báo chí, facebook kể từ khi dịch nổ ra bên Vũ Hán, Trung Quốc cho đến nay sẽ rõ.
Thời tiết của miền Bắc nước ta thay đổi rất nhanh, nóng lạnh mưa nắng thất thường. Và đây là lúc cho các bệnh cảm cúm, nhiễm trùng, dị ứng thời tiết xâm nhập vào hệ hô hấp của trẻ, gây nên chứng ho hắng ở trẻ em rất khó chịu.
Collagen là một hợp chất Protein có nhiều trong cơ thể con người ta nói riêng và hệ động vật có vú nói chung. Nó chiếm từ 25% đến 35% lượng Protein trong toàn bộ các hợp chất loại này của cơ thể. Đặc biệt trong cấu trúc của da người, Collagen chiếm đến 70%.
Bến sông xuân 1 - Tập truyện Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tập truyện: Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tác giả: Trần Thanh Cảnh
Người đọc: Thủy Tiên
Mặt Ma - Tập truyện Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tập truyện: Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tác giả: Trần Thanh Cảnh
Người đọc: Thủy Tiên
Giã bạn - Tập truyện Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tập truyện: Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tác giả: Trần Thanh Cảnh
Người đọc: Thủy Tiên
Bạn nào muốn xem Dược sĩ chém về Bảo hiểm Y tế và các vấn đề liên quan trên sóng VOVTV, xin mời...
Chẳng là hôm nọ Cục lưu trữ tỉnh đem về tổ chức ở Trung tâm văn hóa Luy Lâu, bèn xuống xem. Cũng khá bổ ích, đặc biệt cho các cháu học sinh. Giá mà các cô hướng dẫn viên nhấn mạnh cho các cháu vài điểm thôi, thì các cháu sẽ nhớ dễ hơn...
Nhà văn Trần Thanh Cảnh quê ở Thị trấn Hồ, H.Thuận Thành, T.Bắc Ninh, học hết phổ thông ông vào bộ đội tham gia bảo vệ biên giới phía Bắc, giải ngũ sau chiến tranh ông học Đại học Dược.
Nhân dịp kỷ niệm ngày 20-11 và nhằm phát triển hơn nữa văn hóa đọc tại Học viện Chính trị Công an nhân dân, ngày 19/11/2020, Học viện tổ chức buổi giao lưu, giới thiệu Tác giả - Tác phẩm truyện ký “Người bắt ma”.
Khi viết về các nhân vật lịch sử lừng lẫy đã khẳng định được dấu ấn của mình với tầm vóc khổng lồ như Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, Thống Quốc Thái Sư Trần Thủ Độ, tôi có khá nhiều cảm xúc.