Nhưng rồi nhãng đi mấy chốc, đã thấy đứa trẻ xinh như tiên đồng lon ton chạy chơi với sư bà ở sân chùa thì họ lại bảo, thật là kỳ tài. Đàn ông một mình đã khổ, thế mà nay lại nuôi được đứa trẻ lớn khôn. Thế rồi dân Làng Ngọc như quên hết chuyện cũ, lẳng lặng mỗi người một tí, cho bố con ông Lư cất được gian nhà trên căn lều cũ khi xưa.
Cả làng này, chưa thấy ai chiều con gái như ông Lư. Con ông đòi gì thì cho dù nửa đêm gà gáy ông cũng vùng dậy đi kiếm cho bằng được. Những con cá con tôm to nhất ngon nhất kiếm được, ông đều để cho con gái ăn, không bán. Có khi vì thế mà con gái ông dài rộng hơn hẳn những đứa trẻ khác cùng lứa trong làng. Hàn Xuân lớn lên có tình thương của người cha và sự bao bọc của sư bà nên cũng không thấy thiếu thốn gì. Nhưng khi nàng đang như bông sen bắt đầu hé nở thì ông Lư mất.
Đám tang ông Lư chỉ có một người đội khăn trắng đi sau quan tài là Hàn Xuân. Sư bà vào làng gọi các vãi ra đội cầu tụng kinh đưa bố Hàn Xuân về nơi yên nghỉ.
Hàn Xuân khóc hết nước mắt. Mới đầu nàng còn gào được thành tiếng. Sau, nàng chỉ còn thì thào không ra hơi, giơ tay cào níu vào cái quan tài gỗ tạp được mấy người đàn ông trong làng, do sư bà Đàm Chân thuê, khiêng ra nghĩa địa.
Sau đám tang ông Lư, sư bà đón Hàn Xuân sang ở bên chùa với mình.
Hàn Xuân đang bước vào tuổi cập kê. Đêm nằm ngủ, Hàn Xuân vật vã khóc nhớ cha. Sư bà ngồi bên vuốt ve dỗ dành nàng. Bàn tay sư bà dịu dàng xoa lên tấm thân con gái bắt đầu dậy thì của Hàn Xuân. Những nét xuân thiếu nữ đã bắt đầu nở nang lớn bổng. Thân thể đẹp đẽ này không phải do người cha vừa mất sinh ra. Nhưng người ấy đã đắp nên bằng những con cá chép cá trôi sông Thiên Đức, bằng những con tôm con cua trên cánh đồng làng. Lan man nghĩ ngợi về thân phận Hàn Xuân trong đêm vắng, bỗng sư bà thấy chạnh lòng. Ai đã là người sinh ra nhục thể của mình? Sống ở chùa từ lúc mới đẻ ra, giờ đã là bao nhiêu năm trên cõi đời này, sư bà cũng không nhớ nữa. Cuộc sống tu hành từ bé hình như cũng đã diệt mọi ý nghĩ về cuộc sống trần tục. Nhưng nhiều lúc trong đêm khuya, sư bà day dứt tự hỏi ai là những người đã cùng nhau tạo nên nhục thể dương gian của mình mà, cả bao thời gian ấy, tịnh không có ai hỏi đến? Những lúc như thế, sư bà Đàm Chân cũng vật vã không ngủ được. Sư bà thường trở dậy thắp một nén hương rồi niệm tràng hạt trước ban tam bảo. Sư bà niệm lời của thầy mình rằng, ta là chúng sinh của Phật, mọi khổ ải trần thế chỉ là do người đặt ra để thử thách, xem có vững tâm về cõi niết bàn không mà thôi…
***
Cả làng Ngọc cũng không ai biết sư bà Đàm Chân từ đâu đến.
Một buổi sớm tinh mơ từ lâu rồi, khi sư thầy trụ trì chùa ra mở cổng thì thấy một hài nhi đỏ hỏn quấn trong cái váy đụp đã nằm đấy tự bao giờ. Sư thầy cho đây là căn duyên của mình nên giữ đứa bé lại nuôi. Sư thầy cũng như ông Lư nuôi Hàn Xuân, bế trẻ đi xin bú chực khắp làng. Đàn bà làng Ngọc hình như được ăn nước giếng thần đầu làng nên khi đẻ bà nào cũng nhiều sữa, bà nào cũng sẵn lòng chia bớt một bên ti cho những đứa trẻ chẳng may mất mẹ. Thế nhưng sư bà Đàm Chân được sư thầy nuôi dưỡng bằng thức ăn nhà chùa, nên khi lớn sư bà ở lại chùa tu hành kế nghiệp thầy mình như là chuyện tự nhiên. Hàn Xuân lại khác. Nàng được cha nuôi bằng cá thịt nhiều hơn cơm. Cá dưới sông Thiên Đức rất nhiều, cá ở dải đầm sen mênh mông kéo dài mãi mạn Lương Tài cũng rất nhiều. Mà ông Lư, cha nàng rất sát cá. Hình như ông giời không triệt đường sống của ai bao giờ nếu người ta chưa tận số. Sau khi phá tán hết cơ nghiệp, mất cả vợ con thì ông Lư lại thành ra một tay cua cá giỏi nhất làng. Nhờ tài ấy mà ông cũng sống được và nuôi cô con gái lớn lên. Ông chiều Hàn Xuân lắm, chỉ một lần nó sang tắm bên ao chùa, bị gai sen cào xước bắp chân. Hôm sau ông bỏ cả ngày, sang xin sư bà cho dọn sạch một khoảng sen, chỗ bậc thềm cầu ao. Ông lặn ngụp vét sạch bùn đến khi còn trơ đất sét. Rồi ông đi nhặt sỏi cuội các nơi về đổ xuống khoảng đáy ao. Từ đó sen không mọc được vào chỗ Hàn Xuân đứng tắm, mà cũng không có bùn vẩn lên làm bẩn nước mỗi khi con ông vùng vẫy tập bơi.
Nhưng cha nàng nay đã mất rồi.
Hàn Xuân nằm khóc cha suốt hai ngày không ăn uống gì. Đến ngày thứ ba, sư bà dỗ dành: “Thôi con dậy ăn bát cháo bà nấu rồi phải về bên nhà thắp hương cho cha không thì tủi vong linh ông ấy, chỉ có mình con là thân thích”. Nàng dậy ăn bát cháo nóng rồi về gian nhà nhỏ của hai cha con sau chùa. Gian nhà xưa vốn đầy hơi cha, nay vắng lặng trong chiều hè oi bức. Nén nhang thơm cắm trên bát gạo trắng lững lờ tỏa khói, luẩn quẩn vấn vít trên bài vị cha là thanh gỗ mộc, dán tấm giấy điều trên có mấy chữ nho đen do sư bà viết. Nàng ngồi yên lặng trước bàn thờ cha, nước mắt không chảy nữa, hình như đã cạn khô rồi. Chập choạng tối, sư bà lại gọi nàng sang ăn cơm. Từ khi biết thì nàng cũng đã coi chùa như là nhà, sư bà như là mẹ mình. Ăn xong, nàng thấy nóng bức ngột ngạt trong người bèn ra ao chùa tắm. Lúc ấy trăng đã lên, ánh trăng mùa hạ chiếu khắp vườn khắp sân, chiếu xuống ao sen, sáng rờ rỡ. Hàn Xuân trầm mình xuống nước ao sen mát lạnh thơm ngát. Nàng tuột hết quần áo mấy ngày tang ma của cha không thay rửa. Ngập mình kỳ cọ trong khoảng ao mà cha đã dọn dẹp riêng cho nàng. Nước mát và hương sen thơm nức như làm dịu bớt nỗi đau. Nàng thấy cha vẫn còn hiện hữu đâu đây, như là ông vẫn đang ngồi uống trà nói chuyện với sư bà ở sân chùa, để trông chừng mỗi khi nàng tắm.
Nhưng trên cây sung to mọc bên kia bờ ao chùa, thân cành la ra gần giữa ao tối hôm ấy có một người không phải là cha nàng cũng đang trông chừng. Người ấy là thằng Vũ, bạn duy nhất của Hàn Xuân trong làng. Vũ hơn nàng ba tuổi, là con ông Đồ Lận, một nhà khá giả họ Ngô Văn. Ngày nàng lên tám, không hiểu sao nàng lại nằng nặc đòi cha bắt cho mình con dế. Thế là cha phải cõng nàng ra sườn đê đổ dế. Nhưng cha nàng là ông già chỉ quen lặn ngụp bắt cá dưới sông vụng về chả biết tìm hang dế ở đâu. Nàng đã mếu máo chực khóc thì một thằng bé cũng đi đổ dế gần đấy đến cho nàng một con. Thế là nàng thân với Vũ. Hôm đám tang cha nàng, Vũ cũng đến giúp. Thấy nàng khóc lịm đi, Vũ cũng không dám vào chùa an ủi nàng. Nhưng bức tượng ông hộ pháp râu đen mặt đỏ phừng phừng đao kiếm. Những bức tượng Phật sơn son thếp vàng lúc nào cũng mờ ảo khói hương. Rồi những cây muỗm, cây nhãn cổ thụ âm u xanh thẫm… Tất cả tạo cho ngôi chùa vẻ huyền hoặc bí hiểm linh thiêng. Vũ nhớ cô bạn của mình nhưng cũng không dám vào chùa hỏi thăm. Vũ đành leo lên thân cây sung bên bờ ao ngồi ngóng. Lúc trăng lên. Hàn Xuân ra tắm, Vũ đã gọi khe khẽ nhưng nàng mải khoát nước, không nghe tiếng. Ở làng, gái trai cùng tắm trần trên đầm sen có gì lạ đâu. Khi thấy Hàn Xuân ngụp đầu trong nước thì Vũ lại thôi, không gọi nàng nữa. Vũ cứ ngồi yên lặng trên cây sung ngắm Hàn Xuân tắm trong ao sen, dưới trăng. Tắm xong, nàng cầm mớ quần áo vừa giặt ở tay, rẽ nước ao bước lên bậc thềm, nước ao sen dưới ánh trăng mùa hè chiếu sáng lấp lánh, lung linh tràn trên thân thể.
Nhà Vũ vốn dòng dõi bút nghiên. Bố Vũ là ông đồ Lận rất mê truyện Kiều. Một trong những thú vui tao nhã của ông đồ Lận là uống rượu với mấy ông bạn đồng môn rồi bình truyện Kiều. Những buổi như vậy, Vũ thường được bố sai làm chân điếu đóm, lúc thì hái mấy nhánh rau thơm, lúc thì rang thêm vài củ lạc để các cụ nhắm rượu. Rồi Vũ cũng mê mẩn cô Kiều lúc nào không hay. Đêm nằm một mình, Vũ nhớ những câu thơ tả cảnh, tả tình trong truyện sao mà hay đến thế. Những câu thơ tả về sắc đẹp của Kiều làm trí não của Vũ thao thức đêm đêm. “Rõ ràng trong ngọc trắng ngà / Dày dày sẵn đúc một tòa thiên nhiên”. Tối nay, trong ánh trăng sáng như bạc, Vũ đã cảm được câu thơ bố mình và các bạn ông hay gật gù ngâm vịnh, tòa thiên nhiên… Vũ đi như kẻ mất hồn về nhà và gọi ngay bố mình ra ngoài tràng kỷ ấp úng thưa chuyện.
***
Ngày thứ năm mươi mốt kể từ khi ông Lư mất.
Hàn Xuân về làm dâu nhà ông đồ Lận. Hôm ông đồ cho bà mối ra nói chuyện với sư bà, xin cho Hàn Xuân về làm bạn với Vũ, sư bà vừa mừng vừa thương. Sư bà cùng cảnh ngộ với Hàn Xuân nên thương xót bao bọc nàng từ bé. Nhưng sư bà cũng biết là Hàn Xuân không có căn kiếp tu hành. Con bé càng lớn càng xinh, con nhà lam lũ một bố một con mà da lúc nào cũng trắng hồng. Thân thể Hàn Xuân thì cao dài hơn hẳn các thiếu nữ trong nàng. Lúc nàng còn bé, mỗi lần tắm cho, sư bà hay bảo, bố mày bắt hết cá dưới sông Thiên Đức cho mày ăn nên người cứ dài như con lươn. Đến khi dậy thì, những cái giời cho để con gái làm duyên lại càng nở nang hơn người. Má nàng lúc nào cũng hồng. Môi nàng lúc nào cũng thắm màu cánh sen.
Nghe sư bà nói chuyện lấy chồng, Hàn Xuân khóc nức lên. Nhưng rồi nàng cũng nghe ra khi sư bà tỉ tê nói, bà già lắm rồi, cháu phải lấy chồng về chỗ hẳn hoi để mà dựa dẫm, thân gái một mình có muốn sống lành cũng không được đâu con ơi. Hết tuần tứ cửu, bà sẽ làm lễ cầu siêu đưa bố con về hầu cửa Phật. Lúc nào bố con cũng sẽ được hương khói chu đáo. Tuần rằm mùng một, con ra thắp hương. Rồi Vũ cũng gặp nàng, Vũ cũng nói thương nàng, không muốn nàng phải cô quạnh một mình bên chùa. Mà từ xưa đến nay, Vũ rất hiền. Chơi với nhau từ bé, Vũ lúc nào cũng nhường nàng. Gia đình ông đồ Lận thuộc hàng khá giả trong làng, chấp nhận đón nàng về làm vợ Vũ là vì tối hôm ấy, ở chùa về, Vũ đã gọi cả bố mẹ dậy đòi ngay sáng mai phải cho người ra chùa nói chuyện với sư bà, nếu không Vũ sẽ bỏ đi biệt tích. Vợ chồng ông đồ Lận, đẻ bảy cô con gái, đi cầu mãi dưới đền Kiếp Bạc về, sinh ra được quý tử thứ tám nên rất chiều.
Thế là Hàn Xuân về làm dâu nhà ông đồ Lận khi nàng mười ba tuổi, cha vừa mất. Lệ làng xưa nay, đại tang phải mãn ba năm mới được làm việc hỷ. Nhưng mà Hàn Xuân làm gì có gia đình họ hàng thân thích ở đây. Nàng chỉ có sư bà thì đã đại xá cho rồi. Niềm mong ước lớn nhất của sư bà lúc ấy là gửi gắm nàng vào một chỗ nào yên tâm tin tưởng. Về làm vợ Vũ, là chỗ thân tình từ xưa, Hàn Xuân cũng không phải lạ lẫm gì nhiều. Nàng chỉ vẫn còn vương vất hình ảnh người cha già vừa nằm xuống. Nhưng tuổi trẻ là một phép màu kỳ lạ của giời Phật. Tình yêu bắt đầu nhen nhóm giữa nàng và Vũ dần xua những tối tăm trên gương mặt. Ít lâu sau, đã thấy nàng rạng rỡ và dường như bông sen bắt đầu bừng nở. Vũ yêu nàng đắm đuối bằng tất cả sức lực trai trẻ ngày đêm. Hàn Xuân đáp lại chồng bằng cả tấm tình của người con gái mồ côi, cô đơn, nay tìm được một nơi chốn yên lành tin cậy. Hai vợ chồng son rất quấn nhau. Tuần rằm mùng một nào cũng lên chùa viếng cha, cầu Phật, thăm sư bà.
Vào dịp đầu hạ năm sau, tối hôm rằm. Hai vợ chồng Hàn Xuân rẽ qua căn nhà cũ sau chùa của cha con nàng dọn dẹp, thắp hương trên ban thờ rồi sang chùa thăm sư bà. Trời oi nồng nóng bức, hai vợ chồng ngồi nói chuyện với sư bà ngoài sân. Về khuya, thỉnh thoảng hương sen từ ao đưa lên thơm mát khiến nàng đột nhiên muốn ra tắm trên cái khoảnh ao mà cha nàng khi còn sống đã cất công dọn dẹp. Sư bà thấy vậy dặn nàng, khi nào tắm xong thì đóng cổng chùa, rồi vợ chồng tự về để bà đi ngủ sớm. Hàn Xuân ra bậc thềm cầu ao tuột hết áo váy đưa cho chồng cầm rồi nhoài xuống khoảng ao sen mát rượi. Cả một năm nay, Vũ đã tưởng như thân thể vợ không còn gì để khám phá nữa. Nhưng ngắm nàng khỏa thân tắm trong rời rợi ánh trăng, thân thể đàn bà nảy nở rực rỡ phô bày trong trăng nước còn đẹp hơn nhiều lần hình ảnh của cô trinh nữ tắm trăng năm ngoái. Vũ trườn xuống ao sen cùng với vợ. Chàng quấn lấy Hàn Xuân, vũ điệu ái tình mê đắm của đôi giải thần truyền thuyết vẫn quấn nhau đêm trăng trên sông Thiên Đức. Nước ao sen tràn trề hương thơm thân thể đôi trai gái, quyện với mùi hương của những bông sen vừa hé, nồng nàn trong đêm. Vũ xiết chặt tấm thân vừa nóng bỏng, vừa mát lạnh của Hàn Xuân, cong người rít lên một tiếng lạ lùng. Đột nhiên, Vũ rời tay khỏi thân thể nàng, từ từ gục xuống ao.
Đánh giá
Mục lục bài viết
Cả làng này, chưa thấy ai chiều con gái như ông Lư. Con ông đòi gì thì cho dù nửa đêm gà gáy ông cũng vùng dậy đi kiếm cho bằng được.
Người gửi / điện thoại
Khi đại dịch covid-19 nổ ra ở Vũ Hán, Trung Quốc tháng 11/ 2019, cả thế giới bàng hoàng. Không hiểu điều gì đang xảy ra nơi đây. Đến khi Trung Quốc chính thức công bố về dịch, lập tức các nhà khoa học của cả thế giới đã vào cuộc nghiên cứu về con virus gây bệnh có định danh là Sars- CoV-2 này.
Theo một số thực nghiệm công bố trên các phương tiện truyền thông và ngay cả ông vụ phó An toàn giao thông cũng đã xác nhận thì, rõ ràng là chỉ cần ăn hai quả vải hoặc vài loại hoa quả nào đó là cũng có thể chúng ta đã nạp rượu một cách vô thức vào người. Điều đó đúng hay sai?
Vitamin C là một trong những loại vitamin thiết yếu của cơ thể. Nó có tác dụng chống lão hóa, làm bền thành mạch máu, có chức năng miễn dịch. Đặc biệt, nó tham gia rất nhiều phản ứng duy trì hoạt động sống trong cơ thể con người.
Đập lúa đêm trăng - Tập truyện Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tập truyện: Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tác giả: Trần Thanh Cảnh
Người đọc: Thủy Tiên
Bến sông xuân 1 - Tập truyện Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tập truyện: Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tác giả: Trần Thanh Cảnh
Người đọc: Thủy Tiên
Buông - Tập truyện Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tập truyện: Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tác giả: Trần Thanh Cảnh
Người đọc: Thủy Tiên
Trung đoàn 51 (E51) thành lập ngày 10/4/1968 tại Thái Thụy, Thái Bình giữa lúc cuộc chiến với Mỹ đang ác liệt. Trung đoàn có nhiệm vụ huấn luyện chiến sĩ mới bổ sung cho chiến trường...
Và ngày hôm nay 8/7, tác giả lại dành tình cảm và cảm xúc của mình cho những chữ ký và con dấu nhân dịp ra mắt bộ BOXSET 3 CUỐN SÁCH "Trần Thủ Độ - Trần Quốc Tuấn - Trần Nguyên Hãn". Sau chuỗi ngày nắng nóng gay gắt, Hà Nội hôm nay bỗng mát mẻ lạ thường, cảm tưởng như ông trời cũng thương mến, ủng hộ cho buổi ký tặng
Bạn nào muốn xem Dược sĩ chém về Bảo hiểm Y tế và các vấn đề liên quan trên sóng VOVTV, xin mời...