Bạn Nguyễn Tâm K ở Bình Dương hỏi: Dược sĩ ơi, em làm nghề buôn bán tự do nghe nói nhà nước vừa ban hành nghị quyết gì đó để sống chung cùng Covid, nhưng đọc mà thấy mông lung quá, em vẫn thấy lo lắng. Em cũng muốn được đi làm kiếm sống, cơ mà em cũng sợ bị bệnh lắm! Em phải làm sao đây?
Bạn K thân mến.
Rốt cuộc thì chính phủ cũng chính thức ban hành nghị quyết 128 quy định những điều để: “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”, đưa các hoạt động kinh tế xã hội dần trở lại với đời sống bình thường. Với một người dân làm ăn buôn bán bình thường như em, để đọc và hiểu hết các quy định này thật khó khăn. Thế nhưng cũng cần biết những vấn đề cốt lõi để tự mình thực hành, đảm bảo an toàn cho sức khỏe cá nhân và cộng đồng.
Trước hết em cần hiểu rằng, chính phủ sau khi tham vấn các nhà khoa học trong nước và trên thế giới đã thấy hiện thời chưa có cách gì loại bỏ hoàn toàn con virus Sars-CoV-2 gây ra dịch Covid-19 ra khỏi đời sống của loài người. Vậy thì phải thích ứng chung sống lâu dài với chúng thôi. Vì thực tế chúng ta không thể đóng cửa sản xuất và các hoạt động kinh tế xã hội mãi được. Đóng cửa mãi sẽ lâm vào tình trạng tê liệt xã hội, đứt gãy chuỗi sản xuất cung ứng, hậu quả sẽ vô cùng thảm khốc. Vả lại, sau những sợ hãi ban đầu do hiểu biết chưa đầy đủ về con virus gây dịch bệnh này, đến nay người ta đã nghiên cứu và đưa ra kết luận: thực ra con virus này là nguy hiểm nhưng chúng ta có thể dùng các biện pháp đồng bộ để khắc chế được, nên nó cũng không quá đáng sợ như đã tưởng. Mà có loại virus, vi khuẩn gây bệnh cho người nào không nguy hiểm đâu? Đơn giản như virus gây cúm mùa hàng năm cũng làm hơn chục ngàn người nước ta tử vong đó thôi…
Virus Sars- CoV-2 hầu như không tồn tại được trong môi trường thoáng khí thiên nhiên, nó hầu như chỉ lây trực tiếp từ người sang người qua hơi thở do tiếp xúc ở cự ly gần và không gian khép kín. Bởi vậy người ta mới đề ra biện pháp chống dịch cơ bản trong vùng nguy cơ cao là đeo khẩu trang và giữ khoảng cách. Có khẩu trang che chắn, hơi thở của người mang virus vốn đặc biệt nhiều ở các giọt nước dạng aerosol (khí dung) trong hơi thở sẽ bị ngăn chặn lại phần lớn trong các lớp vải khẩu trang, không phát tán ra môi trường để người đứng gần hít phải. Ngược lại, người lành đeo khẩu trang cũng sẽ không hít phải các giọt bắn từ hắt hơi, thở của người mang virus vô tình đưa ra. Như vậy đeo khẩu trang sẽ giảm được rất nhiều nguy cơ lây lan dịch. Có nhiều nước lúc cao điểm của dịch, họ thậm chí còn yêu cầu đeo khẩu trang ngay cả trong nhà riêng đó! Còn nếu chúng ta giữ khoảng cách trên dưới 2m với người mang virus, đặc biệt ở ngoài trời thì hầu như việc bị nhiễm từ họ có thể nói là bằng không. Thế nhưng một khi đã mở cửa, đi làm, hoạt động xã hội bình thường thì việc giữ khoàng cách dù là 2m hay 1m thật sự là không thể: ta không giao tiếp bình thường được với nhau thì sao còn gọi là ‘đời sống bình thường’ nữa!
Vậy làm sao đây? Chúng ta cần chủ động áp dụng các biện pháp nâng cao sức đề kháng của bản thân trước virus thôi. Thật may đến thời điểm này, đã có rất nhiều loại vaccine phòng Covid ra đời. Nếu cần phải đi làm kiếm sống, hãy tiêm ngay bất cứ một loại vaccine nào đó mà được cơ quan y tế cho phép sử dụng. Bởi thực tế, dù vaccine không hoàn toàn bảo vệ được chúng ta khỏi virus nhưng nó cũng làm giảm rõ ràng sự lây nhiễm. Và các con số thống kê cho thấy, những người đã tiêm vaccine nếu có bị bệnh các triệu chứng cũng nhẹ hơn và tỷ lệ tử vong giảm rõ rệt. Vậy thì còn chần chừ gì nữa mà không tiêm đủ hai mũi vaccine để đi làm, đi vui chơi và tận hưởng cuộc sống?
Nhân nói đến các con số thống kê, em phải biết rằng có đến 80% số người dương tính với virus nhưng hoàn toàn không có bất cứ triệu chứng nào của bệnh. Trong số 20% xuất hiện triệu chứng thì lại có đến khoảng 15% là biểu hiện các triệu chứng nhẹ kiểu như cảm cúm, chỉ cần y tế hướng dẫn hỗ trợ điều trị là họ có thể qua khỏi bệnh một cách nhẹ nhàng. Mấy phần trăm còn lại kia bị chuyển bệnh nặng và có thể tử vong (tỷ lệ tử vong chung của căn bệnh này trên thế giới là khoảng 2%), nhưng một điều rất đang quan tâm từ các con số tử vong đó là: số tử vong tập trung chủ yếu ở nhóm người lớn tuổi từ 65 trở lên, nhóm có bệnh lý nền nặng liên quan đến việc hệ miễn dịch bị suy giảm như tim mạch, ung thư, tiểu đường và béo phì.
Chúng ta vừa nhắc đến hệ miễn dịch của cơ thể con người, nơi sản xuất ra kháng thể tiêu diệt virus nếu nó xâm nhập: tiêm vaccine là để kích thích cơ thể tạo sẵn ra một lượng kháng thể để virus lọt vào tiêu diệt ngay tức khắc. Thế nhưng với những người có hệ miễn dịch khỏe mạnh, nếu virus xâm nhập vào, cơ thể cũng tự động tiết ra kháng thể tiêu diệt virus tức khắc mà chưa cần tiêm vaccine! Con số 80% số người bị nhiễm virus nhưng không có các triệu chứng và không trở thành bệnh nhân như đã nói ở trên là một minh chứng hùng hồn. Vậy thì với những người trẻ khỏe như em, hệ miễn dịch đang hoạt động cực kỳ nhạy bén, luôn sẵn sàng sản xuất ra một lượng kháng thể đủ mạnh để tiêu diệt những kẻ xâm nhập, thì thật ra con virus này chẳng có gì đáng sợ. Thậm chí, một khi chẳng may mắc phải, cơ thể em lập tức tiết ra kháng thể mạnh gấp 6-7 lần kháng thể do tiêm vaccine tạo nên, điều này khoa học cũng đã chứng minh. Và cái kháng thể tự nhiên đáng giá kia nó lại góp phần xây dựng nên một cộng đồng miễn dịch tự nhiên mạnh. Đó lại là điều hay ho.
Như vậy nếu em đã tiêm đủ hai mũi vaccine, có một cơ thể khỏe mạnh, áp dụng chế độ ăn uống thuốc men nâng cao sức đề kháng tự thân, thực hiện đúng các biện pháp vệ sinh phòng bệnh ở nhà và ngoài xã hội thì bọn virus quái ác kia sẽ không làm gì được, dù chúng vẫn cứ lảng vảng, lẩn khuất đâu đó quanh ta. Nên hãy thích ứng với điều đó. Hãy coi con virus Sars- CoV-2 cũng chỉ như muôn ngàn con vi khuẩn, virus khác đã, đang và sẽ còn quấy quả cuộc sống của loài người từ khi mới có mặt trên trái đất này đến nay và mai sau. Hãy lờ đi và chung sống hòa bình cùng chúng. Hãy đi làm kiếm tiền và tận hưởng cuộc sống của mình!
Nhân tiện đây, đề nghị với cả các cấp chính quyền các nơi: xin hãy quán triệt kỹ, đọc và hiểu nội dung tinh thần nghị quyết 128 của chính phủ về thích ứng, sống chung cùng Covid. Bởi thực tế chống dịch trên cả thế giới gần hai năm qua đã chứng minh một điều, quan điểm chống dịch kiểu “Zero Covid” đã thất bại. Cả thế giới giờ đây đã chuyển sang phương châm “Sống chung cùng Covid”. Trong tình hình kinh tế xã hội nước ta, nếu không chuyển nhanh theo nghị quyết 128 thì sẽ có rất nhiều hệ lụy xảy ra. Thậm chí đổ vỡ lớn về kinh tế xã hội, nhân dân lao động bị bần cùng sẽ có nhưng hậu quả khôn lường, lớn hơn do Covid gây ra nhiều lần.
Với góc độ của một dược sĩ rất quan tâm theo dõi tình hình chống dịch Covid trong nước và trên thế giới, đề nghị chính phủ nên có tiếp một chỉ thị quán triệt các địa phương cần thực hiện thật tốt, thật đúng tinh thần nghị quyết này, mấu chốt ở các điểm: Tuyệt đối không tổ chức lập chốt ngăn sông cấm chợ trên các hệ thống đường giao thông trên cả nước dẫn đến ngăn trở sự lưu thông của hàng hóa. Không phong tỏa và cách ly chết cứng diện rộng nếu chỗ nào đó có ca dương tính, mà chỉ phong tỏa hẹp nhất có thể và thực hiện giãn cách xã hội mềm. Hạn chế tối đa việc tổ chức ly tập trung và xét nghiệm diện rộng mà chỉ xét nghiệm theo triệu chứng và tại điểm. Ngành y tế cần phải tổ chức màng lưới quản lý tốt bệnh nhân, để F1, F0 không có triệu chứng theo dõi tại nhà và tổ chức điều trị sớm cùng với việc nâng cao năng lực điều trị tại các bệnh viện nội trú. Đẩy nhanh hơn nữa việc ưu tiên tiêm vaccine cho ‘nhóm yếu thế’ là những người có bệnh lý nền và người từ 65 tuổi trở lên. Theo đó là việc phổ cập vaccine cho tất cả mọi người trưởng thành có thể và có nguyện vọng. Song song với các biện pháp chuyên môn, cần thúc đẩy mạnh dạn mở cửa trở lại các hoạt động kinh tế xã hội bình thường, lấy đó làm thước đo mức độ chuyển biến tư duy của lãnh đạo các địa phương về sự thích ứng theo nghị quyết 128.
Nếu làm được những điều trên, cuộc sống xã hội và nền sản xuất kinh doanh của nước ta sẽ mau chóng trở lại bình thường. Và những người trẻ như bạn Nguyễn Tâm K ở Bình Dương sẽ không phải sống trong tâm trạng bất an lo lắng đủ đường. Họ sẽ tận lực làm việc xây dựng cuộc sống và tận hưởng niềm vui do cuộc đời mang lại. Gần hai năm sống trong phấp phỏng lo âu có lẽ cũng là quá đủ rồi!
Đánh giá
Mục lục bài viết
Bạn Nguyễn Tâm K ở Bình Dương hỏi: Dược sĩ ơi, em làm nghề buôn bán tự do nghe nói nhà nước vừa ban hành nghị quyết gì đó để sống chung cùng Covid, nhưng đọc mà thấy mông lung quá, em vẫn thấy lo lắng. Em cũng muốn được đi làm kiếm sống, cơ mà em cũng sợ bị bệnh lắm! Em phải làm sao đây?
Người gửi / điện thoại
Chỉ có điều dạo này, mấy ông bạn khi nhậu, cứ sau vài chén là bắt đầu nhăn nhó, “dạo này tôi kém quá”, “bản lĩnh đàn ông xuống quá”, “ông xem thế nào, có cái gì khôi phục bản lĩnh đàn ông cho bọn tôi cái?"
Nghệ có tên khoa học là Curcumin longa, họ gừng: Zingiberaceae. Bộ phận dùng là củ (thân rễ) đào lên có thể dùng tươi ngay hoặc luộc nước sôi từ 30-45 phút sau đó thái nhỏ, sấy khô, tán thành bột có màu vàng sậm để dùng dần.
Nào là đàn ông có bản lĩnh là phải có ước mơ, lý tưởng(!) Rồi từ đó phải thành đạt- cơ mà thành đạt nghĩa là thế nào thì không thấy nói rõ. Rồi phải bảo vệ được gia đình...
Bến sông xuân 2 - Tập truyện Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tập truyện: Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tác giả: Trần Thanh Cảnh
Người đọc: Thủy Tiên
Đập lúa đêm trăng - Tập truyện Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tập truyện: Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tác giả: Trần Thanh Cảnh
Người đọc: Thủy Tiên
Buông - Tập truyện Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tập truyện: Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tác giả: Trần Thanh Cảnh
Người đọc: Thủy Tiên
Trung đoàn 51 (E51) thành lập ngày 10/4/1968 tại Thái Thụy, Thái Bình giữa lúc cuộc chiến với Mỹ đang ác liệt. Trung đoàn có nhiệm vụ huấn luyện chiến sĩ mới bổ sung cho chiến trường...
Và ngày hôm nay 8/7, tác giả lại dành tình cảm và cảm xúc của mình cho những chữ ký và con dấu nhân dịp ra mắt bộ BOXSET 3 CUỐN SÁCH "Trần Thủ Độ - Trần Quốc Tuấn - Trần Nguyên Hãn". Sau chuỗi ngày nắng nóng gay gắt, Hà Nội hôm nay bỗng mát mẻ lạ thường, cảm tưởng như ông trời cũng thương mến, ủng hộ cho buổi ký tặng
Bạn nào muốn xem Dược sĩ chém về Bảo hiểm Y tế và các vấn đề liên quan trên sóng VOVTV, xin mời...