Phải nói là tác phẩm hay, hay cả từ nhan đề đến bìa sách.
Giáo sư Kê, sự ra đời của tác phẩm này rồi sẽ khiến cho dân nước Việt có thêm một thuật ngữ nữa về giới “trí thức”, bổ sung thêm vào những Trạng Lợn (dân gian “suy tôn”), Tiến sĩ giấy (Tam nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến bêu giếu), giáo sư quần vợt (Vũ Trọng Phụng mai mỉa). Tuy nhiên, trong hệ thống những “danh hiệu” đó, Giáo sư Kê đã vượt lên, xứng với tầm vóc thời đại mới. Trạng Lợn xưa được dân yêu nước nhờ. Xuất thân từ nghề hoạn lợn, ăn may(kiểu “chó ngáp phải ruồi) và khôn lỏi- biết vận dụng kinh nghiệm dân gian nên lập hết công trạng này đến thành tích khác; thậm chí còn trở thành kẻ đại diện cho cho thể diện quốc gia, làm vẻ vang đất nước, cứu dân quốc khỏi nạn binh đao... Trạng Lợn thuộc loạiThời lai đồ điếu thành công dị[1].Với Trạng Lợn, dân gian chỉ mỉa vui và dường như có gửi gắm thêm cả sự thèm khát: ước gì đời ta gặp may như thế!Tiến sĩ giấy thì vô dụng và cũng vô hại, chỉ là “giấy”, làm thứ đồ chơi, có tí tác dụng: dùng để “bỡn ông mà lại dứ thằng cu”[2]. Giáo sư quần vợt thì ít ra cũng khiến chị em vui vẻ, biết một môn thể thao mới, có lẽ vì qua đôi mắt của ông nhà nho thủ cựu Vũ Trọng Phụng nên loại “giáo sư” này mới nhiều nỗi ỉ ôi. So vớiGiáo sư Kê, tất cả những Trạng, những Nghè, những Giáo sư ấy chỉ là... cái đinh!Giáo sư Kê vượt lên, tích tụ đủ loại và trở thành điển hình cho loại “gà trống thiến sót” của thời đại.
Giáo sư Kê là tên gọi tắt của giáo sư Giang Đình Kê. “Kê” – là gà! Vị nàycótổtiên từ ông đồ Tam đại con gà, dốt nhưng tài ứng biến lắt léo chăng: “Dủdỉ là con dù dì, dù dì là chị con công, con công là ông con gà”? Không. Ông ta là giònggiống con nhà mõ- thứ hạng vốn bị miệt thị nhất làng. Nhưng “thời lai”- thời càng bần cố nông càng được coi trọng, thế là nhà mõ ấy bỗng chốc “một phút lên tiên” danh giá nhất làng. Đúng là kiểu thời cuộc biến thiên dâu bể kiểu này thì chưa từng thấy trong lịch sử từ Âu sang Á, từ Tàu đến Ta. Nhờ cuộc vật đổi sao dời ấy, bố ông Giáo sư kê- ông Giang Đình Khánh nhảy phốc lên chức chủ tịch xã. Đến đời con ông- Giang Đình Kê, rồi cháu ông- Giang Đình Tinh Anhthì đúng là vinh hoa phú quý chả ai bằng- hạng thứ cấp quốc gia, dân tộc.
Các nấc thang cuộc đời Giáo sư Kê nằm trong chữ THỜI. Ông ta là sản phẩm của thời đại, là một thứ “tượng đài” của thời đại. Tốt nghiệp đại học nông nghiệp, ông ta về làm ở Viện súc sản- một cái tên viện bịa đặt của nhà văn, gây cười nhưng lại làm cho người đọc liên tưởng tới phần lớn các Viện nghiên cứu của ta nay: chỉ có cái tên là hoành tráng, còn thực chất thì chỉ... súc vật... với...sinh sản (đến Viện Văn học cũng còn bị gọi vui là Viện “văn dĩ tải sex”[3]). Thế nên, tất cả những gì tưởng không thể đều có thể xảy ra ở các Viện. Ai đời, đề tài nghiên cứu của giáo sư Kê là: lai giống giữa bí ngô và dưa lê! Rồi còn: lai giống giữa chó và lợn! Thất bại với việc nghiên cứu trong nước thì ông ta đi làm nghiên cứu sinh ở Nga! Đến đây, ông ta trở thành Tiến sĩ, tiêu biểu cho loại dân gian gọi là Tiến sĩ bò – (theo lời Hoàng Ngọc Hiến: cứ dắt một con bò sang Nga, về cũng thành tiến sĩ)... Nhưng Tiến sĩ Kê không dừng lại ở kiểu Tiến sĩ bò- về nước chỉ làm “tiến sĩ giấy’ ăn lương ở các Viện, Trường. Lão ta lên tót lên được cả học hàm cao nhất nước Nam này: GIÁO SƯ. Cũng là nhờ thời thế! Lão ta có lí lịch con cháu nhà mõ! Bố vợ bố đẻ đều làm quan to: bố đẻ đã lên Bí thư tỉnh ủy. Bố vợ là bộ trưởng X. Gia thế lẫy lừng, lại thêm bằng đỏ trong tay, nên lão thành Viện phó, rồi Viện Trưởng- lên như diều gặp gió lồng lộng của thời đại.
Trò hề lại tiếp tục nảy ra ở chỗ: lúc tại vị, danh là giáo sư mà lão chả cần có công trình nghiên cứu nào để công bố với thế giới! Thế mà, đến lúc về hưu ở làng thì lão lại đẻ ra được các hoạt động nghiên cứ khoa học rầm rộ.Ý tưởng công trình nghiên cứu của lão được lão “giác ngộ” khá ngẫu nhiên: lão nhìn thấy những con gà trống chúa chuồng của làng bên, lão thèm được như thế, rồi lão liên hệ với TÊNlão cũng là Kê, gã cũng vốn nổi tiếng chim to từ bé và khả năng làm “gà trống” khi còn tại Viện! Lão lại thấy làng bên có tục thờ thành hoàng làng là “Ngài Kê”. Gã lại kết nối với tranh vẽ gà trống của dân gian Đông Hồ, tục thi chọi gà, rồi xa hơn nữa là “Kê tinh” trong truyền thuyết An Dương Vương! Thế là lão có dự án nghiên cứu với đầy đủ các mục hạng có ý nghĩa lớn lao, cao cả cả kinh tế lẫn văn hóa tâm linh và truyền thống lịch sử lâu đời! Và lão đã đưa được các nhà nghiên cứu kinh tế, văn hóa cả nước vào vòng xoáy nghiên cứu dự án của hắn. Kết quả là đủ các loại Hội thảo khoa học lừng lẫy; tin tức báo đài, ti vi rầm rộ; tiệc tùng hoành tráng... Ngài Kê- gà Ao được tạc tượng. Miếu thành hoàng làng thờ ngài Kê được công nhận là di tích văn hóa lịch sử! Dân làng mở mang mày mặt...Tất cả như thể có mối quan hệ tâm linh và “duyên” thật sự giữa tên của giáo sư Kê với “ngài Kê” của văn hóa làng! Như thể giáo sư Kê được thành hoàng làng và thánh thần quốc gia giao phó trọng trách lịch sử! Những Trạng Lợn, Tiến sĩ giấy, Giáo sư quần vợt, Tiến sĩ bò... đâu có được vinh hiển như thế!
Cũng từ thành công với dự án Kê gà, cả nhà giáo sư Kê tiếp tục phất, phất và phất! Những “tấn trò đời”, “đỏ và đen” tiếp tục mở rộng đến hậu duệ ngài Kê- ông tiến sĩ Giang Đình Tinh Anh và “học trò” Hùng Văn Hạ- kẻ nhận giáo sư Kê là bố nuôi.Giáo sư Kê trở thành liên tục được mời làm cố vấn. Còn hậu duệ của ông thì có cơ man những dự án với những bộ “Dục văn giao”, “đảo Xinh đẹp”, BOT... Tiền, tình, danh lợi, gái gúdiễn ra ào ào mưa gió dưới ngòi bút tác giả.Và bây giờ thì nó không chỉ diễn tiến theo kiểu diều gặp gió, bay vút lên thẳng nữa. Nhà văn Trần Thanh Cảnh đã thêm bút pháp. Từ đây, nhà văn khắc họa thầy trò, cha con... giáo sư Kê cònnhư diều lộn tùng phèo các kiểu giữa trời đất, gió mưa nước Việt, kiểu “họ nhà tôm cứt lộn đằng đầu”, kiểu “trâu lấm vẩy càn” tứ tung... Trong thì danh lợi, xác thịt ào ào, nhớp nhúamà ngoài thì luôn luôn có danh xưng sang trọng: Giáo sư, quốc sư, bộ trưởng, tỉnh trưởng, chị nọ anh kia... Một tuồng sân khấu dục tính được diễn tràn từ ngày này sang ngày khác qua những trang sex mùi mẫn, cả mùi trinh nữ khiến hết thảy cha con giáo sư Kê thèm thuồng đến “mùi mắn tôm” khiến Giang Đình Tinh Anh ói mửa đến mức không bao giờ dám ăn thịt chó với mắm tôm nữa! Chúa tể tuồng sân khấu tiền- dục- danh ấy chính là ngài giáo sư Kê- kẻ mang đặc điểm dục tính của gà trống được thờ thành Thành hoàng! Giáo sư Kê có sẵn “chim to” từ bé, lại được thêm tăng cường từ món Kê ngâm rượu thuốc của giống gà Ao. Thế nên, bà vợ giáo sư nhắm mắt, kệ Giáo sư Kê lấy con điếm Thy làm bồ nhí, lấy hết tiền hưởng từ dự án xây nhà cho nàng trên phố huyện. Xây xong nhà, giáo sư bị con điếm đó “sút” thẳng ra khỏi nhà. Thất tình, giáo sư lại được học trò và hai ông con trai (con đẻ và con nuôi) quý hóa tìm kiến hẳn cho một nàng trinh nữ tuyệt thế giai nhân, hết lòng phục dịch. Thế rồi, cả 3 kẻ: giáo sư và hai cậu con trai ngài cùng chung nhau hưởng da thịt của một cô gái! Đọc mà buồn nôn cho sự loạn luân cha con, loạn nghịch đạo thầy trò. Nhưng truyện chưa dừng ở đó. Nó tởm lợm đến mức đọc lên người ta còn không thể mửa ra được khi kết truyện, giáo sư Kê tuyên bố đã kết hôn với người đẹp và bắt hai quý tử phải gọi ả là MẸ! Xây dựng nhân vật đến mức này, Trần Thanh Cảnh đúng là đã tạo được một điển hình cho những giáo sư tiến sĩ của thời cuộc có tới ba vạn chín nghìn tiến sĩ bò, tiến sĩ giấy, tiến sĩ ma, giáo sư quỷ mang mặt người... từ những lò ấp, lò thiến- thiến sót. Mà nói vậy, có lẽ chưa đủ. Phải nói rằng, từ giáo sư Kê, Trần Thanh Cảnh đã dồn gần như đủ đầy hết thảy nhơ nhớp, khốn nạn tột cùng của các loại đấng bậc quan chức và học hàm của xã hội.
Không chỉ thành công trong xây dựng nhân vật, Trần Thanh cảnh còn có những chi tiết “đắt”, khiến người đọc phì cười (có lẽ phòi/ bay cả bọt mép). Ấy là tiếng loa rè đọc tên ngài giáo sư Kê mà ngân dài âm “ê” mà thành “mê ê êê ê...”. Rồi lại phong bì thành công dự án khoa học không phải tiền mà là bài thơ:
Năm xưa ngỗng lẹo thiên nga,
Thế rồi bỗng chốc đẻ ra kê vàng
Hôm nay công trạng vẻ vang
Vài trăm năm nữa bia làng còn ghi
Bài thơ ấy là lời nguyền của dân, chửi sâu cay. Cảm giác như lời truyền lại từ thời dân “ám chỉ” Trần Khánh Dư xưa, đến “gà chó Vân Đồn cũng phải sợ”! Cảm giác như lời tổng kết của những sử gia khi dừng lại ở kết trong trang văn mỗi chương hồi lịch sử vậy! Còn nữa, tác giả đưa vào tác phẩm không ít phát ngôn có thực của những đấng bậc tiên chỉ quốc gia mà dân mạng đã dậy sóng bôi bác. Đó là đấng bậc trưởng ngành Dục Văn Giao ngọng líu ngọng lô: “nàm gì mà no nắng”; những bộ trưởng khoa học không phát âm nổi một từ tiếng Anh cho chuẩn, đến nỗi nói thành “tê lê phốc”; hoặc dốt nát tin học đến mức đòi đưa mây điện tử về nước nhà... Rồi những chị LON, anh LU và những phát biểu trơ tráo: “hậu duệ mà làm quan là hồng phúc của quốc gia”. Chưa hết, tác phẩm còn được đan cài không ít thơ ca, hò vè dân gian. Những điều này làm cho tác phẩm của Trần Thanh Cảnh như là sự tổng kết đặc điểm nhố nhăng, hề chèo kinh tởm của cả “một thời nhà đỏ”!
Một điểm nữa cũng cần nhấn mạnh: cuốn sách có phần bìa và trình bày rất ăn ý với bút pháp và nội dung tác phẩm. Tác giả bìa sách là Tùng Giang. Hình ảnh biếm họa trên bìa thú vị. Giáo sư Kê mang mặt người mà nhìn vẫn thành con gà trống. Những cái lá dưới chân ngài xòe ra rõ là lá mà trông vẫn như... âm hộ. ngài Kê đạp trên lá mà trông như biểu tượng Linga giao hòa với Ioni vậy! Cái đuôi gà cong vút lên đầu, giống bờm sư tử- chúa sơn lâm, nhưng lại gợi nghĩa “cứt lộn lên đầu”. Đầu ngài Kê có mào, lại có cả sừng- bị cắm sừng! Đúng là đa nghĩa, khán giả tha hồ tưởng tượng, thêm thắt, liên tưởng. Và cười!
Giữa tháng năm covid tang thương, Giáo sư Kê là một tác phẩm để người ta hiểu đời, hiểu thời. Cười đấy mà ngậm hờn đến tận tim óc!
[1] Thơ Đặng Dung: “Thời lai đồ điếu thành công dị,/ Vận khứ anh hùng ẩm hận đa” (Gặp thời kẻ câu cá, thịt lợn cũng làm nên sự nghiệp/ Thời vận qua đi, người anh hùng nuốt hận- Cảm hoài).
[2] Thơ Nguyễn Khuyến
[3]Người viết xin lỗi những học giả chân chính ở Viện Nghiên cứu văn học.
Đánh giá
Mục lục bài viết
Phải nói là tác phẩm hay, hay cả từ nhan đề đến bìa sách. Giáo sư Kê, sự ra đời của tác phẩm này rồi sẽ khiến cho dân nước Việt có thêm một thuật ngữ nữa về giới “trí thức”, bổ sung thêm vào những Trạng Lợn (dân gian “suy tôn”), Tiến sĩ giấy (Tam nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến bêu giếu), giáo sư quần vợt (Vũ Trọng Phụng mai mỉa). Tuy nhiên, trong hệ thống những “danh hiệu” đó, Giáo sư Kê đã vượt lên, xứng với tầm vóc thời đại mới.
Người gửi / điện thoại
Đó chính là cây hoàng liên hay còn gọi là hoàng liên chân gà, vì bộ phận dùng phổ biến của nó là thân rễ xù xì trông giống như chân một con gà! Hoàng liên có tên khoa học là Coptis chinensis Franch (hoặc Coptis quinqesecta Wang), họ Mao lương: Ranunculaceae.
Nào là đàn ông có bản lĩnh là phải có ước mơ, lý tưởng(!) Rồi từ đó phải thành đạt- cơ mà thành đạt nghĩa là thế nào thì không thấy nói rõ. Rồi phải bảo vệ được gia đình...
Đó là những loại thuốc của nền y học dân tộc phương Đông. Ở đó các loại dược liệu thường được thái lát rồi sao tẩm, chia thành các gói, đem sắc uống.
Buông - Tập truyện Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tập truyện: Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tác giả: Trần Thanh Cảnh
Người đọc: Thủy Tiên
Giáo sư Kê - Tập truyện Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tập truyện: Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tác giả: Trần Thanh Cảnh
Người đọc: Thủy Tiên
Bến sông xuân 2 - Tập truyện Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tập truyện: Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tác giả: Trần Thanh Cảnh
Người đọc: Thủy Tiên
Mỹ nhân làng Ngọc 1 - Tập truyện Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tập truyện: Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tác giả: Trần Thanh Cảnh
Người đọc: Thủy Tiên
Chuyện bên kè đá - Tập truyện Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tập truyện: Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tác giả: Trần Thanh Cảnh
Người đọc: Thủy Tiên
Trung đoàn 51 (E51) thành lập ngày 10/4/1968 tại Thái Thụy, Thái Bình giữa lúc cuộc chiến với Mỹ đang ác liệt. Trung đoàn có nhiệm vụ huấn luyện chiến sĩ mới bổ sung cho chiến trường...
Và ngày hôm nay 8/7, tác giả lại dành tình cảm và cảm xúc của mình cho những chữ ký và con dấu nhân dịp ra mắt bộ BOXSET 3 CUỐN SÁCH "Trần Thủ Độ - Trần Quốc Tuấn - Trần Nguyên Hãn". Sau chuỗi ngày nắng nóng gay gắt, Hà Nội hôm nay bỗng mát mẻ lạ thường, cảm tưởng như ông trời cũng thương mến, ủng hộ cho buổi ký tặng
Bạn nào muốn xem Dược sĩ chém về Bảo hiểm Y tế và các vấn đề liên quan trên sóng VOVTV, xin mời...