Hồi học phổ thông, bọn tôi ít chụp ảnh. Không phải là không thích, chẳng qua là nghèo, mỗi lần chụp phải lên hiệu ông Minh Ảnh, tốn khối tiền. Hôm kết thúc năm học (khoảng tháng 5/1978) bốn thằng ngồi cùng bàn bọn tôi rủ nhau ra hiệu làm một kiểu kỷ niệm...
Nào ngờ đó là kiểu duy nhất. Dòng đời xô đẩy, tấm ảnh đó thất lạc đi đâu, đến lúc tìm lại được thì đã gần như hỏng, thế nhưng tôi vẫn nhìn ra khuôn mặt của các ông bạn mình hồi trẻ trâu.
Mình đứng ngoài cùng bên phải. Tiếp theo là Đàm Công Chấn-nay là kỹ sư xây dựng. Rồi đến Nguyễn Chí Chương- nay bác sĩ nhãn khoa nổi tiếng, giám đốc bệnh viện mắt Bắc Ninh.
Và cuối cùng, bên trái, Nguyễn Hữu Chinh, người bạn đã hy sinh ngày 24/2/1979...
Ngày 21/2... tôi nhận được lá thư cuối cùng của bạn mình: "Cảnh ơi, bọn tao được lệnh hành quân lên biên giới phía bắc. Đánh nhau dữ lắm. Có khi đây là bức thư cuối cùng tao viết cho mày..."
Thế rồi Chinh không về.
Ngay trận đầu tiên trên biên, một mảnh pháo quân thù đã cướp đời trai trẻ của bạn. Mà lúc đó có khi bạn cũng chưa kịp bắn viên đạn nào...
Bọn mình tốt nghiệp phổ thông tháng 6/1978. Đến tháng 10 năm ấy, cả nước sục sôi bắt lính. Trai trẻ. Nữ trẻ. Bộ đội tái ngũ... rầm rập lên đường. Chinh sinh năm 1960, vừa tròn 18, trẻ khoẻ đẹp giai... vào lính. Mình sinh năm 1961, chưa đủ tuổi, đợi kỳ sau...
Hồi học phổ thông, bọn mình thân nhau lắm. Nhà Chinh xóm dưới, thường đi qua nhà mình để rủ đi học. Hôm nào mình không có xe hoặc xe bị hỏng, Chinh thường đèo mình...
Trong lớp, có một cô bạn khá xinh, nhiều thằng thích. Vì là lớp chọn thiên về tự nhiên nên chỉ có khoảng mươi bạn gái trong tổng số gần năm mươi... Cô bạn ấy có nhiều người theo đuổi! Chinh thích ra mặt, nhiều lúc ngồi cạnh thấy ngẩn ngơ, chả chú ý học hành gì cả. Mình cáu bảo: "Sắp thi tốt nghiệp rồi thi đại học đến nơi rồi mà đéo lo học, chỉ ngắm gái!"
Sau này nhớ lại, mình thấy ân hận. Vì đã nặng lời với bạn. Và cô bạn gái hình như cũng ân hận, lúc ấy cô bạn hầu như chả dành cho Chinh một ánh mắt nào... Nhưng sau này khi Chinh đã hy sinh, cô ấy hay đi lại thăm hỏi gia đình nhà Chinh. Rồi cô ấy đi lấy chồng, cũng một cựu binh biên giới. Những dịp hiếu hỷ quan trọng dưới nhà Chinh, cô ấy vẫn tới...
Nhưng mà mình thì sau đó mình không dám xuống nhà Chinh để gặp hai cụ bố mẹ Chinh nữa...
Mình sợ.
Mình sợ phải đối diện, phải nhìn vào ánh mắt có hình câu hỏi của các cụ, mày vẫn còn đây mà sao thằng Chinh nó đâu? Nó đâu???
Sau này mình cũng đi bộ đội, lúc ấy biên giới vẫn căng, hai điểm nóng Bình độ 400 và Vị Xuyên, Hà Tuyên súng nổ suốt ngày đêm. Trung đoàn đặc công 198 đóng gần chỗ mình liên tục xuất kích, luồn sâu...
Đơn vị huấn luyện mình đóng ở Bãi Dẻ Liên Sơn- nhiều đêm nằm trên sạp, nghĩ, biết đâu đây cũng chính là nơi Chinh cũng đã nằm, đã lăn lê bò toài. Và đã viết cho mình bức thư cuối cùng...
Mình đã thầm khấn, Chinh ơi, mày sống khôn chết thiêng, hãy theo trợ giúp tao trong đời lính gian nan cùng cực này nhé...
Nhưng thật ra đời lính của mình không chỉ có gian nan. Cũng có những giây phút được thăng hoa cùng đồng ngũ. Tấm ảnh chụp sau khi uống rượu ở quán quen ngoài ngã ba Tân Sơn là minh chứng (mình là người mặc ruột áo bông chiến sĩ, tay cầm chai rượu!). Chị chủ quán mà mình quên tên rất quý mình. Không phải vì mình hay ra uống, lính tráng ra đó có cả trăm cả ngàn... Sau này khi mình chuyển quân vào mãi trong sâu thẳm rừng già, mỗi chiều thứ bảy, túi không còn đồng nào, mình lẽo đẽo đi bộ khoảng mươi cây số đường rừng, ra quán của chị, ngồi uống chai rượu sắn với mấy củ lạc rang và bó thuốc lá cuốn... Uống chịu! Vì cũng chỉ có chị ấy cho mình chịu!
Còn tấm ảnh chụp chung với Trần Tựa , người cùng làng, cùng đơn vị (nay là nghệ sĩ ưu tú của đoàn ca múa Quân Đội) dưới suối là hôm ra quân, sau khi hai thằng làm chầu rượu chia tay, từ biệt đời quân ngũ...
Khi mình ra khỏi quân đội, nhìn lại, nhiều lúc tự hỏi: Tại sao mình có thể vượt qua những khốn khổ của quãng đời ấy được? Hình như có một thế lực siêu nhiên nào nâng đỡ mình, giúp mình vượt qua khó khăn... Có lẽ nào đó là người bạn thân thiết đã khôn thiêng ngầm giúp đỡ.?
Có thể lắm. Bởi thực sự thì mình quý Chinh lắm. Tất nhiên là Chinh cũng quý mình. Hai thằng có thể vùng vằng nhau nhưng tí chốc rồi lại thôi... Hôm nhận được lá thư cuối cùng của Chinh, mình đã lạnh hết sống lưng, lầm bầm, thằng này nói gở, phỉ phui cái mồm mày... Rồi đem lá thư đó đốt ngay, như là một động tác xua đuổi vận đen cho bạn mình...
Thế mà rồi điều kinh khủng ấy vẫn xảy ra.
Mình buồn, thương, đau đớn, tiếc nuối... Mình đã chả giữ được kỷ vật cuối cùng của người bạn thân. Mà có khi Chinh cũng chỉ viết thư cho mình...
Sắp 17/2 rồi Chinh ơi.
Chưa bao giờ trong những ngày này mà tao lại quên mày. Người bạn thân trẻ trung đẹp đẽ bỏ mình trên biên cương phía bắc.
Nén tâm nhang cho người bạn thủa thiếu thời NGUYỄN HỮU CHINH vẫn luôn cháy đỏ, nhức nhối trong trái tim tôi. Mãi mãi không quên!
TTC/ facebook Canh Tranthanh
Đánh giá
Mục lục bài viết
Hồi học phổ thông, bọn tôi ít chụp ảnh. Không phải là không thích, chẳng qua là nghèo, mỗi lần chụp phải lên hiệu ông Minh Ảnh, tốn khối tiền. Hôm kết thúc năm học (khoảng tháng 5/1978) bốn thằng ngồi cùng bàn bọn tôi rủ nhau ra hiệu làm một kiểu kỷ niệm...
Người gửi / điện thoại
Chỉ có điều dạo này, mấy ông bạn khi nhậu, cứ sau vài chén là bắt đầu nhăn nhó, “dạo này tôi kém quá”, “bản lĩnh đàn ông xuống quá”, “ông xem thế nào, có cái gì khôi phục bản lĩnh đàn ông cho bọn tôi cái?"
Vitamin C là một trong những loại vitamin thiết yếu của cơ thể. Nó có tác dụng chống lão hóa, làm bền thành mạch máu, có chức năng miễn dịch. Đặc biệt, nó tham gia rất nhiều phản ứng duy trì hoạt động sống trong cơ thể con người.
Trong Y học, có một thuật ngữ quen thuộc “vật chủ truyền bệnh”, xuất phát từ thuật ngữ “vật chủ” trong môn Sinh học. Đây là một thuật ngữ chỉ về những sinh vật có nuôi dưỡng sinh vật khác, theo các dạng quan hệ ký sinh, cộng sinh hoặc hội sinh, cung cấp dinh dưỡng, nơi trú ẩn hoặc đôi khi là bảo vệ lẫn nhau.
Mặt Ma - Tập truyện Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tập truyện: Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tác giả: Trần Thanh Cảnh
Người đọc: Thủy Tiên
Giáo sư Kê - Tập truyện Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tập truyện: Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tác giả: Trần Thanh Cảnh
Người đọc: Thủy Tiên
Mỹ nhân làng Ngọc 2 - Tập truyện Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tập truyện: Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tác giả: Trần Thanh Cảnh
Người đọc: Thủy Tiên
Mỹ nhân làng Ngọc 1 - Tập truyện Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tập truyện: Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tác giả: Trần Thanh Cảnh
Người đọc: Thủy Tiên
Chẳng là hôm nọ Cục lưu trữ tỉnh đem về tổ chức ở Trung tâm văn hóa Luy Lâu, bèn xuống xem. Cũng khá bổ ích, đặc biệt cho các cháu học sinh. Giá mà các cô hướng dẫn viên nhấn mạnh cho các cháu vài điểm thôi, thì các cháu sẽ nhớ dễ hơn...
Là tên một loài hoa phổ biến gần như quốc hoa của Ấn Độ. Nhà văn Hồ Anh Thái là người tốt nghiệp Tiến sĩ tại đó, lại có nhiều năm công tác trong đại sứ quán Việt Nam tại Ấn độ. Ông có truyện ngắn rất nổi tiếng"TIẾNG THỞ DÀI QUA RỪNG KIM TƯỚC". Một câu chuyện bi thảm về cuộc đời cô thiếu nữ Nilam: từ một cô gái đẹp thành người đàn bà ma chê quỷ hờn, từ một cô hộ sinh đón trẻ ra đời thành một kẻ giết trẻ em gái sơ sinh.
Nhà văn Trần Thanh Cảnh quê ở Thị trấn Hồ, H.Thuận Thành, T.Bắc Ninh, học hết phổ thông ông vào bộ đội tham gia bảo vệ biên giới phía Bắc, giải ngũ sau chiến tranh ông học Đại học Dược.
Nhân dịp kỷ niệm ngày 20-11 và nhằm phát triển hơn nữa văn hóa đọc tại Học viện Chính trị Công an nhân dân, ngày 19/11/2020, Học viện tổ chức buổi giao lưu, giới thiệu Tác giả - Tác phẩm truyện ký “Người bắt ma”.
Khi viết về các nhân vật lịch sử lừng lẫy đã khẳng định được dấu ấn của mình với tầm vóc khổng lồ như Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, Thống Quốc Thái Sư Trần Thủ Độ, tôi có khá nhiều cảm xúc.