gif_20210514_210516_1
videotogif_2021.05.14_21.31.52
videotogif_2021.05.14_21.18.27
gif_20210514_210001
TRÂN QUÝ CHÀO ĐÓN QUÝ VỊ ĐỘC GIẢ ĐẾN VỚI WEBSITE CỦA NHÀ VĂN TRẦN THANH CẢNH - KÍNH CHÚC QUÝ ĐỘC GIẢ CÓ NHỮNG GIÂY PHÚT THƯ GIÃN VỚI "NGƯỜI KỂ CHUYỆN KINH BẮC"
fb_img_163796146879720210411_13045820210430_22423320210430_22423320210430_22414520210430_22415520210422_11252420210422_11253620210411_13015820210411_1302135520210411_13052820210411_13041120210411_13044720210430_22421220211031_220453box-01120211113_014855nhavantranthanhcanh20211031_22051320211113_15314020211113_15310720211113_15312320211113_01361920211113_01360720211115_00563820211115_00562220211115_00545220211115_00543920211115_00561020211118_16003120211118_16004320211118_16001820211127_155916fb_img_1637961528075fb_img_163796146879720211127_04202820230108_10282320230108_10314120230108_10275020230108_10273420230108_10270120230420_21381520230420_21373220230420_213717fb_img_1688790633652
fb_img_1637961528075fb_img_163796146879720211127_15591620210411_13054420210411_13024120210411_13025120211031_22051320211031_220453box-011nhavantranthanhcnh5520210411_13021320211113_15314020211113_15310720211113_15312320211113_01361920211113_01360720211115_00563820211115_00562220211115_00554220211115_00552120211115_00545220211118_16001820211118_16003120211118_16004320211115_00563820210411_13054420210411_13024120210411_13025120211127_04202820230108_10282320230108_10314120230108_10275020230108_10270120230108_10273420230420_21374920230420_21373220230420_213815
20211031_22051320210430_22553720210411_13031320210411_13023320210411_13052020210411_13055620210411_13040120210430_22555120211031_22045320210411_13021320210411_130213box-01120211113_01361920211113_15312320211113_15314020211113_01360720211115_00563820211115_00562220211115_00561020211115_00553020211115_00554220211115_00543920211115_00545220211118_16004320211118_16003120211118_160018fb_img_1637961528075fb_img_163796146879720211127_15591620230108_10282320230108_10314120230108_10275020230108_10270120230108_10273420230420_21381520230420_213717fb_img_1688790638910fb_img_1688790636209fb_img_1688790633652

Về thuốc kháng sinh

Thật khó mà hình dung ra đời sống con người thời hiện đại lại thiếu thuốc kháng sinh. Thuốc kháng sinh- hay thuốc trụ sinh, tùy từng nơi gọi là một chất chiết xuất từ vi sinh vật hoặc có thể bán tổng hợp: từ cái chất chiết xuất trong công nghệ nuôi cấy vi sinh ra kia, người ta lấy đó là chất gốc rồi gắn thêm vào các chất hóa học khác, cho ra nhiều loại kháng sinh bán tổng hợp khác nhau. Nhưng hiện nay công nghệ Hóa dược cũng có thể tổng hợp thẳng thuốc kháng sinh từ các chất gốc hóa học mà chẳng cần phải nhờ vả đến ông bạn vi sinh vật tí hin kia làm gì: ấy là những kháng sinh tổng hợp hóa học.

Nhưng kháng sinh dòng nào thì cũng phải đảm bảo nguyên tắc: nó có tác dụng tiêu diệt hoặc kìm hãm không cho vi khuẩn gây bệnh phát triển trong cơ thể con người.

Thật ra loài người đã biết sử dụng kháng sinh từ thủa xa xưa. Quãng độ hai ngàn năm trước, các thầy thuốc cả phương Đông và phương Tây đều đã rất chú tâm nghiên cứu điều trị các chứng nhiễm trùng vết thương, ung nhọt bằng các hỗn hợp chế từ cỏ cây khoáng chất. Lịch sử loài người thời đó hầu như là lịch sử của những cuộc chiến tranh, thế nên chuyện các chiến binh bị các vết thương trên thân thể là rất thường xuyên. Và điều kiện vệ sinh thời đó dẫn đến việc nhiễm trùng cũng là phổ biến. Nên các thầy thuốc đã quan sát tìm hiểu tự nhiên rồi cố tạo ra các hỗn hợp dung dịch, cao mềm, bột… để tiêu diệt ổ nhiễm trùng làm chóng lành vết thương. Nhưng suốt cả mấy ngàn năm mầy mò, con đường đó tưởng chừng như bế tắc. Vết thương nhiễm trùng rồi dẫn đến suy kiệt, tử vong vẫn là một nỗi đau đớn của cả bệnh nhân và thầy thuốc.

Cho đến mãi năm 1928, do một sự tình cờ thần thánh mà quý ông người Anh, Alexander Fleming mới tìm ra thuốc kháng sinh Penicillin từ nấm Penicillin. Đây thực sự là một bước tiến nhảy vọt của nền văn minh loài người! Từ đây, một nền công nghệ sản xuất thuốc kháng sinh đã ra đời. Thuốc kháng sinh xuất hiện đã góp phần quyết định vào việc đẩy lùi chữa trị nhiều căn bệnh nan y, kéo dài tuổi thọ của con người lên trông thấy, nâng cao chất lượng sống.

Kể từ đó cho đến nay, ngành công nghiệp sản xuất thuốc kháng sinh đã cho ra đời vô vàn các loại thuốc thuộc các nhóm kháng sinh khác nhau: nhóm Betalactam, nhóm Macrolide, nhóm Quinolon… với hàng ngàn biệt dược mà người thường nhìn vào chắc chắn sẽ hoa mắt. Lại còn có kháng sinh phổ rộng và kháng sinh phổ hẹp nữa kia, thật rắc rối. Nhưng có lẽ ta không nên quan tâm sâu quá làm gì cho nhức đầu, việc này nên để lại cho các nhà chuyên môn.

Nhưng dù là nhóm thuốc kháng sinh nào thì tác dụng của nó về cơ bản vẫn giống nhau. Khi kháng sinh xâm nhập vào tế bào vi khuẩn nó ức chế việc tổng hợp màng tế bào, ức chế tổng hợp ARN, Protein, thế là cái con vi khuẩn ác nghiệt kia không còn sống nổi để mà cứ tự nhân đôi nhân bốn nhân tám… ra được nữa. Chúng hoặc bị tiêu diệt hoàn toàn, hoặc co lại chạy trốn ẩn núp kỹ đâu đó để tránh bị kháng sinh tìm diệt.

Thông thường, khi bị bệnh do yếu tố nhiễm trùng người ta sẽ có các triệu chứng như sốt, ho, hắt hơi, nôn mửa, tiêu chảy, mệt mỏi, chuột rút…

Khi đó cần đến các bệnh viện, phòng khám để khám xét. Đặc biệt là các xét nghiệm sinh hóa đặc thù để chỉ ra bị nhiễm vi khuẩn gì. Xong còn cái chuyện dùng loại kháng sinh thích hợp để diệt vi khuẩn, là việc của các thầy thuốc. Việc của chúng ta là khi thấy mình ốm, đi bệnh viện thầy thuốc bảo phải dùng kháng sinh thì cứ theo đơn thuốc mà dùng. Cơ mà ở đây rất hay xảy ra tình trạng, một bác đau họng đi viện, bác sĩ kê cho đơn kháng sinh, dùng khỏi. Sang năm bác lại đau họng, bác chả đi viện khám nữa, cứ thế lôi đơn cũ ra mua thuốc uống! Lại còn có kiểu, đơn của bác A, nhưng bác B thấy đau họng, cũng chả đi viện khám, cứ thế đi mua theo mà dùng….Xin hãy chấm dứt cái việc này. Bởi mỗi cơ thể, mỗi loại bệnh tật phát sinh trên mỗi người rất khác nhau. Việc này bắt buộc phải có sự thăm khám của thầy thuốc kèm theo các xét nghiệm sinh hóa mới chuẩn bệnh được. Có chuẩn bệnh thì bác sĩ cho thuốc kháng sinh mới đúng, mới khỏi bệnh. Và nhiệm vụ của bệnh nhân là dùng kháng sinh cho đủ liều đúng cách theo chỉ dẫn của thày thuốc.

Thế nhưng có khối trường hợp khám chính xác bệnh rồi, cho dùng kháng sinh rồi mà bệnh vẫn không lui. Tại sao vậy? Trường hợp này người ta thường nghĩ đến hiện tượng kháng kháng sinh, vốn khá phổ biến trong thực tế điều trị bệnh. Là vì con vi khuẩn kia, tưởng cơ thể chúng cũng đơn giản thôi, nhưng thực tế nó cũng khá tinh vi. Mới đầu kháng sinh ra đời, tấn công vào, chúng chết như ngả rạ. Sau một thời gian, chúng tự biến đổi và tìm cách chống lại ngay loại thuốc kháng sinh đó. Kết quả là cũng loại kháng sinh đó cho bệnh nhân dùng chả ăn thua gì nữa: bọn vi khuẩn không còn coi đó là thuốc độc, mà nó coi như… đường sữa chẳng hạn, chén luôn kháng sinh cho bổ! Một ví dụ điển hình: khi mới ra đời, Penicillin là thần dược trị các vết thương chiến tranh bị nhiễm trùng mưng mủ. Thế nhưng đến nay, Penicillin hầu như không thầy thuốc nào sử dụng cho những case bệnh này, bởi không còn tác dụng. Vậy nên việc cập nhật các kiến thức về y- dược mới là một việc không thể bỏ qua của các thầy thuốc thực hành.

Nhưng phải làm gì để chống lại hiện tượng kháng kháng sinh- vi khuẩn nhờn thuốc? Người ta phải liên tục nghiên cứu và chế tạo các loại kháng sinh mới, thế thôi. Và cuộc chiến của loài người với vi trùng gây bệnh có vẻ như sẽ không bao giờ có hồi kết! Kết quả cho đến nay, theo thống kê chưa đầy đủ, thế giới đã có khoảng 8000 loại kháng sinh. Ấy là chưa kể hàng trăm loại thuốc Sulfamide cũng có tác dụng diệt vi khuẩn mà vốn không được xếp phân loại trong các nhóm thuốc kháng sinh. Có một phương pháp chống lại hiện tượng kháng kháng sinh này mà hiện các thầy thuốc hay dùng khá hiệu quả là, phối hợp ít nhất từ 2 kháng sinh trở lên trong một đơn thuốc. Công thức biệt dược Augmentin gồm Amoxyclin + Acid clavulic là một ví dụ điển hình: Amoxyclin vốn là một kháng sinh đã hầu như mất hết tác dụng với vi khuẩn mấy chục năm nay, thế nhưng khi kết hợp cùng với Acid clavunic là loại kháng sinh tổng hợp thì biệt dược này vẫn có tác dụng rất đặc hiệu trên rất nhiều bệnh nhiễm trùng. Công thức điều trị bệnh viêm loét dạ dày do vi khuẩn Hp gây ra cũng vậy: luôn có sự hiện diện của ít nhất là 3 loại kháng sinh trở lên và cũng được điều chỉnh liên tục để trừng trị con vi khuẩn ghê gớm này! Helicobacter pylori (Hp) đúng là một con quái ác, thậm chí nó sống khỏe trong môi trường acid có pH từ 1-3! Mà trong môi trường đó thường thì sắt cũng tan ra kia đấy…

Miền Bắc nước ta hiện đang trong mùa Đông – Xuân, mùa của bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trẻ em. Rất nhiều trẻ bị các bệnh nhiễm trùng về đường hô hấp và phải dùng kháng sinh các loại. Việc dùng thế nào đã có đơn của bác sĩ chỉ định. Nhưng nên lưu ý các gia đình có trẻ nhỏ, kháng sinh về nguyên tắc là thuốc diệt vi khuẩn. Vào cơ thể, nó không những diệt vi khuẩn có hại mà nó diệt luôn cả các vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa của trẻ. Thế nên nhiều khi lợi bất cập hại. Có khi chữa được viêm họng xong thì con lại bị tiêu chảy do mất hệ vi khuẩn có lợi trong ruột. Vậy nên hãy hạn chế dùng kháng sinh cho trẻ, trẻ con có sức đề kháng trời cho rất mạnh. Rất nhiều bệnh tật nhiễm vào, cơ thể chúng tự sinh ra kháng thể tiêu diệt mầm bệnh luôn mà không phải dựa vào thuốc từ bên ngoài đưa vào. Dịch covid đang hoành hành khắp thế giới là minh chứng rõ rệt cho điều này: trẻ từ 1 đến 9 tuổi mắc rất ít. Và nếu có mắc thì cũng nhanh khỏi và chưa có trường hợp nào tử vong.

Nhưng tiện đây, xin nhắc lại: thuốc kháng sinh chỉ có tác dụng với các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, hầu như không có tác dụng gì với virus. Thế nên với các bệnh cảm cúm cũng đang phổ biến mùa này thuốc kháng sinh hoàn toàn vô nghĩa. Nên nếu mắc cảm cúm, các bạn chỉ nên dùng thuốc cảm cúm thông thường và nâng cao sức đề kháng bằng các loại vitamin, thức ăn giàu đạm là đủ, sẽ khỏi. Trong một số phác đồ điều trị bệnh nhân covid hiện nay, người ta hay dùng một kháng sinh có tên là Azithromycine là để trị các bệnh nhiễm trùng cơ hội đi kèm, chứ hoàn toàn không có tác dụng tiêu diệt con virus corona biến thể quái ác kia. Trong khi chờ đợi vaccine được phổ biến, chúng ta chỉ có cách tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp phòng dịch do cơ quan y tế đưa ra mà thôi.

 

 

 

 

Đánh giá

Về thuốc kháng sinh

Mục lục bài viết

Nhưng kháng sinh dòng nào thì cũng phải đảm bảo nguyên tắc: nó có tác dụng tiêu diệt hoặc kìm hãm không cho vi khuẩn gây bệnh phát triển trong cơ thể con người.

355
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
19-05-2021
GIỚI THIỆU SÁCH

GIỚI THIỆU SÁCH

GIỚI THIỆU SÁCH

GIỚI THIỆU SÁCH

GIỚI THIỆU SÁCH

NGƯỜI KỂ CHUYỆN KINH BẮC

  • KHÁNG KHÁNG SINH

    Kể từ khi tìm ra kháng sinh (1928), với việc quý ngài Alexander Fleming chiết suất được Penicillin, nền y học của nhân loại đã có một bước nhảy khổng lồ. Rất nhiều căn bệnh nan y, gây chết người trước kia đã được giải quyết. Tuổi thọ và chất lượng cuộc sống loài người đã tăng lên rõ rệt. Kháng sinh trở thành một loại thuốc thiết yếu, không thể thiếu của y khoa hiện nay...

    Lượt xem: 1127
  • NAN ĐỀ CỦA THỜI HIỆN ĐẠI

    Thực ra thì không phải đến thời hiện đại mới có bệnh đái tháo đường, mà căn bệnh này đã được y văn cổ đề cập đến từ lâu. Các sách “Hoàng đế nội kinh” hay “Hải Thượng y tông tâm lĩnh” đều đề cập đến chứng “tiêu khát”, một biểu hiện lâm sàng rõ rệt nhất của căn bệnh này. Nhưng chỉ đến thời hiện đại, có thể do thay đổi môi trường sống, do cường độ làm việc, lối sống sinh hoạt…, căn bệnh đái tháo đường dường như mới bùng phát dữ dội.

    Lượt xem: 657
  • Những lưu ý khi tiêm vaccine Covid-19 với bệnh nhân tiểu đường, tăng huyết áp…

    Vài lời mở đầu: Tôi là một dược sĩ và là một nhà văn, trong cả hai vai trò rõ ràng tôi phải quan tâm đến đại dịch Covid-19 đang diễn ra trên đất nước ta và cả thế giới. Sự quan tâm của tôi đến thế nào, bạn có thể tìm hiểu các bài viết của tôi trên báo chí, facebook kể từ khi dịch nổ ra bên Vũ Hán, Trung Quốc cho đến nay sẽ rõ.

    Lượt xem: 935
  • LƯU Ý KHI DÙNG THUỐC HO

    Đặc biệt là khi bị nhiễm virus gây covid. Thường thì có đến 80% số ca dương tính không xuất hiện triệu chứng gì. Không phát thành bệnh. Nhưng nếu phát thành bệnh sẽ có các triệu chứng điển hình: sốt, đau họng, ho, đau mình mẩy, khó thở, mất khứu giác...

    Lượt xem: 4590
  • QUAN ĐIỂM CỦA TÔI

    Về tình trạng hiện nay ở một số nơi trên nước ta, nhiều người đã được tiêm vaccine mũi 1 là moderna, đến kỳ tiêm mũi 2 nhưng không có moderna nữa. Vậy phải làm sao?

    Lượt xem: 2121
  • ĐỊA LONG LÀ GÌ?

    Là con giun đất. Chính xác. Các cụ nhà ta, nhất là cánh nho sĩ, thầy lang xưa có cái "tật" hay gán cho các con vật, đồ vật vốn bình thường dân dã những cái tên "tự" Hán Việt thật kêu, cho sang mồm. Con giun đất, gọi là địa long, nghĩa là rồng đất, quá oai!

    Lượt xem: 1354
  • Vật chủ bất đắc dĩ

    Trong Y học, có một thuật ngữ quen thuộc “vật chủ truyền bệnh”, xuất phát từ thuật ngữ “vật chủ” trong môn Sinh học. Đây là một thuật ngữ chỉ về những sinh vật có nuôi dưỡng sinh vật khác, theo các dạng quan hệ ký sinh, cộng sinh hoặc hội sinh, cung cấp dinh dưỡng, nơi trú ẩn hoặc đôi khi là bảo vệ lẫn nhau.

    Lượt xem: 1582
  • Nhận thức lại về covid

    Khi đại dịch covid-19 nổ ra ở Vũ Hán, Trung Quốc tháng 11/ 2019, cả thế giới bàng hoàng. Không hiểu điều gì đang xảy ra nơi đây. Đến khi Trung Quốc chính thức công bố về dịch, lập tức các nhà khoa học của cả thế giới đã vào cuộc nghiên cứu về con virus gây bệnh có định danh là Sars- CoV-2 này.

    Lượt xem: 992
  • Placebo và dịch covid-19

    Placebo, thuật ngữ khoa học quên thuộc của giới y-dược khoa, nó xuất phát từ nguyên ngữ Latin, có nghĩa là “tôi sẽ làm hài lòng”. Còn hiểu một cách nôm na, có thể gọi là “hiệu ứng giả dược”: nghiên cứu những đáp ứng của cơ thể khi được cho dùng “giả dược”.

    Lượt xem: 917
  • KÍNH GỬI: Các thầy thuốc tuyến cơ sở vùng dịch.

    -Thưa các bạn,
    Tôi được biết tình hình trong vùng dịch miền Nam, đặc biệt là tp. Hồ Chí Minh đang rất căng thẳng. Bệnh viện quá tải, các thầy thuốc nhân viên y tế tuyến đầu mệt mỏi. Đâu đó đã xảy ra những cảnh thảm thương: bệnh nhân covid kêu cứu không có người trợ giúp, chết tại nhà, nhất là với những bệnh nhân nghèo.
    Thật đau lòng.
    Lượt xem: 911

  • TẠI SAO LÀ MEDROL MÀ KHÔNG PHẢI LÀ DEXAMETHASONE?

    Bây giờ y học đã kết luận, bệnh nhân covid chết chủ yếu do "cơn bão cytokine" xuất hiện khi cơ thể bị viêm nhiễm bởi virus, vi khuẩn. Vậy làm thế nào để chặn đứng cơn bão chết chóc này? Sau những mầy mò, các thầy thuốc trên thế giới đã tìm ra cách: dùng thuốc kháng viêm nhóm steroid như: dexamethasone, methylprednisoline, prednisolone... để chặn đứng cơn bão này, cứu sống bệnh nhân.

    Lượt xem: 597
  • Những lưu ý khi dùng si rô ho trẻ em

    Thời tiết của miền Bắc nước ta thay đổi rất nhanh, nóng lạnh mưa nắng thất thường. Và đây là lúc cho các bệnh cảm cúm, nhiễm trùng, dị ứng thời tiết xâm nhập vào hệ hô hấp của trẻ, gây nên chứng ho hắng ở trẻ em rất khó chịu.

    Lượt xem: 460
  • ĐỊA LONG LÀ GÌ?

    Là con giun đất. Chính xác. Các cụ nhà ta, nhất là cánh nho sĩ, thầy lang xưa có cái "tật" hay gán cho các con vật, đồ vật vốn bình thường dân dã những cái tên "tự" Hán Việt thật kêu, cho sang mồm. Con giun đất, gọi là địa long, nghĩa là rồng đất, quá oai!

    Lượt xem: 1354

  • Tiểu thuyết: QUÁI NHÂN LÀNG NGỌC (phần 7)

    Mạnh Hoạt ở tù ba năm rưỡi, đủ một ngàn hai trăm bảy mươi tám ngày chẵn. Thừa ra nửa ngày, vì án tù của hắn bảy năm, giảm tối đa còn ba năm rưỡi.
  • Tiểu thuyết: QUÁI NHÂN LÀNG NGỌC (phần 6)

    Trong chiến tranh, chỉ cần vài tạ thuốc nổ, vài giây, với vài người, là thổi bay một cây cầu. Nhưng để xây lại được một cây cầu qua sông, người ta phải mất vài năm với hàng ngàn con người lao động miệt mài.
  • Tiểu thuyết: QUÁI NHÂN LÀNG NGỌC (phần 5)

    Mỗi bài thơ của hắn viết ra, cũng dễ dàng như khi hắn làm tình với một em nào đó gặp trên đường lang thang giang hồ vặt. Nhưng với em nào hắn cũng diễn bài mê muội và đắm đuối như thật.
  • Tiểu thuyết: QUÁI NHÂN LÀNG NGỌC (phần 4)

    Dân gian thường hay gọi đó là kẻ ngộ chữ, hay nhẹ hơn, gọi là nghiện chữ. Cái bệnh nghiện chữ ấy đã khiến cho không ít kẻ sĩ nước nam ta từ cổ chí kim thân tàn ma dại.
  • Tiểu thuyết: QUÁI NHÂN LÀNG NGỌC (phần 3)

    Mạnh Hoạt mê đọc sách. Những lúc mẹ đi làm đồng hoặc đi chợ, Hoạt ở nhà chúi đầu vào cái tủ sách to tướng của ông cha để lại mê mải đọc.
  • Tiểu thuyết: QUÁI NHÂN LÀNG NGỌC (phần 2)

    Thời chiến tranh, nay sống mai chết, hôm nay còn ở ngoài Bắc, mai đã vào tít trong Nam. Hôm nay còn đang sống ngoay ngoảy, mai đi ngoài đường,..
  • Tiểu thuyết: QUÁI NHÂN LÀNG NGỌC (phần 1)

    Mạnh Hoạt, người xóm ngõ Ghen, Làng Ngọc. Một tay chơi nức tiếng vùng Kinh Bắc. Biết đủ ngón nghề cầm kỳ thi họa, đẹp giai, hát hay. Hắn lại biết làm cả thơ nữa...

  • Hoa gạo tháng ba (Phần cuối)

    Chiều nay, Giang cũng nói với nàng là hãy đợi. Ngồi bên Giang trên bến sông, nhìn nghiêng qua gương mặt thanh tú đẹp đẽ của Giang, nàng đã thầm thốt lên trong lòng, Giang ơi, nếu anh yêu em đến thế, sao anh không mang em đi cùng ngay tức khắc. Nhưng Giang vẫn nói em hãy chờ anh, hãy chờ, hãy chờ. 
  • Hoa gạo tháng ba (Phần 2)

    Nhìn hai anh em ngồi câu, My đã định ra chơi cùng, nhưng My lại thấy ngại ngần rồi thôi. Ngày My còn bé, Tràng là người đầu tiên khai tâm cho My về chữ quốc ngữ. Mỗi khi My ghép được một từ, Tràng hay xoa đầu khen My giỏi. Hôm Tràng bị quan Tây bắt giải đi, My chạy sang nhà ông lang Khiết, khóc nức nở..
  • Hoa gạo tháng ba (Phần 1)

    Hôm lính trên phủ cùng với chánh tổng Dương Hữu Cầu, mang tú Tràng về nhà ông lang Vương Văn Khiết trả người, mẹ Tràng là bà lang Khiết hoa mắt, cứ tưởng là quan trên nhầm người. Bốn năm đi tù ngoài Côn Đảo đã biến tú Tràng từ một anh học trò xanh mướt, thành ra một người đàn ông rắn rỏi, vạm vỡ, phong trần.
  • BUÔNG (phần tiếp theo của LONG SƠN TỨ TRUYỆN)

    (phần tiếp theo của LONG SƠN TỨ TRUYỆN)Cố trấn tĩnh, tôi lái xe về nhà đón vợ đưa sang bệnh viện cùng con gái. Ngồi ngoài phòng chờ mà tôi cảm thấy như ngồi trên một đống lửa hay là đang bị một đám gai nhọn vây kín quanh người...
  • LONG SƠN TỨ TRUYỆN

    Chả là trường tôi, thường hay cho sinh viên làm khoá luận và thi tốt nghiệp vào mùa hè. Những sinh viên thi không đỗ, nhà trường sẽ tổ chức thi lại vào mùa thu. 
  • Giỗ hậu (Phần 3)

    Chuyện Vũ chồng nàng chết bất đắc kỳ tử ngay khi đang giao hoan, gia đình nhà ông Đồ Lận đổ hết lỗi cho nàng. 
  • Giỗ hậu (Phần 2)

    Cả làng này, chưa thấy ai chiều con gái như ông Lư. Con ông đòi gì thì cho dù nửa đêm gà gáy ông cũng vùng dậy đi kiếm cho bằng được. 

VIDEO PHỎNG VẤN

VIDEO PHỎNG VẤN

  • MÃI MÃI TUỔI 17!

    Trung đoàn 51 (E51) thành lập ngày 10/4/1968 tại Thái Thụy, Thái Bình giữa lúc cuộc chiến với Mỹ đang ác liệt. Trung đoàn có nhiệm vụ huấn luyện chiến sĩ mới bổ sung cho chiến trường...

    Lượt xem: 4
  • MỜI CÁC BẠN SÀI GÒN:

    MỜI CÁC BẠN SÀI GÒN: sáng mai 9h, tới Cà phê Ba Hiền, 54 Nguyễn Văn Công thưởng thức cà phê và chém gió cùng các tao nhân mặc khách về các vấn đề lịch sử Trần triều!
    Như đã hẹn, Trần mỗ tôi đã có mặt tại thành phố.
    Rất mong sáng mai được gặp mặt các bạn!
    Lượt xem: 72
  • NHÀ VĂN TRẦN THANH CẢNH KÝ TẶNG ĐỘC GIẢ

    Và ngày hôm nay 8/7, tác giả lại dành tình cảm và cảm xúc của mình cho những chữ ký và con dấu nhân dịp ra mắt bộ BOXSET 3 CUỐN SÁCH "Trần Thủ Độ - Trần Quốc Tuấn - Trần Nguyên Hãn". Sau chuỗi ngày nắng nóng gay gắt, Hà Nội hôm nay bỗng mát mẻ lạ thường, cảm tưởng như ông trời cũng thương mến, ủng hộ cho buổi ký tặng

    Lượt xem: 201
  • Bảo hiểm Y tế và các vấn đề liên quan trên sóng VOVTV

    Bạn nào muốn xem Dược sĩ chém về Bảo hiểm Y tế và các vấn đề liên quan trên sóng VOVTV, xin mời...

    Lượt xem: 221

  • DỌC THEO DÒNG SÔNG HUYỀN THOẠI LỊCH SỬ & VĂN HÓA: SÔNG ĐUỐNG- SÔNG THIÊN ĐỨC

    Đây là một dòng sông trong hệ thống sông Hồng- sông Thái Bình bồi đắp tưới tắm cho cả vùng đồng bằng Bắc Bộ, cái nôi của nền văn minh Việt. Nhưng sông Đuống chỉ dài khoảng 70 km, bắt đầu từ Ngã ba Dâu, điểm cuối là cửa Đại Than đổ vào Lục Đầu Giang. Con sông này chia bớt nước sông Hồng chuyển xuống sông Thái Bình đổ ra biển Đông...

    Lượt xem: 342
  • MỜI CÁC BẠN SÀI GÒN:

    MỜI CÁC BẠN SÀI GÒN: sáng mai 9h, tới Cà phê Ba Hiền, 54 Nguyễn Văn Công thưởng thức cà phê và chém gió cùng các tao nhân mặc khách về các vấn đề lịch sử Trần triều!
    Như đã hẹn, Trần mỗ tôi đã có mặt tại thành phố.
    Rất mong sáng mai được gặp mặt các bạn!
    Lượt xem: 72
  • KỶ NIỆM 22/12: MỘT TRẬN RƯỢU SAY!

    Ngày 22/12 năm 1983, tôi đang ở bệnh xá E51. Hồi ấy đơn vị chưa lên tuyến trước, vẫn ở dưới này nên khá xông xênh. Đại đội trưởng quân y, Trần Xuân Vui đại úy bác sĩ ra lệnh ngả lợn gà tăng gia làm cỗ tưng bừng. Ngài lại bảo: bọn chúng mày có bạn bè gái gú mời tất cả đến liên hoan cho xôm! Được lời như cởi tấm lòng, bọn tôi, cánh trẻ (6 tên trong ảnh) bèn xuống trường trung cấp sư phạm gần đó mời người quen...

    Lượt xem: 184
  • Bảo hiểm Y tế và các vấn đề liên quan trên sóng VOVTV

    Bạn nào muốn xem Dược sĩ chém về Bảo hiểm Y tế và các vấn đề liên quan trên sóng VOVTV, xin mời...

    Lượt xem: 221

videotogif_2021.05.14_21.18.27
videotogif_2021.05.14_21.34.06
gif_20210514_210001
VIDEO CLIP

20211113_01351520211113_01371320211113_01364420211113_013744nhavantranthanhcanh20211031_22051320211113_01361920211113_15312320211113_15314020211113_01361920211113_01360720211115_00563820211115_00562220211115_00561020211115_00553020211115_00552120211115_00545220211115_00543920211118_16004320211118_16003120211118_160018fb_img_1637961528075fb_img_163796146879720211127_15591620211127_042028
nhavantranthanhcanh20211031_22051320211113_01361920211113_01360720211113_15314020211113_15310720211113_15312320211113_01361920211115_00563820211115_00562220211115_00561020211115_00543920211115_00561020211115_00554220211115_00552120211113_153123fb_img_1637961528075fb_img_163796146879720211127_15591620211127_042028
20211113_014855box-011nhavantranthanhcnh5520211113_01361920211113_15314020211113_15310720211113_15312320211113_01360720211115_00563820211115_00562220211115_00561020211115_00554220211115_00552120211115_00545220211115_005439fb_img_1637961528075fb_img_163796146879720211127_15591620211127_042028
QR truy cập web
nguoikechuyenkinhbac.codeqr

 BẢN QUYỀN THUỘC VỀ NHÀ VĂN TRẦN THANH CẢNH. 

KHÔNG SAO CHÉP KHI CHƯA ĐƯỢC SỰ ĐỒNG Ý CỦA TÁC GIẢ.

 

Lên đầu trang