SÁU.
Nếu ai chưa từng ở, hay chưa từng đến thăm Hà Nội vào mùa thu, thì sẽ không cảm nhận được hết vẻ đẹp của thành phố này. Mùa xuân của Hà nội có lẽ chỉ ấn tượng được vài hôm hoa đào nở rộ, mưa xuân lất phất bay như bụi của mấy hôm đầu giêng. Còn thì là những cơn mưa phùn tai quái kéo dài từ ngày này qua ngày khác, ẩm ướt và khó chịu kinh khủng. Đi đâu, đến chỗ nào cũng có cái cảm giác nhớp nháp, nồng ẩm, mốc meo. Sang hè, tức khắc cả thành phố lại trở thành như cái lò nung vậy. Có lẽ người Hà Nội hiểu cái từ "lò bát quái" được diễn giải trên thực tế như thế nào. Nóng quá, già trẻ, lớn bé, gái trai, tối đến phải nhao hết ra đường hóng mát. Hồ Tây, Hồ Gươm, Đường Thanh Niên, Công Viên Thống Nhất rồi quảng trường, đông đặc người ra hóng gió. Chắc cũng tại thời tiết nóng quá mà gái Hà Nội nổi tiếng là ăn mặc sexy chăng? Đêm hè, nếu có dịp đi dạo ở đường phố, du khách sẽ được thấy như là một sàn Catwalk khổng lồ không dứt và dài bất tận. Nào đùi, nào mông, nào ngực trắng lóa, ngồn ngộn phô bày, như đổ thêm lửa vào cái nóng ươn người. Sang đến mùa đông, thời tiết lại quay ngoắt đối nghịch hẳn với mùa hè. Cái rét như cắt da cắt thịt những du khách từ phương nam ấm áp ghé qua, và dày vò những ông già bà cả sắp sống hết một đời trên mảnh đất kinh đô này. Có một tay "hiền triết" đưa ra một khái niệm cho rằng, vì thời tiết khắc nghiệt, thay đổi từ nóng sang lạnh bất thường như thế, nên ảnh hưởng sâu sắc đến tính cách con người Xứ Bắc nói chung và người Hà Nội nói riêng. Đó là tính cách thất thường, thay đổi một cách nhanh chóng, nhảy từ cực nọ sang cực kia … không biết có đúng không. Nhưng lạ là dù mùa đông Hà Nội có rét đến đâu, thì những cô gái phố vẫn chả ăn mặc bớt sexy đi tẹo nào. Dù khoác trên người nào là áo len, áo lông, nào là mantosan… Nhưng họ vẫn cứ khoe được đôi chân dài, thẳng mượt trong những chiếc quần bó sát thân hình và, đôi mắt lẳng lơ, lúng liếng với cặp má hồng lên trong gió rét. Thật khó có ai cầm lòng được khi ngắm nhìn.
Có một ông nhạc sĩ nổi tiếng viết về "Nỗi nhớ mùa đông". Nhưng đấy là chắc khi ông ta đang ngồi ở cái thành phố phương nam ấm áp, mà hoài niệm vậy thôi. Chứ đang ở cái mùa đông Hà Nội rét căm căm. Rét như muốn cấu da cấu thịt người ta. Rét như muốn gí chặt người ta ở trong nhà. Rồi thì rét đến độ tay chân, da dẻ nứt nẻ như những mảng vữa tường những ngôi nhà phố cổ mốc rêu, già nua, cũ kĩ… Chắc chả ai mà làm được thơ hay viết nhạc về cái mùa đông khỉ gió của Hà Nội được. Nhưng mà mùa thu của Hà Nội thì quả là tuyệt vời. Rất nhiều tay nhà thơ, nhạc sĩ lãng tử đã viết về mùa thu Hà Nội. Những bài thơ, những bản nhạc hay đến độ mà những người đã từng cảm nhận được cái đẹp của mùa thu Hà Nội, chỉ cần thoáng nghe giai điệu đó cất lên từ bất cứ đâu, bất cứ thời điểm nào cũng thấy nao nao lòng mình … Mùa thu Hà Nội, bầu trời trong xanh như không tưởng. Vài tảng mây trắng lững lờ trôi như trong một giấc mơ. Gió nhẹ man mát. Nắng thì dịu dàng phủ một màu vàng huyễn hoặc lên khắp phố phường. Những ngôi nhà cổ mái ngói cũ kĩ, tường long tróc, hoen ố vì thời gian, được nắng thu nhẹ nhàng phủ lên một lớp màu hư ảo, bỗng hiện lên một vẻ đẹp mà người ta chỉ có thể cảm nhận trong tim chứ khó mà cất lên lời. Trong không khí đã thấy xao xuyến mùi hương hoa sữa, hoa lan và cả mùi của những cọng sen già từ mạn Hồ Tây tràn về trên phố cổ. Cả thành phố như nhuốm màu liêu trai, cổ tích …
Vào một buổi chiều đầu thu như thế, Đại gia đã đèo Nàng An ra ga Hàng Cỏ trên chiếc xe đạp phượng hoàng cũ kĩ tiễn nàng vào nam công tác. Mấy đêm tình yêu ở ký túc xá Bách khoa trôi nhanh như một giấc mơ. Đại gia, chàng sinh viên Bách khoa năm thứ t cay đắng lắm. Đời sinh viên nghèo, người yêu lên chơi chỉ biết đưa nàng đi rong chơi ngắm phố phường. Chàng chẳng có đủ tiền để mua tặng nàng một chút gì làm kỷ niệm và, cũng chẳng dám đưa nàng vào thử món bánh tôm Hồ Tây trứ danh. Khi chia tay, lúc tàu sắp chạy. Chàng đưa cho nàng một tờ giấy chép bài thơ, chàng đã thao thức bao ngày đêm, đã như vắt từ những giọt máu trong tim ra viết tặng nàng:
Khi anh là sinh viên
"Tiền nhiều tiêu chẳng hết"
Nhưng anh chỉ yêu em bằng tinh khiết cuộc đời
Những mặn ngọt buồn vui anh để dành cho em tất cả
Yêu anh rồi em thấy vậy có buồn không?
Nhớ những buổi hai đứa mình thảnh thơi dạo phố
Nơi công viên hay dọc bến Tây Hồ
Em khẽ nói bánh tôm ngon anh nhỉ
Anh chỉ cười vì anh là sinh viên!
Rồi bữa nọ cùng em qua ngõ tối
"Cổng sinh viên" anh nói em vui lòng!
Em ngước mắt nhìn anh như thầm trách
Sao chúng mình lại cùng nhau trốn vé chui rào …
Mai em đi chắc lâu ngày trở lại
Những kỷ niệm xưa in đậm bóng đôi mình
Anh chờ tàu, chờ em, chờ tất cả
Chờ chúng mình về lại khoảng trời nhau.
Tàu chạy, lòng chàng sinh viên Bách khoa tan nát. Chàng linh cảm thấy như là chuyến tàu định mệnh sẽ đem người yêu của mình đi mãi mãi không bao giờ còn gặp lại. Bao nước mắt, bao hứa hẹn thề bồi có lẽ cũng để an lòng nhau tí chút lúc chia tay. Cuộc đời đầy giông bão, bất trắc khó lường mà nàng cứ như cánh chim én mong manh bị cuốn vào cái khoảng không mênh mang vô định. Lúc đó, thật sự là chàng căm thù cuộc đời. Mà cụ thể là tay cán bộ tuyên giáo thành uỷ, bố nàng. Người đã thẳng tay vùi dập, phản đối mối tình của hai đứa một cách không thương tiếc. Chính là người đã từng nhiều lần mời chàng ra khỏi nhà ở quê mỗi lần bắt gặp. Và rồi, sau bao năm ngăn cản không được, đã nhẫn tâm đưa đứa con gái yêu của mình đi biệt xứ.
Chàng sinh viên không đạp nổi xe nữa, rẽ vào một quán cóc vỉa hè phố Trần Hưng Đạo ngồi uống nước chè nóng và hút thuốc vặt. Chàng cứ ngồi bó gối, mắt mông lung nhìn ra ngoài đường như vô định. Dưới phố, dòng người và xe chầm chậm chuyển động như trong mơ. Chiều thu đang dần xuống. Bỗng một cơn gió heo may đầu mùa tràn về thổi dọc theo con phố, tạo nên những cái lốc xoáy nho nhỏ quét suốt phố phường. Những chiếc lá khô bị cuốn theo nghiêng ngả, tả tơi. Chàng chợt thốt lên thầm thì trong tâm tưởng “từ biệt em, người yêu dấu".
Cũng vào một ngày thu nắng vàng như mật trên cánh đồng ngoại thành, Đại gia cầm tờ quyết định, theo sau là vài nhân viên thân tín đến nhận một khu đất hoang đầy lau lách để lập dựng cơ đồ. Đối với Đại gia, việc bị điều xuống "Đội liên doanh" là bình thường. Bởi sau vụ Scandal với em văn thư, ảnh hưởng đến cả giám đốc nhà máy như thế, thì có đuổi việc Đại gia âu cũng là nhẹ. Đại gia chỉ bực một nỗi là từ hôm đó Cương cận không thèm nói với Đại gia nửa lời. Đành rằng Đại gia có lỗi, thôi thì thân nam nhi dám làm dám chịu. Nhưng mấy năm làm phó phòng kỹ thuật, Đại gia đã trợ thủ cho Cương cận rất nhiều. Đại gia đã làm việc không tiếc sức lực, trí tuệ để cho Cương cận gây dựng cái nhà máy Bàn Sơn từ lúc đang rình phá sản, đến khi trở thành một "điển hình tiên tiến" của phong trào đổi mới. Nhưng Đại gia lúc này đã là một ông bố hai con, đã là một ông chủ gia đình thực sự. Đại gia cưng các con lắm, mỗi khi có dịp di chơi cùng hay bế ãm chúng, Đại gia thấy lòng mình như rung lên một cảm xúc khó tả, có lẽ đó chính là tình phụ tử. Nhìn những đứa con ngoan ngoãn xinh xắn như thiên thần của mình, Đại gia như được tiếp thêm sức mạnh, thêm nguồn năng lượng để chiến đấu với đời. Đại gia đã tự thề với lòng mình là, sẽ giành lấy những gì tốt đẹp nhất trên đời này để đem về cho những nàng công chúa nhỏ của mình. Thế nên, Đại gia chẳng có thời gian mà suy nghĩ nhiều, lập tức bắt tay vào việc. Công việc của "đội liên doanh" cũng đơn giản thôi, đào đất, đóng gạch! Hay nói như một tay hề chèo rất nổi tiếng thời ấy là "đưa đất nước vào khuôn khổ". Và tổ chức đốt lò tại chỗ, lấy gạch thành phẩm nộp cho nhà máy. Được Cương cận giao cho cơ chế hoạt động là, cấp nhiên liệu (than) theo định mức tiêu hao quy định và nộp sản phẩm (gạch nung) về nhà máy tương ứng. Bằng trí thông minh bẩm sinh và sự nhạy bén bản năng của một nhà doanh nghiệp, ngay buổi đầu, khi đứng trên cánh đồng hoang cùng với bộ sậu của mình, Đại gia đã nhìn ra ngay một cơ hội làm ăn hiếm có. Cả một cánh đồng mấy chục hec ta toàn đất sét, cấy lúa, trồng khoai thì không nổi, nhưng đào lên đóng gạch thì tuyệt vời! Đại gia thầm reo trong lòng, quả thật là ông trời không triệt đường sống của ai bao giờ. Định mức nhiên liệu của Cương cận cho một vạn viên gạch là ba tấn than. Nhưng bằng trí tuệ của một tay kỹ sư được học hành chu đáo và sự trợ giúp của mấy tay đốt lò lão luyện trong đội, Đại gia hạ định mức tiêu thụ nhiên liệu xuống chỉ còn một phần ba. Đại gia đi thuê một loạt thợ ®Êu đất vïng S¬n Nam Hạ, đang đói khát ra làm khoán đóng gạch phơ với tiền công rẻ mạt. Thế là, định mức Cương cận giao cho một tháng đốt ba lò nhưng Đại gia và bộ sậu của mình đốt năm, bảy thậm chí mười lò. Số gạch vượt khoán, Đại gia bán tất cho các cai xây dựng bên Hà Nội sang. Trừ tiền nhân công, trích thưởng úy lạo bộ sậu của mình tí chút, còn Đại gia thu về một cục. Đại gia thu về nhiều tiền lắm. Cái câu "nhất thổ nhì mộc" ở nghĩa này chăng? Đại gia mua đất, xây nhà ngoài phố. Rồi mua ô tô Tôyôta sang hơn cả xe Cương cận. Vợ con Đại gia chính thức trở thành những quý bà, quý cô. Phần Đại gia, cũng không quên tự thưởng cho mình một em thư ký khá xinh, thư ký của ngài đội trưởng đội đóng gạch!
Đại gia có lẽ là một nhà doanh nghiệp lão luyện ngay từ trong máu. Phần lớn số tiền Đại gia kiếm được thời kỳ này, đều được chuyển thành vàng thỏi đưa về cho bà Cả cất kĩ vào két. Bà Cả, người vợ chính thức của Đại gia thật sự là một người đàn bà của gia đình, của chồng con. Tuy không phải là lúc nào bà cũng bình tĩnh được với cái thói chơi bời gái gú quá trớn của chồng. Nhưng về cơ bản, bà âm thầm nhẫn nhịn. Vì dù có đi đâu hay làm gì ở ngoài thì, với Đại gia ,con cái, gia đình vẫn là nhất. Và với bà Cả thì, Đại gia vẫn "kính" nhất mực và "trả bài" đều đặn! Vậy là bà vẫn cứ được cả. Thỉnh thoảng có rơi rớt chút thì, lắm lúc bà cũng lên cái cơn ngứa ghẻ. Nhưng rồi bà vẫn đành phải chấp nhận và tự an ủi mình: “Đến cơm ăn tận miệng còn có hạt rơi, hạt vãi ra ngoài nữa là cái lão chồng mình. Lúc nào cũng rực lên như con hổ đực vậy!"
Việc Đại gia ăn nên làm ra ở "Đội liên doanh" thì cả nhà máy đều biết. Mà Đại gia cũng chả buồn che dấu. Chính Cương cận đã giao cho Đại gia toàn quyền ở "Đội liên doanh" này, miễn sao là đảm bảo được "ba lợi ích" như xu thế thời thượng lúc đó. Ở "Đội liên doanh", nhà nước cũng thu được ít tiền thuế, thế là tốt rồi, còn hơn là để cả cánh đồng hoang hóa, chả thu được tí gì. Tập thể nhà máy và nhà trường hai bên đều thu được một khoản kha khá từ cái phần nộp sản phẩm của đội. Nhờ vậy mà cán bộ công nhân viên hai đơn vị thỉnh thoảng có thêm đồng ra đồng vào. Còn các cấp lãnh đạo thì dấm dúi chia nhau miếng xôi, miếng thịt mà chẳng phải lao tâm khổ tứ gì. Cái đám thợ đấu đất, đóng gạch, đốt lò vùng Sơn Nam Hạ, đang chết đói dở, được Đại gia cưu mang, đem về cho công ăn việc làm, cho lương thưởng nên gần như được đổi đời. Chúng tôn vinh Đại gia lắm. Có ngón nghề bí truyền đốt gạch thuê lang thang bao năm, chúng bỏ ra cống hiến hết cho Đại gia. Nhờ vậy năng suất của Đội ngày càng cao, tiêu hao nhiên liệu ngày càng giảm đi, tỷ lệ sản phẩm loại tốt cực lớn và tất nhiên, tiền chảy vào túi Đại gia ngày càng nhiều. Nhưng sự đời là khi làm ăn xập xệ, công nhân đói rách thì chả ai để ý đến. Nhưng khi khá khẩm hơn người thì, hầu như tất cả mọi người đều nhìn vào với con mắt ghen tị. Cả nhà máy Bàn Sơn lúc đó ghen tức với Đại gia lắm. Cương cận cũng hậm hực trong lòng, nhưng vẫn phải ngấm ngầm thừa nhận là Đại gia giỏi. Nó biến từ không thành triệu thành tỷ như chơi.
Trước khi khối xã hội chủ nghĩa Đông Âu tan rã, nước bạn Bulgary có viện trợ cho Bộ xây dựng nước ta hai dây chuyền sản xuất gạch bằng lò nung Tuynen. Một dây chuyền đem về lắp đặt trên nhà máy Vĩnh Thịnh. Vận hành ví dụ được vài lần, rồi khi chuyên gia rút đi, đắp chiếu bỏ đó. Một dây chuyền vẫn trong kho, đợi ngày han gỉ rồi bán sắt vụn. Cương cận trong một lần lên bộ họp, biết có liền xin về nhà máy Bàn Sơn. Lúc đó, cả nước mình sử dụng công nghệ đốt lò gạch thủ công, vừa tốn nhiên liệu, vừa ô nhiễm không khí. Cương cận tu nghiệp bên Nga về, biết sản xuất gạch bằng lò nung Tuynen, năng suất vừa cao, lại tiết kiệm nhiên liệu và đồng thời lại ít ô nhiễm. Bộ mừng lắm, tống ngay cho Cương cận. Cương cận vẫn có sẵn máu "phiêu". Vả lại, mấy năm tu nghiệp ở nước ngoài cũng đã thấy người ta làm từ đời tám hoánh rồi, nên chắc kỹ thuật không có gì là nan giải. Cương cận cũng là kỹ sư Bách khoa chính hiệu. Máu kỹ thuật ăn sâu trong người, muốn làm một cái gì đấy cho nó khác đi, chứng tỏ ta là một người năng động, đổi mới, dám nghĩ dám làm . Một cuộc họp của tất cả các thành phần cốt cán nhà máy Bàn Sơn được triệu tập để bàn việc lắp đặt lò nung Tuynen. Nghe Cương cận thuyết trình về tính tất yếu của việc cải tiến phương pháp sản xuất, nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm nhiên liệu, bảo vệ môi trường và giải phóng người công nhận khỏi lao động giản đơn, cơ bắp … Đội ngũ cốt cán của Bàn sơn, ở tầm của mấy tay thợ đóng gạch lâu năm, ngồi nghe thấy khó như là lên mặt trăng đào đất. Tại cuộc họp này, duy nhất có hai ý kiến cũng hộ lò nung Tuynen là của hai kỹ sư Bách khoa : Cương cận và Đại gia. Cương cận với tư cách bí thư Đảng ủy, giám đốc nhà máy, lấy quyền của “chế độ một thủ trưởng” ra áp đảo, quyết định xây dựng công trình lò nung Tuynen tại Bàn sơn. Một cuộc họp khác cũng được triệu tập luôn sau đó, cuộc họp của "bộ tứ" bất hủ, để bàn về cơ cấu nhân sự liên quan đến việc thi công lò nung Tuynen. Tại cuộc họp này, Đại gia được các thành phần dự họp nhất trí cao để cử vào chức vụ "Đội trưởng thi công" công trình lò nung Tuynen. Đảng ủy thì mù mờ, chả tin lắm vào cái gọi là "công trình đổi mới" của Cương cận chủ xướng. Nhưng không muốn mang tiếng là thành phần cản trở đổi mới. Mà nếu có thất bại thì, nhân dịp này trị Đại gia cho bõ ghét. Cương cận thì biết việc này là đúng, là phù hợp xu thế kinh tế kỹ thuật mới của ngành, và là vấn đề tất yếu của sản xuất công nghiệp hiện đại. Nhưng một mình thì không kham nổi, nên phải gọi Đại gia về trợ thủ. Hơn nữa, Cương cận cũng không muốn Đại gia ở ngoài vùng vẫy riêng cõi biên thùy nữa rồi. Nhiều lúc Cương cận thấy gai mắt với Đại gia lắm. Tay chủ tịch công đoàn nhà máy, sẵn hậm hực với việc Đại gia "kiếm" ở đội liên doanh khá quá. Đang có âm mưu “cài” thằng con trai về thay thế nên cũng ủng hộ nhiệt thành. Còn em bí thư thanh niên, vốn là sinh viên trường múa thất nghiệp. Được tuyển vào để súc ấm pha trà và làm một số việc vân vân khác nữa, thì giơ tay đồng ý cái rụp với đề xuất của giám đốc, khi Cương cận còn chưa kịp dừng lời.
Thế là Đại gia được điều từ "Đội liên doanh" về khu trung tâm của nhà máy.
Thế là Đại gia phải rời xa "Đội liên doanh", nơi Đại gia gây dựng từ trứng nước, từ số không đến lúc ăn nên làm ra. Giờ Đại gia về làm hành chính giấy tờ, ăn lương kỹ sư bậc bốn.
Nhưng cả Bàn Sơn đều lấy làm lạ, Đại gia chả một lời oán thán hay trách móc, vui vẻ bàn giao công việc về văn phòng. Đại gia nói: "Đây là quyết định của tổ chức, mình là cá nhân thì phải phục tùng”.
Không mấy người biết được là, thời gian ở "Đội liên doanh", Đại gia đã "chén" gần hết mấy chục hec ta đất rồi. Bây giờ thằng khác xuống làm thì, chỉ có rồi mà đi sửa thùng đấu thành ao thả cá. Vả lại cái máu kỹ thuật của một tay kỹ sư đựơc đào tạo bài bản, học hành chu đáo vẫn chảy trong người. Nên Đại gia cũng máu, cũng thống nhất cao với Cương cận là, bọn mình là dân trí thức, luôn phải là đầu tàu kéo xã hội phát triển. Mình phải làm một cái gì mới chứ ?
Rồi thì có thời Đại gia suốt ngày lăn lộn với bản vẽ kỹ thuật, với máy móc, với gia công cắt gọt kim loại … Quên cả kiếm tiền. Quên luôn cả một tá các em nhân tình, đang suốt ngày í éo giận hờn.
Rồi công trình lò nung Tuynen thành công rực rỡ, đi vào vận hành đạt hiệu quả, chất lượng cao.
Rồi Bàn Sơn và giám đốc Cương cận lại trở thành "Lá cờ đầu của ngành xây dựng cả nước".
Đại gia thì nghiễm nhiên trở thành "Chuyên gia đầu ngành" của Bộ về lò nung Tuynen.
Lúc ấy, nhà máy gạch Bàn Sơn vẫn là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ. Gần như đương nhiên, Bàn Sơn trở thành nơi nắm giữ "bí quyết công nghệ" xây dựng và vận hành lò nung Tuynen. Một công nghệ sản xuất gạch cực kỳ "hiện đại" đối với nước ta thời ấy. Nhưng thế giới người ta đã làm từ đời tám hoánh rồi.
Bộ, sau khi được Cương cận lobby, đã phát động một phong trào xây dựng lò nung Tuynen khắp các tỉnh thành trong cả nước.
Cương cận không quên lời hứa quân tử khi điều Đại gia từ đội liên doanh về. Đã giao cho Đại gia chức đội trưởng thi công, phụ trách việc thi công tất cả các đơn đặt hàng xây dựng lò nung Tuynen, từ các tỉnh thành trong cả nước đang tới tấp đổ về Bàn Sơn.
Đại gia, bằng cái thính nhạy bẩm sinh của một nhà doanh nghiệp, đã nhìn thấy ngay một cơ hội kiếm ăn lớn. Đại gia yêu cầu Cương cận giao toàn quyền tổng chỉ huy các công trình xây dựng lò Tuynen tại các tỉnh cho mình, với một cơ chế thoáng. Yêu cầu bắt buộc là sau khi quyết toán, mọi công trình phải nộp năm mươi phần trăm lãi về nhà máy.
Vào thời điểm đó, nước ta đang trong quá trình chuyển đổi mô hình quản lý kinh tế từ cơ chế "bao cấp, xin cho" sang cơ chế "kinh tế thị trường". Đó là một thời kỳ tranh tối, tranh sáng. Hay nói như các nhà kinh điển là cái thời kỳ "cơ chế cũ chưa mất hẳn, cơ chế mới chưa hoàn chỉnh”. Một cơ hội kiếm ăn bằng vàng cho các nhà doanh nghiệp như Đại gia.
Người xưa đã dạy: "Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ". Rõ ràng, việc "tu thân" là một khởi đầu cực kỳ quan trọng của mỗi cá nhân có hoài bão kinh bang tế thế. Muốn gì đi chăng nữa, thì anh cũng phải được đào tạo học hành chu đáo từ bé trở đi. Rồi trong quá trình trưởng thành, anh phải có khả năng tự học để nâng cao bản thân mình. "Học" ở đây không phải hiểu theo nghĩa hẹp là học ở trường lớp hay bằng cấp. Mà ở đây phải là khả năng tự đọc, tự thẩm thấu, chuyển hóa những kiến thức cập nhật của thế giới xung quanh vào làm tri thức của mình. Rồi cả những vấp váp, những bài học vô giá trên đường đời. Thậm chí những thất bại cay đắng … Nhưng từ đó, trang nam nhi, anh có rút ra được bài học, được kinh nghiệm xương máu gì mới là quan trọng. Theo quy luật, đến tuổi trưởng thành, trang nam nhi phải lập gia đình. Không thể tin được bất cứ một kẻ nào không tề gia nổi một cái gia đình be bé của mình, mà lại ra làm việc lớn cho xã hội được. Việc tề gia, cai quản gia đình đúng nghĩa, là từ cách tổ chức đời sống, tạo lập kinh tế, cai quản đồng tiền đến nuôi dạy con cái. Tất thảy, đều phải có ý tưởng rõ ràng và phù hợp với điều kiện của riêng từng gia đình và cả xã hội. Rõ ràng công việc này như là một phép thử đầu tiên cho các đấng nam nhi sau này cai quản và chịu trách nhiệm ở những vị trí xã hội lớn lao hơn. Rồi dần dần mới trị quốc và bình thiên hạ được. Nhưng mà ở nước Việt ta vào cái thời kỳ gọi như là hỗn mang ấy, mọi giá trị có lúc gần như bị đảo lộn hết cả. Nhiều kẻ dựa vào cái gọi là "kinh tế thị trường" để giở đủ mọi mánh lới, tranh thủ tước đoạt đồng loại và chiếm đoạt tài nguyên thiên nhiên chung của cả nước. Có lẽ chính là cái cơ chế quản lý kinh tế xã hội nửa dơi, nửa chuột không giống ai ấy, đã là mảnh đất màu mỡ cho những kẻ nhiều khi chả có một chút "tu thân" nào, nhưng cũng nhảy phắt lên chiếm những vị trí cao trong xã hội bằng những con đường tắt và nham nhở. Ông tổ của học thuyết kinh tế thị trường hịên đại Adam Smit có đội mồ sống lại cũng chả định nghĩa nổi cái cơ chế mà nước Việt ta tạo ra. Chúng ta cứ đánh vật với những khái niệm đóng - mở hết sức mâu thuẫn và mơ hồ. Để rồi, cả nước lại cứ bùng nhùng, vùng vẫy, vướng mắc trong chính cái mớ bòng bong mà mình tạo ra. Rồi lại tự huyền hoặc mình bằng những mỹ từ, về những cái gọi là tính nhân văn cao cả, định hướng … Trong khi, thực chất kinh tế thị trường nó là bước phát triển cao của hình thái kinh tế xã hội loài người. Là tinh hoa của nhân loại mà ngài Adam Smit và các sư tổ khác chỉ hệ thống hóa laị bằng các khái niệm, các quy luật rất rõ ràng, khoa học, lạnh lùng và hiệu quả: Những cung - cầu, giá trị, lỗ - lãi, tiền - hàng, nợ - có, v« h×nh, h÷u h×nh, khñng ho¶ng v.v và v.v… Suy cho cùng, những điều đó hiện hữu ngay cả trong mỗi gia đình, tế bào nhỏ nhất của xã hội cho đến cả một quốc gia hay cả nền kinh tế thế giới cũng vậy. Tất cả đều phải chịu sự điều tiết của các quy luật kinh tế thị trường dù vô thức hay ý thức. Đại gia thì là một kẻ trí thức chứ không phải là trí ngủ, nên Đại gia cũng nhìn thấy cái quy luật tất yếu của sự vận động đi tới nền kinh tế nước ta. Cũng cảm thấy được những điều vô lý, những bất cập và cả những khe hở của việc quản lý kinh tế xã hội. Hồi còn học phổ thông, cho đến sau này vào Bách khoa. Tuy Đại gia học thiên về tự nhiên, nhưng vẫn rất thích đọc sách văn học, lịch sử. Có lẽ vì thế, mà Đại gia nắm bắt tình hình chuyển biến của đất nước khá nhanh. Đại gia cho rằng, sự phát triển kinh tế của nước ta kiểu gì rồi cũng phải đi qua con đường tích luỹ tư bản như các nước Âu Mỹ đã đi. “Nhận thức là một quá trình”, đó là một mệnh đề triết học mà Đại gia rất tâm đắc. Quá trình đi đến nhận thức cả một dân tộc về những vấn đề của đất nước gian lao, khốn nạn hơn gấp tỷ lần sự nhận thức của một cá nhân ai đó. Vấn đề là dù ai đó, nhà trí thức hay nhà chính trị, đã có đủ nhận thức cần phải thay đổi, cần phải tiến lên, nhưng anh không thể tiến một mình. Anh phải và dám tự khoác lên mình cái sứ mệnh gian lao là, làm con trâu kéo cả đồng loại vượt ra khỏi những u mê tăm tối. Hay là, anh lại lợi dụng sự ưu ái của thượng đế, người cho anh chút trí tuệ để lừa phỉnh đồng bào vẫn còn tăm tối, để kiếm ăn, để ăn trên ngồi trốc? Khi mà nước ta thời kỳ đó, bắt buộc phải phá bỏ nền kinh tế kế hoạch hoá để chuyển sang kinh tế thị trường thì, có rất nhiều câu chuyện đổ vỡ bi hài, đau đớn xảy ra. Đại gia, với trình độ nhận thức khá cao so với mặt bằng dân trí chung, biết rằng, trong cái thời kỳ này. Cái thời kỳ mà các nhà chính trị thiển cận cố tình che mắt dân chúng bằng một khái niệm hết sức mù mờ “ thời kỳ quá độ”. Kỳ thực, nó chính là một giai đoạn tích luỹ tư bản đẫm máu, như đã từng xảy ra trong lịch sử của các nước phát triển. Đại gia nhận thấy đây là một thời cơ để cho mình tích luỹ, bứt phá và vượt lên.
Hồi ấy, các tỉnh thành đua nhau lập dự án xây dựng nhà máy gạch công nghệ lò nung Tuynen. Để đáp ứng nhu cầu vật liệu xây dựng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Và Đại gia, với tư cách chuyên gia đầu ngành, tổng thầu hầu như tất cả các công trình lò nung Tuynen ấy. Với vai trò "bên B" đã tạo ra rất nhiều cái gọi là, kỳ tích kỹ thuật, từ Nam chí Bắc. Mặc dù câu ca dao mới phổ biến trong nghành xây dựng nước ta thời ấy "Bên B là chùm khế ngọt…" Nhng Đại gia luôn luôn biết dành cho mình những quả khế ngọt, to, thơm nhất! Một công trình xây dựng Nhà máy gạch Tuynen Đại gia thi công, giá trị thực tế chỉ hết khoảng ba tỷ đồng, nhưng khi quyết toán, Đại gia đã phù phép nó thành mười ba tỷ. Đại gia chỉ đặt mua những thiết bị máy móc quan trọng nhất. Phần lớn còn lại, Đại gia lùng sục mua lại ở chợ trời, ở các trung t©m xÎ thịt đồ cũ mang về cắt gọt, gia công cơ khí, đánh bóng, sơn xi bóng loáng, lắp vào dây chuyền. Máy móc cứ chạy êm, cứ ra sản phẩm là được. Còn có bền hay không thì còn do nhiều yếu tố khách quan khác . Phần quan trọng nhất trong việc tổng chỉ huy thi công của đại gia là, đi mua hóa đơn để hợp thức hóa cái đống máy móc gia công chắp vá ấy. Hoặc nói như là thuật ngữ của dân kế toán hay dùng đó là "chế biến chứng từ". Thật ra cái trò kiếm tiền của nhà nước thông qua các dự án đầu tư từ tiền ngân sách ấy, nó diễn ra mọi nơi, mọi lúc ở khắp nước Việt ta. Chẳng qua nó cũng là cái tàn dư rơi rớt lại của cái cơ chế "bao cấp, xin cho". Thật không thể hiểu nổi là, tiền đóng thuế của dân lại được đem ra đưa vào tay mấy ông giám đốc bất tài vô tướng, chưa có một ngày "tu thân" đúng nghĩa ấy, sử dụng vào cái việc gọi là sản xuất kinh doanh. Mấy thằng cha ấy nó nhìn vào bản báo cáo tài chính của doanh nghiệp, như nhìn vào bức vách. Nhưng cái khoản ăn chia, lại quả thì rành rẽ lắm. Công bằng mà nói, nhà nước ta cũng đề ra khá nhiều luật lệ chặt chẽ. Nếu có dịp mà thực thi, kiểm tra giám sát nghiêm túc thì những trò ma mãnh ấy khó mà qua được … Nhưng ai là người làm mới được cơ chứ? Khi mà cả đường dây, bộ sậu từ trên xuống dưới. Ban ngang, ngành dọc đã biểu quyết nhất trí đầu tư. Khi mà tay nào lúc thò bút vào, dù chỉ là ký nháy bên lề cái gọi là những "dự án" ấy, thì trong đầu đã nghĩ đến những "phong bì", những chuyến du hí dán nhãn "tham quan, học tập" … Cái mươi tỷ chênh lệch ấy, đã được Đại gia chia phần đầy đủ: Này là phần bác trên, phần chú dưới, phần cậu, phần em … Đủ cả. Tất cả đều vui vẻ. Liên hoan tổng kết, khánh thành tưng bừng cờ hoa! Thanh quyết toán ký nhanh như chớp. Hợp đồng hai bên A - B thanh lý gọn gẽ. Miễn là có đầy đủ hồ sơ, chứng từ hợp lệ "Tương đối thôi các đồng chí ạ! Giờ là kinh tế thị trường rồi, cần phải có tư tưởng thông thóang, tạo điều kiện cho doanh nghiệp giải phóng và phát huy hết năng lực sản xuất ra của cải cho xã hội". Bác trên hay phát biểu đường lối chỉ đạo như vậy. Được cái các cấp dưới cũng nhanh nhạy, hiểu ý bác trên muốn gì đằng sau những lời có cánh ấy … Còn Đại gia, như là một tay nông dân ranh mãnh trong câu chuyện cổ tích của anh em nhà Grim, l¹i ph¶i ®ãng vai kÎ chia phÇn và, luôn biết tự chia cho mình phần to nhất, ngon nhất của con ngỗng quay béo mầm!
Đây là quãng đời mà Đại gia cảm thấy tươi đẹp nhất, kể từ khi ra trường đến lúc đó. Trong quá trình đi thi công khắp Nam - Bắc, ngoµi việc kiếm tiền, cái tính máu gái của Đại gia lại được dịp phát tác mạnh. Đến đâu, Đại gia cũng tự thưởng cho mình một vài em da trắng chân dài, thích ưỡn ẹo, hay ăn lười làm. Nhưng cũng có lúc, Đại gia cảm thấy mình nhục như con lục đục. Ấy là khi, Đại gia vào thi công ở một tỉnh miền trung. Công trình đã hoµn thiện, đi vào sử dụng ngon lành. Biên bản hoàn công, thanh lý hợp đồng đã ký. Đặc biệt là mọi thủ tục "đầu tiên" với các sếp trên, dưới, ngang dọc đã chu đáo. Hồ sơ rất là đầy đủ và có tính pháp lý cao. Vậy mà không hiểu tại sao con mẹ kế toán trưởng sở không chịu ký duyệt để ngân hàng giải ngân. Mà khi đưa hồ sơ sang phòng nó, Đại gia đã kẹp cái phong bì mấy ngàn USD chứ có ít gì … Đại gia quyết định thi đấu trực tiếp. Mời em kế toán trưởng ở độ tuổi trên dưới bốn mươi ấy, đi nhà hàng ăn uống để tìm hiểu xem vướng mắc ở đâu? Trong khung cảnh nhà hàng sang trọng nhất cái thị xã miền trung lúc đó, lại được rượu bia tiếp sức. Đại gia đã trổ hết tài thuyết khách bẩm sinh của một nhà doanh nghiệp "nhớn" ra. Kết quả, làm Đại gia suýt bổ ngửa ra sàn nhà hàng. Em kế to¸n trưởng có chồng là quan chức cấp tỉnh. Nhưng vì em sinh hai con gái, nên ông chồng đã âm thầm đi lập phòng nhì, kiếm th»ng cu con nối dõi tông đường. Thế nên, "Em cô đơn lắm" .Và đêm ấy, tại khách sạn giao tế của thị xã, Đại gia đã …
Sáng hôm sau, tiền lập tức được giải ngân.
Sau khi hoàn chỉnh mọi công việc, Đại gia chạy thẳng một mạch ra Bắc, không ngoái cổ lại lần nào. Giờ đây, cứ mỗi lần có việc phải đi qua cái thị xã miền trung ấy, là Đại gia lại có cảm giác ớn lạnh sống lưng. Bởi sau khi được "chén" tối đầu. Mấy ngày sau ,em kế toán trưởng cứ liên tục đòi hỏi. Mà mỗi lần gặp có ít gì, cứ phải là hai tăng, mỗi tăng phải một tiếng. “Không chiều em cái nữa là em ứ về. Em cứ nằm đây. Em bắt đền anh đấy!"
Hồi đó, Bàn Sơn là "lá cờ đầu" của ngành, nên "vinh dự" được cử khá nhiều đội đi xây dựng, chuyển giao công nghệ các dây chuyền sản xuất "tiên tiến" khác như gạch Ceramit, đá Granit hay sứ vệ sinh … Tổng kết cuối năm ở nhà máy, các đội trưởng, các tổng chỉ huy công trường kêu như vạc về cái tội là công trình thì xây xong rồi. Thủ tục thì làm đầy đủ rồi. Nhưng không lấy được tiền của chủ đầu tư bên A. Riêng Đại gia rất ung dung, làm đâu là thanh toán gọn đến đấy. Được mời phát biểu chia sẻ kinh nghiệm với hội nghị. Đại gia nói: "Kính thưa các đồng chí, chúng tôi là những đội trưởng, tổng chỉ huy công trường. Được giám đốc giao cho cầm quân đi thi công, tìm kiếm công ăn việc làm, đem lợi nhuận về cho nhà máy. Để hoàn thành nhiệm vụ được giao, chúng tôi phải đem hết nhiệt tình, sức lực, trí tuệ … Thậm chí, bản thân tôi, có lúc phải đem cả sự "trinh tiết" của mình ra để hy sinh vì công việc chung".
Cả hội nghị phá lên cười tưởng như muốn vỡ phòng họp. Nhiều người cười bò lăn bò lộn dưới đất, cười tưởng muốn đứt hơi luôn.
Lạy trời về cái sự hi sinh "trinh tiết" của Đại gia. Nhưng cũng có nhiều tay khâm phục và âm thầm học theo. Thậm chí, cho đến tận bây giờ, vào những lúc trà dư tửu hậu của giới doanh nhân Việt, sự hi sinh đó của Đại gia vẫn được coi là kinh điển.
Đánh giá
Mục lục bài viết
Mùa xuân của Hà nội có lẽ chỉ ấn tượng được vài hôm hoa đào nở rộ, mưa xuân lất phất bay như bụi của mấy hôm đầu giêng. Còn thì là những cơn mưa phùn tai quái kéo dài từ ngày này qua ngày khác, ẩm ướt và khó chịu kinh khủng.
Người gửi / điện thoại
Tác dụng của nồi nước xông giải cảm ở đây là do tinh dầu các loại. Các tinh dầu bay hơi, trộn lẫn vào nhau hòa trong hơi nước nóng vào cơ thể theo đường hô hấp thở.
Bây giờ y học đã kết luận, bệnh nhân covid chết chủ yếu do "cơn bão cytokine" xuất hiện khi cơ thể bị viêm nhiễm bởi virus, vi khuẩn. Vậy làm thế nào để chặn đứng cơn bão chết chóc này? Sau những mầy mò, các thầy thuốc trên thế giới đã tìm ra cách: dùng thuốc kháng viêm nhóm steroid như: dexamethasone, methylprednisoline, prednisolone... để chặn đứng cơn bão này, cứu sống bệnh nhân.
Mỹ nhân làng Ngọc 2 - Tập truyện Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tập truyện: Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tác giả: Trần Thanh Cảnh
Người đọc: Thủy Tiên
Bến sông xuân 1 - Tập truyện Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tập truyện: Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tác giả: Trần Thanh Cảnh
Người đọc: Thủy Tiên
Trung đoàn 51 (E51) thành lập ngày 10/4/1968 tại Thái Thụy, Thái Bình giữa lúc cuộc chiến với Mỹ đang ác liệt. Trung đoàn có nhiệm vụ huấn luyện chiến sĩ mới bổ sung cho chiến trường...
Và ngày hôm nay 8/7, tác giả lại dành tình cảm và cảm xúc của mình cho những chữ ký và con dấu nhân dịp ra mắt bộ BOXSET 3 CUỐN SÁCH "Trần Thủ Độ - Trần Quốc Tuấn - Trần Nguyên Hãn". Sau chuỗi ngày nắng nóng gay gắt, Hà Nội hôm nay bỗng mát mẻ lạ thường, cảm tưởng như ông trời cũng thương mến, ủng hộ cho buổi ký tặng
Bạn nào muốn xem Dược sĩ chém về Bảo hiểm Y tế và các vấn đề liên quan trên sóng VOVTV, xin mời...