gif_20210514_210516_1
videotogif_2021.05.14_21.31.52
videotogif_2021.05.14_21.18.27
gif_20210514_210001
TRÂN QUÝ CHÀO ĐÓN QUÝ VỊ ĐỘC GIẢ ĐẾN VỚI WEBSITE CỦA NHÀ VĂN TRẦN THANH CẢNH - KÍNH CHÚC QUÝ ĐỘC GIẢ CÓ NHỮNG GIÂY PHÚT THƯ GIÃN VỚI "NGƯỜI KỂ CHUYỆN KINH BẮC"
fb_img_163796146879720210411_13045820210430_22423320210430_22423320210430_22414520210430_22415520210422_11252420210422_11253620210411_13015820210411_1302135520210411_13052820210411_13041120210411_13044720210430_22421220211031_220453box-01120211113_014855nhavantranthanhcanh20211031_22051320211113_15314020211113_15310720211113_15312320211113_01361920211113_01360720211115_00563820211115_00562220211115_00545220211115_00543920211115_00561020211118_16003120211118_16004320211118_16001820211127_155916fb_img_1637961528075fb_img_163796146879720211127_04202820230108_10282320230108_10314120230108_10275020230108_10273420230108_10270120230420_21381520230420_21373220230420_213717fb_img_1688790633652
fb_img_1637961528075fb_img_163796146879720211127_15591620210411_13054420210411_13024120210411_13025120211031_22051320211031_220453box-011nhavantranthanhcnh5520210411_13021320211113_15314020211113_15310720211113_15312320211113_01361920211113_01360720211115_00563820211115_00562220211115_00554220211115_00552120211115_00545220211118_16001820211118_16003120211118_16004320211115_00563820210411_13054420210411_13024120210411_13025120211127_04202820230108_10282320230108_10314120230108_10275020230108_10270120230108_10273420230420_21374920230420_21373220230420_213815
20211031_22051320210430_22553720210411_13031320210411_13023320210411_13052020210411_13055620210411_13040120210430_22555120211031_22045320210411_13021320210411_130213box-01120211113_01361920211113_15312320211113_15314020211113_01360720211115_00563820211115_00562220211115_00561020211115_00553020211115_00554220211115_00543920211115_00545220211118_16004320211118_16003120211118_160018fb_img_1637961528075fb_img_163796146879720211127_15591620230108_10282320230108_10314120230108_10275020230108_10270120230108_10273420230420_21381520230420_213717fb_img_1688790638910fb_img_1688790636209fb_img_1688790633652

Hoa mướp nở bên bờ ao

Tháng tám hội cha
Tục truyền tháng tám hội cha
Tháng ba tiệc mẫu gần xa nức lòng…”

 

Tối đầu hè, nóng như luộc người.

Tiếng cô Ngân réo rắt hát bài chầu văn hầu bóng cậu Hoàng Bé. Cô ngồi bên bờ cái ao họ ở giữa xóm Cầu Chiêu, xống áo tả tơi. Hai tay cô, một cầm chiếc đũa cả, một cầm cái que cời tro. Vừa hát, cô vừa gõ hai cái thứ đó vào nhau thành nhạc đệm. Cũng tom chát. Khuya vắng, tiếng hát càng day dí liêu trai. Cô hát hết bài nọ đến bài kia, như không biết mệt…

Ông Thu, anh trai cả cô Ngân thở dài lẩm bẩm một mình: “ Lại đến mùa hoa mướp. Nó lại rồ lên rồi. Khổ thế”

Cô Ngân ở một mình trong cái điếm thờ thổ công bên bờ ao họ, giữa xóm Cầu Chiêu. Anh chị em, họ hàng nhà cô ở loanh quanh đấy cả. Cô một thân một mình, không chồng con, nhưng cô không ở với ai. Là vì mấy bà chị dâu thì nói, chỉ có giời mới chịu nổi cái tính khí cô này. Mấy ông anh trai không biết có thương cô em gái duy nhất của mình không, nhưng lặng tăm. Hàng xóm láng giềng thở dài, bảo, các cụ dạy cấm có sai bao giờ, anh em kiến giả nhất phận. 

 

***

 

Hồi trẻ, cô Ngân được cả xóm khen là xinh.

Chả thế mà chú Việt cao to đẹp giai, học giỏi nhất làng, cùng lớp hồi cấp hai với cô mê tít. Thế nhưng ông Thông, bố cô Ngân nhất quyết không cho cô đi học cấp ba. Ông ấy bảo con gái không cần học lắm, học nhiều chỉ tổ sau này cãi chồng xoen xoét, không ích lợi gì. Về nhà đi chợ phụ bán hàng với mẹ, vài năm sau, sắm riêng cho gánh hàng xén, bán quanh chợ Hồ, chợ Dâu rồi lấy chồng. Thế là xong. Chú Việt đi học cấp ba trường huyện, cô Ngân ở nhà làm ruộng và đi chợ cùng mẹ, nhưng họ vẫn quấn nhau lắm. Chiều nào cũng thấy lân la bên nhà cô Ngân. Những tối thứ bảy, ở bãi chợ đầu đê có chiếu phim là hai người rủ nhau ra xem. Đi xem ở đó rất vui, chỉ ngại nhất là khi phải chen nhau qua cổng soát vé và lúc tan buổi chiếu. Người như nêm cối. Tiếng gọi nhau, tiếng trẻ con khóc, tiếng bọn con gái ré lên vì bị sờ mó cấu véo trộm. Có thằng choai con máu quá, thò đại tay trong đêm tối, phải bà dòng dòng. Bị bà ấy túm được tay, vừa tát cho đôm đốp vào mặt vừa rủa: “Cái đồ mất nết này, sờ mày không sờ hẳn hoi, cứ cấu với giật thì cụ tổ mày sống lại cũng không chịu được. Này thì cấu này. Này thì nhổ này…”. Cả bãi ồ lên cười. Nhưng mà thế lại còn vui hơn cả lúc xem phim, có cảnh trai gái hôn hít… Những lúc phải chen nhau, cô Ngân thường đi đằng trước, nép gọn vào trong thân thể cao lớn của chú Việt. Chú Việt ép sát vào người cô, hai tay vòng ra ôm hờ phía trước che vùng cấm địa của cô Ngân, sẵn sàng đập vào tay những thằng liều lĩnh. Họ đi như trôi trong cái biển người đông đặc tràn qua cổng. Ra khỏi cổng, một tiếng oà lên vui vẻ của đám đông. Mọi người nhanh chóng tản vào các con đường dẫn về các ngõ xóm. Nhưng cô Ngân và chú Việt hay tranh thủ đứng lại chơi trên cây cầu đá. Cũng trên cây cầu ấy, vào cái hôm chú Việt chuẩn bị mai bay đi du học, cô Ngân và chú đã thề thốt yêu nhau mãi mãi. Họ hôn nhau như trong phim. Rồi chú Việt thò tay xuống… cô Ngân gạt ra. Chú Việt nói dỗi: “Mai anh đi xa rồi, cho anh một tí”. “Thì hôm nào đi xem chả úp tay vào đấy rồi còn gì”. “Nhưng mà đấy là bên ngoài, chưa thấy gì, chiều anh tí”. “Chỉ sờ thôi nhé, không được làm gì đâu đấy”. Chú Việt đẩy cô Ngân ép sát vào thành cầu, rúc mặt vào ngực cô mà hôn hít. Chú luồn tay qua chun quần lụa mát rượi. Cô Ngân mê đi. Đêm yên ắng. Chỉ có mỗi tiếng thở hổn hển của đôi tình nhân trên cầu… Lúc cô thấy bụng dưới của mình nhói đau, cô lờ mờ hiểu. Cô hốt hoảng cong mình định đẩy ra, nhưng không nổi. Chú Việt ghì chặt và bạo liệt dập cô vào bờ đá. Rồi cô bỗng thấy có một thứ gì lạ lùng, nóng bỏng tràn ngập mọi ngóc ngách sâu thẳm nhất trong thân thể mình.

 

***

 

Đầu xóm Cầu Chiêu có một cây cầu đá.

Cây cầu này được làm bằng đá xanh, chạm trổ rất đẹp, bắc qua một cái lạch nước nhỏ đầu xóm. Theo như các cụ truyền lại thì, cái lạch này xưa là một nhánh nhỏ của sông Thiên Đức, chảy xuôi xuống mạn Hải Dương. Gọi là sông Dâu. Nay đã cạn dòng. Nhưng vẫn còn dấu tích là cái lạch nước nối từ dải đầm sen đầu làng, qua đầu xóm Cầu Chiêu rồi ăn vào cái đầm hương hỏa của họ Trần giữa xóm. Mấy ông thạo phong thủy trong làng nói, cái lạch ấy chính là đường lưu thủy của cả làng. Lạch mà bị lấp thì làng Ngọc chỉ có mà lụn bại.

Cũng vẫn theo lời các cụ, thì cây cầu đá đầu xóm Cầu Chiêu là do bà ái phi triều hậu Lê xây lên. Làng Ngọc vốn là một cái làng cổ có từ rất lâu đời. Thời Hai Bà Trưng kéo quân về đánh Tô Định ở thành Luy Lâu gần đó còn rẽ vào làm lễ ở đền thờ Tam Công Đại Vương trong làng. Ba ngài hiển linh tiếp ứng. Trai làng kéo theo quân hai bà rất đông, nhiều người lập được công to… Nhưng đến thời Lê Thái Tổ khởi nghĩa núi Lam Sơn rồi dựng nhà Lê thì dân làng Ngọc chả có ai lập được công tích gì. Thế nhưng làng Bình Ngô bên cạnh lại có một ông lẫy lừng, được ban quốc tính, được cả biển “Khai quốc công thần”. Tay con út ông này lên chim gái làng Ngọc, bị bọn trai ghen phục đánh chết. Ông đại thần trí sĩ cay quá, mới tâu vua là dân làng này mưu phản. Mà cái tội phản loạn chống lại triều đình là to lắm. Triệt hạ cả làng. Giết sạch cho tiệt giống phản phúc. Dân làng Ngọc nghe tin rụng rời chân tay, đang đêm bồng bế nhau chạy trốn. Nhưng vẫn còn nhiều người già cả u mê, ốm đau tàn tật, trẻ nhỏ chạy không kịp, bị quan quân hôm sau về giết sạch, ném xác xuống sông. Làng xóm bị đốt trụi. Xác người trôi lấp kín cửa sông Dâu, oan khuất, không xuôi đi được. Sông Dâu mất dòng từ thủa ấy.

Mấy chục năm sau, có một cô gái đẹp dưới chân núi Chè, bên kia sông Thiên Đức được tuyển vào cung làm phi. Cô này đẹp lắm, da trắng, môi đỏ, tóc mềm như mây. Vua rất yêu. Yêu mê muội. Nhưng cô gốc tích làng Ngọc, do bố mẹ chạy loạn năm nào về chân núi Chè, dấu biệt tông tích, ở đấy sinh nhai. Khi con gái được phong ái phi, bố cô gái mới kể sự tình oan khuất của dân làng Ngọc mấy chục năm nay cho nghe, bảo tâu với vua để minh oan cho làng. Thế là dân làng Ngọc được giải khỏi tiếng phản loạn. Bà ái phi này cho dựng một cái lầu cao, lập đàn giải oan, mời bảy mươi hai vị cao tăng trong nước về làm lễ ba ngày ba đêm liền. Bà lại còn cho làm cây cầu đá qua con sông Dâu. Gọi là Cầu Siêu. Để cho các hồn ma oan khuất còn trôi nổi dưới sông, theo đó lên lầu giải oan, nghe kinh Phật rồi về nơi siêu sinh tịnh độ. Rồi bà cho chiêu gọi dân tứ tán các nơi về lại bản quán, lập ấp dựng lại xóm làng.

Thời gian trôi đi, dâu bể biến dời. Sông thành lạch nước. Lầu giải oan khi xưa cũng đổ nát không còn dấu tích. Nhưng cây cầu đá và cái tên xóm Cầu Siêu vẫn còn. Dân làng Ngọc không ai muốn nhắc lại cái tích đau thương ấy nên họ gọi chệch tên từ Cầu Siêu, thành ra Cầu Chiêu. Mà cũng là để ghi nhớ chuyện bà ái phi đã chiêu dân lập làng. Hàng ngày trẻ con trong xóm vẫn ra chơi trên cây cầu đá cổ. Đêm đêm, bọn thanh niên nam nữ vẫn lấy đó làm nơi hò hẹn tự tình. Người trong xóm bây giờ hầu như chả ai nhớ đến chuyện xưa oan khuất thế nào, chuyện bà ái phi gây dựng lại xóm làng ra sao. Nhưng cây cầu đá cổ đẹp đẽ đầu xóm thì đã trở thành niềm tự hào lớn lao của họ.

 

***

 

               “Rượu giời cậu nhấp đã say

                 Tỉnh ra cậu hỏi rượu này của ai dâng

                 Các cô mới thưa rằng

                Rượu này chúng con cất ở núi Thiên Thai

                Đem về dâng cậu để người thưởng xuân…”

Làng khuya vắng lặng.

Không tiếng người. Tiếng ti vi léo nhéo cãi nhau cũng im bặt. Chỉ có giọng ngâm bài văn hầu cậu Hoàng Bé của cô Ngân nỉ non hoà cùng dàn đồng ca dưới ao họ. Tháng tư đầu hè, mùa sinh sôi nảy nở của thế giới sinh vật muôn loài quanh cái đầm to giữa xóm vẫn được gọi là ao họ. Trên không trung của màn đêm đen thẳm, từng đàn đom đóm lập loè hoa đăng quấn vào nhau trong vũ điệu giao hoan mê mải. Bên bờ ao, những chú dế mèn đang kéo khúc đàn râm ri mời gọi những nàng dế cái ra khỏi hang tình tự. Dưới gốc những khóm khoai nước, mấy chàng ếch đực cường tráng đang ồm ộp khoe giọng với tình nương. Ẩn mình cùng những chiếc lá sen, trong những búi bèo tây là các đôi tình nhân ễnh ương, chẫu chuộc, nhái bén… vừa say sưa nhảy nhót giao hoan, vừa la toáng lên, oang oang khoe niềm thăng hoa hạnh phúc của chúng với cả vũ trụ xung quanh. Bản giao hưởng tình yêu muôn loài xung quanh ao họ như một dàn nhạc đệm tôn giọng hát văn của cô Ngân trong đêm thành một giọng ca liêu trai, chập chờn trầm bổng thánh thót, như ánh lửa ma trơi trong đêm vắng. Vừa gợi tình vừa lạnh lẽo. Vừa mê đắm vừa kinh sợ. Trẻ con trong xóm im bặt. Bọn thanh niên vội vã rúc sâu thêm mặt vào ngực người tình. Mấy ông trung niên thở dài, trở dậy vớ cái điếu cày ngồi hút thuốc lào vặt. Các bà các cô đang độ hồi xuân bực mình, đập tay đập chân xuống giường, cấm cảu: “Sao không ai ra quát cái con mụ dở người ấy câm miệng lại. Cứ rên rỉ cả đêm thế này thì sao mà ngủ nổi”

Nhưng cả xóm chả ai dám ho he gì với cô Ngân.

Họ chả dại mà dây vào. Cô Ngân rất đanh đá.

Nhưng cũng lạ, vì ngày xưa cô ấy rất hiền. Nhà có bốn ông anh trai, cô ấy là út. Một tay cô ấy cơm nước, giặt giũ cho cả nhà từ bé. Lớn một tí thì bố không cho đi học cấp ba, cô ấy cũng chỉ buồn mất vài hôm rồi lại cắm cúi chợ búa, đồng áng, việc nhà… Cô ấy rất đẹp. Da trắng nõn. Tóc đen xanh mướt phủ ngang lưng. Nhưng đôi mắt thì thăm thẳm, luôn man mác buồn. Nhiều người trong xóm nói, ai có mắt như vậy thường khổ. Ông Thông, bố cô hình như cũng biết điều này. Linh cảm của người cha đã mách bảo cho ông về số phận đứa con gái út của mình. Nên ông muốn tìm cách tránh cho nó. Ông không cho nó đi học cấp ba, không cho nó ra ngoài làng làm việc như chúng bạn. Ông muốn nó lớn lên an bình với bố mẹ bên cạnh. Ông mong nó sẽ lấy chồng gần, ngay trong làng trong xóm. Mỗi khi có sự gì thì đã có bố mẹ anh em xung quanh nhờ cậy. Ông cũng chỉ muốn đứa con gái của mình có được cuộc sống an lành. Mà có người làm cha nào không mong cho con gái mình được hạnh phúc ấm êm. Thế nhưng, dù ông Thông có bao bọc đến đâu thì, khi ngón đòn của số phận giáng xuống cũng không ai tránh được. Người xóm Cầu Chiêu chả vẫn nói, trăm đường tránh không khỏi số.

Mấy năm chờ đợi chú Việt đi học nước ngoài. Cô Ngân khước từ mọi lời ướm hỏi gần xa. Cô cưỡng lại mọi ý định sắp xếp mai mối của bố mẹ. Cô một lòng một dạ hướng về người yêu.

Hôm chú Việt về nước.

Dẫn theo một cô gầy nhẳng, trắng xanh. Chú giới thiệu là vợ. Nghe nói là con một ông to ngoài Hà Nội, cô ấy cùng đi du học với chú. Vợ chồng chú Việt chỉ ở nhà từ sáng đến chiều rồi đi ngay. Chiều tối, mẹ chú Việt xách một cái túi to sang nhà cô Ngân. Cô đang nằm bẹp dí trong buồng. Mẹ chú Việt vào nói gì đó một lúc rồi về.

Đêm ấy sáng trăng. Trăng mười bảy, về khuya càng sáng.

Cô Ngân cầm cái kéo, xách túi quà của chú Việt ra cầu đá. Cô ngồi trên thành cầu, lôi từng mớ vải vóc áo quần ngoại thơm nức ra cắt nhỏ thả xuống lạch nước. Người trong xóm kể, khuôn mặt cô Ngân lúc ấy trông rất lạ. Dưới ánh trăng khuya, gương mặt trắng trẻo, xinh đẹp hiền hậu của cô dường như dần dần đông đặc lại, y như khi người ta làm nước đá vậy. Không thấy cô ấy khóc than hay có giọt nước mắt nào chảy ra từ đôi mắt thăm thẳm… Bọn gái trẻ trong xóm hôm sau ra đứng trên cầu nhìn xuống tiếc ngẩn ngơ, toàn vải ngoại đắt tiền đẹp ơi là đẹp. Mà vải mua ở mậu dịch bằng phiếu bốn mét của dân thường xấu ghê xấu gớm. Tiếc tiếc là. Còn người lớn đi qua, ai cũng tặc lưỡi, của một đống tiền thế mà nát vụn cả có phí của giời không cơ chứ.

 

***

 

Giữa xóm Cầu Chiêu có một cái đầm to, còn gọi là ao họ.

Cái ao này nguyên là hương hỏa của họ Trần, một họ to nhất xóm. Ngày xưa việc thờ cúng các cụ trên là một việc quan trọng. Nhà nào cũng cố sắm một bộ đồ thờ rất oách. Có thiếu thốn tí cũng phải cố cho đủ lệ bộ: lư hương, đỉnh đồng, quả rượu, hạc chầu hai bên, thêm đôi lọ lộc bình… Các cụ có được thờ cúng đầy đủ thì con cháu mới ăn ra làm nên. Động có việc gì hơi to như cưới hỏi, động thổ làm nhà, là phải thắp hương kính cẩn hỏi ý kiến các cụ trên. Không có các cụ trên chỉ bảo cho đường đi lối lại, cung cách làm ăn thì có mà bốc đất đổ vào mồm với nhau ấy. Ấy là lời người già mắng đám trẻ trong xóm hay báng bổ cái lệ động tí là hương khói, khấn vái xin xỏ của người xóm Cầu Chiêu. Chúng còn bảo là, các cụ mắt cà là nhèm, không cẩn thận hương cúng chả đốt, đốt nhầm hương muỗi, thần linh tổ phụ tưởng con cháu thỉnh, bay về là đi toi…

Xưa cái ao họ thường được giao khoán cho một nhà nào đó thả cá, nuôi sen, thu một khoản hoa lợi để lo việc hương hoa những kỳ sóc vọng và giỗ tổ hàng năm. Ao ấy là tài sản chung của cả họ nên mới được gọi là ao họ. Họ Trần là một trong những họ đầu tiên đến lập nghiệp ở xóm này nên rất đông. Hàng năm giỗ họ có tới mấy trăm suất đinh, ngồi trải chiếu đánh chén ràn rạt suốt trong nhà ngoài ngõ xung quanh ngôi từ đường.

Trai đinh họ Trần vẫn được các cụ dạy cho là, họ nhà mình vẻ vang nhất xóm. Tổ tiên họ Trần xóm Cầu Chiêu vẫn còn gia phả ghi rõ là con cháu của cụ Hưng Đạo Đại Vương. Chả là nguyên xưa khi mưu phản cướp ngôi bất thành, An Sinh Vương Trần Liễu bị triều đình an trí, đưa về lập ấp dạy học gần đấy. Một dịp đức ngài Quốc Tuấn đến thăm cha, đi thuyền trên sông Thiên Đức, qua bến sông làng Ngọc, nhìn thấy một nàng thôn nữ xinh tươi. Ngài không cầm được lòng, có tư tình, sinh ra được một nam tử. Năm đức Thánh Trần cầm quân đánh trận dưới sông Bạch Đằng, nam tử của ngài ở làng Ngọc cũng kéo trai tráng trong vùng đi theo cha giết giặc. Xong trận lại trở về làng sinh sống, thành tổ của họ Trần trong xóm Cầu Chiêu bây giờ. Tổ tiên vẻ vang là thế nhưng bao nhiêu đời nay, trai họ Trần trong xóm chả có tay nào phát quan to hay đỗ đạt hiển hách gì. Loanh quanh chỉ dạy học, làm thuốc hoặc đi cày. Thảng hoặc có tay du xuân trên núi Yên Tử về rồi sinh ra đổ đốn thơ văn ngâm ngợi suốt ngày, làm cho vợ con phiền não mà quan nha cũng thấy gai mắt. Nói chung, trai họ Trần trong xóm rất chán. Nói như mấy bà dâu già, cậy có công mấy chục năm hầu hạ, gây dựng cơ nghiệp, sinh đủ trai gái cho họ Trần, rằng, chán như mẻ! Đã thế lại còn hèn- vẫn là lời của mấy bà ấy. Không hèn mà cả họ có cái ao hương hoả, bên ao có cái doi đất hình mu rùa nhô ra khỏi bờ, trên vẫn có cái điếm thờ thổ địa của cả xóm. Thế mà để cho con mụ Ngân dở người nó chiếm ở, không ai dám ho he câu nào. Thế thì không hèn là gì. Phải tay các bà, ra đánh cho một trận, bê quẳng ùm xuống ao cho cá rỉa là xong. Nhưng cũng có người vặc lại, các bà tưởng đánh người ta, quẳng người ta đi dễ lắm đấy phỏng? Không nghe người xưa dạy, chưa đánh người mặt đỏ vang vang, đánh người xong mặt vàng như nghệ đấy à?

Nhưng chuyện cũng không hẳn như mấy bà dâu già ấy nói.

Năm cô Ngân năm mươi tuổi, sau hơn hai chục năm đi buôn bán tứ xứ giang hồ, cô trở về làng. Không ở nổi với mấy ông anh trai hèn đụt cùng mấy bà chị dâu thành nanh đỏ mỏ, cô ra điếm thờ bên ao họ dọn dẹp, ở.

Điếm thờ thổ công của xóm Cầu Chiêu là ba gian nhà gỗ khá chắc chắn, quay mặt ra ao họ. Những năm hợp tác xã, điếm bị biến thành nơi hội họp của đội sản xuất xóm. Hợp tác xã tan, điếm bỏ hoang. Cô Ngân về, dọn dẹp, sửa sang, lại còn xây cả cái cầu ao bằng gạch sạch sẽ thoáng mát. Cô điềm nhiên coi đó là nhà mình.

Ông Trần Văn Tí, bí thư chi bộ, trưởng xóm. Và là trưởng họ Trần xóm Cầu Chiêu. Ông ra nói chuyện với cô Ngân.

-Cô Ngân, tại sao cô lại ra chiếm điếm thờ của xóm ở thế này?

-Thế anh bảo em ở đâu bây giờ?- trong họ, theo vai vế, cô Ngân phải gọi Tí là anh.

-Bốn ông anh trai, nhà cao cửa rộng, không ai đón cô về ở cùng được sao?

-Bố mẹ đã mất, anh em phận nào phận nấy lo. Em không muốn phiền phức. Vả lại, em muốn ra đây ở cho tĩnh!

-Không thế được. Nước có phép nước, làng có lệ làng. Đây là điếm thờ thổ công thuộc đất họ Trần. Cô không được phép.

-Này- cô Ngân hơi cao giọng. Em nói cho bác biết nhé, cả cái gầm trời này, từ thủa hồng hoang thì có ai vạch vôi kẻ thước phân cho họ nào, làng nào, nước nào? Cái làng Ngọc này mà không thế à, thủa bà ái phi chiêu dân lập làng, ai ở đâu thì ở, ai cắm đâu tuỳ thích, nào có ai bảo gì. Nào có ai bày đặt phân chia ranh giới của lọ của chai? Cõi nhân sinh ba vạn sáu ngàn ngày, ai không từ đất sinh ra rồi lại về với đất? Đất là mẹ chung muôn loài, người ta là con của đất, muốn ở đâu thì ở- Rồi cô hạ một tông giọng: Nói cho ông trưởng họ biết nhé, tôi là con thánh, nên phải ở đây hầu ngài cho mát!

-Cô này láo!-trưởng họ Trần Văn Tí cao giọng quát. Không có cái lối thế được. Cô phải dọn đi ngay, không có tôi gọi trai đinh ra cho chúng nó lột quần áo, quăng xuống ao, tha hồ mà mát!

-Á à… mặt cô Ngân bỗng nhiên đỏ lên rừng rực, mắt long xòng xọc như lúc cô múa hát hầu đồng. Cô chỉ tay vào mặt trưởng họ Tí quát lớn: Cả họ hàng hang hốc nhà chúng mày định ăn hiếp gái này hả? Chúng mày thấy bà cô quả thân một mình định làm càn phải không? Mày định lột quần áo bà à? Đây bà lột cho chúng mày xem. Xem có đứa nào dám ra ném bà xuống ao không…

Nói rồi cô Ngân tuột phăng mọi thứ xống áo trên người xuống. Trắng loá. Cô vỗ bồm bộp vào giữa hai đùi mà rằng: “Đây bà thách chúng mày đấy. Bà đố đứa nào dám vào đây. Bà thì bà cứ dúi đầu xuống, bà kẹp cho thì…”

Cô Ngân bừng bừng nộ khí xông đến.

Trưởng họ Trần Văn Tí vội tháo lui.

Hôm ấy cũng đầu tháng tư. Hoa mướp ở trên giàn bên cầu ao cô Ngân mới trồng, nở vàng rực. Tí nhìn thấy lẩm bẩm “ Con mẹ này chắc nó bị rồ hoa mướp”. Không biết có phải là do lời trưởng họ Trần ám không, nhưng mà từ dịp ấy trở đi, cứ đến tháng tư, mùa hoa mướp nở, là cô Ngân lại bị một đợt, như người trong xóm vẫn gọi là rồ hoa mướp. Rất lạ. Ban ngày cô vẫn bình thường. Tối đến là cô vận xống áo mớ ba mớ bảy, múa hát tưng bừng trong điếm. Cô hát văn hầu đồng rất hay. Nóng quá, cô cởi phăng quần áo, ra ngồi trên cầu ao vừa tắm, vừa vỗ, vừa gõ, vừa hát suốt đêm. Cả xóm Cầu Chiêu bực mình vì mất ngủ, nhưng chả ai dám ho he ý kiến. Ai cũng sợ bị kẹp…

 

***

 

               “Ba mươi sáu cái nan xương

                 Đôi quạt tàu ba mươi sáu cái nan xương

                 Cô cầm cô quạt cô Chín lại thương các thanh đồng…

                Cô Chín quạt cho sóng lặng biển an

                Cho trăng sáng tỏ xua tan đám mây mù…”

Đêm khuya lắm rồi.

Dàn nhạc tình ái của muôn loài trong ao họ đã im tiếng từ lâu. Những đôi tình nhân đóm đóm đã hạ cánh ấp iu nhau dưới lá bèo lá sen. Các chàng ếch, chẫu chuộc, nhái bén…sau những cơn thăng hoa khoe giọng phục vụ các nàng thì đang ngồi ngáp ngáp bên bờ. Tay vĩ cầm trứ danh dế mèn xếp càng thu râu ngủ gục trong hang. Chỉ còn mỗi giọng hát văn của cô Ngân vẫn còn nỉ non rền rĩ trong thinh không. Thinh không lặng ngắt chả còn tiếng phụ hoạ. Dân xóm Cầu Chiêu nghe quen tai rồi, giờ họ đang chìm trong mộng mị…

Hồi cô Ngân bị chú Việt phụ tình, cô mới hăm ba tuổi.

Hôm sau cô bỏ nhà ra đi. Cô nhắn lại với bố mẹ và các anh là cô đi buôn chuyến. Từ đấy chợ Hồ mất cô hàng xén xinh nhất, chợ buồn hẳn đi. Cô đi biệt không thấy về làng. Dân làng Ngọc ngoài nghề làm ruộng, dạy học, bán hàng các chợ phiên quanh vùng còn nhiều người đi buôn chuyến đường dài. Họ buôn đủ thứ, cứ cái gì có lãi là buôn. Nghe những người cũng đi buôn đường dài trong làng nói, cô Ngân rất phát tài. Thì đen tình đỏ bạc mà lại. Thế nhưng mấy chục năm ròng, tuyệt không thấy cô ấy về. Hồi bố mẹ chết, cũng vẫn không thấy cô ấy về chịu tang. Cũng lạ. Mà người làng Ngọc cũng rất lạ, nhiều người đi khỏi làng cứ như bị ma đuổi vậy. Hình như trong làng còn có một lời nguyền là, bước chân đi cấm kỳ trở lại. Như chú Việt đấy…

Mà chú ấy ở ngay Hà Nội chứ có xa xôi gì.

Chú Việt đi học nước ngoài về, cưới cô vợ con nhà quan to, chú làm ở bộ gì đó. Lên rất nhanh. Chú cũng thành quan to. Người làng thỉnh thoảng nhìn thấy chú phát biểu trên tivi, chứ lâu lắm chả thấy thò mặt về làng.

Đến khi cô Ngân trở lại xóm Cầu Chiêu thì mọi người mới vỡ lẽ là mấy chục năm nay, cô ấy vào Sài Gòn sinh sống, làm ăn trong đó. Thế nhưng cô cũng vẫn chả lấy chồng. Mà cô rất giàu. Về quê, cô đem tiền cho bốn ông anh trai xây nhà cửa to đùng. Cô cho các cháu ăn học. Cô đem cúng vào đình chùa quanh vùng kha khá. Cô lại còn giúp cả những nhà cơ nhỡ xung quanh. Cô phân phát hết. Cô bảo của phù vân, giữ làm gì. Bây giờ cô theo hầu Mẫu rồi, mọi sự đã có Mẫu. Cô nói rằng, mọi sự trên thế gian này đều là do nơi Mẫu. Mẫu cho là được. Mẫu lấy là hết. Cô hát rằng: “Trái càn khôn hun đúc vững bền thay/ kho vô tận không xoay cũng đủ…”   

Nhưng mấy ông anh trai và mấy bà chị dâu thì xót của. Họ xúm vào mắng cô là ngu si, vô tích sự, không biết lo thân. Đã cô quả thì phải biết tích cốc phòng cơ. Đến lúc già yếu nằm lăn ra đấy thì ai lo, lại chả đổ hết vào đầu các nhà này…

Cô Ngân ngồi nghe chả nói một câu.

Hôm sau, cô dọn ra điếm bên bờ ao họ ở…

 

***

 

Trên cầu ao cô Ngân bắc một giàn mướp.

Tháng tư hoa mướp nở vàng. Những bông hoa vàng tươi hình ngôi sao năm cánh hấp dẫn bọn ếch kinh khủng. Chúng tụ tập về nhôn nhao ngồi dưới bờ ao. Chúng còn ngồi lổm ngổm trên đám bèo tây. Cả bọn mắt đăm đắm đờ đẫn nhìn những bông hoa trên giàn đang đong đưa soi mình xuống nước. Thỉnh thoảng một anh chàng ếch dường như không chịu nổi cái sự thôi thúc trong lòng, nhún mình lao vút lên phía những bông hoa. Chúng chẳng tới được, rơi tõm trở lại mặt nước. Lóp ngóp bơi vào bờ. Những chú chàng ếch lại giương đôi mắt lồi si mê ngồi ngắm những bông hoa mướp vàng tươi. Mê dại. Nhưng đêm đến, dàn đồng ca ếch ộp vẫn kéo bè cho các loài hoà giọng với cô Ngân.

Cô hát bài ca con ếch:

“Hoa mướp nở vàng

                           Tháng tư hoa mướp nở vàng

                           Cho chàng ếch ộp mơ màng đắm say

                           Đắm say ếch lại mơ màng

                           Hái bông hoa mướp tặng nàng đong đưa.

                                Ếch cái mới than rằng:

                          Tình rằng thiếp chả đong đưa

                          Sớm trưa thiếp chỉ nắng mưa ao nhà

                          Ao nhà là của bà gia

                          Giàn cao bà bắc đớp hoa thế nào

                          Dù chàng có nhảy rào rào

                          Thì bông hoa mướp chẳng thể nào

                                                        chẳng thể nào có đâu!.

                               Ếch đực mới than rằng:

                          Bà gia ơi hỡi bà gia

                          Giàn bà cao thế bà gia muốn gì

Bà gia mới giả nhời rằng:

                          Ếch ơi là ếch ộp ơi

                          Bà trồng cây mướp bà chơi chú mày

                          Chú mày ngồi ngắm mướp sao

                          Ngắm mây ngắm gió đợi vào canh măng

                          Bao giờ măng biến thành cành

                          Bà đem bắc giậu

                          Bà đem bắc giậu cho mướp vàng nở hoa”.

Sáng rõ mặt người, cô Ngân vào trong điếm ngủ vùi.

Người xóm Cầu Chiêu đi làm qua ao họ, nhìn giàn hoa mướp bắt đầu héo, lẩm bẩm: “Chắc sắp hết mùa hoa mướp”.

Đánh giá

Hoa mướp nở bên bờ ao

Mục lục bài viết

Tiếng cô Ngân réo rắt hát bài chầu văn hầu bóng cậu Hoàng Bé. Cô ngồi bên bờ cái ao họ ở giữa xóm Cầu Chiêu, xống áo tả tơi...

851
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
14-01-2021
GIỚI THIỆU SÁCH

GIỚI THIỆU SÁCH

GIỚI THIỆU SÁCH

GIỚI THIỆU SÁCH

GIỚI THIỆU SÁCH

NGƯỜI KỂ CHUYỆN KINH BẮC

  • KHÁNG KHÁNG SINH

    Kể từ khi tìm ra kháng sinh (1928), với việc quý ngài Alexander Fleming chiết suất được Penicillin, nền y học của nhân loại đã có một bước nhảy khổng lồ. Rất nhiều căn bệnh nan y, gây chết người trước kia đã được giải quyết. Tuổi thọ và chất lượng cuộc sống loài người đã tăng lên rõ rệt. Kháng sinh trở thành một loại thuốc thiết yếu, không thể thiếu của y khoa hiện nay...

    Lượt xem: 1117
  • NAN ĐỀ CỦA THỜI HIỆN ĐẠI

    Thực ra thì không phải đến thời hiện đại mới có bệnh đái tháo đường, mà căn bệnh này đã được y văn cổ đề cập đến từ lâu. Các sách “Hoàng đế nội kinh” hay “Hải Thượng y tông tâm lĩnh” đều đề cập đến chứng “tiêu khát”, một biểu hiện lâm sàng rõ rệt nhất của căn bệnh này. Nhưng chỉ đến thời hiện đại, có thể do thay đổi môi trường sống, do cường độ làm việc, lối sống sinh hoạt…, căn bệnh đái tháo đường dường như mới bùng phát dữ dội.

    Lượt xem: 652
  • Những lưu ý khi tiêm vaccine Covid-19 với bệnh nhân tiểu đường, tăng huyết áp…

    Vài lời mở đầu: Tôi là một dược sĩ và là một nhà văn, trong cả hai vai trò rõ ràng tôi phải quan tâm đến đại dịch Covid-19 đang diễn ra trên đất nước ta và cả thế giới. Sự quan tâm của tôi đến thế nào, bạn có thể tìm hiểu các bài viết của tôi trên báo chí, facebook kể từ khi dịch nổ ra bên Vũ Hán, Trung Quốc cho đến nay sẽ rõ.

    Lượt xem: 915
  • LƯU Ý KHI DÙNG THUỐC HO

    Đặc biệt là khi bị nhiễm virus gây covid. Thường thì có đến 80% số ca dương tính không xuất hiện triệu chứng gì. Không phát thành bệnh. Nhưng nếu phát thành bệnh sẽ có các triệu chứng điển hình: sốt, đau họng, ho, đau mình mẩy, khó thở, mất khứu giác...

    Lượt xem: 4565
  • QUAN ĐIỂM CỦA TÔI

    Về tình trạng hiện nay ở một số nơi trên nước ta, nhiều người đã được tiêm vaccine mũi 1 là moderna, đến kỳ tiêm mũi 2 nhưng không có moderna nữa. Vậy phải làm sao?

    Lượt xem: 2109
  • ĐỊA LONG LÀ GÌ?

    Là con giun đất. Chính xác. Các cụ nhà ta, nhất là cánh nho sĩ, thầy lang xưa có cái "tật" hay gán cho các con vật, đồ vật vốn bình thường dân dã những cái tên "tự" Hán Việt thật kêu, cho sang mồm. Con giun đất, gọi là địa long, nghĩa là rồng đất, quá oai!

    Lượt xem: 1339
  • Vật chủ bất đắc dĩ

    Trong Y học, có một thuật ngữ quen thuộc “vật chủ truyền bệnh”, xuất phát từ thuật ngữ “vật chủ” trong môn Sinh học. Đây là một thuật ngữ chỉ về những sinh vật có nuôi dưỡng sinh vật khác, theo các dạng quan hệ ký sinh, cộng sinh hoặc hội sinh, cung cấp dinh dưỡng, nơi trú ẩn hoặc đôi khi là bảo vệ lẫn nhau.

    Lượt xem: 1570
  • Nhận thức lại về covid

    Khi đại dịch covid-19 nổ ra ở Vũ Hán, Trung Quốc tháng 11/ 2019, cả thế giới bàng hoàng. Không hiểu điều gì đang xảy ra nơi đây. Đến khi Trung Quốc chính thức công bố về dịch, lập tức các nhà khoa học của cả thế giới đã vào cuộc nghiên cứu về con virus gây bệnh có định danh là Sars- CoV-2 này.

    Lượt xem: 982
  • Placebo và dịch covid-19

    Placebo, thuật ngữ khoa học quên thuộc của giới y-dược khoa, nó xuất phát từ nguyên ngữ Latin, có nghĩa là “tôi sẽ làm hài lòng”. Còn hiểu một cách nôm na, có thể gọi là “hiệu ứng giả dược”: nghiên cứu những đáp ứng của cơ thể khi được cho dùng “giả dược”.

    Lượt xem: 905
  • KÍNH GỬI: Các thầy thuốc tuyến cơ sở vùng dịch.

    -Thưa các bạn,
    Tôi được biết tình hình trong vùng dịch miền Nam, đặc biệt là tp. Hồ Chí Minh đang rất căng thẳng. Bệnh viện quá tải, các thầy thuốc nhân viên y tế tuyến đầu mệt mỏi. Đâu đó đã xảy ra những cảnh thảm thương: bệnh nhân covid kêu cứu không có người trợ giúp, chết tại nhà, nhất là với những bệnh nhân nghèo.
    Thật đau lòng.
    Lượt xem: 900

  • ĐỊA LONG LÀ GÌ?

    Là con giun đất. Chính xác. Các cụ nhà ta, nhất là cánh nho sĩ, thầy lang xưa có cái "tật" hay gán cho các con vật, đồ vật vốn bình thường dân dã những cái tên "tự" Hán Việt thật kêu, cho sang mồm. Con giun đất, gọi là địa long, nghĩa là rồng đất, quá oai!

    Lượt xem: 1339
  • QUAN ĐIỂM CỦA TÔI

    Về tình trạng hiện nay ở một số nơi trên nước ta, nhiều người đã được tiêm vaccine mũi 1 là moderna, đến kỳ tiêm mũi 2 nhưng không có moderna nữa. Vậy phải làm sao?

    Lượt xem: 2109
  • Ba kích có tác dụng gì?

    Cây ba kích còn có tên gọi là cây ruột gà, bởi rễ củ của nó có hình dáng màu sắc giống như ruột của con gà. Tên khoa học của cây ba kích là: Morinda officinalis. Họ cà phê: Rubiaceae.

    Lượt xem: 574

  • Tiểu thuyết: QUÁI NHÂN LÀNG NGỌC (phần 7)

    Mạnh Hoạt ở tù ba năm rưỡi, đủ một ngàn hai trăm bảy mươi tám ngày chẵn. Thừa ra nửa ngày, vì án tù của hắn bảy năm, giảm tối đa còn ba năm rưỡi.
  • Tiểu thuyết: QUÁI NHÂN LÀNG NGỌC (phần 6)

    Trong chiến tranh, chỉ cần vài tạ thuốc nổ, vài giây, với vài người, là thổi bay một cây cầu. Nhưng để xây lại được một cây cầu qua sông, người ta phải mất vài năm với hàng ngàn con người lao động miệt mài.
  • Tiểu thuyết: QUÁI NHÂN LÀNG NGỌC (phần 5)

    Mỗi bài thơ của hắn viết ra, cũng dễ dàng như khi hắn làm tình với một em nào đó gặp trên đường lang thang giang hồ vặt. Nhưng với em nào hắn cũng diễn bài mê muội và đắm đuối như thật.
  • Tiểu thuyết: QUÁI NHÂN LÀNG NGỌC (phần 4)

    Dân gian thường hay gọi đó là kẻ ngộ chữ, hay nhẹ hơn, gọi là nghiện chữ. Cái bệnh nghiện chữ ấy đã khiến cho không ít kẻ sĩ nước nam ta từ cổ chí kim thân tàn ma dại.
  • Tiểu thuyết: QUÁI NHÂN LÀNG NGỌC (phần 3)

    Mạnh Hoạt mê đọc sách. Những lúc mẹ đi làm đồng hoặc đi chợ, Hoạt ở nhà chúi đầu vào cái tủ sách to tướng của ông cha để lại mê mải đọc.
  • Tiểu thuyết: QUÁI NHÂN LÀNG NGỌC (phần 2)

    Thời chiến tranh, nay sống mai chết, hôm nay còn ở ngoài Bắc, mai đã vào tít trong Nam. Hôm nay còn đang sống ngoay ngoảy, mai đi ngoài đường,..
  • Tiểu thuyết: QUÁI NHÂN LÀNG NGỌC (phần 1)

    Mạnh Hoạt, người xóm ngõ Ghen, Làng Ngọc. Một tay chơi nức tiếng vùng Kinh Bắc. Biết đủ ngón nghề cầm kỳ thi họa, đẹp giai, hát hay. Hắn lại biết làm cả thơ nữa...

  • Hoa gạo tháng ba (Phần cuối)

    Chiều nay, Giang cũng nói với nàng là hãy đợi. Ngồi bên Giang trên bến sông, nhìn nghiêng qua gương mặt thanh tú đẹp đẽ của Giang, nàng đã thầm thốt lên trong lòng, Giang ơi, nếu anh yêu em đến thế, sao anh không mang em đi cùng ngay tức khắc. Nhưng Giang vẫn nói em hãy chờ anh, hãy chờ, hãy chờ. 
  • Hoa gạo tháng ba (Phần 2)

    Nhìn hai anh em ngồi câu, My đã định ra chơi cùng, nhưng My lại thấy ngại ngần rồi thôi. Ngày My còn bé, Tràng là người đầu tiên khai tâm cho My về chữ quốc ngữ. Mỗi khi My ghép được một từ, Tràng hay xoa đầu khen My giỏi. Hôm Tràng bị quan Tây bắt giải đi, My chạy sang nhà ông lang Khiết, khóc nức nở..
  • Hoa gạo tháng ba (Phần 1)

    Hôm lính trên phủ cùng với chánh tổng Dương Hữu Cầu, mang tú Tràng về nhà ông lang Vương Văn Khiết trả người, mẹ Tràng là bà lang Khiết hoa mắt, cứ tưởng là quan trên nhầm người. Bốn năm đi tù ngoài Côn Đảo đã biến tú Tràng từ một anh học trò xanh mướt, thành ra một người đàn ông rắn rỏi, vạm vỡ, phong trần.
  • BUÔNG (phần tiếp theo của LONG SƠN TỨ TRUYỆN)

    (phần tiếp theo của LONG SƠN TỨ TRUYỆN)Cố trấn tĩnh, tôi lái xe về nhà đón vợ đưa sang bệnh viện cùng con gái. Ngồi ngoài phòng chờ mà tôi cảm thấy như ngồi trên một đống lửa hay là đang bị một đám gai nhọn vây kín quanh người...
  • LONG SƠN TỨ TRUYỆN

    Chả là trường tôi, thường hay cho sinh viên làm khoá luận và thi tốt nghiệp vào mùa hè. Những sinh viên thi không đỗ, nhà trường sẽ tổ chức thi lại vào mùa thu. 
  • Giỗ hậu (Phần 3)

    Chuyện Vũ chồng nàng chết bất đắc kỳ tử ngay khi đang giao hoan, gia đình nhà ông Đồ Lận đổ hết lỗi cho nàng. 
  • Giỗ hậu (Phần 2)

    Cả làng này, chưa thấy ai chiều con gái như ông Lư. Con ông đòi gì thì cho dù nửa đêm gà gáy ông cũng vùng dậy đi kiếm cho bằng được. 

VIDEO PHỎNG VẤN

VIDEO PHỎNG VẤN

  • MỜI CÁC BẠN SÀI GÒN:

    MỜI CÁC BẠN SÀI GÒN: sáng mai 9h, tới Cà phê Ba Hiền, 54 Nguyễn Văn Công thưởng thức cà phê và chém gió cùng các tao nhân mặc khách về các vấn đề lịch sử Trần triều!
    Như đã hẹn, Trần mỗ tôi đã có mặt tại thành phố.
    Rất mong sáng mai được gặp mặt các bạn!
    Lượt xem: 55
  • NHÀ VĂN TRẦN THANH CẢNH KÝ TẶNG ĐỘC GIẢ

    Và ngày hôm nay 8/7, tác giả lại dành tình cảm và cảm xúc của mình cho những chữ ký và con dấu nhân dịp ra mắt bộ BOXSET 3 CUỐN SÁCH "Trần Thủ Độ - Trần Quốc Tuấn - Trần Nguyên Hãn". Sau chuỗi ngày nắng nóng gay gắt, Hà Nội hôm nay bỗng mát mẻ lạ thường, cảm tưởng như ông trời cũng thương mến, ủng hộ cho buổi ký tặng

    Lượt xem: 186
  • Bảo hiểm Y tế và các vấn đề liên quan trên sóng VOVTV

    Bạn nào muốn xem Dược sĩ chém về Bảo hiểm Y tế và các vấn đề liên quan trên sóng VOVTV, xin mời...

    Lượt xem: 211
  • ĐI XEM TRIỂN LÃM "Lịch sử tỉnh Bắc Ninh qua di sản tư liệu thế giới"!

    Chẳng là hôm nọ Cục lưu trữ tỉnh đem về tổ chức ở Trung tâm văn hóa Luy Lâu, bèn xuống xem. Cũng khá bổ ích, đặc biệt cho các cháu học sinh. Giá mà các cô hướng dẫn viên nhấn mạnh cho các cháu vài điểm thôi, thì các cháu sẽ nhớ dễ hơn...

    Lượt xem: 765

  • Tọa đàm "Cuộc Đời và Thơ Ca" danh nhân văn hóa Ôn Như Hầu Nguyễn Gia Thiều

    Tọa đàm "Cuộc Đời vÀ Thơ Ca" về danh nhân văn hóa Ôn như hầu Nguyễn Gia Thiều chiều ngày hôm qua, 22/3/2021, nhân kỷ niệm 280 năm ngày sinh của ông đã kết thúc tốt đẹp.
    Lượt xem: 598
  • DI SẢN CỦA NGUYỄN GIA THIỀU

    Hôm nọ, tại buổi tọa đàm, nối lời Gs Ts Nguyễn Chí Bền, mình ước có một hạt dẻ thần kỳ thứ ba: tìm lại được hết di cảo của Ôn Như Hầu...

    Lượt xem: 353
  • KỶ NIỆM 22/12: MỘT TRẬN RƯỢU SAY!

    Ngày 22/12 năm 1983, tôi đang ở bệnh xá E51. Hồi ấy đơn vị chưa lên tuyến trước, vẫn ở dưới này nên khá xông xênh. Đại đội trưởng quân y, Trần Xuân Vui đại úy bác sĩ ra lệnh ngả lợn gà tăng gia làm cỗ tưng bừng. Ngài lại bảo: bọn chúng mày có bạn bè gái gú mời tất cả đến liên hoan cho xôm! Được lời như cởi tấm lòng, bọn tôi, cánh trẻ (6 tên trong ảnh) bèn xuống trường trung cấp sư phạm gần đó mời người quen...

    Lượt xem: 173
  • MỜI CÁC BẠN SÀI GÒN:

    MỜI CÁC BẠN SÀI GÒN: sáng mai 9h, tới Cà phê Ba Hiền, 54 Nguyễn Văn Công thưởng thức cà phê và chém gió cùng các tao nhân mặc khách về các vấn đề lịch sử Trần triều!
    Như đã hẹn, Trần mỗ tôi đã có mặt tại thành phố.
    Rất mong sáng mai được gặp mặt các bạn!
    Lượt xem: 55

videotogif_2021.05.14_21.18.27
videotogif_2021.05.14_21.34.06
gif_20210514_210001
VIDEO CLIP

20211113_01351520211113_01371320211113_01364420211113_013744nhavantranthanhcanh20211031_22051320211113_01361920211113_15312320211113_15314020211113_01361920211113_01360720211115_00563820211115_00562220211115_00561020211115_00553020211115_00552120211115_00545220211115_00543920211118_16004320211118_16003120211118_160018fb_img_1637961528075fb_img_163796146879720211127_15591620211127_042028
nhavantranthanhcanh20211031_22051320211113_01361920211113_01360720211113_15314020211113_15310720211113_15312320211113_01361920211115_00563820211115_00562220211115_00561020211115_00543920211115_00561020211115_00554220211115_00552120211113_153123fb_img_1637961528075fb_img_163796146879720211127_15591620211127_042028
20211113_014855box-011nhavantranthanhcnh5520211113_01361920211113_15314020211113_15310720211113_15312320211113_01360720211115_00563820211115_00562220211115_00561020211115_00554220211115_00552120211115_00545220211115_005439fb_img_1637961528075fb_img_163796146879720211127_15591620211127_042028
QR truy cập web
nguoikechuyenkinhbac.codeqr

 BẢN QUYỀN THUỘC VỀ NHÀ VĂN TRẦN THANH CẢNH. 

KHÔNG SAO CHÉP KHI CHƯA ĐƯỢC SỰ ĐỒNG Ý CỦA TÁC GIẢ.

 

Lên đầu trang