Tiểu thuyết lịch sử “Đức Thánh Trần” của nhà văn Trần Thanh Cảnh chính là diễn giải của tác giả về vương triều Trần lẫy lừng ba lần kháng Nguyên toàn thắng.
Đặc biệt, cuốn sách hướng về cuộc đời và sự nghiệp của một trong những nhân vật hiển hách nhất thời đại: Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn.
Diễn giải ấy thể hiện tinh thần cốt yếu của nó ngay trong nhan đề tác phẩm: Đức Thánh Trần. Trần Thanh Cảnh đã thần thánh hóa nhân vật lịch sử Trần Quốc Tuấn. Hay chính xác hơn, là tác giả nhấn mạnh và khẳng định phẩm chất thần thánh, vị thế thần thánh, uy vọng thần thánh của Hưng Đạo đại vương.
Diễn giải văn chương đối đầu với diễn giải sử học, đó là điều không lạ. Trong trường hợp này, nó chỉ càng tô đậm thêm sự thật rằng: cái gọi là “lịch sử” không hề đứng yên, mà luôn là tập hợp mở của những diễn giải khả thể về lịch sử.
Nhà phê bình văn học Nguyễn Hoài Nam từng chia sẻ: “Trần Thanh Cảnh khởi thảo Đức Thánh Trần sau khi đã cho ra mắt độc giả hai tập truyện ngắn mang đậm chất hoa tình, thậm chí là tinh thần 'phóng dục' khá đặc trưng cho đất và người Kinh Bắc. Cái 'nếp' ấy vẫn được ông giữ lại trong cuốn tiểu thuyết lịch sử đầu tay này, qua những trường đoạn viết về ái tình hừng hực nhựa sống và tràn trề đam mê của những đàn ông đàn bà Đại Việt thế kỷ 13. Đọc những trường đoạn ấy và, nếu tiện, thử làm một vài so sánh, ta sẽ thấy nhân vật của Trần Thanh Cảnh khác với nhân vật của các nhà tiểu thuyết lịch sử tiền bối đến thế nào. Và đó cũng chính là một diễn giải lịch sử khả thể.”
Đức Thánh Trần vẫn là Đức Thánh Trần
Dường như qua lâu rồi cái thời người ta vẫn tin và vẫn hằng khuyên nhau tin rằng lịch sử là một thứ túi khôn chứa đầy những kinh nghiệm bổ ích mà tiền nhân, dù vô tình hay hữu ý, đã để lại cho hậu thế. (“Bài học lịch sử”, đó chẳng phải là cụm từ quá đỗi quen thuộc hay sao?) Chính xác thì, bao giờ cũng vậy, con người luôn đối diện với lịch sử và luôn ứng xử với nó như đối tượng của sự diễn giải và tái diễn giải liên tục. Có “bài học” hay không, và là “bài học” nào từ những sự kiện đã xảy ra, từ những con người đã hành động trong quá khứ, đó hoàn toàn là vấn đề của những chủ thể diễn giải. Không hề có một lịch sử “vật tự nó”, mà chỉ có những lịch sử “vật cho ta”, và lịch sử của những diễn giải về lịch sử.
Tôi phải phi lộ lòng vòng như vậy chỉ cốt để xác quyết được một điều căn bản: tiểu thuyết lịch sử của nhà văn Trần Thanh Cảnh chính là diễn giải của tác giả về vương triều Trần lẫy lừng ba lần kháng Nguyên toàn thắng, nhất là về cuộc đời và sự nghiệp của một trong những nhân vật hiển hách nhất thời đại: Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Diễn giải ấy thể hiện tinh thần cốt yếu của nó ngay trong nhan đề tác phẩm: Đức Thánh Trần.
Đức Thánh Trần, nghĩa là Trần Thanh Cảnh thần thánh hóa nhân vật lịch sử Trần Quốc Tuấn. Hay chính xác hơn, là tác giả nhấn mạnh và khẳng định phẩm chất thần thánh, vị thế thần thánh, uy vọng thần thánh của Hưng Đạo Đại Vương (như dân gian vốn đã làm thế từ lâu khi đặt Ngài vào hệ thống Tứ bất tử của thần điện đất Việt).
Quả thật, trong sự miêu tả của Trần Thanh Cảnh thì nhân vật Trần Quốc Tuấn, dù ở bất cứ nơi đâu và trong bất cứ thời điểm nào của cuộc đời, từ ý nghĩ đến diện mạo, thần thái, hành động, đều luôn là sự vượt lên trên tất cả, ngời ngời một vẻ đẹp thần thánh. Khi lâm trận đối địch trên chiến trường, Ngài là một “thiên tướng”, là “người nhà trời phái xuống” để thực hiện sứ mệnh bảo quốc an dân cho vương triều Trần và cho bờ cõi Đại Việt, là nỗi khiếp đảm đến tột cùng của quân xâm lược phương Bắc. Trong những mối quan hệ tình ái với đàn bà, Trần Thanh Cảnh đã thần thánh hóa Hưng Đạo Đại Vương với nguồn “thiên ân” dạt dào, là phúc lạc to lớn đến mức bất cứ người đàn bà nào, vợ (công chúa Thiên Thành) hay tình nương (Quế Lan, người con gái xinh đẹp ở Bãi Soi), dù chỉ được gặp một lần cũng đủ thấy mãn nguyện cho cả một kiếp. Mang ánh hào quang rực rỡ của thần thánh, Trần Quốc Tuấn – qua miêu tả của Trần Thanh Cảnh, dĩ nhiên – là nhân vật có sức lan tỏa và quyến dụ đến kỳ lạ: ai cũng bị hút về phía Ngài, dù đó là đàn ông hay đàn bà, người già hay trẻ nhỏ, người trong hoàng tộc hay kẻ thuộc khối bách tính lê dân. Cái sức lan tỏa và quyến dụ kỳ lạ ấy của Trần Quốc Tuấn là của thần chứ không phải của người. Nó khiến cho, ở phạm vi gần, cả loạt nhân vật xung quanh Ngài, người thân và những tùy tướng tâm phúc, như công chúa Thiên Thành, nàng Quế Lan, Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Địa Lô, Yết Kiêu, Dã Tượng, v.v… đều ít nhiều được nhuốm một màu sắc bất phàm. Không những người, mà đến cả những đồ vật được Trần Quốc Tuấn dùng cũng trở nên thiêng hóa, như ngọn giáo Pháp Lôi, hay cây gậy trúc một đầu bịt sắt…
Nói như vậy để thấy, với tiểu thuyết Đức Thánh Trần, nhà văn Trần Thanh Cảnh dường như không băn khoăn tra vấn nhiều lắm về tính nguyên khối và tính thuần khiết của nhân vật lịch sử Trần Quốc Tuấn. Tất cả bút lực của tác giả chủ yếu là dành để thể hiện và ngợi ca những phẩm chất thần thánh của nhân vật, từ đó lý giải việc tại sao Hưng Đạo Đại Vương lại trở thành linh hồn, thành nguồn tập trung sức mạnh to lớn của quân dân Đại Việt trong cả ba lần chiến thắng trước quân xâm lược Nguyên Mông. Trong tác phẩm, Trần Thanh Cảnh cũng có vài lần đặt nhân vật của mình trong mối ưu tư về di ngôn của thân phụ (An Sinh Vương Trần Liễu) và sự đối kháng ngầm giữa hai chi trưởng-thứ của vương triều Trần. Nhưng ông không khuấy nó lên thành giông bão, không khai thác nó thành một phản đề. Mà ngược lại, ông dùng nó như một vật liệu để trang sức thêm cho Trần Quốc Tuấn, tựu thành trọn vẹn chân dung của người anh hùng đã vì lợi ích quốc gia dân tộc mà bỏ qua hết mọi bận tâm riêng tư.
Với Trần Thanh Cảnh, Đức Thánh Trần vẫn mãi là Đức Thánh Trần. Cách viết ấy, rất có thể, chính là một lời đáp của Trần Thanh Cảnh – nhà văn, trước những nhận định táo bạo đến mức gây sốc về Trần Quốc Tuấn mà Tạ Chí Đại Trường – sử gia, đã trình bày trong tiểu luận Hành trình khởi phát của một anh hùng – Trần Quốc Tuấn (in trong Chuyện phiếm sử học, Nhã Nam & NXB Tri Thức, 2016). Diễn giải văn chương đối đầu với diễn giải sử học, đó là điều không lạ. Trong trường hợp này, nó chỉ càng tô đậm thêm sự thật rằng: cái gọi là “lịch sử” không hề đứng yên, mà luôn là tập hợp mở của những diễn giải khả thể về lịch sử.
Trần Thanh Cảnh khởi thảo Đức Thánh Trần sau khi đã cho ra mắt độc giả hai tập truyện ngắn mang đậm chất hoa tình, thậm chí là tinh thần “phóng dục”, khá đặc trưng cho đất và người Kinh Bắc. Cái “nếp” ấy vẫn được ông giữ lại trong cuốn tiểu thuyết lịch sử đầu tay này, qua những trường đoạn viết về ái tình hừng hực nhựa sống và tràn trề đam mê của những người đàn ông, đàn bà Đại Việt thế kỷ thứ XIII. Đọc những trường đoạn ấy và, nếu tiện, thử làm một vài so sánh, ta sẽ thấy nhân vật của Trần Thanh Cảnh khác với nhân vật của các nhà tiểu thuyết lịch sử tiền bối đến thế nào. Công chúa An Tư chẳng hạn. Trong truyện lịch sử của Nguyễn Huy Tưởng, công chúa An Tư là điển hình cho kiểu liệt nữ phải/ chấp nhận hy sinh tất cả: danh tiết, phẩm giá, thân thể, cuộc đời… vì sự tồn vong của vương triều và quốc gia. Đó là một diễn ngôn dân tộc chủ nghĩa. Còn trong tiểu thuyết lịch sử của Trần Thanh Cảnh, con người liệt nữ của công chúa An Tư đã trở nên rất mỏng và nhẹ, rồi bay mất lúc nào không hay. Thế chỗ là một An Tư vô cùng say đắm và điêu luyện chốn phòng the, một An Tư đã chủ động đảo ngược tình thế, biến Trấn Nam Vương Thoát Hoan từ một chiến tướng kiêu dũng thành một kẻ chỉ biết mải miết đáp ứng nhu cầu tình dục bất tận của nàng. Công chúa An Tư của Trần Thanh Cảnh, có thể nói, là một diễn ngôn thân xác.
Và đó cũng chính là một diễn giải lịch sử khả thể.
Nhà phê bình văn học
Nguyễn Hoài Nam
Đánh giá
Mục lục bài viết
Tiểu thuyết lịch sử “Đức Thánh Trần” của nhà văn Trần Thanh Cảnh chính là diễn giải của tác giả về vương triều Trần lẫy lừng ba lần kháng Nguyên toàn thắng.
Người gửi / điện thoại
Đặc biệt là khi bị nhiễm virus gây covid. Thường thì có đến 80% số ca dương tính không xuất hiện triệu chứng gì. Không phát thành bệnh. Nhưng nếu phát thành bệnh sẽ có các triệu chứng điển hình: sốt, đau họng, ho, đau mình mẩy, khó thở, mất khứu giác...
Giáo sư Kê - Tập truyện Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tập truyện: Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tác giả: Trần Thanh Cảnh
Người đọc: Thủy Tiên
Bến sông xuân 2 - Tập truyện Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tập truyện: Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tác giả: Trần Thanh Cảnh
Người đọc: Thủy Tiên
Đập lúa đêm trăng - Tập truyện Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tập truyện: Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tác giả: Trần Thanh Cảnh
Người đọc: Thủy Tiên
Mặt Ma - Tập truyện Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tập truyện: Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tác giả: Trần Thanh Cảnh
Người đọc: Thủy Tiên
Trung đoàn 51 (E51) thành lập ngày 10/4/1968 tại Thái Thụy, Thái Bình giữa lúc cuộc chiến với Mỹ đang ác liệt. Trung đoàn có nhiệm vụ huấn luyện chiến sĩ mới bổ sung cho chiến trường...
Và ngày hôm nay 8/7, tác giả lại dành tình cảm và cảm xúc của mình cho những chữ ký và con dấu nhân dịp ra mắt bộ BOXSET 3 CUỐN SÁCH "Trần Thủ Độ - Trần Quốc Tuấn - Trần Nguyên Hãn". Sau chuỗi ngày nắng nóng gay gắt, Hà Nội hôm nay bỗng mát mẻ lạ thường, cảm tưởng như ông trời cũng thương mến, ủng hộ cho buổi ký tặng
Bạn nào muốn xem Dược sĩ chém về Bảo hiểm Y tế và các vấn đề liên quan trên sóng VOVTV, xin mời...
Chuyện rằng...
Chẳng là sáng nay đi cùng với mấy ông bạn từ Hà Nội về, vào Lệ Chi Viên chơi. Xem lại cái bản khắc đá ĐẠI CÁO BÌNH NGÔ, thấy họ đã thay bản mới, không còn là bản cũ cách đây hai năm mình với Phạm Xuân Nguyên, Văn Giá vào đọc thấy nhiều lỗi sai quá, mà toàn lỗi chính tả đơn giản, bèn mời ông từ coi đền và gọi điện cho người biết trong làng, ý kiến. Rằng nên sửa lại, chứ để khách thập phương về xem, họ cười cho...
Cô em mình, Hường Trần mới khai trương quán cà phê CHẠM ở C4, tập thể Kim Liên, phố Lương Định Của, Hà Nội. Một nhóm bạn bè rất thú vị có tên GIA ĐÌNH KHAI PHÓNG, tổ chức một buổi offline tại quán với chủ để "học lịch sử". Vậy là vừa đến khai trương quán của cô em, lại vừa muốn biết phụ huynh, bạn đọc...nghĩ gì về môn lịch sử, nên sáng nay bèn đến CHẠM COFFEE!
Ngày 22/12 năm 1983, tôi đang ở bệnh xá E51. Hồi ấy đơn vị chưa lên tuyến trước, vẫn ở dưới này nên khá xông xênh. Đại đội trưởng quân y, Trần Xuân Vui đại úy bác sĩ ra lệnh ngả lợn gà tăng gia làm cỗ tưng bừng. Ngài lại bảo: bọn chúng mày có bạn bè gái gú mời tất cả đến liên hoan cho xôm! Được lời như cởi tấm lòng, bọn tôi, cánh trẻ (6 tên trong ảnh) bèn xuống trường trung cấp sư phạm gần đó mời người quen...