Nước ăn chân là một loại bệnh ngoài da rất phổ biến ở nước ta, đặc biệt là vào dịp hè, mưa nhiều, lũ lụt. Bệnh còn hay xảy ra ở những người làm việc mà chân phải tiếp xúc với nước bẩn không có dụng cụ bảo hộ, những người cơ địa hay ra mồ hôi chân mà phải đi giày thường xuyên…
Bệnh này do một loại nấm có tên khoa học là: Epydermophyton interdigitale gây ra. Bệnh tuy không gây nguy hiểm chết người, nhưng gây ngứa ngáy lở loét, hôi rất khó chịu, mất mỹ quan con người. Rất may là căn bệnh nấm ngứa này dễ điều trị và có rất nhiều loại thuốc rẻ tiền và có tác dụng tốt. Thường chỉ trong vòng một tuần bôi thuốc liên tục là bạn sẽ khỏi hẳn. Các thuốc thường dùng như sau:
-Các loại dung dịch thuốc có tác dụng sát khuẩn, diệt nấm như: ASA, BSI, Betadine…
-Các loại kem, mỡ bôi ngoài da mà trong thành phần của nó có các loại kháng sinh chống nấm như: Clotrimazol, Ketoconazol, Itconazol, Miconazol, Griseofulvine… Những loại thuốc này được bào chế trong dạng thuốc kem, mỡ bôi khá tiện dụng, rẻ tiền có tên thương mại như: Kedefarm, Tomax, Gentrisone, Nirozal…
-Trong trường hợp chỉ có một lọ cồn sát trùng từ 70- 90 độ cồn, bạn cũng có thể bôi chỗ nấm ngứa, có tác dụng tốt. Thậm chí chỉ cần dung dịch phèn chua (chất để đánh trong nước) hòa đặc bôi vào ban đêm khi không còn phải ngâm chân trong nước cũng có thể giảm ngứa nhiều và trị được loại nấm bệnh này.
Nhưng đặc biệt xung quanh bà con ở nông thôn vùng lũ có khá nhiều loại cây cỏ dược liệu có tác dụng tốt với bệnh này. Với kinh nghiệm của một người từng ở rừng mùa mưa, lại đã từng thử nghiệm trực tiếp trên mình và đồng đội, tôi viết ra đây để mọi người tham khảo và sử dụng tùy trường hợp và hoàn cảnh:
-Lá trầu không giã nhỏ thêm vài ba hạt muối càng tốt, vắt lấy nước bôi vào chỗ bị nấm hoặc ban đêm có thể đắp luôn cả bã vào kẽ chân.
-Búp sim, búp ổi, lá mưng (ngoài Bắc gọi là cây lộc vừng) là những loại lá có nhiều chất tanin làm săn se niêm mạc, diệt nấm khuẩn cũng có tác dụng tốt. Chỉ cần giã nhỏ độ 10 búp, có thì thêm 3-4 hạt muối tinh, không có thì thôi. Lấy nước bôi vào kẽ chân hay đắp luôn cũng được.
-Các loại lá cây khác cũng có tác dụng tốt như: lá chè xanh, rau sam, ké đầu ngựa, kim ngân… Thậm chí là trà khô làm ẩm bằng nước rồi giã nát cũng tốt. Các loại lá giã có thêm vài ba hạt muối để tạo môi trường thuốc đẳng trương, dễ ngấm vào da thịt. Nhưng không nên cho nhiều muối quá lại gây xót. Trong trường hợp không có muối thì ta dùng lá không cũng vẫn tốt.
-Nếu trong bếp nhà nào có hàn the, một loại phụ gia thực phẩm bạn cho thể đem hòa nước, nhỏ thêm vài giọt chanh hoặc giấm ăn khuấy đều rồi đem bôi cũng có tác dụng trị nấm kẽ: bởi hàn the trong môi trường acid chanh sẽ biến thành acid boric có tác dụng diệt nấm kẽ tốt.
Để giã nát các loại dược liệu cây cỏ này chúng ta chỉ cần một cái bát ăn cơm rửa sạch, một con dao nhỏ dùng chuôi để nghiền, giã nát là ổn. Là bạn đã thành thầy thuốc cho chính mình và người xung quanh.
Chú ý: khi bôi các loại thuốc trên vào kẽ chân, bạn chỉ cần rửa sạch bùn đất, thấm khô rồi bôi chứ không cần bóc rửa quá kỹ chỗ nấm vì có thể gây tổn thương nhiễm trùng sâu hơn, thuốc sẽ tự ngấm vào các chỗ bị bệnh.
Miền Trung nước ta hay bị lũ lụt nặng, nhiều vùng bị ngập sâu phân cách không có điều kiện để đi mua thuốc, hy vọng bà con có thể tận dụng các vị thuốc dược liệu có sẵn quanh nhà để trị bệnh cho mình và người thân.
Đánh giá
Mục lục bài viết
Nước ăn chân là một loại bệnh ngoài da rất phổ biến ở nước ta, đặc biệt là vào dịp hè, mưa nhiều, lũ lụt. Bệnh còn hay xảy ra ở những người làm việc mà chân phải tiếp xúc với nước bẩn không có dụng cụ bảo hộ, những người cơ địa hay ra mồ hôi chân mà phải đi giày thường xuyên…
Người gửi / điện thoại
Chuyện là dịp không xa đây mấy, dân tình xôn xao về vụ các cơ quan chức năng bắt sống vụ bán thuốc giả: bột than tre nghiền nhỏ, đóng viên được quảng cáo có thể chữa ung thư. Thậm chí chữa được cả AIDS luôn!
Thời tiết của miền Bắc nước ta thay đổi rất nhanh, nóng lạnh mưa nắng thất thường. Và đây là lúc cho các bệnh cảm cúm, nhiễm trùng, dị ứng thời tiết xâm nhập vào hệ hô hấp của trẻ, gây nên chứng ho hắng ở trẻ em rất khó chịu.
Collagen là một hợp chất Protein có nhiều trong cơ thể con người ta nói riêng và hệ động vật có vú nói chung. Nó chiếm từ 25% đến 35% lượng Protein trong toàn bộ các hợp chất loại này của cơ thể. Đặc biệt trong cấu trúc của da người, Collagen chiếm đến 70%.
Mỹ nhân làng Ngọc 3 (Hết) - Tập truyện Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tập truyện: Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tác giả: Trần Thanh Cảnh
Người đọc: Thủy Tiên
Rơi tự do - Tập truyện Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tập truyện: Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tác giả: Trần Thanh Cảnh
Người đọc: Thủy Tiên
Chẳng là hôm nọ Cục lưu trữ tỉnh đem về tổ chức ở Trung tâm văn hóa Luy Lâu, bèn xuống xem. Cũng khá bổ ích, đặc biệt cho các cháu học sinh. Giá mà các cô hướng dẫn viên nhấn mạnh cho các cháu vài điểm thôi, thì các cháu sẽ nhớ dễ hơn...
Là tên một loài hoa phổ biến gần như quốc hoa của Ấn Độ. Nhà văn Hồ Anh Thái là người tốt nghiệp Tiến sĩ tại đó, lại có nhiều năm công tác trong đại sứ quán Việt Nam tại Ấn độ. Ông có truyện ngắn rất nổi tiếng"TIẾNG THỞ DÀI QUA RỪNG KIM TƯỚC". Một câu chuyện bi thảm về cuộc đời cô thiếu nữ Nilam: từ một cô gái đẹp thành người đàn bà ma chê quỷ hờn, từ một cô hộ sinh đón trẻ ra đời thành một kẻ giết trẻ em gái sơ sinh.
Nhà văn Trần Thanh Cảnh quê ở Thị trấn Hồ, H.Thuận Thành, T.Bắc Ninh, học hết phổ thông ông vào bộ đội tham gia bảo vệ biên giới phía Bắc, giải ngũ sau chiến tranh ông học Đại học Dược.
Nhân dịp kỷ niệm ngày 20-11 và nhằm phát triển hơn nữa văn hóa đọc tại Học viện Chính trị Công an nhân dân, ngày 19/11/2020, Học viện tổ chức buổi giao lưu, giới thiệu Tác giả - Tác phẩm truyện ký “Người bắt ma”.
Khi viết về các nhân vật lịch sử lừng lẫy đã khẳng định được dấu ấn của mình với tầm vóc khổng lồ như Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, Thống Quốc Thái Sư Trần Thủ Độ, tôi có khá nhiều cảm xúc.