gif_20210514_210516_1
videotogif_2021.05.14_21.31.52
videotogif_2021.05.14_21.18.27
gif_20210514_210001
TRÂN QUÝ CHÀO ĐÓN QUÝ VỊ ĐỘC GIẢ ĐẾN VỚI WEBSITE CỦA NHÀ VĂN TRẦN THANH CẢNH - KÍNH CHÚC QUÝ ĐỘC GIẢ CÓ NHỮNG GIÂY PHÚT THƯ GIÃN VỚI "NGƯỜI KỂ CHUYỆN KINH BẮC"
fb_img_163796146879720210411_13045820210430_22423320210430_22423320210430_22414520210430_22415520210422_11252420210422_11253620210411_13015820210411_1302135520210411_13052820210411_13041120210411_13044720210430_22421220211031_220453box-01120211113_014855nhavantranthanhcanh20211031_22051320211113_15314020211113_15310720211113_15312320211113_01361920211113_01360720211115_00563820211115_00562220211115_00545220211115_00543920211115_00561020211118_16003120211118_16004320211118_16001820211127_155916fb_img_1637961528075fb_img_163796146879720211127_04202820230108_10282320230108_10314120230108_10275020230108_10273420230108_10270120230420_21381520230420_21373220230420_213717fb_img_1688790633652
fb_img_1637961528075fb_img_163796146879720211127_15591620210411_13054420210411_13024120210411_13025120211031_22051320211031_220453box-011nhavantranthanhcnh5520210411_13021320211113_15314020211113_15310720211113_15312320211113_01361920211113_01360720211115_00563820211115_00562220211115_00554220211115_00552120211115_00545220211118_16001820211118_16003120211118_16004320211115_00563820210411_13054420210411_13024120210411_13025120211127_04202820230108_10282320230108_10314120230108_10275020230108_10270120230108_10273420230420_21374920230420_21373220230420_213815
20211031_22051320210430_22553720210411_13031320210411_13023320210411_13052020210411_13055620210411_13040120210430_22555120211031_22045320210411_13021320210411_130213box-01120211113_01361920211113_15312320211113_15314020211113_01360720211115_00563820211115_00562220211115_00561020211115_00553020211115_00554220211115_00543920211115_00545220211118_16004320211118_16003120211118_160018fb_img_1637961528075fb_img_163796146879720211127_15591620230108_10282320230108_10314120230108_10275020230108_10270120230108_10273420230420_21381520230420_213717fb_img_1688790638910fb_img_1688790636209fb_img_1688790633652

Sếp tổng

Ngày 12 tháng 12 năm 2012.

Sếp Tiến, tổng giám đốc tổng công ty Hà Lạng làm giỗ đầu cho bố, tại quê, làng Ngọc. Phải ghi rõ ngày tháng năm như trên vì đây cũng là một sự kiện lớn. Mà dân làng bàn tán xôn xao, suốt chín mươi mốt ngày sau đó mới thôi.

Bố đẻ sếp Tiến, vốn cũng là một người có chức khá trên bộ. Về hưu đã lâu. Chết năm ngoái, thọ bảy mươi nhăm tuổi. Tiếng là bố sếp Tiến người làng Ngọc, nhưng rất lâu, dân làng chẳng thấy mặt ông ấy. Cái nhà ngày xưa các cụ để lại cho, chỉ thấy hai mẹ con sếp Tiến âm thầm nuôi nhau. Đến khi lớn, đi học đại học, rồi thành đạt, giàu có, sếp Tiến cho người về quê xây lại cơ ngơi to lắm, tòa ngang dãy dọc, toàn bằng gỗ lim. Lại cho làm cả sân vườn bể cảnh rất đẹp… Nhưng cũng không thấy bố sếp ló mặt về. Người làng kể, không biết có đúng không, là bố mẹ sếp Tiến cưới hồi đang đánh nhau với Mỹ. Cặp ấy cũng thuộc diện trai tài gái sắc, đẹp đôi. Cưới xong vài hôm, bố sếp Tiến phải đi chiến trường. Mẹ sếp Tiến là cô giáo cấp hai trường làng, ở nhà đẻ ra sếp Tiến bây giờ. Có điều là bà mẹ sếp Tiến đẹp lắm. Gái một con. Chồng đi vắng mà cứ rờ rỡ như bông hồng nhung, thì làm sao mà không có đàn ông ong ve nhòm ngó. Bố sếp Tiến đóng bộ đội công binh ở đường Trường Sơn, nên cũng phong thanh nghe được tin đồn. Chả biết thực hư ra sao. Gửi thư về tra vấn vợ: “Thằng Tiến có phải con tôi không?” Mẹ sếp Tiến, vốn là con nhà danh giá, hàng tiểu thư, bị nghi ngờ phẩm hạnh, cay lắm: “Không phải con ai, nó là con giời”. Hòn bấc ném đi, hòn chì ném lại. Thế là đến khi hòa bình, bố Tiến ra quân. Chuyển ngành về ở luôn cơ quan ngoài Hà Nội, không thèm về quê với mẹ con Tiến nữa.

Bẵng đi một thời gian khá lâu, dân làng thấy nói bố sếp Tiến chết. Hỏa táng ở đài hóa thân Hoàn Vũ, đưa tro về nghĩa trang làng làm mộ. Di ảnh mang về thờ trong ngôi nhà gỗ lim năm gian, mà sếp Tiến cho làm lại mấy năm nay.

Giỗ đầu, nên nhà sếp Tiến theo thông lệ ở quê mời khách rất đông. Sáng sớm tinh mơ, bà con họ hàng, nhân viên thân cận thuộc quyền đã tấp nập rộn rã dựng rạp, làm cỗ đón khách.

Từ khoảng mười giờ trở đi, cỗ bàn đã vãn, chỉ còn những tốp khách xa, chiến hữu thân tình của sếp Tiến ở ngoài Hà Nội về.

Đoàn khách của ngân hàng AHS, nơi quan hệ mật thiết với tổng của sếp Tiến, đích thân tổng giám đốc dẫn đám bộ sậu thân tín, gồm kế toán trưởng, trưởng phòng tín dụng và em thư ký vào ban thờ đặt lễ. Tổng giám đốc ngân hàng AHS, thành kính rút từ trong túi áo vét ra chiếc phong bì khá dày dặn, đặt lên mâm hoa quả em thư ký vừa sắp, thắp một nén nhang, rồi cả bọn chắp tay, cúi đầu… Sếp Tiến vừa đáp lễ, theo thói quen, vừa liếc rất nhanh cái phong bì trên mâm hoa quả, vừa nghĩ, bọn này cũng khá biết điều đây, phong bì dày gớm, không biết là polymer xanh hay cotton American nữa… Nhưng Tiến chợt nhớ ra, vừa bắt tay đội ngân hàng đưa ra mâm cỗ, vừa lầm bẩm chửi thầm trong bụng: “ĐM mấy thằng chó chết chuyên cắt cổ doanh nghiệp! Vụ năm trăm dàn máy MST vừa rồi, chỉ ngồi không, cả lũ chúng mày cũng nuốt chửng ba triệu rưỡi USD. Trong khi bố mày đây đầu tắt mặt tối, lăn như bi hết nước trong lại nước ngoài nhập về, cũng chỉ được “năm chai”. Hôm nay, bọn mày phải cúng bố ông vàng thoi mới đáng…” Chả là, tổng công ty của sếp Tiến có dự án đầu tư nhà máy sản xuất, phải nhập năm trăm dàn máy MST. Sếp Tiến đi châu Âu khảo giá: 45.000 USD một dàn máy. Về qua Tàu, bọn nó chào giá hàng Tàu 10.000 USD, kèm theo điều kiện sẵn sàng thổi giá lên bằng máy Âu, phần chênh lệch trả nguyên cục đối tác… Sếp Tiến đồng ý ngay. Bọn ngân hàng tinh như kền kền, đánh hơi thấy. Ra ngay điều kiện “hai mươi phần trăm lợi nhuận vụ này thì sẽ cấp một trăm phần trăm vốn”. Tiến mang dự án sang làm việc, đề nghị AHS tài trợ, Tiến cay lắm, những vẫn tươi cười nghiến răng đồng ý. Mà suy cho cùng, toàn tiền chùa cả, có phải của thằng nào đâu.

 Lần lượt các đoàn về dự đám giỗ vào thắp hương, rồi ra rạp ngồi đánh chén tưng bừng. Đoàn nào Tiến cũng ra đáp lễ và chạm cốc, gọi là cám ơn thịnh tình. Rất nhiều đoàn khách, nào là công đoàn cơ quan, đoàn thanh niên, công ty đối tác, công ty thành viên, các phòng ban trên tổng… Đông lắm. Anh em họ hàng nhà Tiến ở quê rất mãn nguyện nở nang, vì có người nhà thành đạt. Làng Ngọc này, từ xưa đến nay vẫn lấy cái sự cỗ to, đông khách đến làm sang.

 Trong lúc ngồi đợi đoàn khách VIP hẹn về muộn, sếp Tiến ngồi ở bộ tràng kỷ xế bên gian thờ nhìn đăm đăm lên bức ảnh cụ thân sinh. Tiến cảm thấy người ngồi trên ban thờ ngát khói hương kia hầu như chả có mối liên hệ nào với mình. Cả tuổi thơ của Tiến đã trôi đi mà không có bóng dáng người ấy. Những tủi hổ, những khốn khổ của cảnh gia đình một mẹ một con ít người nào có thể thấu hiểu. Những khi đi học cùng lũ bạn trong làng, bị trêu chọc, bắt nạt, đánh đập mà không có người cha bênh vực. Bị gọi là thằng không bố… Những cay đắng đã hằn sâu trong ký ức tuổi thơ của Tiến, không bao giờ có thể phai mờ. Cho nên, sau này, khi ông cụ thân sinh bị bệnh nặng, hết nơi trông cậy, họ hàng dàn xếp để cho Tiến nhận chăm sóc, mới đầu, Tiến từ chối thẳng thừng. Mẹ Tiến, lúc ấy đã mất. Chứ mẹ mà còn, thì Tiến không bao giờ dám cả nhắc đến tên ông bố mình ở nhà, đừng nói là đón về chăm sóc. Ngày bị bỏ rơi, mẹ Tiến đã chỉ trời chỉ đất mà thề rằng, sẽ cấm chỉ, không bao giờ cho phép bố Tiến về nhà và liên hệ với thằng con trai nữa. Bà ấy cay lắm. Hồi cưới bố Tiến, đêm tân hôn, bà vẫn là gái trinh. Mà cái thằng cha ấy, ngoài trông hào hoa phong nhã thế. Nhưng mà lúc động phòng hoa chúc, làm như bổ củi, cô dâu tí nữa thì phải đi bệnh viện cấp cứu. Sau này, chồng đi chiến trường, thân gái một con ở nhà, bao nhiêu là ong ve, bà có để ý gì đâu. Ngay như lão Tin hàng xóm, lúc ấy còn trai tân chưa vợ, cứ một hai sang đòi để anh chăm sóc mẹ con em, bà cũng đuổi thẳng cánh. Lão Tin, hay leo lên cây ổi bên vườn, cạnh bể nước mưa nhà bà để nhòm trộm những buổi đêm bà tắm ở sân bể. Có lẽ nhìn thấy rồi nên Tin đâm mê mẩn tâm thần. Một hôm rượu ngà ngà, vác dao sang nhà gọi bà ra nói chuyện: “Tôi thề là đời này tôi không chiếm được em, tôi không làm đàn ông nữa”. Rồi lấy dao, kê ngón tay trỏ lên bàn nước, chặt phăng. Chuyện này cũng kinh động cả làng một thời. Nhưng một số tay cáo già trong làng lại bảo “Thằng cha Tin ấy, nó diễn trò đấy. Nó làm thế để trốn bộ đội”. Quả thật lúc ấy, chiến tranh đang kỳ ác liệt. Sau chuyện ấy thì Tin cũng vẫn chả xơ múi gì thật. Nhưng mà không hiểu sao rồi mọi chuyện cũng đến tai bố Tiến trong Trường Sơn. Thế mới nên chuyện không nhận con. Thế cho nên mẹ Tiến cay đắng lắm. Một lòng kiên trinh giữ gìn, chờ chồng nuôi con mà lại bị nghi ngờ hắt hủi… Tiến, được sự giáo dục của mẹ cũng căm ông bố đẻ bạc tình của mình. Những năm tuổi thơ thèm khát tình thương người cha. Nhưng năm tháng khốn khó học đại học thời bao cấp. Trong khi ông ta vinh thân phì gia ngoài Hà Thành. Không thèm để ý gì đến thằng con trai làng Ngọc, càng lớn càng giống bố như đúc khuôn. Tiến cay, Nhưng sau nghĩ lại, dù gì ông ấy cũng là bố mình. Vả lại, bây giờ ông ấy thất thế, hết tiền hết của. Mà mình thì đang thành đạt, tiền hơi dư, trích ra một tí, mua cái nhà. Thuê người chăm nom, thỉnh thoảng đá gà qua hỏi thăm vài câu, cũng chả bận mọn gì mà lại được tiếng. Mình vẫn chả đi làm từ thiện đấy sao, đằng này.

 Thật ra, bố Tiến không phải là không có người chăm nom.

Sau khi chia tay mẹ Tiến, ông cũng đã kịp kiếm ngay cho mình một cô bác sĩ quân y, cùng trong đường Trường Sơn. Hai ông bà ở với nhau mươi năm, đẻ được một trai một gái thì bà ấy bị bệnh nặng rồi mất.

 Vài năm sau, ông lại lấy một bà vợ nữa, bà thứ ba. Bà này nguyên là con út của sếp bộ, nơi bố Tiến công tác. Nhưng chả hiểu ra làm sao mà hai ông bà ấy ở với nhau vài năm, cũng đẻ được một thằng cu, rồi ly thân từ đấy.

 Ông bố Tiến, hồi trẻ là một tay thanh niên ngon lắm. To, cao, đẹp trai sáng láng, hát hay, đàn giỏi mà lại chơi thể thao rất cừ. Có thế thì mẹ Tiến, vốn là tiểu thư duy nhất của cụ Ký Đằng, một nhà danh giá trong làng Ngọc, mới chết lăn chết lóc. Mặc cho bố mẹ phản đối: “Cái thằng ấy, mắt đĩ có đuôi thế, mày lấy nó chỉ có khổ”. Quả thật là đời trai của ông bố Tiến rất đào hoa. Ngoài ba bà vợ lần lượt cưới xin hẳn hoi, ông còn có cả tá tình nhân lúc nào cũng bám theo rều rễu. Nhưng cho đến lúc ly thân bà ba thì có vẻ ông cũng chán cái sự vợ chồng rồi. Ông đã về hưu, ở một mình tại căn nhà nhỏ mạn Bưởi. Hàng ngày ông hay xuống Hồ Tây đi loanh quanh, hoặc nhảy xuống bơi, như là một cách thể dục. Một lần vào buổi sáng sớm, đang đứng trên bờ hồ làm vài động tác khởi động để chuẩn bị nhảy xuống bơi, ông nhìn thấy xa xa phía ngoài mặt nước, có một người đang nghi ngóp, dáng chừng đuối nước. Ông nhảy xuống lôi vào bờ, một cô gái. Tỉnh lại, cô ấy òa khóc mà nói: “Sao không để cho tôi chết đi, cứu làm gì”.

 Thế nhưng sau lần ấy, Hạnh (tên cô gái) lại không bao giờ nghĩ đến cái chết nữa. Những người tự tử được cứu thoát, thường thì sẽ không bao giờ tự tử lại, bởi khi sắp chết, chập chờn trong ranh giới giữa sự sống và cái chết, bản năng bảo tồn sự sống bùng lên dữ dội. Cái bản năng sống sót của mọi sinh vật sống khi lâm nguy được đánh thức, làm cho con người ta lúc đó lại thấy bừng lên một ham muốn sống. Rồi những trải nghiệm kinh hoàng của tột cùng đau đớn, tối tăm, lạnh lẽo… sẽ là những ký ức mà không ai muốn nếm trải lại. Đặc biệt là những kẻ tự tử vì tình. Hạnh là một cô gái bị tình nhân phụ bạc với cái thai trong bụng. Cô định kết thúc cuộc đời mình ở góc Hồ Tây, gần ngay nơi cái quán cà phê chòi cô hay ngồi tâm sự với người tình.

 Biết hết mọi chuyện, ông bố Tiến bảo cô Hạnh: “Ba cái chuyện tình yêu trai gái, đực cái lăng nhăng, suy cho cùng, nó cũng như người ta buồn đái thì xả ra cho hết. Cô bận lòng quá làm gì. Rồi mọi chuyện qua hết. Cô cứ ở đây với tôi, tôi nuôi cả mẹ cả con. Lúc nào cô không thích nữa thì đi, tôi không giữ. Tôi cũng chán cảnh ràng buộc lắm rồi”. Thế là cô ấy ở lại với bố Tiến. Có chỗ thì ông giới thiệu là bạn gái. Có chỗ lại nói đấy là ô sin. Đa số ông chả giới thiệu gì, cứ mặc mọi người xung quanh, muốn hiểu ra sao thì ra. Đứa con trai trong bụng cô lúc nhảy xuống hồ mới được ba tháng, mặc nhiên, nó cũng gọi ông là ba. Ông cũng không bảo gì, mà lại thấy như là có niềm vui.

 Có điều là, cuộc đời vốn không phẳng lặng như mặt hồ buổi sớm mai, mà nhiều khi, giông gió bất chợt làm nổi lên những cơn sóng đảo lộn hết cả. Cuộc sống của bố Tiến và cô Hạnh, đang rất là êm ái, được khoảng mươi năm thì bất ngờ bố Tiến bị bệnh nan y. Bao nhiêu của cải tích lũy được đều đã hết. Căn nhà nhỏ trên Bưởi cũng đã cầm cố, mà bệnh tình chưa thuyên giảm bao nhiêu. Mấy đứa con của hai bà vợ sau này chỉ giỏi ăn chơi, chả cậy nhờ được gì. Anh em họ hàng đằng nội nhà bố Tiến thấy vậy đành phải xúm vào sắp xếp. Tiến, lúc đó đã nắm chức tổng giám đốc tổng công ty Hà Lạng, doanh nghiệp nhà nước số một của bộ.

Lần đầu tiên đến căn nhà trên Bưởi để đón bố đẻ, bước vào gian phòng ngủ, Tiến nhìn thấy ông bố đang được một phụ nữ trẻ cho ăn sáng. Khi người phụ nữ ấy quay ra định chào, thì Tiến như chết đứng. Đất dưới chân Tiến như bỗng nhiên sụt xuống tận âm ti. Cảnh vật xung quanh bỗng nhiên quay tít, Tiến choáng váng gục ngay xuống nền nhà.

 

*

*   *

 Gần mười hai giờ trưa, đoàn khách VIP do chánh văn phòng bộ dẫn đầu mới về tới nơi. Trong đoàn có cả chủ tịch hội đồng quản trị tổng công ty Hà Lạng và vụ trưởng hai vụ chủ chốt của bộ: Vụ Kế hoạch và Vụ Tài chính. Chánh văn phòng trước khi thắp hương, ghé vào tai Tiến thân tình: “Các anh lãnh đạo bộ bận cả, ủy quyền em về thắp hương ông”. Thằng cha Thán, chủ tịch hội đồng quản trị, thì vừa về đến nơi đã lăng xăng ra rạp chúc tụng, bắt tay bắt chân ầm ĩ, ra điều chỗ người nhà thân tình. Thằng cha này, Tiến căm ghét đặc biệt. Nó cậy có ông bác ruột bên ban tổ chức nhà đỏ nên luồn lọt, xin được cái chân “người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp”. Thế nên, ra đại hội cổ đông, nó nghiễm nhiên là chủ tịch hội đồng quản trị. Một mình nó nắm năm mươi mốt phần trăm cổ phần thì bố thằng Tây cũng chả địch được, nữa là năm nghìn cán bộ công nhân viên tổng Hà Lạng, gộp vào mới chưa đủ hai mươi phần trăm. Số cổ phần còn lại Tiến và mấy thằng bạn hẩu nắm giữ. Vì cả bọn đã làm ở tổng này lâu năm, biết rõ, nhà nước cho cổ phần kiểu này rất là béo bở, định giá tài sản rẻ như bèo. Đã thế, lại đưa mấy thằng bù nhìn giữ dưa ra làm cái gọi “người đại diện…” Toàn một lũ con ông cháu cha, bất tài vô tướng. Phải tranh thủ kiếm trước khi ra dựng cơ đồ riêng. Thế nên, mặc dù ghét cay ghét đắng thằng cha Thán,vừa ngu vừa gian vừa tham, nhưng Tiến vẫn phải cưng chiều nịnh bợ nó hết nước. Ngay cái vụ nhập khẩu dàn máy MST, nó chả cần phải bỏ công sức trí tuệ gì, chỉ ký vài cái nghị quyết, vài cái tờ trình vớ vẩn lên bộ. Thế là cũng ẵm ngon ba triệu rưỡi. Nhưng mà cũng phải công nhận thằng cha Thán này có tín nhiệm với bộ. Hầu như dự án nào của tổng do hắn đưa lên, chỉ hôm trước hôm sau là đã có đủ các chữ ký và con dấu đỏ choét. Mà làm đ. gì chả ký. Tiến lại văng tục thầm trong bụng. Vẫn cái dự án MST, cái dây trên bộ, từ kế hoạch, tài chính đến cụ nhất cụ nhì cụ ba… cũng đã làm gọn hai mươi phần trăm, vị chi là ba triệu rưỡi rồi. Cái vụ này, Tiến áp luật “tứ lục” của Tàu vào mà chia. Bọn cổ cánh trong tổng Hà Lạng được mươi phần trăm chia nhau, đã là cả một gia sản khổng lồ. Cả lũ sướng như phát rồ. Suốt ngày ca ngợi sếp tổng như ca ngợi lãnh tụ. Mà cái bọn con buôn Tàu khựa này thật kinh. Sang tiền kín như bưng. Không có tí ti dấu vết nào. Mả cha anh Tào Tháo, con cháu của anh ghê thật.

                                          *

                                      *            *

 

 

 Lúc này, khách khứa đến đám giỗ hầu như đã hết. Tiến cũng đã rời vị trí tiếp khách để ra ngoài rạp uống rượu với chiến hữu cho tăng cường tình cảm. Đang say sưa đấu hót, thì cô con gái đầu chạy ra nói nhỏ vào tai: “Bố vào nhà thờ ngay, có chuyện”.

 Tiến vào nhà, thấy trước ban thờ, một người phụ nữ trẻ, mặc bộ quần áo đen, đầu đội khăn xô trắng. Bên cạnh là một thằng bé con khoảng hơn mười tuổi, cũng quần áo đen, đầu khăn tang trắng. Cả hai đang cầm một bó hương đã châm, khói nghi nghút, lầm rầm khấn vái. Tiến tiến đến trước mặt cả hai. Nhận ra đó là mẹ con cô Hạnh. Trong giây lát, máu trong người Tiến như dồn hết lên đầu. Tiến không kiềm chế nổi, định hét lên: “Cô…” thì gục xuống bất tỉnh. Bị tăng huyết áp đột ngột dẫn đến tai biến mạch máu não, hôn mê ngay. Cả nhà vội gọi xe cấp cứu đưa ra A9 Bạch Mai. Bác sĩ nói, rất may cấp cứu kịp nên không mất mạng, chỉ bị nằm liệt.

 Thật sự, đời không biết đâu mà lần. Đang từ một ông tổng giám đốc phong độ, quyền uy, tiền nhiều. Đùng một cái, thành luôn ra một người thực vật, suốt ngày nằm đờ đẫn trên giường, cấu cũng chả biết đau. Mọi người xung quanh bàn tán xôn xao. Tiến, vốn là một người đàn ông rất khỏe mạnh. Chiều đến đi chơi tenis, bọn thanh niên còn chạy dài. Cách đây mấy năm, cái hôm đến đón ông bố ốm về chăm, Tiến cũng tự nhiên bị gục xuống. Đưa đến viện, nhưng bác sĩ lúc đó chả khám ra bệnh gì. Mọi người đều bảo là do sếp Tiến, sau bao nhiêu năm không được biết mặt bố, hôm ấy đến nhìn thấy bố, sếp xúc động quá mà ngất. Còn lần này, làm sao Tiến lại lên cơn cao huyết áp đột ngột, thì chỉ có một người hiểu là cô Hạnh. Nhưng lúc mọi người mải lo cấp cứu cho Tiến thì cô ấy cũng dắt con bỏ đi từ lúc nào.

 

*

*   *

 Giờ đây, Tiến đã trở thành phế nhân. Suốt ngày nằm dài trong căn phòng, trên chiếc giường đặc biệt thiết kế riêng cho bệnh nhân. Tiến không nói được, không cử động được. Nhưng hình như, trí não Tiến đã dần nhận biết được xung quanh. Bằng chứng là mỗi khi có người nhà, người quen vào thăm, ánh mắt Tiến bắt đầu linh hoạt lên, như muốn nói điều gì. Có lúc, như là đau đớn, bất lực vì hoàn cảnh của mình, từ hai con mắt Tiến lại ứa ra những giọt nước mắt.

 Tiến được vợ con chăm sóc chu đáo. Thì nhà có điều kiện mà lại. Mấy chục năm làm ở tổng Hà Lạng, từ lúc là một thằng kỹ sư mới ra trường, rồi lên đến chức tổng giám đốc, Tiến cũng chén được khá. Nhiều thằng trong tổng cũng biết, nhưng chịu không làm gì được. Vẫn phải nghiến răng ken két mà thầm phục là Tiến là một tay giỏi, từ chuyên môn đến quản lý. Thế nên, Thán, chủ tịch hội đồng quản trị, chả ưa gì Tiến, cũng muốn kiêm nốt cái chức tổng giám đốc, nhưng phải chịu để cho Tiến điều hành tổng công ty. Thán cũng biết là mình không đủ đòn phép để trị cái đám cán bộ công nhân viên đầu gấu ở tổng này. Thôi, để cho thằng Tiến nó làm, anh em cùng làm cùng ăn.

 Thế mà bây giờ Tiến nằm đấy, trơ như phỗng. Bao nhiêu công việc dở dang, Thán biết xử lý ra sao? Nhà máy MST khánh thành rồi, đi vào sản xuất rồi. Nhưng sản phẩm không tiêu thụ được. Chất lượng chỉ đạt khoảng bảy mươi phần trăm so với sản phẩm cùng loại của nước ngoài, mà giá thành lại cao hơn hẳn. Thì sao chả cao, máy Tàu làm sao so được với máy Âu, công nghệ nguồn. Có copy thì cũng chỉ được phần nào, còn bí quyết công nghệ khó mà học mót được. Thế nên, tiêu hao nhiều nguyên liệu, nhiên liệu nhưng sản phẩm lại kém hơn. Không bán được hàng, Thán đau đầu lắm. Cả cái công trình nhà máy MST hoành tráng, toàn vốn vay ngân hàng. Một núi tiền hơn năm trăm tỷ, chỉ nguyên trả tiền lãi vay đã khốn nạn rồi. Mà cái bọn buôn tiền chó chết ấy, khi ký kết hợp đồng tài trợ dự án, nhận phần trăm, thì cười toe toét mà bây giờ, mới chỉ chậm lãi vài hôm, chúng nó đã cho nhân viên sang tróc tận phòng chủ tịch hội đồng quản trị vừa phải kiêm thêm chức tổng giám đốc một cách bất đắc dĩ.

 Thán thở dài ngao ngán không biết tính sao. Phần tố giá năm trăm dàn máy MST từ mười nghìn USD một dàn, lên bốn mươi năm nghìn USD. Cái phần chênh lệch ấy thì chia chác trên dưới ngang dọc hết rồi. Có điều, đống nợ mấy trăm tỷ, tổng Hà Lạng phải gánh. Nhưng mà đúng lúc kinh tế khủng hoảng toàn cầu, hàng làm ra không bán được, lấy gì mà trả lãi, trả gốc ngân hàng. Rồi còn khấu hao tài sản, nuôi công nhân. Đau đầu quá. Kiểu này, lại phải lên xin các anh trên bộ can thiệp, cho khoanh nợ lại. Hoặc là phá sản, chôn luôn cái đống nợ ấy đi là xong chuyện. Thà cứ như thằng Tiến, nằm mẹ nó một chỗ, cho ăn thì ăn, cho uống thì uống. Mắng cũng thế, cười cũng vậy, mặc mẹ cái sự đời.

 Nhưng mà Thán không biết được rằng Tiến cũng đã tỉnh táo, chỉ có điều là vẫn bị liệt, cấm khẩu. Tiến còn đau đầu hơn Thán nhiều. Tiền Tiến kiếm được, chuyển thành bất động sản, thành các khoản đầu tư ở các công ty sân sau. Rồi rải rác ở các ngân hàng nước ngoài. Giờ đây Tiến chả làm gì được nữa. Chỉ nằm mà nhìn. Còn cả một việc tày đình chưa giải quyết được, chưa nói với ai thì bây giờ cấm khẩu. Ấy là chuyện mẹ con cô Hạnh.

 

*

*   *

 Năm xưa, khi Tiến đang là giám đốc một công ty thuộc tổng Hà Lạng. Một lần cùng đám nhân viên dưới quyền đi du lịch bụi ở một tỉnh miền núi phía Bắc. Cả bọn đi vào một bản xa lắm. Bản này người Kinh ở lẫn lộn với người dân tộc. Lúc ấy Tiến mới ngoài ba mươi, cưới vợ được mấy năm. Bản xa nhưng phong cảnh tuyệt đẹp. Rừng xanh mướt mát. Con suối đầu bản, nước trong vắt chảy luồn dưới những đá hòn đá tảng nằm ngồi ngổn ngang. Buổi trưa, cả bọn kéo nhau vào nấu nhờ cơm ở một gia đình người dân tộc ngay đầu bản. Tại đây, Tiến đã gặp Hạnh, cô nữ sinh mới mười bảy tuổi. Hạnh rất đẹp. Một vẻ đẹp trong sáng thánh thiện nhưng cũng tràn trề những nét nữ tính mê hoặc. Tiến ngẩn hết cả người ngắm Hạnh. Cứ băn khoăn tự hỏi, làm sao ở một cái gia đình nhơm nhếch với ông bố bà mẹ rất bình thường, mà lại sinh ra một cô gái đẹp nhường ấy? Không thể kìm nổi lòng mình, khi biết Hạnh đang học lớp mười hai ở trường nội trú, Tiến lén đưa cho Hạnh cái danh thiếp và hẹn: “Khi nào phải về Hà Nội thi đại học, hoặc là thi không đỗ thì về dưới ấy anh sắp xếp cho. Người như em, ở trên này đi làm nương nó phí đi”. Thế mà thật. Nghe điện thoại của Hạnh gọi cho Tiến mấy tháng sau đợt đi chơi ấy, Tiến sướng run hết người. Hạnh nói thi chả đỗ vào trường nào, muốn nhờ Tiến xin việc cho. Thế là Hạnh về Hà Nội. Hạnh làm nhân viên phòng hành chính nơi Tiến là giám đốc. Rồi việc Hạnh yêu Tiến, cũng như là sự đời tất lẽ dĩ ngẫu, nó phải thế. Tất nhiên, với Tiến lúc ấy cũng khó khăn hơn một chút, vì Tiến đã có vợ con. Mà vợ Tiến cũng ngoan, đảm, lại là con quan chức bên ủy ban, nên Tiến phải khéo. Với Hạnh, cô sơn nữ một thân một mình ở cái thành phố láo nháo này, việc cô ngả đầu vào vai một người đàn ông như Tiến như là lẽ tự nhiên. Hạnh không cưỡng nổi sự hấp dẫn của Tiến. Đẹp trai, phong độ, tiền, quyền đều đủ. Đã thế lại lắm tài lẻ, đàn ngọt hát hay. Cư xử rất hào hoa phong nhã lịch thiệp.

Ngoài giờ làm việc, Tiến thường chở Hạnh bằng xe máy lên mãi mạn Hồ Tây. Tại đấy, có một cái quán cà phê chòi nhìn ra mặt hồ rất đẹp và kín đáo. Chính tại nơi này, Tiến đã rót vào tai cô sơn nữ thơ ngây những lời mật ngọt của tình yêu cùng với những lời hứa về một tương lai xán lạn.

Đôi uyên ương bươm bướm ấy, cứ tràn trề hạnh phúc bên nhau từ bảy giờ sáng đến mười một giờ đêm hàng ngày. Vì đến giờ ấy là Tiến phải về với vợ con. Nhưng mà vì Hạnh đẹp quá, nên khi về nằm bên vợ, Tiến như bị bất lực, mất hết cảm xúc đàn ông. Là vì, khi ở bên Hạnh, Tiến luôn có một cái cảm giác mê đắm khó tả. Hạnh có một bộ ngực tuyệt đẹp, to, tròn, trắng hồng. Khi nàng nứng tình, cái đầu vú nâu hồng của nàng cương lên rắn đanh như chĩa vào mắt Tiến thách thức. Thế cho nên, Tiến rất thích làm tình với nàng ở tư thế toạ thiền mà Tiến học trong cuốn sách cổ dạy làm tình: Kama Sutra, lưu hành trên mạng. Ở tư thế đó, Tiến luôn có thể ngắm thoả thích và tha hồ hôn hít, úp mặt vào khuôn ngực thơm nức thanh tân… Mặt đối mặt, Tiến để cho Hạnh ngồi trên lòng mình, cặp chân dài rắn chắc của nàng vòng chặt lấy eo Tiến. Nóng bỏng và ướt át, Tiến từ từ đi sâu vào thân thể Hạnh từ dưới lên và nhẹ nhàng nhún nhảy. Hạnh lập tức lồng lên như một con ngựa cái đến kỳ động dục, cặp vú của nàng hồng rực lên, rung bần bật vào mặt Tiến… Ngày nào cũng thế. Và cứ thế thì đương nhiên việc vợ Tiến phát hiện ra chồng đi ăn vụng là kết cục tất yếu. Khi phát hiện ra, Hạnh đã có thai ba tháng. Vợ Tiến là con nhà quan, nhan sắc không có gì nổi trội, nhưng được học hành dạy dỗ chu đáo. Ngày xưa, khi quyết định cưới Tiến, đã biết là sẽ có ngày này. Nên vợ Tiến xử lý mọi việc rất bình tĩnh. Vợ Tiến bảo: “Cho anh lựa chọn, giữa em, con cái, gia đình, sự nghiệp và cô ấy. Ở với em, thì anh sẽ có tất cả, anh sẽ lên tổng giám đốc của Hà Lạng. Còn anh muốn ra đi với cô ấy, em không cản. Có điều anh sẽ ra đi tay trắng”. Tiến, sau một tuần suy nghĩ, quyết định xin lỗi vợ. Thì đàn ông, người ta luôn coi trọng sự nghiệp. Tiến đến nói với Hạnh, đưa đi phá thai và thu xếp công viêc ở chỗ khác. Hạnh cứ ngồi yên như hóa đá, nước mắt chảy chan hòa trên gương mặt đẹp như trăng rằm. Hạnh chỉ nói, sáng mai, anh lại đây đưa em đi.

 Sáng hôm sau, Tiến đến phòng Hạnh thì không thấy người đâu, đồ đạc vẫn còn nguyên. Trên bàn có một tờ giấy ghi dòng chữ: “Anh hãy ra Hồ Tây mang xác em và con về chôn”.

 Tiến khiếp quá, vội phóng xe ra bờ Hồ Tây, chỗ quán cà phê. Mọi người ở đó nói, sáng nay có một cô gái tự tử không thành. Được một người đàn ông vớt, mang đi rồi.

 

*

*   *

 Từ đó trở đi, Tiến trở thành một người đàn ông hết sức chỉnh chu. Sự nghiệp của Tiến, được sự hỗ trợ đắc lực của gia đình bên vợ, tiến ào ào. Chả mấy chốc lên sếp tổng của Hà Lạng. Tiến cũng đang tính là làm ở Hà Lạng thời gian nữa, kiếm thêm vài quả đậm. Rồi dùng “đạn” bắn, chuyển về bộ chủ quản, làm quản lý nhà nước cho nó lành.

 Nhưng cuộc đời không phải lúc nào cũng được theo tính toán. Mọi việc đang thuận cả thì lại nảy ra chuyện ông bố đẻ ất ơ bệnh nặng. Thật sự, cho đến lúc ấy, Tiến vẫn cay cái người đã đẻ ra mình lắm. Đã là một người đàn ông trưởng thành, Tiến thừa biết cái sự “giải quyết” cái cơn động cỡn của con đực, nó khác xa với cái sự sinh thành và nuôi nấng một con người. Từ khi biết suy nghĩ, Tiến luôn có cảm giác rằng mình chỉ như là hậu quả của cơn động cỡn của cái người trên danh nghĩa là bố đẻ. Nhưng mấy chục năm qua, ông ta chả bao giờ quan tâm đến Tiến. Thế nhưng sự đời, nó lại ép Tiến đến chỗ phải đứng ra chăm sóc bố mình, dù không muốn.

 Hôm đến đón ông, Tiến choáng váng, chết ngất ngay tại trận, khi thấy người ở với bố mình bấy lâu nay lại là Hạnh. Thật ra, kể từ ngày chia tay, Tiến cũng có ý tìm xem Hạnh và đứa con trong bụng cô ngày ấy bây giờ thế nào. Nhưng mà trong trí tưởng tượng phong phú nhất, Tiến cũng không hình dung nổi Hạnh lại trở thành vợ thứ tư của bố đẻ mình. Đợt ấy, Tiến phải nằm viện mất mấy tuần. Xuất viện về nhà, thì mọi việc vợ Tiến đã thu xếp xong xuôi. Mẹ con Hạnh đã được chu cấp một số tiền để về quê sinh sống. Có điều thằng bé trai con Hạnh, cả nhà không dám chắc nó là con ai. Trông thì cũng giống Tiến lắm. Nhưng, lại thấy bố Tiến và nó ba ba, con con rất tình cảm.

 Thế rồi căn bệnh nan y của bố đẻ Tiến, cũng phải đi đến kết cục là một cái đám tang hoành tráng. Xong đám, Tiến cho thanh lý tất cả những gì còn liên quan đến ông ở Hà Nội và rước vong về thờ tại quê.

 Thế mà không hiểu ra làm sao, mẹ con cô Hạnh lại tìm được về làng Ngọc, đúng hôm giỗ đầu, để thắp hương.

 Thế là Tiến lên cơn cao huyết áp đột ngột, mạch máu não đứt đánh phựt, máu tràn ngập, hôn mê ngay. Mổ cấp cứu kịp thời nên không chết. Có điều, giờ đây Tiến nằm liệt một chỗ không đi lại, không nói, không tự chăm sóc bản thân được. Nhưng mà đầu óc hình như dần hồi phục. Bằng chứng là khi vợ con và người quen vào thăm, đôi mắt Tiến cứ rực lên đảo lia lịa như muốn nói điều gì.

 

*

*   *

 Câu chuyện của sếp Tiến, tổng giám đốc tổng công ty Hà Lạng, có lẽ nên dừng tại đây. Vì, với một người gần như đã sống đời thực vật thì cũng coi như chết rồi, chả có gì để nói nữa.

 Vợ con Tiến, ít khi thấy đảo về thăm, bởi còn bận tiêu tiền.

 Mẹ con cô Hạnh thì từ hôm ấy đến nay, không thấy bóng dáng gì nữa. Thật ra, hôm ấy cô Hạnh chỉ muốn đưa thằng con trai về thắp hương cho người đã nuôi nấng và chăm sóc mẹ con cô hơn chục năm trời và cũng muốn cho nó biết quê cha đất tổ, sau này còn biết đường đi lại. Người chạy xe máy mấy trăm cây số đưa mẹ con cô về làng Ngọc, chính là người mà cô vừa gá nghĩa.

 Tổng công ty Hà Lạng, mấy hôm trước ti vi đưa tin, nhà nước đã cho giãn nợ và cơ cấu lại doanh nghiệp. Hy vọng, nó sẽ ăn nên làm ra.

Ngay trong đêm

 

 

 

 

Một ngày tháng bảy, mưa rả rích.

Tĩnh đang ngồi buồn một mình ở văn phòng, chợt cái điện thoại bàn réo lên gắt gỏng. Thằng Số, bán mỹ phẩm ngoài phố gọi đến: “Trưa nay ra quán thịt chó Chính Huệ bên bờ kênh bắc làm tí nhé”. Lạ. Thằng Số, bạn học từ lúc trẻ con của Tĩnh thì hắn quá rõ tính nết. Một thằng ki bo khủng khiếp. Học với nhau suốt thời phổ thông cho đến khi ra đời, thằng này chả mời ai cái gì bao giờ. Mà nó, chỉ chuyên đợi người khác rủ đi uống rượu… Thế mà hôm nay, thằng Số lại chủ động gọi điện cho Tĩnh mời đi uống rượu thịt chó, chắc trời đi vắng.

 Hồi cùng học thì Tĩnh biết rõ gia cảnh nhà thằng Số. So với hầu hết bọn bạn trong lớp là con nhà nông dân đặc, thằng Số có bố làm ở thương nghiệp, mẹ làm ở lương thực, nhất thương nhì thực. Thế nên, thằng Số coi như thuộc tầng lớp “trên”, so với đám bạn cùng lớp. Hàng sáng, thằng Số được bố mẹ nó lèn cho mấy bát cơm rang tóp mỡ căng rốn rồi đến lớp. Trong khi những thằng khác, chỉ được lót dạ mấy củ khoai. Cứ đến tiết bốn tiết năm, bụng thằng nào thằng nấy sôi sùng sục như có cả một đoàn tàu hỏa chạy trong ruột… Mà thằng này đĩ sớm, chắc là do nó no cơm ấm cật nên dậm dật một số chỗ linh tinh, bọn bạn cùng lớp tán thế. Mới vào năm đầu cấp ba mà nó đã sắm một cái lược nhỏ gài túi áo. Cứ hết một tiết, ra chơi là nó lại lượn qua cái giếng khơi của nhà trường, để soi chỉnh dung mạo và lấy nước vuốt tóc chải rẽ ra hai bên bóng lộn. Thỉnh thoảng, nó còn trốn sang bên xóm chợ làm vài chén trà, mấy cái kẹo lạc, điếu thuốc Sông Cầu, oai như cóc… Xung quanh ngôi trường phổ thông, nơi bọn Tĩnh học khi ấy, chưa có tường xây như bây giờ. Nhà trường huy động học sinh đi lao động hàng tuần, đào một cái hào sâu, hai bên bờ trồng tre để ngăn cách với khu dân cư gần đấy. Ở góc cuối trường là một cái vườn khá to, trồng đủ các thứ cây linh tinh: phi lao, bạch đàn và nhiều nhất là tre. Có lẽ, các thầy trong ban giám hiệu định để lấy giống, thỉnh thoảng giặm vào những chỗ rào tre bị trâu bò phá hỏng. Cái góc vườn trường, còn là nơi mấy đứa học sinh nữ lớp trên ưa sạch sẽ hay rủ nhau ra đái. Hồi ấy chưa có nhà vệ sinh như bây giờ. Chỗ đi tiểu của học sinh, nhà trường thường giao cho các lớp tự quây một chỗ ở vườn cuối trường. Bằng mấy cái cọc tre và vài mảnh bao tải rách, khoét một cái hố xuống đất. Rồi cứ tự nhiên. Được một thời gian, nước tiểu đọng lại, khai kinh khiếp. Thế nên, mấy đứa con gái hay rủ nhau ra góc bờ rào của vườn trường, chỗ có mấy búi tre rậm rạp để giải quyết, vừa sạch vừa mát. Thằng Số biết thế, nó cứ điềm nhiên giả vờ trốn tiết, phải tìm chỗ khuất lẻn vào trường. Nhằm đúng chỗ ấy chui vào. Mặc kệ bọn con gái, đứa thì vừa vội vàng kéo quần lên vừa rú như bị thọc nách. Đứa thì đành gằm mặt xuống thực thi nốt chức phận dở dang. Còn Số, cặp mắt tinh như cáo, cũng đã kịp thu lượm được khá nhiều.

 Học hết cấp ba, thằng Số thi trượt đại học nên phải đi bộ đội. Vụ này thì ông bố không đỡ được cho nó. Vả lại, ông ấy cũng nghe phong thanh là cậu quý tử nhà mình đi học mà chả lo học, chỉ chăm chăm hở cơ ra là đi nhòm trộm bướm bạn gái. Nên ông bảo, cho nó đi bộ đội, để rèn luyện thành người. Ở bộ đội, thằng Số bị điều đi nhiều nơi, toàn rừng xanh núi đỏ. Có đận thì ra ngoài đảo. Có đận lại đi tiễu phỉ tít tận bên Lào. Sau năm năm quân ngũ, Số ra quân. Trong tay có độc cái bằng y tá sơ cấp, học ba tháng ở sư đoàn nên công việc chả đâu vào đâu. Nó ở nhà lấy vợ. Mở một cái cửa hàng chuyên bán mỹ phẩm và đồ phụ kiện của chị em, tại cái nhà mặt phố huyện mà bố nó, ông giám đốc thương nghiệp khi xưa, tậu được. Đến khi về hưu, hai vợ chồng ông về làng Ngọc ở để hương khói các cụ trên, giao lại cho vợ chồng Số. Vợ nó là cô giáo cấp hai, dạy học ở trường xã, cách nhà vài ki lô mét.

 Chuyện lấy vợ của Số, cũng là một đề tài rất rôm rả của đám bạn học mỗi khi bù khú. Chả là, cô giáo dạy văn sử cấp hai Vân Anh, vợ Số, hơn nó hai tuổi và cũng học trên hai lớp. Ông bố vợ của Số vốn là giám đốc ngân hàng, chiến hữu thân thiết lâu năm, lại là người cùng làng với ngài giám đốc thương nghiệp. Hai ông giám đốc ấy thân đến độ hứa hẹn gả con cho nhau. Mặc dù Vân Anh và Số, thực tế là chưa tỏ mặt và cũng chưa từng nói chuyện với nhau. Nhưng mặc kệ, hai tay trai già của làng Ngọc ấy bảo “gái hơn hai, trai hơn một, tốt, các cụ xưa đã dạy thế rồi, cấm có sai bao giờ. Số, vốn là một tay chơi có tiếng. Đi bộ đội về. Bố bảo sang nhà Vân Anh tìm hiểu thì nó giãy nảy lên:Con không lấy vợ già. Ông bố quá hiểu tính con trai mình, nói: “Thì mày cứ sang chơi, ưng thì lấy, không ưng thì thôi, tao không ép, cứ coi như là đi xa về sang chào bạn bố một tiếng”. Nào ngờ, sang đến nơi, nhìn thấy Vân Anh đang ngồi đun nước trong bếp, quay lưng ra ngoài cửa. Cặp mông tròn căng, bóng loáng trong cái quần lụa xa tanh đen. Một hình chữ vê mờ mờ, xẻ chéo hai bên thành hình mũi tên. Như là biển chỉ dẫn đến miền khoái lạc. Số thấy râm ran trong người. Mấy năm bộ đội, không được gần gũi đàn bà, thấy lúc nào trong người cũng hao háo, thiếu thiếu. Đến lúc Vân Anh xách siêu nước lên pha trà tiếp khách thì Số chết hẳn. Vân Anh rất xinh, da trắng, môi đỏ, còn bộ ngực đầy đặn tuy được cô giáo làng cất giữ khá cẩn thận trong mấy lần áo nhưng Số, cũng đã kịp thời liếc qua khe cổ và thầm nghĩ “vú bánh dày thế kia mà nắn thì phải biết. Số thầm phục ông bố mình là một tay đàn ông tinh đời. Thế là cưới luôn. Cưới xong, Vân Anh đẻ liền cho Số hai cô tiểu thư Hải Anh và Lan Anh rồi thôi. Bọn bạn cùng học thì tán: “Mày là giỏi nhất đấy. Cả làng, chỉ có mày mới tìm được lá diêu bông nên mới được chị lấy làm chồng. Có khi, tối còn được chị bế đi ngủ ấy chứ nhỉ. Mấy thằng khốn nạn ấy, uống say rồi còn ca nhạc: “Anh Lan, Anh Hải, Anh Vân, ba anh mà chả anh nào… tiếp rượu anh đây”. Nhưng mà Số cũng chả giận gì chúng nó, uống rượu thì tán cho vui ấy mà.

 Kể ra thì đời Số cũng sẽ bình yên và êm thuận trôi qua cho đến lúc về già. Cuộc sống gia đình chồng vợ của Số, nói chung là ổn như mọi gia đình khác ở phố này. Có nghĩa là, cũng sinh con đẻ cái rồi nuôi nấng chúng lớn lên. Cũng hạnh phúc ấm êm rồi thỉnh thoảng cãi nhau tán loạn. Và, đôi khi đi ăn vụng, bị vợ phát hiện (Số vẫn nói với bọn bạn là, nó vẫn phở đều mà vẫn nộp thuế vợ đủ). Thì cũng chiến tranh hết nóng sang lạnh, rồi lại hòa bình. Nhưng khổ cho Số là con trai độc nhất của một gia đình gia giáo, lại là trưởng họ Dương trong làng Ngọc - cái làng nổi tiếng miền Kinh Bắc vì nhiều thứ. Trong đó có cái thói trọng nam khinh nữ, nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô. Mà vợ chồng nhà Số lại chỉ sinh được hai con vịt giời (đấy là lời ông bố Số than thở với cánh bạn già trong làng của ông). Không hiểu sao, mới chỉ non bốn mươi mà vợ Số đã tắt kinh, chả thấy đẻ đái gì nữa. Mới đầu thì Số cũng nhất trí cao với vợ, trai với gái thì làm gì, cứ chăm lo dạy dỗ nên người thì rồi con nào cũng quý, cũng được nhờ. Nhưng rồi, những buổi giỗ chạp về làng, bị bố mẹ và họ hàng nói ra nói vào về chuyện không có thằng con trai nối dõi tông đường. Những hôm đi họp đồng môn, đồng ngũ, rượu chán, hết chuyện. Mấy thằng bạn đểu lại lôi chuyện không có con trai thừa tự ra trêu trọc Số. Có thằng còn chân tình vỗ vai: “Mày tính sớm đi còn kịp, không có ít nữa già đếch làm ăn gì được nữa thì ngồi đấy mà khóc”. Thằng Tuyên, cán bộ cục thuế tỉnh, bảo: “Mày đừng có nghe chúng nó tuyên truyền nhảm trên đài báo mà ăn cám đấy con ạ. Lão Thế chủ tỉnh, vợ đẻ hai vịt, cũng đi lập phòng nhì ngoài Hồ Tây có thằng cu mươi năm nay rồi. Mấy lão giám đốc sở cùng hoàn cảnh, cũng rủ nhau lũ lượt về Hà Nội mua đất, tậu nhà cho vợ bé. Còn loại trưởng phòng hay công chức làng nhàng như bọn tao, thằng nào hoàn cảnh thì rủ nhau lên Tân Hòa bên tỉnh Bắc, lập làng phòng nhì trên ấy, vui lắm. Mày có điều kiện thì tính đi”. Thằng Nam, bác sĩ bệnh viện đa khoa tỉnh đứng lên, cầm chén rượu rồi nói như thánh phán: “Kết luận lại là thế này: bọn mình toàn đẹp giai, học giỏi và máu. Toàn là giống tốt. Thế mà không để lại cho đời cái gì là có tội với giống nòi”.

 Cứ thế, những lời nói cả vô tình, cả hữu ý, cứ dần dần như những hạt mưa tháng hai lất phất thoáng qua như bụi. Nhiều khi, khiến người ta ra ngoài không để ý, chả buồn che chắn. Nhưng một lúc nào đó, lại làm cho người đi đường ướt đẫm, nhớt nhát, còn chân thì sục trong bùn lầy lúc nào không hay. Thế là tự nhiên, đến một lúc, Số thấy mình cũng cần phải tính.

 Hồi mới ở bộ đội về, Số đã đi làm chuyên môn y tá ở trạm xá khu phố một thời gian. Sau chán, mới chuyển về thương nghiệp theo ý của ông bố. Ngài giám đốc định cơ cấu cho con cái chân lãnh đạo trước khi mình về hưu. Nhưng người tính chả bằng trời tính. Cả cái cơ đồ thời bao cấp hoành tráng thế mà tự nhiên tan biến. Nhưng cũng chả sao, cái cửa hàng mỹ phẩm kiêm phụ tùng chị em của Số làm ăn khá. Đôi khi, Số còn vận dụng chút kiến thức còn lại của thời theo đuổi nghành y xưa, tư vấn cho chị em khách hàng mua mỹ phẩm của mình. Thỉnh thoảng, Số hay tiêm giúp hàng xóm xung quanh ống thuốc, khi họ phải điều trị ngoại trú.

 Có một cô công nhân công ty may Đại Hà, tuổi khoảng ngoài ba mươi, bỏ chồng hay chết chồng gì đấy không rõ. Mới về thuê trọ ngõ phố gần đấy, hay ra cửa hàng nhà Số mua những thứ lặt vặt của phụ nữ. Biết Số tiêm được, bèn nhờ: “Thỉnh thoảng em ra nhờ anh tiêm cho em ống vitamin C cho đẹp da nhé. Em đi làm ca bận và thất thường lắm, không có điều kiện xuống bệnh viện”. Tất nhiên là Số đồng ý. Xưa nay Số vẫn nổi tiếng là chiều khách hàng, nhất là chị em. Tiêm tĩnh mạch vitamin C được vài ống, một hôm em công nhân bảo: “Em làm nghề may công nghiệp, phải ngồi nhiều nên đi khám bác sĩ bảo bị đau dây thần kinh hông, kê đơn cho tiêm vitamin 3B, anh tiêm hộ em vào mông nhé”. Vụ này thì Số không từ chối được. Em công nhân cao ráo trắng trẻo, xinh ghê, thế mà vô chủ, có lẽ mình tính được. Số bảo: “Em cứ ra vào nửa buổi ấy nhé, những lúc ấy ít khách anh tiêm giúp cho”. Sáng hôm sau, đúng vào lúc vợ đi dạy, con đi học thì cô công nhân ra nhờ Số thật. Số đưa vào gian trong cửa hiệu, nơi vẫn để tiếp khách, bảo cô nằm sấp lên cái đi văng. Số lấy thuốc vào bơm tiêm, cầm tay, miệng ngậm cái panh bông cồn, một tay kéo cả quần dài và quần nhỏ của cô xuống khỏi mông. Mắt Số như lóa đi, tim đập liên hồi như vỡ trận. Cả một đời tình ái phong lưu của Số, từ thuở hoa niên cho đến bấy giờ chưa bao giờ Số được chiêm ngưỡng một cặp mông đàn bà đẹp như thế, tròn đầy, trắng muốt, mịn màng như da em bé. Số chỉ muốn úp mặt vào đó. Cổ họng tự nhiên khát bỏng. Số nuốt khan một cái, chiếc panh bông cồn rời ra khỏi miệng, rơi xuống mông của cô công nhân hầu như không tạo nên một tiếng động nào. Số vội vàng cầm lấy cái panh, xoa một vòng tròn nhỏ bằng bông cồn lên chỗ một phần tư bên ngoài của mông trái. Rồi cầm bơm tiêm, cắm phập lút hết mũi kim vào đó. Cô công nhân rên một tiếng khe khẽ, cong mông lên như hưởng ứng. Bàn tay phải của Số từ từ bơm thuốc, còn tay trái, dùng ngón trỏ gãi một cách nhẹ nhàng, âu yếm bên cạnh vết tiêm. Như một cách giảm đau, giáo trình y khoa dạy thế.

 Sau cái vụ tiêm chọc khá lâu, Số mới thiết lập được tình cảm với cô công nhân ấy. Theo như lời Số khai ra với đám bạn khi uống rượu là, cũng tốn kém kha khá mới cưa đổ được nàng. Lúc thì chai dầu gội đầu xịn “anh để dành riêng cho em”. Lúc thì mấy bộ đồ lót “anh phải lên tận cửa khẩu Tân Thanh để đóng hàng mang về cho em”. Mãi mấy tuần sau, Số mới rủ được em công nhân may ấy đi nhà nghỉ. Sau này, trong một chầu rượu với bạn bè, thằng Tân, cũng là bạn học phổ thông, kể là hôm về quê vợ mới vô tình biết cô công nhân ấy tên Thư, cùng làng với vợ Tân, có họ xa. Em Thư, lấy chồng từ năm mười tám do hai gia đình mối lái. Chẳng may vớ phải thằng chồng bị bệnh quai bị từ nhỏ nên yếu sinh lý, không có con. Em bỏ về nhà mẹ đẻ. Rồi xin đi làm công nhân may trên công ty Đại Hà trên phố. Nhưng em Thư này, vốn là con gái làng Nghi Xá, một làng thuần nông ở rất xa đường cái nên ngoan. Hồi lấy chồng là do mẹ em bảo: “Nhà thằng ấy cũng khá, về đấy thì cũng mát mặt”. Thế là em vâng lời mẹ, theo chồng. Ngờ đâu… Mẹ em lại bảo: “Thôi, cái số mình chả ra gì, về ở với mẹ rồi tính sau. Chứ ở đấy, hết đời chỉ làm con ở không công cho nhà nó. Dứt điểm rồi về đây, gặp đám nào phù hợp thì lấy, mà không thì kiếm đứa con, sau này lấy chỗ dựa dẫm”. Em Thư thấy mẹ nói cũng phải, yên tâm đi làm công nhân may. Em tăng ca liên tục nên cũng bận, ít có thời giờ mà nghĩ ngợi này nọ. Đến hôm gặp anh Số, nhờ anh tiêm cho mấy mũi. Lần nào anh ấy cũng khen “cả đời trai của anh, chưa bao giờ thấy cặp mông của ai xinh như thế”. Tiêm xong, anh ấy còn giữ lại, xoa mông thêm một lúc. Anh ấy bảo, làm thế cho tan thuốc, không bị tai biến. Mà sao tiêm mông này, anh ấy lại cứ xoa cả mông bên kia? Cơ mà bàn tay anh ấy tài thật, xoa vào mông mà cả người em cứ thấy êm ái, lâng lâng, nhôn nhao khắp các chỗ. Nhưng khi Số tâm sự chân tình với em Thư là “yêu em lắm, muốn gửi em thằng con trai”. Thì em Thư, vốn là gái ngoan, nói, để em còn phải về hỏi mẹ đã. Mẹ em Thư, sau khi đi dò hỏi ngoài chợ. Về bảo con gái: “Chỗ ấy được con ạ, nhà người ta danh giá, có của ăn của để”. Thế là em Thư, sau khi được mẹ cho phép. Mới đồng ý đi nhà nghỉ tâm sự với Số.

 Kết quả của những lần tâm sự ấy là một cặp sinh đôi hai thằng con trai giống Số như đúc khuôn.

 Phấn khích cao độ từ một niềm vui lớn, Số gọi tất cả bọn bạn học thân thiết từ thời mẫu giáo tới phổ thông. Rồi bạn đồng ngũ, đồng niên đến quán thịt chó chiêu đãi và hoành tráng công bố, từ nay đã có người nối dõi tông đường.

 

* * *

Đấy là câu chuyện năm xưa, cách đây khoảng non hai chục năm.

Sau vụ rượu thịt chó ấy, Tĩnh chán cảnh công chức cạo giấy ở huyện nên bỏ vào Nam làm ăn, mang theo cả vợ con nên ít có dịp gặp laị bạn bè thuở xưa. Mãi đến dịp mới rồi, nhân kỷ niệm năm mươi năm thành lập trường, hội đồng hương học sinh cũ tại thành phố tổ chức đoàn về thăm, Tĩnh mới thu xếp đi cùng, muốn gặp lại bạn bè thời phổ thông một chuyến. Tại buổi hội ngộ đồng môn sau bao nhiêu năm, Tĩnh thấy thằng Số già nua thiểu não quá. Người nó gầy quắt đi, tóc trắng tóc đen lộn xộn, râu ria bạc phếch lởm chởm, dáng đi thì lầm lì khắc khổ. Không tiện hỏi thẳng, Tĩnh hỏi thăm qua bạn bè mới biết, thằng Số hiện ở với cô vợ hai ở quê. Còn bà vợ cả giáo viên, ở với hai cô con gái ngoài Hà Nội, lâu lắm không thấy mặt. Sau vài tuần rượu, phê phê rồi, thằng Số cầm chén đến chỗ Tĩnh ngồi:

 - Lâu lắm không được uống với mày. Hôm nay tao với mày uống với nhau vài chén. Nghe nói mày làm ăn trong Sài Gòn khá lắm.

 - Khá gì đâu mày ơi, cũng tạm thôi, thế vợ con sao rồi?

 - Nhắc đến vợ con làm gì cho uống rượu mất ngon đi. Tao buồn lắm.

 - Buồn là thế nào. Thấy bảo mấy đứa con gái nhà mày khá lắm. Toàn giảng viên các trường đại học lớn cả?

 - Tao buồn là buồn hai cái thằng nghịch tử con bà hai cơ. Mày ở xa không biết đâu. Hai thằng con tao, một thằng thì ăn chơi nức tiếng từ nứt mắt, rồi sinh ra nghiện ngập, giờ suốt ngày lang thang vạ vật như thằng chết rồi. Một thằng thì đua xe, cờ bạc đề đóm thành thần. Tao bao nhiêu năm ki cóp, nó phá sạch. Nó lừa pha thuốc ngủ vào rượu cho tao uống. Rồi nó đục cả két sắt của tao để lấy tiền đi đánh bạc. Thua hết, nó khùng lên nhảy vào cướp tiền, bị đánh cho liệt nửa người giờ thành tàn phế rồi…

Khuôn mặt già nua khắc khổ của Số méo xệch, nhăn nhúm. Những giọt nước mắt to tướng ứa ra từ hai hốc mắt đỏ đọc, chảy ngoằn ngoèo trên những nếp nhăn chằng chịt. Trời ơi, một thằng bạn học đẹp trai, đĩ tính, lúc nào cũng sáng bong khi xưa, giờ là đây sao.

 Đêm hôm ấy, về ngủ tại căn nhà cũ trong làng Ngọc, Tĩnh cứ trằn trọc mãi. Nằm trên chiếc giường kế bên gian từ đường, Tĩnh hết nghĩ ngợi lan man, lại ngắm nhìn những bộ đồ thờ tam sự, ngũ sự cùng với những hoành phi, câu đối, cửa võng, ỉ, ngai… sơn son thiếp vàng đang ánh lên một màu lành lạnh trong đêm. Một thoáng hương trầm còn sót lại lẩn quất trong không gian u hoài. Như muốn dìm Tĩnh vào một cơn mê tăm tối ngột ngạt. Không hiểu sao, trong đầu Tĩnh lại nảy ra một ý nghĩ, nếu mình ngủ lại ngôi nhà cũ đêm nay thì sẽ mãi không bao giờ trở dậy nữa. Mình sẽ bị những vàng son xưa cũ u uất kia dìm vào u mê lú lẫn. Sẽ không bao giờ trở lại được thành phố phồn hoa văn minh rực rỡ ánh đèn. Nơi ấy Tĩnh đã thầm coi là quê hương thứ hai của mình.

Tĩnh vùng dậy, xách đồ, gọi xe ra thẳng sân bay ngay trong đêm.

Đánh giá

Sếp tổng

Mục lục bài viết

Sếp Tiến, tổng giám đốc tổng công ty Hà Lạng làm giỗ đầu cho bố, tại quê, làng Ngọc. Phải ghi rõ ngày tháng năm như trên vì đây cũng là một sự kiện lớn. Mà dân làng bàn tán xôn xao, suốt chín mươi mốt ngày sau đó mới thôi.

 

364
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
23-02-2021
GIỚI THIỆU SÁCH

GIỚI THIỆU SÁCH

GIỚI THIỆU SÁCH

GIỚI THIỆU SÁCH

GIỚI THIỆU SÁCH

NGƯỜI KỂ CHUYỆN KINH BẮC

  • KHÁNG KHÁNG SINH

    Kể từ khi tìm ra kháng sinh (1928), với việc quý ngài Alexander Fleming chiết suất được Penicillin, nền y học của nhân loại đã có một bước nhảy khổng lồ. Rất nhiều căn bệnh nan y, gây chết người trước kia đã được giải quyết. Tuổi thọ và chất lượng cuộc sống loài người đã tăng lên rõ rệt. Kháng sinh trở thành một loại thuốc thiết yếu, không thể thiếu của y khoa hiện nay...

    Lượt xem: 1145
  • NAN ĐỀ CỦA THỜI HIỆN ĐẠI

    Thực ra thì không phải đến thời hiện đại mới có bệnh đái tháo đường, mà căn bệnh này đã được y văn cổ đề cập đến từ lâu. Các sách “Hoàng đế nội kinh” hay “Hải Thượng y tông tâm lĩnh” đều đề cập đến chứng “tiêu khát”, một biểu hiện lâm sàng rõ rệt nhất của căn bệnh này. Nhưng chỉ đến thời hiện đại, có thể do thay đổi môi trường sống, do cường độ làm việc, lối sống sinh hoạt…, căn bệnh đái tháo đường dường như mới bùng phát dữ dội.

    Lượt xem: 669
  • Những lưu ý khi tiêm vaccine Covid-19 với bệnh nhân tiểu đường, tăng huyết áp…

    Vài lời mở đầu: Tôi là một dược sĩ và là một nhà văn, trong cả hai vai trò rõ ràng tôi phải quan tâm đến đại dịch Covid-19 đang diễn ra trên đất nước ta và cả thế giới. Sự quan tâm của tôi đến thế nào, bạn có thể tìm hiểu các bài viết của tôi trên báo chí, facebook kể từ khi dịch nổ ra bên Vũ Hán, Trung Quốc cho đến nay sẽ rõ.

    Lượt xem: 952
  • LƯU Ý KHI DÙNG THUỐC HO

    Đặc biệt là khi bị nhiễm virus gây covid. Thường thì có đến 80% số ca dương tính không xuất hiện triệu chứng gì. Không phát thành bệnh. Nhưng nếu phát thành bệnh sẽ có các triệu chứng điển hình: sốt, đau họng, ho, đau mình mẩy, khó thở, mất khứu giác...

    Lượt xem: 4602
  • QUAN ĐIỂM CỦA TÔI

    Về tình trạng hiện nay ở một số nơi trên nước ta, nhiều người đã được tiêm vaccine mũi 1 là moderna, đến kỳ tiêm mũi 2 nhưng không có moderna nữa. Vậy phải làm sao?

    Lượt xem: 2130
  • ĐỊA LONG LÀ GÌ?

    Là con giun đất. Chính xác. Các cụ nhà ta, nhất là cánh nho sĩ, thầy lang xưa có cái "tật" hay gán cho các con vật, đồ vật vốn bình thường dân dã những cái tên "tự" Hán Việt thật kêu, cho sang mồm. Con giun đất, gọi là địa long, nghĩa là rồng đất, quá oai!

    Lượt xem: 1367
  • Vật chủ bất đắc dĩ

    Trong Y học, có một thuật ngữ quen thuộc “vật chủ truyền bệnh”, xuất phát từ thuật ngữ “vật chủ” trong môn Sinh học. Đây là một thuật ngữ chỉ về những sinh vật có nuôi dưỡng sinh vật khác, theo các dạng quan hệ ký sinh, cộng sinh hoặc hội sinh, cung cấp dinh dưỡng, nơi trú ẩn hoặc đôi khi là bảo vệ lẫn nhau.

    Lượt xem: 1595
  • Nhận thức lại về covid

    Khi đại dịch covid-19 nổ ra ở Vũ Hán, Trung Quốc tháng 11/ 2019, cả thế giới bàng hoàng. Không hiểu điều gì đang xảy ra nơi đây. Đến khi Trung Quốc chính thức công bố về dịch, lập tức các nhà khoa học của cả thế giới đã vào cuộc nghiên cứu về con virus gây bệnh có định danh là Sars- CoV-2 này.

    Lượt xem: 999
  • Placebo và dịch covid-19

    Placebo, thuật ngữ khoa học quên thuộc của giới y-dược khoa, nó xuất phát từ nguyên ngữ Latin, có nghĩa là “tôi sẽ làm hài lòng”. Còn hiểu một cách nôm na, có thể gọi là “hiệu ứng giả dược”: nghiên cứu những đáp ứng của cơ thể khi được cho dùng “giả dược”.

    Lượt xem: 926
  • KÍNH GỬI: Các thầy thuốc tuyến cơ sở vùng dịch.

    -Thưa các bạn,
    Tôi được biết tình hình trong vùng dịch miền Nam, đặc biệt là tp. Hồ Chí Minh đang rất căng thẳng. Bệnh viện quá tải, các thầy thuốc nhân viên y tế tuyến đầu mệt mỏi. Đâu đó đã xảy ra những cảnh thảm thương: bệnh nhân covid kêu cứu không có người trợ giúp, chết tại nhà, nhất là với những bệnh nhân nghèo.
    Thật đau lòng.
    Lượt xem: 920

  • Nhận thức lại về covid

    Khi đại dịch covid-19 nổ ra ở Vũ Hán, Trung Quốc tháng 11/ 2019, cả thế giới bàng hoàng. Không hiểu điều gì đang xảy ra nơi đây. Đến khi Trung Quốc chính thức công bố về dịch, lập tức các nhà khoa học của cả thế giới đã vào cuộc nghiên cứu về con virus gây bệnh có định danh là Sars- CoV-2 này.

    Lượt xem: 999
  • Bạn có thích đi tẩy trắng da không?

    Thật ra thì ai cũng muốn mình có một làn da sáng sủa, mịn màng, sờ vào mát như da em bé. Thế nhưng do di truyền, do điều kiện sống, điều kiện làm việc…nên không phải ai cũng có một làn da như mình mơ ước.

    Lượt xem: 675
  • Cây thuốc xuyên tâm liên

    Bộ Y tế vừa cho phép sử dụng xuyên tâm liên là một vị thuốc đông y để điều trị dịch Covid-19. Vậy cây xuyên tâm liên là gì?

    Lượt xem: 863

  • Tiểu thuyết: QUÁI NHÂN LÀNG NGỌC (phần 7)

    Mạnh Hoạt ở tù ba năm rưỡi, đủ một ngàn hai trăm bảy mươi tám ngày chẵn. Thừa ra nửa ngày, vì án tù của hắn bảy năm, giảm tối đa còn ba năm rưỡi.
  • Tiểu thuyết: QUÁI NHÂN LÀNG NGỌC (phần 6)

    Trong chiến tranh, chỉ cần vài tạ thuốc nổ, vài giây, với vài người, là thổi bay một cây cầu. Nhưng để xây lại được một cây cầu qua sông, người ta phải mất vài năm với hàng ngàn con người lao động miệt mài.
  • Tiểu thuyết: QUÁI NHÂN LÀNG NGỌC (phần 5)

    Mỗi bài thơ của hắn viết ra, cũng dễ dàng như khi hắn làm tình với một em nào đó gặp trên đường lang thang giang hồ vặt. Nhưng với em nào hắn cũng diễn bài mê muội và đắm đuối như thật.
  • Tiểu thuyết: QUÁI NHÂN LÀNG NGỌC (phần 4)

    Dân gian thường hay gọi đó là kẻ ngộ chữ, hay nhẹ hơn, gọi là nghiện chữ. Cái bệnh nghiện chữ ấy đã khiến cho không ít kẻ sĩ nước nam ta từ cổ chí kim thân tàn ma dại.
  • Tiểu thuyết: QUÁI NHÂN LÀNG NGỌC (phần 3)

    Mạnh Hoạt mê đọc sách. Những lúc mẹ đi làm đồng hoặc đi chợ, Hoạt ở nhà chúi đầu vào cái tủ sách to tướng của ông cha để lại mê mải đọc.
  • Tiểu thuyết: QUÁI NHÂN LÀNG NGỌC (phần 2)

    Thời chiến tranh, nay sống mai chết, hôm nay còn ở ngoài Bắc, mai đã vào tít trong Nam. Hôm nay còn đang sống ngoay ngoảy, mai đi ngoài đường,..
  • Tiểu thuyết: QUÁI NHÂN LÀNG NGỌC (phần 1)

    Mạnh Hoạt, người xóm ngõ Ghen, Làng Ngọc. Một tay chơi nức tiếng vùng Kinh Bắc. Biết đủ ngón nghề cầm kỳ thi họa, đẹp giai, hát hay. Hắn lại biết làm cả thơ nữa...

  • Hoa gạo tháng ba (Phần cuối)

    Chiều nay, Giang cũng nói với nàng là hãy đợi. Ngồi bên Giang trên bến sông, nhìn nghiêng qua gương mặt thanh tú đẹp đẽ của Giang, nàng đã thầm thốt lên trong lòng, Giang ơi, nếu anh yêu em đến thế, sao anh không mang em đi cùng ngay tức khắc. Nhưng Giang vẫn nói em hãy chờ anh, hãy chờ, hãy chờ. 
  • Hoa gạo tháng ba (Phần 2)

    Nhìn hai anh em ngồi câu, My đã định ra chơi cùng, nhưng My lại thấy ngại ngần rồi thôi. Ngày My còn bé, Tràng là người đầu tiên khai tâm cho My về chữ quốc ngữ. Mỗi khi My ghép được một từ, Tràng hay xoa đầu khen My giỏi. Hôm Tràng bị quan Tây bắt giải đi, My chạy sang nhà ông lang Khiết, khóc nức nở..
  • Hoa gạo tháng ba (Phần 1)

    Hôm lính trên phủ cùng với chánh tổng Dương Hữu Cầu, mang tú Tràng về nhà ông lang Vương Văn Khiết trả người, mẹ Tràng là bà lang Khiết hoa mắt, cứ tưởng là quan trên nhầm người. Bốn năm đi tù ngoài Côn Đảo đã biến tú Tràng từ một anh học trò xanh mướt, thành ra một người đàn ông rắn rỏi, vạm vỡ, phong trần.
  • BUÔNG (phần tiếp theo của LONG SƠN TỨ TRUYỆN)

    (phần tiếp theo của LONG SƠN TỨ TRUYỆN)Cố trấn tĩnh, tôi lái xe về nhà đón vợ đưa sang bệnh viện cùng con gái. Ngồi ngoài phòng chờ mà tôi cảm thấy như ngồi trên một đống lửa hay là đang bị một đám gai nhọn vây kín quanh người...
  • LONG SƠN TỨ TRUYỆN

    Chả là trường tôi, thường hay cho sinh viên làm khoá luận và thi tốt nghiệp vào mùa hè. Những sinh viên thi không đỗ, nhà trường sẽ tổ chức thi lại vào mùa thu. 
  • Giỗ hậu (Phần 3)

    Chuyện Vũ chồng nàng chết bất đắc kỳ tử ngay khi đang giao hoan, gia đình nhà ông Đồ Lận đổ hết lỗi cho nàng. 
  • Giỗ hậu (Phần 2)

    Cả làng này, chưa thấy ai chiều con gái như ông Lư. Con ông đòi gì thì cho dù nửa đêm gà gáy ông cũng vùng dậy đi kiếm cho bằng được. 

VIDEO PHỎNG VẤN

VIDEO PHỎNG VẤN

  • MÃI MÃI TUỔI 17!

    Trung đoàn 51 (E51) thành lập ngày 10/4/1968 tại Thái Thụy, Thái Bình giữa lúc cuộc chiến với Mỹ đang ác liệt. Trung đoàn có nhiệm vụ huấn luyện chiến sĩ mới bổ sung cho chiến trường...

    Lượt xem: 14
  • MỜI CÁC BẠN SÀI GÒN:

    MỜI CÁC BẠN SÀI GÒN: sáng mai 9h, tới Cà phê Ba Hiền, 54 Nguyễn Văn Công thưởng thức cà phê và chém gió cùng các tao nhân mặc khách về các vấn đề lịch sử Trần triều!
    Như đã hẹn, Trần mỗ tôi đã có mặt tại thành phố.
    Rất mong sáng mai được gặp mặt các bạn!
    Lượt xem: 81
  • NHÀ VĂN TRẦN THANH CẢNH KÝ TẶNG ĐỘC GIẢ

    Và ngày hôm nay 8/7, tác giả lại dành tình cảm và cảm xúc của mình cho những chữ ký và con dấu nhân dịp ra mắt bộ BOXSET 3 CUỐN SÁCH "Trần Thủ Độ - Trần Quốc Tuấn - Trần Nguyên Hãn". Sau chuỗi ngày nắng nóng gay gắt, Hà Nội hôm nay bỗng mát mẻ lạ thường, cảm tưởng như ông trời cũng thương mến, ủng hộ cho buổi ký tặng

    Lượt xem: 207
  • Bảo hiểm Y tế và các vấn đề liên quan trên sóng VOVTV

    Bạn nào muốn xem Dược sĩ chém về Bảo hiểm Y tế và các vấn đề liên quan trên sóng VOVTV, xin mời...

    Lượt xem: 230

  • THÁP CHĂM

    Dành nửa buổi chiều đi ngắm tháp Chăm. Theo các 'nhà', tháp là nơi thờ các vị thần và các nhà vua Chăm pa đã chết...
    Thế nhưng nay mò vào trong lòng tháp, thấy có bộ LINGA- YONI to tướng! Cực đẹp!:))
    Lượt xem: 554
  • BÍ NƯƠNG- BÍ MÁN- BÍ NẾP- BÍ RỢ...

    BÍ NƯƠNG- BÍ MÁN- BÍ NẾP- BÍ RỢ... Đó là tên gọi khác nhau của một loại bí đỏ trồng trên miền núi phía Bắc nước ta. Quả to bằng cái đấu đong gạo, nhưng tuyệt ngon. Chỉ cần sôi nước là bở tung, ngọt thỉu! Nếu có thêm đỗ xanh, sườn lợn, móng giò thì tuyệt đỉnh...
    Ngày bọn tôi bộ đội trên miền núi phía Bắc, thỉnh thoảng "xin" được quả. Hôm nào có quả bí, lính tráng được bữa no nê: cơm gạo hẩm chan canh bí, ăn không biết no!
    Lượt xem: 112
  • Tọa đàm "Cuộc Đời và Thơ Ca" danh nhân văn hóa Ôn Như Hầu Nguyễn Gia Thiều

    Tọa đàm "Cuộc Đời vÀ Thơ Ca" về danh nhân văn hóa Ôn như hầu Nguyễn Gia Thiều chiều ngày hôm qua, 22/3/2021, nhân kỷ niệm 280 năm ngày sinh của ông đã kết thúc tốt đẹp.
    Lượt xem: 609
  • Giao lưu giới thiệu Tác giả - Tác phẩm truyện ký “Người bắt ma” của Nhà văn Trần Thanh Cảnh

    Nhân dịp kỷ niệm ngày 20-11 và nhằm phát triển hơn nữa văn hóa đọc tại Học viện Chính trị Công an nhân dân, ngày 19/11/2020, Học viện tổ chức buổi giao lưu, giới thiệu Tác giả - Tác phẩm truyện ký “Người bắt ma”

    Lượt xem: 668

videotogif_2021.05.14_21.18.27
videotogif_2021.05.14_21.34.06
gif_20210514_210001
VIDEO CLIP

20211113_01351520211113_01371320211113_01364420211113_013744nhavantranthanhcanh20211031_22051320211113_01361920211113_15312320211113_15314020211113_01361920211113_01360720211115_00563820211115_00562220211115_00561020211115_00553020211115_00552120211115_00545220211115_00543920211118_16004320211118_16003120211118_160018fb_img_1637961528075fb_img_163796146879720211127_15591620211127_042028
nhavantranthanhcanh20211031_22051320211113_01361920211113_01360720211113_15314020211113_15310720211113_15312320211113_01361920211115_00563820211115_00562220211115_00561020211115_00543920211115_00561020211115_00554220211115_00552120211113_153123fb_img_1637961528075fb_img_163796146879720211127_15591620211127_042028
20211113_014855box-011nhavantranthanhcnh5520211113_01361920211113_15314020211113_15310720211113_15312320211113_01360720211115_00563820211115_00562220211115_00561020211115_00554220211115_00552120211115_00545220211115_005439fb_img_1637961528075fb_img_163796146879720211127_15591620211127_042028
QR truy cập web
nguoikechuyenkinhbac.codeqr

 BẢN QUYỀN THUỘC VỀ NHÀ VĂN TRẦN THANH CẢNH. 

KHÔNG SAO CHÉP KHI CHƯA ĐƯỢC SỰ ĐỒNG Ý CỦA TÁC GIẢ.

 

Lên đầu trang