Chuyện là dịp không xa đây mấy, dân tình xôn xao về vụ các cơ quan chức năng bắt sống vụ bán thuốc giả: bột than tre nghiền nhỏ, đóng viên được quảng cáo có thể chữa ung thư. Thậm chí chữa được cả AIDS luôn!
Nghe mà kinh dị, sởn hết gai ốc.
Y văn ngày xưa thì tổng kết có “tứ chứng” là: “Phong- lao- cổ- lại : thày thuốc bỏ đi trống kèn kéo tới.”
Nay ba cái chứng đầu “Phong: hủi” , “Lao: bệnh lao”, “Cổ: xơ gan, bệnh gan” nói chung đều có thuốc chữa. Không khỏi hẳn thì cũng kéo dài cuộc sống thêm vài chục năm để cho người bệnh có thể yên tâm chết già. Nhưng riêng cái chứng, “Lại: ung thư” thì vẫn vô cùng nan giải. Người bị bệnh ung thư và gia đình người thân thường rơi vào tình trạng tuyệt vọng. Đối diện với cái chết đang dần tới ai mà không hoảng hốt? Và thế là trong cơn bấn loạn người ta bấu víu vào bất cứ cái gì, bất cứ điều gì hầu mong có phép màu xảy ra. Người Việt có câu: “Còn nước còn tát.” Nhưng mấy ai đủ tri thức và đủ tỉnh táo để hiểu rằng, sự thực nước có còn không để mà tát?
Nhưng bọn lang băm, lũ bất lương thì không cần biết. Chúng đánh đòn tâm lý vào những bệnh nhân khốn khổ và gia đình họ đang trong cơn tuyệt vọng. Chúng quảng cáo rằng, có những phương thuốc bí truyền, có thể chữa khỏi mọi thứ ung thư trên đời này. Và thế là còn đồng nào ăn dè mặc rách của những con người khốn khổ kia bị chúng lôi ra bằng hết. Và rồi người vẫn chết, tiền thì hết, người sống lại lâm vào thảm cảnh của đói nghèo. Trời ơi, tôi thực sự uất nghẹn, không thể hiểu nổi, dân tôi lại có những kẻ táng tận lương tâm như vậy. Và xót xa khi dân trí thấp kém đến như vậy. Thế kỷ thứ hai mươi mốt rồi mà vẫn bị lừa như cách đây hàng trăm năm là sao?
Chúng ta cần phải hiểu rằng, ung thư là một căn bệnh hiện nay vẫn thách thức giới y học toàn thế giới. Thật sự, sự hiểu biết về cơ chế bệnh sinh cũng như cách điều trị căn bệnh này cho đến giờ phút này vẫn rất mù mờ và chưa rõ ràng. Thế cho nên đã có một trường phái thày thuốc trên thế giới đề nghị, nếu bị ung thư, chúng ta không sử dụng các liệu pháp chữa trị gì hết mà chỉ áp dụng các biện pháp nâng cao chất lượng cho thời gian sống còn lại của người bệnh sao cho thoải mái nhất. Thế thôi. Bởi đây là căn bệnh của chuyển hóa. Bệnh của Chúa! Như là quy luật của vòng đời: Sinh- Lão- Bệnh- Tử, chúng ta ai cũng phải đi tới cái chết mà thôi. Vấn đề là ra đi không đau đớn, trong thanh thản... đấy là nhiệm vụ của y học.
Thế cho nên mỗi bệnh nhân, và người nhà của mình luôn phải tỉnh táo để tham khảo các thày thuốc chân chính, để biết rằng, có còn nước hay không mà xử trí cho hợp lý nhất. Đừng tin vào những quảng cáo hứa hẹn như đúng rồi mà không dựa trên bất cứ một cơ sở khoa học nào.
Nhưng nhân đang nói về nước, làm tôi lại chợt nhớ câu thơ của Ức Trai tiên sinh: “Lúc lật thuyền mới biết sức dân như nước.” Ồ. Dân còn là nước đấy. Biển nước! Thế mà mấy ngày hôm nay đọc báo nghe đài toàn thấy các quan nhà ta đã và đang âm mưu đề ra những chính sách quái gở, lăm le hút cạn sức dân. Chắc họ nghĩ dân là nước nên tha hồ tát hay sao? Hay họ định hút ráo cả cái sức dân như nước của hơn chín mươi triệu con người này cho thỏa lòng tham khôn cùng? Họ đang nhà cao cửa rộng, lên xe xuống ngựa, ra vào vinh vang có nhìn thấy hình ảnh người dân đang còng lưng ngoài đồng, đang gập mặt trên chuyền sản xuất không? Họ có nhìn thấy những em bé vùng cao đi học chân đất, ăn miếng cơm nguội bọc bằng lá chuối buổi trưa không? Họ định làm gì đây mà không đề ra những chính sách khoan thư sức dân, phát triển sản xuất để dân giàu nước mạnh, mà lại chỉ thấy đề ra nay thu thuế này, mai thu thuế khác, ngày kia thu thuế nữa. Thuế. Thuế. Và thuế chồng lên thuế. Họ tưởng là sức dân vô hạn, là nước dưới kia vô tận hút lại đầy sao? Hỡi những cái vòi bạch tuộc tham lam bẩn thỉu, tỉnh lại đi trước khi quá muộn.
Nước, là sức người, là sức dân. Trong chữa bệnh, từ xa xưa đến nay dân ta vốn có câu: “Còn nước còn tát.”. Điều này cũng cần xem xét lại. Cần phải dùng lý trí tỉnh táo trong mọi trường hợp để đặt câu hỏi lại: “Còn nước không mà tát?”
Bởi bọn lang băm bất lương hay vin vào chữ “còn nước” để mà lừa đảo nhân dân. Để làm tiền, chúng không từ thủ đoạn nào.
Còn những kẻ làm quan to mà không vì dân, hãy nhớ nước của dân không bao giờ cạn, không bao giờ mất. Nhưng khua khoắng vừa thôi. Nước dân khi bị khuấy động sẽ trào lên dìm thuyền thì không tay nào có thể tát kịp đâu. Chỉ có xuống thủy phủ làm bạn với Diêm Vương mà thôi.
Đánh giá
Mục lục bài viết
Chuyện là dịp không xa đây mấy, dân tình xôn xao về vụ các cơ quan chức năng bắt sống vụ bán thuốc giả: bột than tre nghiền nhỏ, đóng viên được quảng cáo có thể chữa ung thư. Thậm chí chữa được cả AIDS luôn!
Người gửi / điện thoại
Bệnh tiểu đường là gì? Hiểu đơn giản nhất là do bạn đái ra chất đường- trong nước tiểu có rất nhiều đường glucosa!
Thực ra thì không phải đến thời hiện đại mới có bệnh đái tháo đường, mà căn bệnh này đã được y văn cổ đề cập đến từ lâu. Các sách “Hoàng đế nội kinh” hay “Hải Thượng y tông tâm lĩnh” đều đề cập đến chứng “tiêu khát”, một biểu hiện lâm sàng rõ rệt nhất của căn bệnh này. Nhưng chỉ đến thời hiện đại, có thể do thay đổi môi trường sống, do cường độ làm việc, lối sống sinh hoạt…, căn bệnh đái tháo đường dường như mới bùng phát dữ dội.
Collagen là một hợp chất Protein có nhiều trong cơ thể con người ta nói riêng và hệ động vật có vú nói chung. Nó chiếm từ 25% đến 35% lượng Protein trong toàn bộ các hợp chất loại này của cơ thể. Đặc biệt trong cấu trúc của da người, Collagen chiếm đến 70%.
Đập lúa đêm trăng - Tập truyện Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tập truyện: Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tác giả: Trần Thanh Cảnh
Người đọc: Thủy Tiên
Bạn nào muốn xem Dược sĩ chém về Bảo hiểm Y tế và các vấn đề liên quan trên sóng VOVTV, xin mời...
Chẳng là hôm nọ Cục lưu trữ tỉnh đem về tổ chức ở Trung tâm văn hóa Luy Lâu, bèn xuống xem. Cũng khá bổ ích, đặc biệt cho các cháu học sinh. Giá mà các cô hướng dẫn viên nhấn mạnh cho các cháu vài điểm thôi, thì các cháu sẽ nhớ dễ hơn...
Nhà văn Trần Thanh Cảnh quê ở Thị trấn Hồ, H.Thuận Thành, T.Bắc Ninh, học hết phổ thông ông vào bộ đội tham gia bảo vệ biên giới phía Bắc, giải ngũ sau chiến tranh ông học Đại học Dược.
Nhân dịp kỷ niệm ngày 20-11 và nhằm phát triển hơn nữa văn hóa đọc tại Học viện Chính trị Công an nhân dân, ngày 19/11/2020, Học viện tổ chức buổi giao lưu, giới thiệu Tác giả - Tác phẩm truyện ký “Người bắt ma”.
Khi viết về các nhân vật lịch sử lừng lẫy đã khẳng định được dấu ấn của mình với tầm vóc khổng lồ như Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, Thống Quốc Thái Sư Trần Thủ Độ, tôi có khá nhiều cảm xúc.