Duy nhất chỉ có ông nhà thơ hình dong cổ quái như Ngưu Ma Vương, mới về ở trên tầng thứ 26 nói có sự lạ. Nhưng bản thân tay nhà thơ này cũng đã là một sự lạ. Thân hình tầm thước không có gì lạ, nhưng cái đầu to với bộ râu tóc rối bù luôn phất phơ trước gió cũng chưa lạ lắm. Lạ nhất là đôi mắt của ông ta. Thật khó tả. Bởi ít ai dám nhìn thẳng thật lâu vào đôi mắt ấy.
Nhưng Mỉ hình như là hạt bụi thật, từ ấy biến mất tích. Chị đẹp cho người đi dò hỏi khắp các nơi nhưng tuyệt không thấy tăm hơi gì. “Trung tâm Super Sunday” của chị đẹp chuyển hướng kinh doanh, chỉ phục vụ cho khách du lịch ngoại quốc, không tiếp khách nội địa nữa.
Hắn biết nếu để chuyện lộ ra, om xòm lên thì câu chuyện không chỉ là tiền. Mà không cẩn thận sẽ là tù tội, thân bại danh liệt. Hắn vội triệu tập lũ đàn em, thuê thêm cả đám giang hồ đi lùng sục khắp các khu nhà cao tầng. Hắn đoán Mỉ chỉ quanh quẩn đâu trong đó, chứ không thể chạy ra khỏi cái khu mê hồn trận này
“Hắn là người đàn ông thực sự đầu tiên của đời em.”, tiếng rền rĩ âm u như thực như mơ vẫn cứ rót đều vào tai Sơn. Không muốn nghe cũng phải nghe. Trong đêm khuya thanh vắng, một mình ngồi ở ngay cửa gara xe, dựa lưng vào cái cột bê tông to tướng, tay Sơn đội trưởng bảo vệ mặc nhiên nghĩ mình đang mê. Một cơn mê hoang đường kỳ dị, không có thực…
Con đường phố thăm thẳm dài tới hơn bốn ki lô mét khiến cho khi xem toàn cảnh thành phố từ trên cao, trông như một cơ thể sống bị một thanh trường kiếm cắm vào tim. Vỡ tung tóe. Be bét, lở loét ra khắp xung quanh. Cái thành phố vốn nổi tiếng là nguồn cảm hứng của thơ ca nhạc họa hình như đang hấp hối.
Mỉ rất đắt hàng. Nhưng mỗi ngày chị đẹp chỉ cho tiếp một khách. Bọn xếp “note” để đợi được thưởng thức môn lạ dài dằng dặc đếm không hết. Mới chưa đầy ba tháng mà tiền trong tài khoản Mỉ đã thành một con số khổng lồ.
Chị khen Mỉ ngoan, chóng lớn, xinh nhiều. Chị bảo: “Ta vừa nghĩ ra cách kiếm tiền cho em. Nhiều mà không phạm pháp. Em có muốn kiếm nhiều tiền gửi về cho bố không?” “Em muốn đi làm như ba chị cùng phòng ạ!”
Mùa Đông năm ấy rét quá, rét chưa từng có mấy chục năm gần đây. Tuyết phủ trắng cả rừng sa mộc sau nhà. Nhiều cây cổ thụ trên rừng chết đứng. Trâu bò lăn ra chết hết. Rau, cây thuốc tàn lụi, người quăn queo lại.
Hắn kể, trong một đêm giá rét trực dưới gara, ngồi dựa lưng vào cây cột nhà to lừng lững ngay phía đằng sau bàn trực cho đỡ mỏi, thiếp đi. Nửa tỉnh nửa mê. Bỗng nghe thấy có tiếng thoang thoảng như vọng từ xa về, âm âm như từ trong tường ra, tiếng một người con gái trẻ. Trẻ lắm. Có khi còn vị thành niên ấy. Thầm thì nức nở…
Thực ra thì không phải đến thời hiện đại mới có bệnh đái tháo đường, mà căn bệnh này đã được y văn cổ đề cập đến từ lâu. Các sách “Hoàng đế nội kinh” hay “Hải Thượng y tông tâm lĩnh” đều đề cập đến chứng “tiêu khát”, một biểu hiện lâm sàng rõ rệt nhất của căn bệnh này. Nhưng chỉ đến thời hiện đại, có thể do thay đổi môi trường sống, do cường độ làm việc, lối sống sinh hoạt…, căn bệnh đái tháo đường dường như mới bùng phát dữ dội.
Nước ăn chân là một loại bệnh ngoài da rất phổ biến ở nước ta, đặc biệt là vào dịp hè, mưa nhiều, lũ lụt. Bệnh còn hay xảy ra ở những người làm việc mà chân phải tiếp xúc với nước bẩn không có dụng cụ bảo hộ, những người cơ địa hay ra mồ hôi chân mà phải đi giày thường xuyên…
Các thầy thuốc trên khắp thế giới vẫn đang mầy mò để tìm ra một thứ thuốc, một phác đồ điều trị khả dĩ nhất cho căn bệnh này. Nghe có vẻ căng phải không các bạn?
Buông - Tập truyện Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tập truyện: Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tác giả: Trần Thanh Cảnh
Người đọc: Thủy Tiên
Bến sông xuân 1 - Tập truyện Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tập truyện: Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tác giả: Trần Thanh Cảnh
Người đọc: Thủy Tiên
Bến sông xuân 2 - Tập truyện Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tập truyện: Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tác giả: Trần Thanh Cảnh
Người đọc: Thủy Tiên
Mỹ nhân làng Ngọc 3 (Hết) - Tập truyện Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tập truyện: Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tác giả: Trần Thanh Cảnh
Người đọc: Thủy Tiên
Và ngày hôm nay 8/7, tác giả lại dành tình cảm và cảm xúc của mình cho những chữ ký và con dấu nhân dịp ra mắt bộ BOXSET 3 CUỐN SÁCH "Trần Thủ Độ - Trần Quốc Tuấn - Trần Nguyên Hãn". Sau chuỗi ngày nắng nóng gay gắt, Hà Nội hôm nay bỗng mát mẻ lạ thường, cảm tưởng như ông trời cũng thương mến, ủng hộ cho buổi ký tặng
Bạn nào muốn xem Dược sĩ chém về Bảo hiểm Y tế và các vấn đề liên quan trên sóng VOVTV, xin mời...
Nhà văn Trần Thanh Cảnh quê ở Thị trấn Hồ, H.Thuận Thành, T.Bắc Ninh, học hết phổ thông ông vào bộ đội tham gia bảo vệ biên giới phía Bắc, giải ngũ sau chiến tranh ông học Đại học Dược.
Sau 2 năm chống dịch vừa qua, cuộc sống đã dần trở lại trong trạng thái bình thường mới. Chúng ta đã trải qua những cảm xúc hoảng sợ, lo lắng rồi đến thích ứng và tiếp tục phát triển. Cùng các khách mời của chúng tôi nhìn lại những bài học và thành tựu của hệ thống y tế trong công tác phòng, chống dịch vừa qua.
Hôm nọ, nhân có Pgs Ts Trần Khánh Thành, ở bộ môn Lý luận Văn học, Trường đại học KHXHNV Hà Nội về chơi, hai anh em cùng họ Trần, cùng thích lịch sử nên bàn luận, tâm đắc với nhau về nhiều vấn đề liên quan trong bộ ba tiểu thuyết lịch sử: TRẦN THỦ ĐỘ, TRẦN QUỐC TUẤN, TRẦN NGUYÊN HÃN của mình...