CHÍN
Tay Sơn, đội trưởng bảo vệ tòa nhà GSK 31 tầng, thốt nhiên như bị ngẩn ngơ.
Gặp cư dân trong tòa nhà, ai hắn cũng hỏi, có thấy gì lạ không. Có gì lạ? Chen chúc nhau cả ngày trên phố, bò về được đến nhà mệt lử lả, ăn vội bát cơm rồi lên giường díp mắt vào lấy sức sáng mai dậy sớm. Để lại hùng hục chạy. Sùng sục chen. Phóng lấy được. Phi xe bất chấp vỉa hè lòng đường. La ó chửi bới loạn xạ lẫn nhau. Cứ mỗi ngày sớm ra đường rồi tối về được đến nhà là nằm dài ra mệt mỏi khoan khoái thở, như tráng sĩ ra sa trường vừa lập chiến công hiển hách trở về không bằng. Đầu óc đâu mà để ý đến xung quanh có gì lạ không?
Duy nhất chỉ có ông nhà thơ hình dong cổ quái như Ngưu Ma Vương, mới về ở trên tầng thứ 26 nói có sự lạ. Nhưng bản thân tay nhà thơ này cũng đã là một sự lạ. Thân hình tầm thước không có gì lạ, nhưng cái đầu to với bộ râu tóc rối bù luôn phất phơ trước gió cũng chưa lạ lắm. Lạ nhất là đôi mắt của ông ta. Thật khó tả. Bởi ít ai dám nhìn thẳng thật lâu vào đôi mắt ấy. Có vài người cứng bóng vía ở khu nhà đã từng đối diện với ông nhà thơ nói, trong đôi mắt ấy người ta nhìn thấy cả thiên thần và quỷ dữ. Và nhất là từ đôi mắt kia toát ra nỗi u uẩn truyền kiếp, nỗi buồn muôn năm của những kẻ đã trót dính vào nghiệp văn thơ chữ nghĩa. Ông này ở một mình, không hiểu ông ta ăn uống ngủ nghỉ thế nào. Nhưng hàng đêm, cứ vào khoảng canh ba, ông ta ra ban công ngồi hút tẩu thuốc và nhâm nhi ly rượu. Ông ta kể với tay Sơn là dạo gần đây có một con bọ cánh cứng to, tím biếc đến đậu vào cây thiết mộc lan, chậu cây cảnh duy nhất đặt ngoài ban công. Cứ thấy ông châm tẩu thuốc lên là con bọ cánh cứng ở đâu vo vo xuất hiện. Nó đậu ở nhánh lá hồi lâu, giương hai con mắt trong vắt nhìn thẳng vào khuôn mặt nhà thơ đang mập mờ sau làn khói. Có lần ông nhà thơ đã đưa tay định đón nó vào nhà nuôi làm bạn. Nhưng nó xòe hai cánh xập xập mấy cái như xua xua từ chối rồi bay đi ngay. Ông nhà thơ buồn mất mấy hôm khi đêm sau không thấy con bọ cánh cứng bay về đậu ngoài ban công nữa. Nghe ông nhà thơ kể chuyện vậy, nhiều người cũng à lên bảo, thỉnh thoảng hình như họ cũng nhìn thấy con bọ cánh cứng tím biếc mắt trong veo kia đậu ngoài cửa sổ nhà mình nhìn vào. Đăm đắm. Có người lại nhìn thấy nó bay lang thang trên đường đi, ngoài hành lang. Tiếng vo vo vẫn lẩn khuất đâu đó trong tòa nhà…
Ông nhà thơ bỏ công đi khắp các hành lang các tầng, lang thang vào cả các tòa nhà xung quanh, nhưng ông không thấy lại con bọ cánh cứng ấy một lần nào nữa. Ông ấy càng buồn. Dịp gần đây có vẻ thảm hơn. Vẻ buồn thảm cô đơn không che dấu của ông lồ lộ qua anh mắt cử chỉ mỗi khi có người nhắc về con bọ cánh cứng kia. Nhiều cư dân trong tòa nhà lấy làm lạ, chỉ là một con bọ cánh cứng thôi, có nhất thiết phải rầu lòng đến như vậy không? Nhưng ông ấy không để ý đến những lời xì xào, thậm chí còn làm một bài thơ về con bọ cánh cứng ấy. Ông xuống phòng bảo vệ đọc cho tay Sơn nghe:
“Lạc vào ban công nhà tôi
Con bọ cánh cứng tím biếc
Bay về từ giấc mơ xa xôi
Không còn một ô cửa mở
*
Trong thế giới rừng bê tông
Vọng tiếng vật vã đêm đêm ác mộng
Và linh hồn những diệp lục bị giết
Trên hoang tàn mở mắt trước ban mai
*
Con bọ cánh cứng nhìn tôi
Một côn trùng không cánh
Hình như tôi nghe nó khóc
Cho những côn trùng không cánh như tôi
Rồi nói lời giã biệt
Và xòe cánh biếc bay đi
*
Nó bỏ lại tôi
Trong bất tận những cánh rừng vô cảm
Và lúc đó tôi nhận ra
Có một cái cây bê tông
Mang tên họ của mình.”*
Nghe xong bài thơ, tay Sơn đội trưởng bảo vệ không nói gì. Hôm sau hắn lên phố thửa về một cái ban thờ nhỏ, gắn treo vào cột nhà, ngay trên đầu chỗ ngồi trực hàng đêm. Hắn lại sang tận chùa Bút Tháp rước về một bức tượng Quán Thế Âm Bồ Tát, đặt lên. Nhưng không thấy hắn hương khói bao giờ. Ngày nào cũng chỉ cắm lên cái lọ duy nhất trên đó một nhành cây xanh. Hắn nói cây xanh là nơi trú ngụ cho các hồn ma lưu lạc…
10/2022 TTC.
*Thơ Nguyễn Quang Thiều.
Đánh giá
Mục lục bài viết
Duy nhất chỉ có ông nhà thơ hình dong cổ quái như Ngưu Ma Vương, mới về ở trên tầng thứ 26 nói có sự lạ. Nhưng bản thân tay nhà thơ này cũng đã là một sự lạ. Thân hình tầm thước không có gì lạ, nhưng cái đầu to với bộ râu tóc rối bù luôn phất phơ trước gió cũng chưa lạ lắm. Lạ nhất là đôi mắt của ông ta. Thật khó tả. Bởi ít ai dám nhìn thẳng thật lâu vào đôi mắt ấy.
Người gửi / điện thoại
Theo một số thực nghiệm công bố trên các phương tiện truyền thông và ngay cả ông vụ phó An toàn giao thông cũng đã xác nhận thì, rõ ràng là chỉ cần ăn hai quả vải hoặc vài loại hoa quả nào đó là cũng có thể chúng ta đã nạp rượu một cách vô thức vào người. Điều đó đúng hay sai?
Dạ dày (bao tử) có chức năng gì trong cơ thể? Nó là nơi chứa thức ăn sau khi được nghiền nát bằng răng ở miệng rồi nuốt xuống.
Cây ba kích còn có tên gọi là cây ruột gà, bởi rễ củ của nó có hình dáng màu sắc giống như ruột của con gà. Tên khoa học của cây ba kích là: Morinda officinalis. Họ cà phê: Rubiaceae.
Mỹ nhân làng Ngọc 3 (Hết) - Tập truyện Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tập truyện: Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tác giả: Trần Thanh Cảnh
Người đọc: Thủy Tiên
Mỹ nhân làng Ngọc 1 - Tập truyện Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tập truyện: Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tác giả: Trần Thanh Cảnh
Người đọc: Thủy Tiên
Mỹ nhân làng Ngọc 2 - Tập truyện Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tập truyện: Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tác giả: Trần Thanh Cảnh
Người đọc: Thủy Tiên
Bến sông xuân 2 - Tập truyện Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tập truyện: Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tác giả: Trần Thanh Cảnh
Người đọc: Thủy Tiên
Giã bạn - Tập truyện Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tập truyện: Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tác giả: Trần Thanh Cảnh
Người đọc: Thủy Tiên
Chẳng là hôm nọ Cục lưu trữ tỉnh đem về tổ chức ở Trung tâm văn hóa Luy Lâu, bèn xuống xem. Cũng khá bổ ích, đặc biệt cho các cháu học sinh. Giá mà các cô hướng dẫn viên nhấn mạnh cho các cháu vài điểm thôi, thì các cháu sẽ nhớ dễ hơn...
Là tên một loài hoa phổ biến gần như quốc hoa của Ấn Độ. Nhà văn Hồ Anh Thái là người tốt nghiệp Tiến sĩ tại đó, lại có nhiều năm công tác trong đại sứ quán Việt Nam tại Ấn độ. Ông có truyện ngắn rất nổi tiếng"TIẾNG THỞ DÀI QUA RỪNG KIM TƯỚC". Một câu chuyện bi thảm về cuộc đời cô thiếu nữ Nilam: từ một cô gái đẹp thành người đàn bà ma chê quỷ hờn, từ một cô hộ sinh đón trẻ ra đời thành một kẻ giết trẻ em gái sơ sinh.
Nhà văn Trần Thanh Cảnh quê ở Thị trấn Hồ, H.Thuận Thành, T.Bắc Ninh, học hết phổ thông ông vào bộ đội tham gia bảo vệ biên giới phía Bắc, giải ngũ sau chiến tranh ông học Đại học Dược.
Nhân dịp kỷ niệm ngày 20-11 và nhằm phát triển hơn nữa văn hóa đọc tại Học viện Chính trị Công an nhân dân, ngày 19/11/2020, Học viện tổ chức buổi giao lưu, giới thiệu Tác giả - Tác phẩm truyện ký “Người bắt ma”.
Khi viết về các nhân vật lịch sử lừng lẫy đã khẳng định được dấu ấn của mình với tầm vóc khổng lồ như Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, Thống Quốc Thái Sư Trần Thủ Độ, tôi có khá nhiều cảm xúc.