Một con gà trống luộc chín vàng, để nguyên trên mâm, mỏ ngậm một bông hoa hồng, chân cánh được ràng buộc nắn chỉnh sao đó để đến lúc đặt trên mâm, đầu cổ chú gà vươn lên, hai cái cánh giang ra. Và chú gà trống chín vàng béo mẫm như sắp bay lên trong khói hương nghi ngút mờ ảo của một ước mơ hóa kiếp thành công thành phượng…
Đó là câu chuyện truyền kỳ về Đô Thống Thượng Tướng quân Lê Phụng Hiểu, dưới thời nhà Lý. Kể rằng, dưới triều vua Lý Thái Tông nhân người Chiêm Thành hay đem quân quấy nhiễu biên giới phía Nam nước ta, nhà vua Lý Thái Tông bèn điểm quân đi chinh phạt. Lê Phụng Hiểu là võ quan theo nhà vua ra trận làm tướng tiên phong, lập được công to, chiếm kinh thành Phật Thệ, bắt nhiều tù binh, thu nhiều của cải khí giới voi ngựa đem về Đại Việt. Nhà vua thấy Lê Phụng Hiểu công lớn có ý ban tước cắt đất thưởng.
Quê tôi huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh vốn thuộc miền Kinh Bắc xưa, là nơi có truyền thống buôn bán từ lâu đời nên chợ búa khá phát triển. Nhưng không phải làng nào cũng có chợ. Mà trong vùng chỉ có một số nơi thuận tiện đường giao thông, tập trung dân cư đông thì mới mở chợ mà thôi. Chợ quê giống như một cái siêu thị khổng lồ bán tất cả mọi thứ cần dùng cho đời sống: lương thực, thực phẩm, đồ ăn thức đựng, quần áo bút vở, dụng cụ cày cuốc, con giống… thôi thì đủ thứ
Trong dịp cuối năm vừa rồi, khi dịch Covid có hiện tượng tái nổ ra tại các khu công nghiệp của tỉnh Bắc Ninh, tôi đã tới và vào tận trong một số nhà máy công ty tại đó. Do một cơ duyên, tôi đi phát thuốc của các nhà tài trợ cho công nhân trong vùng nguy cơ cao nhiễm bệnh dịch: tặng họ ít vitamin C để uống bổ sung, tăng cường sức đề kháng chống lại sự xâm nhiễm của virus Sars- CoV-2.
(CLO) “Ông có thấy đau đớn và bất công không?” - ông bạn tôi quay sang hỏi điều đó. Hình như sau khoảng thời gian lao đao đóng băng vì dịch bệnh, cuộc sống đang trở lại nhịp thường nhật của nó. Nhưng tôi vẫn nhìn thấy trong ánh mắt của ông bạn tôi những nỗi niềm như là đau đớn...
“Tết xưa theo mẹ sang bà
Tết nay theo đảng con ra chiến trường…”
Đó là hai câu thơ mà mãi sau này khi đổ đốn ra đi viết văn, tôi gặp nhà thơ Nguyễn Bảo Sinh được ông đọc cho nghe. Bài thơ “Tết xưa”. Tôi bỗng nhớ da diết đến cái tết năm xưa trên miền biên viễn. Tết lính. Lính trơn đúng nghĩa. Đói. Rét. Thèm khát đủ thứ. Và mông lung vô định với tương lai. Đó là dịp tết năm mới 1985, đón xuân Ất Sửu. Cái năm mà các nhà gì đó sau này của nước ta, hay gọi là “đêm trước của sự nghiệp đổi mới”. Một cụm từ rất bí hiểm. Đêm trước khi trời sáng, thường rất tối. Tối đen. Tối mò. Người vật, trời đất như trong cõi hỗn mang mờ mờ nhân ảnh…
Một buổi sáng chủ nhật, ông nội Mymy (tên thân mật của bạn Trần Vi Anh, học sinh lớp 2 Trường tiểu học Việt Hưng, Long Biên, Hà Nội) chở bạn ấy sang Hồ Gươm chơi. Hai ông cháu gửi xe ô tô ở giữa phố Lê Thánh Tông rồi đi ra khu phố đi bộ xung quanh bờ hồ gần đó. Phố Lê Thánh Tông thì Mymy biết rồi, bởi ở đây có Trường đại học Dược Hà Nội, nơi ông nội và bố mẹ Mymy đều đã từng học ở đó. Nên trong nhà hay nhắc đến. Và ông vua Lê Thánh Tông hiền đức, Mymy đã đọc được trong truyện tranh lịch sử.
Đó là một câu thơ trong bài “Cảm hoài” của danh tướng Đặng Dung thời hậu Trần, bài thơ duy nhất của ngài để lại cho chúng ta đến ngày nay. Đặng Dung (1373- 1414) quê Can Lộc, Hà Tĩnh. Ông sinh ra lớn lên khi đất nước Đại Việt lúc ấy đã rơi vào tay nhà Minh. Quốc thống bị dứt, đất nước bị chia thành quận huyện nội thuộc triều đình Yên Kinh, nhân dân phải sống trong cảnh lầm than rên xiết dưới ách đô hộ tàn bạo của quân phong kiến phương Bắc: “nướng dân đen trên lửa hung tàn/ vùi con đỏ dưới hầm tai vạ” (Đại Cáo Bình Ngô- Nguyễn Trãi).
Theo biểu đồ xã hội nổi tiếng, "tháp Maslow", miếng ăn ở tầng cuối cùng trong tiến trình phát triển của con người: sự thỏa mãn các nhu cầu sinh lý cơ bản.
Nhưng từ những cái cơ bản như "đủ ăn" đã, rồi con người ta mới tiến dần lên. Vươn đến cái tầng phát triển cao nhất là "nhu cầu thể hiện bản thân". Tôi là ai, tôi là cái gì...cần phải cho thiên hạ biết! Biết rõ mà tâm phục khẩu phục chứ không phải là "chúng mày biết tay ông chưa!".
Trên bình diện chính trị quốc tế, không cần phải nhắc lại tầm quan trọng của Biển Đông làm gì. Trong một số gần đây, tạp chí Đức, Spielgel còn đăng một bài phân tích, nếu trong tương lai gần trên thế giới có nổ ra chiến tranh thế giới thứ 3 thì chiến trường sẽ là vùng Viễn Đông mà Biển Đông của chúng ta sẽ là chiến trường chính. Dĩ nhiên là cuộc đối đầu Trung- Mỹ. Không phải là không có lý...
Hồi tôi đang ở bộ đội, năm 1984. Cả đơn vị nuôi tăng gia được một con lợn ngót tạ. Thủ trưởng nhân dịp gì đấy hạ lệnh mổ thịt cho lính tráng làm bữa ấm chân răng. Vui lắm...
Là con giun đất. Chính xác. Các cụ nhà ta, nhất là cánh nho sĩ, thầy lang xưa có cái "tật" hay gán cho các con vật, đồ vật vốn bình thường dân dã những cái tên "tự" Hán Việt thật kêu, cho sang mồm. Con giun đất, gọi là địa long, nghĩa là rồng đất, quá oai!
CocaCola là một loại nước giải khát phổ biến vào hàng thứ nhất trên toàn thế giới. Và trên thị trường Việt Nam cũng không ngoại lệ. Nhưng thời gian vừa rồi, ở Việt Nam xảy ra một vụ tranh cãi khá nực cười liên quan đến một câu trong slogan quảng cáo của hãng này.
Chuyện bên kè đá - Tập truyện Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tập truyện: Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tác giả: Trần Thanh Cảnh
Người đọc: Thủy Tiên
Vô vi - Tập truyện Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tập truyện: Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tác giả: Trần Thanh Cảnh
Người đọc: Thủy Tiên
Trung đoàn 51 (E51) thành lập ngày 10/4/1968 tại Thái Thụy, Thái Bình giữa lúc cuộc chiến với Mỹ đang ác liệt. Trung đoàn có nhiệm vụ huấn luyện chiến sĩ mới bổ sung cho chiến trường...
Và ngày hôm nay 8/7, tác giả lại dành tình cảm và cảm xúc của mình cho những chữ ký và con dấu nhân dịp ra mắt bộ BOXSET 3 CUỐN SÁCH "Trần Thủ Độ - Trần Quốc Tuấn - Trần Nguyên Hãn". Sau chuỗi ngày nắng nóng gay gắt, Hà Nội hôm nay bỗng mát mẻ lạ thường, cảm tưởng như ông trời cũng thương mến, ủng hộ cho buổi ký tặng
Bạn nào muốn xem Dược sĩ chém về Bảo hiểm Y tế và các vấn đề liên quan trên sóng VOVTV, xin mời...