gif_20210514_210516_1
videotogif_2021.05.14_21.31.52
videotogif_2021.05.14_21.18.27
gif_20210514_210001
TRÂN QUÝ CHÀO ĐÓN QUÝ VỊ ĐỘC GIẢ ĐẾN VỚI WEBSITE CỦA NHÀ VĂN TRẦN THANH CẢNH - KÍNH CHÚC QUÝ ĐỘC GIẢ CÓ NHỮNG GIÂY PHÚT THƯ GIÃN VỚI "NGƯỜI KỂ CHUYỆN KINH BẮC"
fb_img_163796146879720210411_13045820210430_22423320210430_22423320210430_22414520210430_22415520210422_11252420210422_11253620210411_13015820210411_1302135520210411_13052820210411_13041120210411_13044720210430_22421220211031_220453box-01120211113_014855nhavantranthanhcanh20211031_22051320211113_15314020211113_15310720211113_15312320211113_01361920211113_01360720211115_00563820211115_00562220211115_00545220211115_00543920211115_00561020211118_16003120211118_16004320211118_16001820211127_155916fb_img_1637961528075fb_img_163796146879720211127_04202820230108_10282320230108_10314120230108_10275020230108_10273420230108_10270120230420_21381520230420_21373220230420_213717fb_img_1688790633652
fb_img_1637961528075fb_img_163796146879720211127_15591620210411_13054420210411_13024120210411_13025120211031_22051320211031_220453box-011nhavantranthanhcnh5520210411_13021320211113_15314020211113_15310720211113_15312320211113_01361920211113_01360720211115_00563820211115_00562220211115_00554220211115_00552120211115_00545220211118_16001820211118_16003120211118_16004320211115_00563820210411_13054420210411_13024120210411_13025120211127_04202820230108_10282320230108_10314120230108_10275020230108_10270120230108_10273420230420_21374920230420_21373220230420_213815
20211031_22051320210430_22553720210411_13031320210411_13023320210411_13052020210411_13055620210411_13040120210430_22555120211031_22045320210411_13021320210411_130213box-01120211113_01361920211113_15312320211113_15314020211113_01360720211115_00563820211115_00562220211115_00561020211115_00553020211115_00554220211115_00543920211115_00545220211118_16004320211118_16003120211118_160018fb_img_1637961528075fb_img_163796146879720211127_15591620230108_10282320230108_10314120230108_10275020230108_10270120230108_10273420230420_21381520230420_213717fb_img_1688790638910fb_img_1688790636209fb_img_1688790633652

Con gà cúng Tết của cha tôi

cover_fix-01

sapo_ga_tet

Một con gà trống luộc chín vàng, để nguyên trên mâm, mỏ ngậm một bông hoa hồng, chân cánh được ràng buộc nắn chỉnh sao đó để đến lúc đặt trên mâm, đầu cổ chú gà vươn lên, hai cái cánh giang ra. Và chú gà trống chín vàng béo mẫm như sắp bay lên trong khói hương nghi ngút mờ ảo của một ước mơ hóa kiếp thành công thành phượng…

Bởi thế, cha tôi hồi còn sống rất coi trọng việc chọn con gà sẽ mổ thịt cúng Tết. Thường thì trước Tết độ vài tháng, một buổi chiều ông ra vườn vung thóc gọi đàn gà nhà về ăn. Nhà tôi xưa ở quê có vườn khá rộng nên chăn thả được nhiều gà. Lũ gà nghe tiếng chủ gọi: “Bập bập…” là lũ lượt chạy tới ăn. Cha tôi ngắm nghía. Và chọn lấy một con gà trống đẹp mã nhất, to nhất, bắt nhốt vào ngăn chuồng riêng. Từ hôm sau cậu chàng này sẽ không được thả ra nữa. Đây là một con gà trống vừa trổ hết mã, mào cờ đỏ thắm dựng đứng, bộ lông ngũ sắc xanh đỏ tím vàng cùng cái đuôi cong vút đẹp tuyệt. Cha tôi vốn đã thửa một ngăn chuồng bằng tre riêng cho việc này.

con gà cúng Tết
Ảnh minh họa: Internet

Hàng ngày, cậu chàng gà trống này bị nhốt cùng với nước và ngô đỏ, ăn tùy thích chứ không phải tranh cướp nhau như đám ngoài vườn. Thế nhưng, chỉ được vài hôm đầu là chú ta hăng say hưởng thụ những hạt ngô ngon ngọt lành của đất bãi sông Đuống, vài hôm sau cậu chàng bắt đầu chán, chỉ ăn lấy lệ vài hạt, âu ngô thậm chí còn nguyên. Ăn làm sao được khi đám mái tơ đến kỳ chịu sống cứ keng kéc, keng kéc mời chào rộn rã ngoài kia. Cậu sùng sục đi lại, gáy gọi, mổ cửa chuồng ầm ĩ. Vô vọng. Bởi cái ngăn chuồng đó đã được cha tôi kỳ công làm bằng những thanh cật tre ngâm kỹ, vừa dẻo vừa đanh quánh. Nên dù cậu chàng gà trống này vốn là một “hùng kê” có đôi chân dài to khỏe mạnh, đã được cha tôi chọn để tiến cống tổ tiên vào đêm ba mươi, cũng phải chịu thôi.

Cậu chàng bèn dở chứng, bỏ ăn. Bỏ ăn sẽ gầy đi, sao còn làm đồ tiến cúng được nữa? Nhưng không chịu ăn thì ông đã có biện pháp! Thế là ngày hai lần, buổi sáng trước khi đi ra đồng làm và buổi tối chuẩn bị cơm nước, ông bắt đầu quy trình đút cơm cho gà trứ danh của mình: cơm nóng trộn với cám gạo rồi vê thành những viên nhỏ, thuôn dài như ngón tay út. Thêm một bát nước sạch để bên cạnh, để thỉnh thoảng nhúng qua cho tên gà kia dễ nuốt. Ông ôm con gà trống trong lòng, một tay vạch mỏ ra, tay kia đưa viên cơm cám vào mồm. Chàng gà trống chỉ việc nuốt. Và nuốt.

Đến một lúc, đã lửng diều, cậu chàng tỏ ý không muốn nuốt nữa, cha tôi bèn dùng biện pháp mạnh: ông vạch mỏ, đưa thẳng viên cơm cám thơm nức vào họng chú ta, và vuốt! Viên cơm cám đã nhúng nước trơn tuột cứ thế trôi xuống diều. Chả mấy chốc cậu chàng gà đã có một cái diều căng đẫy cơm cám. Và bị đưa trở lại cái căn nhà bất đắc dĩ của mình, nằm nghe lũ gà mái rúc rích ở các ngăn chuồng xung quanh.

Không phải nhà nào cũng kỳ công nuôi nhốt một con gà trống đút bằng cơm cám để thịt cúng Tết như thế. Nhiều nhà trong làng họ chọn cách thiến gà cho nhanh rồi thả nuôi ngoài vườn cùng đám gà mái. Những con gà trống đã biết đạp mái, đã trổ hết mã đẹp mới bị thiến nên vẫn còn nguyên dáng vẻ hùng dũng, nhưng bỗng trở nên nhu mì như gà con chửa ra ràng!

Thật là bi kịch của mấy ả mái tơ vườn nhà khi mà mấy chú chàng gà trống mấy hôm trước còn hung hăng đuổi mái, tranh nhau, đánh nhau loạn xạ khắp vườn, nay bỗng ngoan như cún, chăm chỉ bới đất lật cỏ kiếm con giun con dế, chẳng màng đến sự gì. Mặc kệ luôn cả các ả mái nạ dòng mặt đỏ rưng rức, bạo dạn vè vè lượn sát vào người…

Cha tôi bảo, gà trống không thiến nuôi nhốt lâu như thế, không được chạy nhảy đạp mái ngoài vườn được, nó vẫn giữ được mã đẹp và xương không bị cứng, cặp chân của nó nhắm rượu rất ngon. Quê tôi vẫn có truyền thuyết về món “kê cân” nổi tiếng. Nhưng lúc ấy còn bé, tôi chẳng để ý đến cái chân gà toàn gân xương, gặm chỉ tổ giắt răng. Mà anh em tôi chỉ mơ đến những miếng thịt gà nạc ngọt thỉu, cùng cái lườn da vàng ươm mỡ, cắn vào miệng giòn thơm sần sật kia thôi.

Sau mấy tháng trời chay tịnh trong một chế độ nghiêm ngặt, cậu chàng gà trống của nhà tôi trở nên béo ú, bộ lông càng đẹp mượt hơn, cái mào càng cao và đỏ thắm hơn. Cả khuôn mặt của nó rực lên một màu sung mãn, vẻ sung mãn của một tay gà trống tràn trề sức lực mà không được phục vụ đám mái tơ! Nhưng biết làm sao được, khi nó đã là con gà được cha tôi nhằm để tiến cúng.

Chiều ba mươi Tết, cha tôi bắt nó ra khỏi chuồng. Lúc ấy anh em tôi mới được ngắm kỹ lại dung nhan con gà chuẩn bị cúng đêm ba mươi Tết. Bọn chúng tôi tranh thủ xúm đến vuốt ve. Đẹp mê mẩn. Những cái lông đuôi bảy sắc cầu vồng vươn lên ngạo nghễ, rung rinh. Tôi dự định lát nữa sẽ lấy những cái lông này gắn vào đồng xu để làm cầu chinh đá chơi cùng các bạn. Con gà hầu như không biết giờ tận số của nó đã điểm, vừa được đưa ra khỏi cái chuồng tối tăm chật hẹp sau mấy tháng tù túng, dù chân vẫn bị ràng buộc bởi một sợi dây chắc chắn, nó vươn cổ vỗ phành phạch cặp cánh to rộng, cất tiếng gáy ò ó o hùng tráng!

Ảnh minh họa: Internet

Than ôi, đó lại là tiếng gáy cuối cùng như lời chào đám gà mái đang mải miết bới giun nuôi con ngoài vườn. Bởi cha tôi đã đun sẵn một nồi nước sôi. Ông lấy con dao bổ cau sắc lẻm của mẹ liếc lại vài cái sau đít cái đĩa con để đựng tiết. Ông bảo, cắt tiết các con vật là dao phải thật sắc, sắc đến mức chúng chưa kịp biết đau là gì, đã thăng thiên đi làm kiếp khác.

Những buổi như thế, tôi là con lớn nhất nhà, lại là trai nên thường được ông sai cầm chắc hai chân và túm chặt hai khuỷu cánh của chú gà trống lúc này đang thất sắc vì sợ hãi, kêu không ra tiếng nữa. Ông túm lấy đầu nó, nói thì thầm, như là an ủi hay xin lỗi nữa: “Tao hóa kiếp này cho mày sang kiếp khác, đỡ khổ gà ạ”. Rồi ông đưa dao.

Công đoạn mổ và luộc gà thì tôi không thạo và cũng không tìm hiểu nên không biết. Chẳng biết cha tôi làm sao đó, mà sau khi con gà trống cỡ 4 - 5 ki-lô-gam đã luộc chín vàng ươm, bày lên cái mâm đồng, kèm theo đủ cả lòng gan mề tiết được ông trịnh trọng bê lên ban thờ trông mới đẹp đẽ hùng tráng làm sao. 

Ảnh minh họa: Internet

Tới giao thừa, ông ra rượu, thắp hương lầm rầm khấn vái. Ông cầu cho quốc thái dân an, mọi người no đủ, làng xóm yên vui, anh em tôi khỏe mạnh học hành tiến tới.

Ông cứ đứng yên khấn vái hồi lâu trước ban thờ tổ tiên. Đất trời chuyển mình trong thời khắc giao thừa, tưởng như những lời cầu của ông đã đem mùa xuân về rộn rã ngoài kia…/.

Bài viết cùng tác giả Nhà văn Trần Thanh Cảnh »

 

 

Đánh giá

Con gà cúng Tết của cha tôi

Mục lục bài viết

Một con gà trống luộc chín vàng, để nguyên trên mâm, mỏ ngậm một bông hoa hồng, chân cánh được ràng buộc nắn chỉnh sao đó để đến lúc đặt trên mâm, đầu cổ chú gà vươn lên, hai cái cánh giang ra. Và chú gà trống chín vàng béo mẫm như sắp bay lên trong khói hương nghi ngút mờ ảo của một ước mơ hóa kiếp thành công thành phượng…

188
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
In bài viết
03-02-2022
GIỚI THIỆU SÁCH

GIỚI THIỆU SÁCH

GIỚI THIỆU SÁCH

GIỚI THIỆU SÁCH

GIỚI THIỆU SÁCH

NGƯỜI KỂ CHUYỆN KINH BẮC

  • Chuyện giun sán!

    Hồi tôi đang ở bộ đội, năm 1984.
    Cả đơn vị nuôi tăng gia được một con lợn ngót tạ. Thủ trưởng nhân dịp gì đấy hạ lệnh mổ thịt cho lính tráng làm bữa ấm chân răng. Vui lắm...
    Nhưng ôi thôi, mổ ra, lợn gạo! Những cái nang sán trắng như hạt gạo, đụng lưỡi dao vào nảy tanh tách... Thế là bác sĩ chủ nhiệm quân y ra lệnh đào hố, rắc vôi bột, chôn sâu lèn đất kỹ! Lính tráng tiếc ngom ngóp mà cũng đành đứng nuốt nước bọt khan. Cả vài tháng chưa được miếng tươi nào vào miệng nhưng vẫn tuân lệnh trên chôn kỹ, chứ bố ai dám ăn cái thứ rồi nó thành con sán dây dài cả mét kia vào mồm?
    Lượt xem: 51
  • Có nên dùng cao hổ cốt không?

    Dịp gần đây, có khá nhiều người bạn cả trên mạng lẫn ngoài đời hỏi tôi câu trên. Có lẽ bởi nhiều người biết tôi là dược sỹ, lại có thời gian khá dài làm việc ở miền núi, cũng từng hành nghề nấu cao khá nhiều năm. Nhưng trả lời câu hỏi này qua một vài tin nhắn, không hết lẽ. Còn ngồi nói chuyện cả buổi thì cùng không có thời gian. Nên tôi dành thời gian viết một bài, về cao hổ cốt nói riêng và cao xương các loại động vật nói chung, hy vọng cung cấp thông tin cho mọi người.

    Lượt xem: 55
  • Dùng vitamin C phòng và chữa bệnh cảm cúm.

    Vitamin C là một trong những loại vitamin thiết yếu của cơ thể. Nó có tác dụng chống lão hóa, làm bền thành mạch máu, có chức năng miễn dịch. Đặc biệt, nó tham gia rất nhiều phản ứng duy trì hoạt động sống trong cơ thể con người. Nên nếu thiếu nó, lập tức con người ta sẽ bị mắc một căn bệnh mà tên khoa học gọi là bệnh Scorbut- Scurvy, với các triệu chứng điển hình: chảy máu chân răng, xuất huyết dưới da, dễ nhiễm trùng, trầm cảm...

    Lượt xem: 46
  • Cây thuốc quý của dãy Hoàng Liên Sơn

    Đó chính là cây hoàng liên hay còn gọi là hoàng liên chân gà, vì bộ phận dùng phổ biến của nó là thân rễ xù xì trông giống như chân một con gà! Hoàng liên có tên khoa học là Coptis chinensis Franch (hoặc Coptis quinqesecta Wang), họ Mao lương: Ranunculaceae.

    Lượt xem: 53
  • Bệnh tiểu đường có chữa được khỏi hoàn toàn hay không?

    Hiện nay, bùng nổ quảng cáo về các phương pháp chữa bệnh tiểu đường, các bài thuốc lá, thực phẩm chức năng chữa khỏi bệnh tiểu đường đã khiến không ít bệnh nhân tiền mất, tật mang. Hãy cùng theo dõi cuộc trao đổi với dược sĩ Trần Thanh Cảnh để giải đáp câu hỏi, bệnh tiểu đường có chữa khỏi được hoàn toàn hay không?

    Lượt xem: 65
  • Củ gừng - vị thuốc quý

    Củ gừng là thân rễ của cây gừng, có tên khoa học Zingiber Officinale, họ Gừng: Zingiberaceae. Gừng là loại cây đã được dân ta trồng rất phổ biến từ xa xưa để làm thuốc và gia vị trong nấu ăn.

    Lượt xem: 61
  • Thuốc hạ huyết áp- tại sao phải uống hàng ngày?

    Nhưng trước hết có lẽ ta nên tìm hiểu chút, huyết áp là gì? Huyết áp là áp lực đẩy máu do sức bơm của tim và độ cản của thành mạch. Hay hiểu một cách khác đó chính là áp lực của dòng máu lên thành mạch. Như ta đã biết, hệ tim mạch gồm hai thành phần cơ bản: tim và hệ mạch máu. Tim co bóp tạo ra áp lực đẩy máu lưu thông trong hệ mạch tới các cơ quan trong cơ thể. Mỗi lần tim co bóp lại để tống máu từ tim vào động mạch: áp lực máu tạo ra khi ấy ta gọi là huyết áp tối đa...

    Lượt xem: 84
  • Lại nói về bản lĩnh đàn ông!

    Chả là từ hôm kết thúc bóng đá Euro 2024 đến nay, tôi cực kỳ bận. Bận ăn nhậu! Bởi phàm là cái chuyện bóng đá, đã xem là phải cá cược tí cho nó máu, đỡ buồn ngủ. Bởi bạn bè cũng chỉ là máu mê bóng banh chứ không ai mong dỡ nhà hàng xóm về làm củi, nên thường bọn tôi hay cược chầu nhậu! Ai thua người ấy trả tiền. Thế nên thắng cũng nhậu mà thua cũng càng phải đi nhậu trả nợ nhiều. Dù bây giờ chủ yếu nhậu gần nhà: đi bộ ra nhà hàng! Chỉ có điều dạo này, mấy ông bạn khi nhậu, cứ sau vài chén là bắt đầu nhăn nhó, “dạo này tôi kém quá”, “bản lĩnh đàn ông xuống quá”, “ông xem thế nào, khôi phục bản lĩnh đàn ông cho bọn tôi cái?"

    Lượt xem: 73
  • Cây rau má- vị thuốc tốt, thức ăn ngon.

    Cây rau má (tên khoa học: Centella asiatica, thuộc họ hoa tán) là loài thân thảo mọc hoang dại hầu hết ở khắp nơi trong nước ta và các nước châu Á, Úc…
    Cây này còn có các tên khác như: tích tuyệt thảo, lôi công thảo và liên tiền thảo (vì lá giống như những đồng tiền xếp liền nhau)
    Lượt xem: 63

  • Lại nói về bản lĩnh đàn ông!

    Chả là từ hôm kết thúc bóng đá Euro 2024 đến nay, tôi cực kỳ bận. Bận ăn nhậu! Bởi phàm là cái chuyện bóng đá, đã xem là phải cá cược tí cho nó máu, đỡ buồn ngủ. Bởi bạn bè cũng chỉ là máu mê bóng banh chứ không ai mong dỡ nhà hàng xóm về làm củi, nên thường bọn tôi hay cược chầu nhậu! Ai thua người ấy trả tiền. Thế nên thắng cũng nhậu mà thua cũng càng phải đi nhậu trả nợ nhiều. Dù bây giờ chủ yếu nhậu gần nhà: đi bộ ra nhà hàng! Chỉ có điều dạo này, mấy ông bạn khi nhậu, cứ sau vài chén là bắt đầu nhăn nhó, “dạo này tôi kém quá”, “bản lĩnh đàn ông xuống quá”, “ông xem thế nào, khôi phục bản lĩnh đàn ông cho bọn tôi cái?"

    Lượt xem: 73
  • Đôi điều về thuốc kháng sinh.

    Thật khó mà hình dung ra đời sống con người thời hiện đại lại thiếu thuốc kháng sinh. Thuốc kháng sinh- hay thuốc trụ sinh, tùy từng nơi gọi là một chất chiết xuất từ vi sinh vật hoặc có thể bán tổng hợp: từ cái chất chiết xuất trong công nghệ nuôi cấy vi sinh ra kia, người ta lấy đó là chất gốc rồi gắn thêm vào các chất hóa học khác, cho ra nhiều loại kháng sinh bán tổng hợp khác nhau.

    Lượt xem: 47
  • NÓI THÊM VỀ CHLOROQUINE

    Hydroxychloroquine hoặc Chloroquine sulfat là một loại thuốc chống sốt rét có nhiều tác dụng phụ. Ngày xưa khi ngành Dược còn phân bảng, thì nó được xếp trong nhóm thuốc độc bảng B.

    Lượt xem: 431

  • Tiểu thuyết: QUÁI NHÂN LÀNG NGỌC (phần 7)

    Mạnh Hoạt ở tù ba năm rưỡi, đủ một ngàn hai trăm bảy mươi tám ngày chẵn. Thừa ra nửa ngày, vì án tù của hắn bảy năm, giảm tối đa còn ba năm rưỡi.
  • Tiểu thuyết: QUÁI NHÂN LÀNG NGỌC (phần 6)

    Trong chiến tranh, chỉ cần vài tạ thuốc nổ, vài giây, với vài người, là thổi bay một cây cầu. Nhưng để xây lại được một cây cầu qua sông, người ta phải mất vài năm với hàng ngàn con người lao động miệt mài.
  • Tiểu thuyết: QUÁI NHÂN LÀNG NGỌC (phần 5)

    Mỗi bài thơ của hắn viết ra, cũng dễ dàng như khi hắn làm tình với một em nào đó gặp trên đường lang thang giang hồ vặt. Nhưng với em nào hắn cũng diễn bài mê muội và đắm đuối như thật.
  • Tiểu thuyết: QUÁI NHÂN LÀNG NGỌC (phần 4)

    Dân gian thường hay gọi đó là kẻ ngộ chữ, hay nhẹ hơn, gọi là nghiện chữ. Cái bệnh nghiện chữ ấy đã khiến cho không ít kẻ sĩ nước nam ta từ cổ chí kim thân tàn ma dại.
  • Tiểu thuyết: QUÁI NHÂN LÀNG NGỌC (phần 3)

    Mạnh Hoạt mê đọc sách. Những lúc mẹ đi làm đồng hoặc đi chợ, Hoạt ở nhà chúi đầu vào cái tủ sách to tướng của ông cha để lại mê mải đọc.
  • Tiểu thuyết: QUÁI NHÂN LÀNG NGỌC (phần 2)

    Thời chiến tranh, nay sống mai chết, hôm nay còn ở ngoài Bắc, mai đã vào tít trong Nam. Hôm nay còn đang sống ngoay ngoảy, mai đi ngoài đường,..
  • Tiểu thuyết: QUÁI NHÂN LÀNG NGỌC (phần 1)

    Mạnh Hoạt, người xóm ngõ Ghen, Làng Ngọc. Một tay chơi nức tiếng vùng Kinh Bắc. Biết đủ ngón nghề cầm kỳ thi họa, đẹp giai, hát hay. Hắn lại biết làm cả thơ nữa...

  • Hoa gạo tháng ba (Phần cuối)

    Chiều nay, Giang cũng nói với nàng là hãy đợi. Ngồi bên Giang trên bến sông, nhìn nghiêng qua gương mặt thanh tú đẹp đẽ của Giang, nàng đã thầm thốt lên trong lòng, Giang ơi, nếu anh yêu em đến thế, sao anh không mang em đi cùng ngay tức khắc. Nhưng Giang vẫn nói em hãy chờ anh, hãy chờ, hãy chờ. 
  • Hoa gạo tháng ba (Phần 2)

    Nhìn hai anh em ngồi câu, My đã định ra chơi cùng, nhưng My lại thấy ngại ngần rồi thôi. Ngày My còn bé, Tràng là người đầu tiên khai tâm cho My về chữ quốc ngữ. Mỗi khi My ghép được một từ, Tràng hay xoa đầu khen My giỏi. Hôm Tràng bị quan Tây bắt giải đi, My chạy sang nhà ông lang Khiết, khóc nức nở..
  • Hoa gạo tháng ba (Phần 1)

    Hôm lính trên phủ cùng với chánh tổng Dương Hữu Cầu, mang tú Tràng về nhà ông lang Vương Văn Khiết trả người, mẹ Tràng là bà lang Khiết hoa mắt, cứ tưởng là quan trên nhầm người. Bốn năm đi tù ngoài Côn Đảo đã biến tú Tràng từ một anh học trò xanh mướt, thành ra một người đàn ông rắn rỏi, vạm vỡ, phong trần.
  • BUÔNG (phần tiếp theo của LONG SƠN TỨ TRUYỆN)

    (phần tiếp theo của LONG SƠN TỨ TRUYỆN)Cố trấn tĩnh, tôi lái xe về nhà đón vợ đưa sang bệnh viện cùng con gái. Ngồi ngoài phòng chờ mà tôi cảm thấy như ngồi trên một đống lửa hay là đang bị một đám gai nhọn vây kín quanh người...
  • LONG SƠN TỨ TRUYỆN

    Chả là trường tôi, thường hay cho sinh viên làm khoá luận và thi tốt nghiệp vào mùa hè. Những sinh viên thi không đỗ, nhà trường sẽ tổ chức thi lại vào mùa thu. 
  • Giỗ hậu (Phần 3)

    Chuyện Vũ chồng nàng chết bất đắc kỳ tử ngay khi đang giao hoan, gia đình nhà ông Đồ Lận đổ hết lỗi cho nàng. 
  • Giỗ hậu (Phần 2)

    Cả làng này, chưa thấy ai chiều con gái như ông Lư. Con ông đòi gì thì cho dù nửa đêm gà gáy ông cũng vùng dậy đi kiếm cho bằng được. 

VIDEO PHỎNG VẤN

VIDEO PHỎNG VẤN

  • MÃI MÃI TUỔI 17!

    Trung đoàn 51 (E51) thành lập ngày 10/4/1968 tại Thái Thụy, Thái Bình giữa lúc cuộc chiến với Mỹ đang ác liệt. Trung đoàn có nhiệm vụ huấn luyện chiến sĩ mới bổ sung cho chiến trường...

    Lượt xem: 162
  • MỜI CÁC BẠN SÀI GÒN:

    MỜI CÁC BẠN SÀI GÒN: sáng mai 9h, tới Cà phê Ba Hiền, 54 Nguyễn Văn Công thưởng thức cà phê và chém gió cùng các tao nhân mặc khách về các vấn đề lịch sử Trần triều!
    Như đã hẹn, Trần mỗ tôi đã có mặt tại thành phố.
    Rất mong sáng mai được gặp mặt các bạn!
    Lượt xem: 173
  • NHÀ VĂN TRẦN THANH CẢNH KÝ TẶNG ĐỘC GIẢ

    Và ngày hôm nay 8/7, tác giả lại dành tình cảm và cảm xúc của mình cho những chữ ký và con dấu nhân dịp ra mắt bộ BOXSET 3 CUỐN SÁCH "Trần Thủ Độ - Trần Quốc Tuấn - Trần Nguyên Hãn". Sau chuỗi ngày nắng nóng gay gắt, Hà Nội hôm nay bỗng mát mẻ lạ thường, cảm tưởng như ông trời cũng thương mến, ủng hộ cho buổi ký tặng

    Lượt xem: 305
  • Bảo hiểm Y tế và các vấn đề liên quan trên sóng VOVTV

    Bạn nào muốn xem Dược sĩ chém về Bảo hiểm Y tế và các vấn đề liên quan trên sóng VOVTV, xin mời...

    Lượt xem: 317

  • ANH NHỚ EM

    Công nghệ AI- trí tuệ nhân tạo thật kinh khủng, nó có thể thay thế con ngưòi chăng?
    Có cần ông TTC viết ANH NHỚ EM nữa không?
    Hay ông TTC chỉ cần ra lệnh: viết bài thơ nhớ người yêu, phổ nhạc, rồi hát lên cho ta nghe!
    Lượt xem: 30
  • CẦU DUNG DĂNG DUNG DẺ

    Quê tôi vừa bắc xong cây cầu nữa, qua sông Đuống- sông Thiên Đức. Họ đặt tên là cầu Kinh Dương Vương...
    Nhưng tôi lại gọi là "cầu dung dăng dung dẻ": năm nhịp cầu như đôi trẻ dắt nhau đi chơi xuân...
    Nên thử làm bài thơ về cầu dung dăng dung dẻ, sai bạn AI phổ nhạc và trình diễn, theo dòng dân ca Việt. Các bạn thử nghe xem sao...
    Lượt xem: 29
  • CON ĐƯỜNG HOA

    Là bài thơ in trong cuốn sách đầu tiên của tôi. Tập truyện ĐẠI GIA...
    Nay đem ra sai AI phổ nhạc và trình bày, giọng nữ.
    Mời các bạn thưởng thức!
    Lượt xem: 29

videotogif_2021.05.14_21.18.27
videotogif_2021.05.14_21.34.06
gif_20210514_210001
VIDEO CLIP

20211113_01351520211113_01371320211113_01364420211113_013744nhavantranthanhcanh20211031_22051320211113_01361920211113_15312320211113_15314020211113_01361920211113_01360720211115_00563820211115_00562220211115_00561020211115_00553020211115_00552120211115_00545220211115_00543920211118_16004320211118_16003120211118_160018fb_img_1637961528075fb_img_163796146879720211127_15591620211127_042028
nhavantranthanhcanh20211031_22051320211113_01361920211113_01360720211113_15314020211113_15310720211113_15312320211113_01361920211115_00563820211115_00562220211115_00561020211115_00543920211115_00561020211115_00554220211115_00552120211113_153123fb_img_1637961528075fb_img_163796146879720211127_15591620211127_042028
20211113_014855box-011nhavantranthanhcnh5520211113_01361920211113_15314020211113_15310720211113_15312320211113_01360720211115_00563820211115_00562220211115_00561020211115_00554220211115_00552120211115_00545220211115_005439fb_img_1637961528075fb_img_163796146879720211127_15591620211127_042028
QR truy cập web
nguoikechuyenkinhbac.codeqr

 BẢN QUYỀN THUỘC VỀ NHÀ VĂN TRẦN THANH CẢNH. 

KHÔNG SAO CHÉP KHI CHƯA ĐƯỢC SỰ ĐỒNG Ý CỦA TÁC GIẢ.

 

Lên đầu trang