Một buổi sáng chủ nhật, ông nội Mymy (tên thân mật của bạn Trần Vi Anh, học sinh lớp 2 Trường tiểu học Việt Hưng, Long Biên, Hà Nội) chở bạn ấy sang Hồ Gươm chơi. Hai ông cháu gửi xe ô tô ở giữa phố Lê Thánh Tông rồi đi ra khu phố đi bộ xung quanh bờ hồ gần đó. Phố Lê Thánh Tông thì Mymy biết rồi, bởi ở đây có Trường đại học Dược Hà Nội, nơi ông nội và bố mẹ Mymy đều đã từng học ở đó. Nên trong nhà hay nhắc đến. Và ông vua Lê Thánh Tông hiền đức, Mymy đã đọc được trong truyện tranh lịch sử.
Hai ông cháu thong thả đi trên vỉa hè rộng rãi, ra phía Hồ Gươm. Mymy vừa đi vừa ngắm cảnh. Phố phường ngày chủ nhật vắng vẻ. Người, xe đi lại ít hơn. Bỗng Mymy quay sang hỏi: “Ông ơi, đầu phố bên kia cháu thấy có biển đề tên Phan Huy Chú, mà con chưa biết ông ấy là ai?”
Ông mỉm cười xoa đầu Mymy bảo: “Còn nhiều điều cháu chưa biết, còn nhiều nhân vật lịch sử rất hay của nước mình cháu cần tìm hiểu. Ông sẽ kể dần cho nghe. Hôm nay vừa đi dạo Hồ Gươm, ông vừa kể cho cháu về ông Phan Huy Chú nhé.”
“Vâng ạ.”
“Ông Phan Huy Chú là một nhà bác học nổi tiếng của nước ta, sống từ hồi cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19 cháu ạ. Ông sinh năm 1782 và mất năm 1840. Cách đây trong khoảng hai trăm năm. Ông là người đã viết bộ Bách khoa toàn thư đầu tiên của nước Việt có tên là: LỊCH TRIỀU HIẾN CHƯƠNG LOẠI CHÍ.”
“Ô hay quá. Thế trong bộ sách đó viết những điều gì hả ông?”
“Trong bộ sách đồ sộ đó, cháu sẽ đọc được những ghi chép tỉ mỉ chính xác của ông về địa lý các vùng trên đất nước ta: sông núi, đất đai, cảnh vật. Ông đã ghi lại thân thế sự nghiệp của các vị vua các triều đại đã thay nhau trị vì đất nước ta, kể từ thời Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân, Vua Hùng cho đến triều Nguyễn lúc đó. Đặc biệt ông còn chép công tích của những vị anh hùng các thời đại đã thay nhau lập công với nước như Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Hãn…Trong bộ sách đồ sộ này, ông ấy còn chép lại nhiều việc khác trong đời sống nước ta từ thủa dựng nước đến nay: lễ nghi trong nước, phép tắc học hành thi cử, cách thu thuế của triều đình, cách xây dựng quân đội để bảo vệ tổ quốc. Ông cũng ghi chép lại cả các thành tựu của nền văn học nước nhà từ thủa xa xưa. Và cái cách nước ta ngoại giao với nước ngoài…Rất nhiều điều cháu ạ.”
“Ôi. Nhiều thế thì cháu làm sao đọc hết được ạ?”
Ông cười sảng khoái, dắt tay Mymy băng qua quảng trường nhà hát lớn để sang khu phố đi bộ, vừa nói: “Ông có bảo cháu phải đọc ngay bộ sách đó đâu. Cứ để đó bao giờ lớn lên cháu sẽ đọc để biết cha ông ta xưa như thế nào. Còn bây giờ cháu hãy đọc hết những cuốn sách, truyện tranh của Nhà xuất bản Kim Đồng ông vừa mua về đi đã nhé.”
“Vâng ạ.”
Hai ông cháu đi dạo bên bờ Hồ Gươm. Mùa xuân nên cây cối xanh tươi, hoa lá nở tưng bừng, đẹp tuyệt. Rất đông người các nơi trong thành phố đổ về tản bộ, ngắm cảnh. Thỉnh thoảng lại thấy một tốp xúm quanh cổ vũ những nghệ sĩ đường phố biểu diễn rất nhiều môn nghệ thuật. Mymy thích mê. Nhưng vẫn không quên câu chuyện về ông Phan Huy Chú, nên vừa đi vừa xem vừa nói chuyện.
“Ông ơi, thế ông Phan Huy Chú quê ở đâu vậy?”
“Ông ấy sinh ra ở làng Thụy Khê, xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, xưa là tỉnh Hà Tây nay là Hà Nội cháu ạ. Ông ấy sinh ra trong một gia đình có truyền thống học hành và thi cử đỗ đạt cao. Ông nội của Phan Huy Chú là Tiến sĩ Phan Huy Cận, cha là Phan Huy Ích cũng từng đỗ Tiến sĩ. Còn ông ngoại của Phan Huy Chú là cụ Ngô Thì Sĩ. Thủa ấu thơ, Phan Huy Chú được một người cậu lừng lẫy trong lịch sử là ông Ngô Thì Nhậm dạy dỗ. Dòng họ Ngô của xứ Đoài nổi tiếng không những học hành đỗ đạt cao mà còn lập nên Ngô gia văn phái, để lại cho đời nhiều tác phẩm có giá trị như Hoàng Lê nhất thống chí, mà sau này lớn lên thế nào cháu cũng được học trong nhà trường đấy.”
“Hay quá. Hai nhà nội, ngoại đều học giỏi đỗ cao thế, chắc ông Phan Huy Chú cũng đỗ cao lắm phải không ông?”
“Ồ không, cháu yêu của ta. Ông Phan Huy Chú dù lúc trẻ nổi tiếng học giỏi, nhưng đi thi hai lần chỉ đỗ tú tài thôi. Rồi ông thôi không thi cử gì nữa, ở nhà chuyên tâm nghiên cứu và viết sách. Dù sau này nhà vua biết tiếng cũng mời ông ra làm quan. Nhưng ông không hợp chốn quan trường nên rồi cũng xin về hưu trí sớm. Về để chuyên tâm đọc sách, nghiên cứu thư tịch, viết sách. Ông đã để lại cho đời nhiều tác phẩm có giá trị. Ngoài LỊCH TRIỀU HIẾN CHƯƠNG LOẠI CHÍ- bộ bách khoa toàn thư đầu tiên của nước ta, ông còn có nhiều tác phẩm thơ văn, ghi chép để lại đến ngày nay như: Hoàng Việt dư địa chí, Mai Phong du tây thành dã lục, Hoa thiều ngâm lục, Hoa trình tục ngâm, Hải trình chí lược, Lịch đại điển yếu thông luận…”
“Ông ấy viết được nhiều sách quá. Mà ông ơi, tú tài là gì? Có giỏi hơn tiến sĩ không?”
“Ồ, cháu ơi. Tú tài giống với tốt nghiệp trung học phổ thông bây giờ đó. Xong rồi mới lên cử nhân như là ông và bố mẹ cháu tốt nghiệp đại học. Tiến sĩ cao hơn cử nhân. Nước ta tổ chức thi cử từ thời nhà Lý, cách đây đã hơn ngàn năm. Đã có không biết bao nhiêu ông đỗ tiến sĩ, đến nay không đếm không hết được. Trong số những ông tiến sĩ ấy, chỉ có một số ít để lại cho đời những cuốn sách, tác phẩm thơ văn. Nhưng ông Phan Huy Chú chỉ đỗ tú tài, đã để lại cho nước ta nhiều cuốn sách hay, có giá trị lắm đó cháu.”
“Ông Phan Huy Chú giỏi quá ạ.”
“Ừ, ông ấy là người tài hiếm có của nước Việt ta. Ông ấy là một nhà bác học. Những tác phẩm của ông ấy đến nay vẫn có giá trị, giúp ích cho đời. Người đời bảo ông ấy thực tài. Tài năng của ông ấy là do quá trình tự học, tự đọc sách, tìm hiểu quan sát cuộc sống tích lũy lại mà nên. Ở đời có giỏi hay không là do tự học sau này ở ngoài đời là chính. Không nhất thiết cứ phải đỗ bằng cấp cao mới giỏi.”
“Vâng, cháu hiểu rồi. Đi học là phải biết tự đọc sách. Đi chơi là phải biết quan sát học hỏi mọi thứ ạ.”
“Đúng rồi, cháu ông ngoan lắm. À, mà cháu có biết ông Phan Huy Chú ngoài dân gian gọi là gì không? Bởi dân quanh vùng núi Sài Sơn- còn gọi là núi Thầy. Nên dân vùng ấy gọi là dân kẻ Thầy. Kiểu như ngày xưa dân kinh thành Thăng Long thường gọi là dân kẻ Chợ vậy. Họ gọi là ông Kép Thầy, bởi ông đỗ tú tài hai lần, người kẻ Thầy. Từ kép ở đây nghĩa là hai cháu ạ, cũng như từ đơn, còn có nghĩa là một.”
Vừa lúc hai ông cháu đi đến cổng đền Ngọc Sơn. Ông chỉ cho Mymy nhìn lên ngọn tháp đá ngoài cổng và hỏi: “Cháu biết tên ngọn tháp này chưa?”
“Dạ, thưa ông. Hôm trước đi chơi cùng cả nhà, mẹ cháu có nói đây là ngọn tháp mang tên Tả thanh thiên, như là ngọn bút lông của các cụ xưa đang viết văn thơ lên trời cao vậy.”
“Đúng rồi cháu ạ. Bây giờ còn bé, cháu học cho giỏi, chăm đọc sách. Lớn lên cháu sẽ đi làm, đi nghiên cứu và viết nên những cuốn sách giúp ích cho đời noi gương ông Phan Huy Chú. Những cuốn sách ấy sẽ lưu lại mãi trên bầu trời xanh của nước Việt, cùng với tên tuổi của ông ấy mà cháu vừa nhìn thấy trên đường phố Hà Nội.”
Mymy hân hoan ngước mắt nhìn ông. Rồi nắm chặt tay ông nội kéo nhẹ, bước nhanh về phía cầu Thê Húc, vào đền Ngọc Sơn. Hôm nay Mymy còn muốn rủ ông nội ra mép nước đình Trấn Ba, xem những con sóng Hồ Gươm lăn tăn vỗ thềm. Những con sóng tự ngàn đời lớp trước lớp sau vẫn rì rào vỗ bờ không ngưng nghỉ…
TTC 5/2021.
Đánh giá
Mục lục bài viết
Một buổi sáng chủ nhật, ông nội Mymy (tên thân mật của bạn Trần Vi Anh, học sinh lớp 2 Trường tiểu học Việt Hưng, Long Biên, Hà Nội) chở bạn ấy sang Hồ Gươm chơi. Hai ông cháu gửi xe ô tô ở giữa phố Lê Thánh Tông rồi đi ra khu phố đi bộ xung quanh bờ hồ gần đó. Phố Lê Thánh Tông thì Mymy biết rồi, bởi ở đây có Trường đại học Dược Hà Nội, nơi ông nội và bố mẹ Mymy đều đã từng học ở đó. Nên trong nhà hay nhắc đến. Và ông vua Lê Thánh Tông hiền đức, Mymy đã đọc được trong truyện tranh lịch sử.
Người gửi / điện thoại
Một hôm, tôi tới nhà ông nhà văn nổi tiếng dưới mạn Ngã Tư Sở chơi. Gặp ở đấy hai ẻm ở bển (Mỹ ấy mà- gọi thế cho thời thượng!) về. Một là nghiên cứu sinh văn học Việt. Một là doanh nhân, nghe tiếng tăm ông nhà văn lừng lẫy bèn theo bạn đến chơi. Nói chuyện một hồi, biết tôi là dược sỹ ẻm kia bèn gạ: “Em với anh chắp mối làm ăn đi!”
Tác dụng của nồi nước xông giải cảm ở đây là do tinh dầu các loại. Các tinh dầu bay hơi, trộn lẫn vào nhau hòa trong hơi nước nóng vào cơ thể theo đường hô hấp thở.
Buông - Tập truyện Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tập truyện: Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tác giả: Trần Thanh Cảnh
Người đọc: Thủy Tiên
Rơi tự do - Tập truyện Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tập truyện: Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tác giả: Trần Thanh Cảnh
Người đọc: Thủy Tiên
Mỹ nhân làng Ngọc 1 - Tập truyện Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tập truyện: Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tác giả: Trần Thanh Cảnh
Người đọc: Thủy Tiên
Bến sông xuân 1 - Tập truyện Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tập truyện: Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tác giả: Trần Thanh Cảnh
Người đọc: Thủy Tiên
Trung đoàn 51 (E51) thành lập ngày 10/4/1968 tại Thái Thụy, Thái Bình giữa lúc cuộc chiến với Mỹ đang ác liệt. Trung đoàn có nhiệm vụ huấn luyện chiến sĩ mới bổ sung cho chiến trường...
Và ngày hôm nay 8/7, tác giả lại dành tình cảm và cảm xúc của mình cho những chữ ký và con dấu nhân dịp ra mắt bộ BOXSET 3 CUỐN SÁCH "Trần Thủ Độ - Trần Quốc Tuấn - Trần Nguyên Hãn". Sau chuỗi ngày nắng nóng gay gắt, Hà Nội hôm nay bỗng mát mẻ lạ thường, cảm tưởng như ông trời cũng thương mến, ủng hộ cho buổi ký tặng
Bạn nào muốn xem Dược sĩ chém về Bảo hiểm Y tế và các vấn đề liên quan trên sóng VOVTV, xin mời...