Cứ bình tĩnh mà sống
Dược sĩ nhà văn Trần Thanh Cảnh
Trong dịp cuối năm vừa rồi, khi dịch Covid có hiện tượng tái nổ ra tại các khu công nghiệp của tỉnh Bắc Ninh, tôi đã tới và vào tận trong một số nhà máy công ty tại đó. Do một cơ duyên, tôi đi phát thuốc của các nhà tài trợ cho công nhân trong vùng nguy cơ cao nhiễm bệnh dịch: tặng họ ít vitamin C để uống bổ sung, tăng cường sức đề kháng chống lại sự xâm nhiễm của virus Sars- CoV-2.
Tôi đã đến tận nơi, đã vào tận phân xưởng. Đã trao đổi, trò chuyện với cả quản lý công ty và công nhân của họ. Rồi tôi hỏi han thêm những người chịu trách nhiệm chống dịch nơi đây. Tôi đọc các bài viết đủ kiểu trên các phương tiện truyền thông. Và tôi chợt nhận ra rằng, hình như tất cả chúng ta đang tự vẽ ma nhát mình là chính.
Đành rằng dịch bệnh Covid là hiện hữu, con virus Sars- CoV-2 là nguy hiểm, nhưng nó có đáng sợ đến mức khiến cho cả guồng máy xã hội hầu như tê liệt, chuỗi sản xuất gần như đứt gãy mà hậu quả của nó gây ra cho nền kinh tế chưa biết khi nào mới hồi phục được như hiện nay. Mà soi xét một cách kỹ lưỡng, số người chết vì Covid thực sự đáng tiếc là ít. Rất ít. Vậy thì cái hậu quả chúng ta đang phải đón nhận có đáng không?
Bởi tôi có một ông bạn đã từng làm giám đốc bệnh viện dã chiến to nhất nhì khu vực khi dịch nổ ra, nơi thu dung điều trị cho công nhân các khu công nghiệp chẳng may bị dương tính. Lúc đông tới cả ngàn người. Thế nhưng như ông bạn vẫn cập nhật cho tôi thường xuyên diễn biến tình hình bệnh tật của các công nhân “F0” đó: hầu hết là họ chẳng có triệu chứng gì. Có vài người xổ xít kiểu như cảm cúm, cho uống vài viên thuốc cảm, ít vitamin C rồi khỏi, thế thôi. Toàn công nhân đang lứa tuổi trẻ khỏe nên họ hầu như không hề hấn gì hết. Hết đợt cách ly, xét nghiệm âm tính lại về lao động ầm ầm.
Tôi đã suy nghĩ mãi về thực tế diễn tiến này. Covid là một dịch bệnh đang hiện hữu trên trái đất thật. Nó đã gây ra cho một nhóm dân cư, đặc biệt là những người già trên 65 tuổi và những người bị bệnh lý nền mãn tính nhiều thương vong. Nhưng chúng ta có nên nhìn nhận nó quá khủng khiếp như vừa qua không? Đến mức mà đời sống đóng băng hết cả: phong tỏa chết cứng, rào phố rào làng bịt ngõ, cấm mọi hoạt động kinh tế xã hội bình thường. Ai ở đâu ở đấy. Cách ly triệt để người với người, nhà với nhà, thôn xóm phố phường cách ly nhau, tỉnh huyện ngăn trở cấm nhau qua lại. Đến quốc lộ cũng bị chặt khúc ngăn xe. Thế là hậu quả đến liền: sản xuất đình đốn, lưu thông ách tắc, xã hội trì trệ. Nền kinh tế của cả nước gần như bị đóng băng lại. Thiệt hại khủng khiếp. Những ngày đó, nhìn ra phố ra làng có cảm tưởng như cuộc sống đã bị kéo lùi về những năm thời bao cấp khốn khó. Chỉ mấy tháng dịch mà thành quả xây dựng bao năm nay của chúng ta bị hủy hoại đi không tính đếm nổi. Thế mới biết cuộc đời có một định lý bất biến là: phá bao giờ cũng dễ hơn xây!
Nhưng may mà rốt cuộc chúng ta đã nhận ra sai lầm, là không thể nào chống dịch theo cái phương pháp cũ “zero covid” được. Một khi đã xác định rằng không có cách nào loại bỏ hết virus ra khỏi đời sống con người, thì con người phải chấp nhận sống chung thích ứng với nó mà thôi. Nghị quyết 128 của chính phủ đã ra đời và nhấn mạnh điều này. Đó là một chính sách kịp thời, đúng đắn.
Nhưng từ chính sách đi vào thực tế là cả một quãng đường dài. Phải có một bước chuyển lớn về tư duy nhận thức, bởi nhiều người nhiều ngành nhiều cấp đã quá quen với nếp nghĩ thụ động từ trước, “chống dịch như chống giặc”, “bao vây phong tỏa truy vết dập dịch”… Dịch bệnh Covid chưa từng có tiền lệ, con virus sinh ra dịch bệnh này cũng tinh quái chưa từng có, nó biến đổi có khi hàng ngày để né tránh được những biện pháp của con người nhằm vào chúng. Vậy thì chúng ta cần phải điều chỉnh những cách chống dịch, thích ứng với điều kiện cụ thể. Chúng ta hoàn toàn không thể đóng cửa nhà máy hàng ngàn, hàng chục ngàn công nhân khi xuất hiện virus trong môi trường làm việc được. Người nhiễm virus mà không có triệu chứng gì không thể coi là bệnh nhân, họ có thể sống lao động một cách bình thường. Chúng ta bắt buộc phải chấp nhận virus sẽ lây lan trong toàn bộ cộng đồng dân cư trẻ, khỏe mạnh đang độ tuổi lao động và học tập. Bởi như đã nói ở trên, rõ ràng sự đóng cửa các cơ sở sản xuất kinh doanh sẽ mang lại nhiều hệ lụy khủng khiếp, thậm chí là thiệt hại về nhân mạng do các yếu tố xã hội và bệnh tật khác còn lớn hơn do Covid nhiều lần. Chúng ta cần phải chấp nhận và chung sống cùng Covid. Với một cộng đồng dân cư trẻ khỏe, việc nhiễm Covid lại là một cơ may: những người này sau khi nhiễm, cơ thể sẽ sinh ra một lượng kháng thể dồi dào mạnh mẽ, tạo nên một lá chắn “miễn dịch cộng đồng tự nhiên” rất vững mạnh bảo vệ cho cả những người xung quanh. Vấn đề ở đây là chúng ta cần tổ chức bảo vệ “nhóm yếu thế” đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) định danh: những người cao tuổi từ 65 trở lên, những người có bệnh lý nền ảnh hưởng đến hệ miễn dịch như tiểu đường, tim mạch, ung thư, suy thận, béo phì… Bởi kinh nghiệm lâm sàng trong chống dịch trên thế giới đã cho biết, những đối tượng này một khi bị bệnh sẽ rất dễ dẫn đến trở nặng thậm chí tử vong. Sự quá tải y tế xảy ra tại nhiều nơi trên thế giới, trong tâm dịch hầu như là ở các đối tượng này. Chính vì vậy họ phải được bảo vệ đầu tiên và cẩn trọng. Thật may, giờ chúng ta đã có vaccine, hãy ưu tiên cho đối tượng này trước. Và nữa, giờ đây chúng ta đã có hiểu biết về phác đồ và thuốc men điều trị sớm các triệu chứng gây chết người gây ra bởi Covid. Nên cơn bão chết chóc mang tên “cytokine” cùng hội chứng đông máu, hai nguyên nhân gây chết người hàng đầu với bệnh nhân Covid được khắc chế sớm. Vậy thì bệnh nhân sẽ không bị nặng, không phải vào cấp cứu, không làm quá tải cho các cơ sở y tế. Và khi chúng ta đã biết cách điều trị sớm, những người trẻ chẳng may bị bệnh sẽ nhanh chóng vượt qua căn bệnh này mà hầu như không hề hấn gì đến sức khỏe.
Thế thì tại sao chúng ta phải hạn chế họ học tập, làm việc, vui chơi giải trí? Trường học cần phải được mở lại. Nhà máy công ty phải hoạt động bình thường. Các dịch vụ xã hội cần phải được mở dần ra để cuộc sống của chúng ta bình thường. Hai năm qua đã là quá đủ cho loài người rút ra được thực chất Covid nó là loại dịch bệnh gì, mức độ nguy hiểm đến đâu, khả năng phòng tránh và điều trị bệnh thế nào. Về cơ bản chúng ta đã hiểu. Về cơ bản chúng ta đã nhận thức được rồi đây Covid-19 sẽ trở thành một loại bệnh đặc hữu, ai mắc phải, có triệu chứng thì tới bệnh viện chữa thôi. Bắt buộc phải như vậy. Cũng như mọi người đều phải hiểu vòng đời của mỗi con người luôn tuân theo một quy luật bất biến nữa là: “sinh- lão- bệnh- tử”. Con người ta sinh ra thì sẽ lớn lên trưởng thành rồi già đi. Rồi ai đó cũng phải mắc một thứ bệnh nào đó để mà tử vong lúc hết tuổi trời. Đó là định mệnh. Không ai tránh được. Một khi đã hiểu điều đó tại sao chúng ta cứ phải sợ hãi rúm ró trước những điều hiển nhiên như vậy? Khi mà trốn tránh là vô ích. Vậy thay vì ngồi lo lắng, chúng ta nên “lờ” những tất yếu rồi sẽ đến kia để cứ bình tĩnh mà sống mà đón nhận. Mà làm việc hết mình, mà sống từng phút giây thật có ý nghĩa, chứ đừng ngồi ru rú trong nhà, nhìn ra ngoài cửa mà sợ hãi đủ điều. Mà ngoài trời mùa xuân đã về, chim hót ríu ran, hoa nở tưng bừng, nào ta hãy dẹp những điều phiền muộn năm cũ sang một bên và cùng nhau lao động, sản xuất kinh doanh, vui đón năm mới phát tài phát lộc!
Đánh giá
Mục lục bài viết
Trong dịp cuối năm vừa rồi, khi dịch Covid có hiện tượng tái nổ ra tại các khu công nghiệp của tỉnh Bắc Ninh, tôi đã tới và vào tận trong một số nhà máy công ty tại đó. Do một cơ duyên, tôi đi phát thuốc của các nhà tài trợ cho công nhân trong vùng nguy cơ cao nhiễm bệnh dịch: tặng họ ít vitamin C để uống bổ sung, tăng cường sức đề kháng chống lại sự xâm nhiễm của virus Sars- CoV-2.
Người gửi / điện thoại
Chả là từ hôm kết thúc bóng đá Euro 2024 đến nay, tôi cực kỳ bận. Bận ăn nhậu! Bởi phàm là cái chuyện bóng đá, đã xem là phải cá cược tí cho nó máu, đỡ buồn ngủ. Bởi bạn bè cũng chỉ là máu mê bóng banh chứ không ai mong dỡ nhà hàng xóm về làm củi, nên thường bọn tôi hay cược chầu nhậu! Ai thua người ấy trả tiền. Thế nên thắng cũng nhậu mà thua cũng càng phải đi nhậu trả nợ nhiều. Dù bây giờ chủ yếu nhậu gần nhà: đi bộ ra nhà hàng! Chỉ có điều dạo này, mấy ông bạn khi nhậu, cứ sau vài chén là bắt đầu nhăn nhó, “dạo này tôi kém quá”, “bản lĩnh đàn ông xuống quá”, “ông xem thế nào, khôi phục bản lĩnh đàn ông cho bọn tôi cái?"
CocaCola là một loại nước giải khát phổ biến vào hàng thứ nhất trên toàn thế giới. Và trên thị trường Việt Nam cũng không ngoại lệ. Nhưng thời gian vừa rồi, ở Việt Nam xảy ra một vụ tranh cãi khá nực cười liên quan đến một câu trong slogan quảng cáo của hãng này.
Củ gừng là thân rễ của cây gừng, có tên khoa học Zingiber Officinale, họ Gừng: Zingiberaceae. Gừng là loại cây đã được dân ta trồng rất phổ biến từ xa xưa để làm thuốc và gia vị trong nấu ăn.
Chuyện bên kè đá - Tập truyện Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tập truyện: Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tác giả: Trần Thanh Cảnh
Người đọc: Thủy Tiên
Mỹ nhân làng Ngọc 1 - Tập truyện Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tập truyện: Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tác giả: Trần Thanh Cảnh
Người đọc: Thủy Tiên
Giã bạn - Tập truyện Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tập truyện: Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tác giả: Trần Thanh Cảnh
Người đọc: Thủy Tiên
Trăng máu - Tập truyện Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tập truyện: Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tác giả: Trần Thanh Cảnh
Người đọc: Thủy Tiên
Bến sông xuân 1 - Tập truyện Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tập truyện: Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tác giả: Trần Thanh Cảnh
Người đọc: Thủy Tiên
Trung đoàn 51 (E51) thành lập ngày 10/4/1968 tại Thái Thụy, Thái Bình giữa lúc cuộc chiến với Mỹ đang ác liệt. Trung đoàn có nhiệm vụ huấn luyện chiến sĩ mới bổ sung cho chiến trường...
Và ngày hôm nay 8/7, tác giả lại dành tình cảm và cảm xúc của mình cho những chữ ký và con dấu nhân dịp ra mắt bộ BOXSET 3 CUỐN SÁCH "Trần Thủ Độ - Trần Quốc Tuấn - Trần Nguyên Hãn". Sau chuỗi ngày nắng nóng gay gắt, Hà Nội hôm nay bỗng mát mẻ lạ thường, cảm tưởng như ông trời cũng thương mến, ủng hộ cho buổi ký tặng
Bạn nào muốn xem Dược sĩ chém về Bảo hiểm Y tế và các vấn đề liên quan trên sóng VOVTV, xin mời...