CÁI NGÁCH THẦN THÁNH
Ở trường Đại học Dược Hà Nội xưa, ai đã từng là sinh viên theo học, tôi dám chắc không ai quên được cái ngách đi ra khu giảng đường và phòng thí nghiệm, vườn dược liệu phía sau.
Không bởi tại ngày xưa nó chật chội và tối om om chứ không sáng sủa như bây giờ. Mà hồi ấy, trấn ải xung quanh ngách là những bộ môn "ác liệt" nhất của trường: trên gác là Bộ môn Toán Lý, dưới tầng 1 bên phải là Hóa phân tích, bên trái là Dược lý, Sinh lý giải phẫu...
Bộ môn Toán Lý trường Dược xưa nổi tiếng 'chém' sinh viên không tiếc tay: thi lần đầu tỷ lệ luôn là khoảng 70% out! Còn cái cảnh nợ Toán cao cấp đến tận năm thứ 4- 5 hoặc ra ra trường vẫn phải về thi trả nợ môn mới được lấy bằng là chuyện thường thôi! Vật lý cũng không kém phần long trọng, thi kỳ đầu rụng như sung! Qua được thường chỉ là may mắn. Nhưng môn này thi lần hai thường qua, bởi các thầy cô môn này vốn không ưa nợ nần...
Tầng dưới, Hóa phân tích cũng vậy. Học thì thường thôi, chả thầy cô nào điểm danh hay quát thét gì. Nhưng đến kỳ thi mới biết tay nhau. Thi thực hành còn đỡ, chứ thi lý thuyết làm mấy bài tập hóa phân tích thì thôi rồi là hiểm hóc! Đến nỗi làm xong cũng chẳng dám chắc là đúng hay sai! Lần tôi đi thi, toàn bài khó, dài dã man, gập mặt vào làm xong thì hết giờ, nộp bài cho thầy ra khỏi phòng thi đầu biêng biêng, nghĩ mình trượt...Nhưng thế quái nào tôi làm đúng cả và qua môn khá cao. Còn ở bên kia ngách, bộ môn Dược lý và Giải phẫu sinh lý cùng ngự, sinh viên phải thực tập đó khá nhiều. Hai môn này lý thuyết dễ qua hơn, nhưng thực hành thì out kha khá! Bạn bảo vớ phải bài thử thuốc bằng cách tiêm vào tĩnh mạch đuôi chuột, rồi mới mô tả tác dụng của thuốc thì...có khi chọc nát cả đít con cobay cũng chưa tìm được mạch nói gì quan sát, mô tả...Hôm tôi thi môn này, gắp phải bài thử tác dụng của thuốc mê Chlorofor với chuột. Tôi làm thế quái nào, con chuột xổng mất, chạy tung tăng khắp phòng! Báo hại bao người phải lần mò săn đuổi gần chết mới bắt lại được. Cho vào bình, nhỏ thuốc mê, y chuột chắc vừa chơi trò trốn tìm mệt, lăn quay ra luôn, nằm thẳng đơ, tim ngưng đập, chết rồi! Mà chuột chết thì sinh viên làm bài thi cũng... die! Tôi phát hốt. May có cô kỹ thuật viên phục vụ phòng thí nghiệm thấy thế bảo, bình tĩnh, để cô xoa bóp tim ngoài lồng ngực cho nó, sẽ tỉnh lại! Cô dùng hai ngón tay xoa bóp cho con cobay một hồi, thế mà nó tỉnh lại thật! Thế là tôi qua được môn Dược lý, ơn cô xiết kể. Trần đời tôi chưa thấy một trường hợp nào tương tự, hai ngón tay cô kỹ thuật viên xoa bóp điêu luyện sao đó mà con chuột đang chết lâm sàng, sống lại nhe nhởn mới thần kỳ chứ...
Thế mới biết đời sinh viên đi học đi thi phụ thuộc vô vàn yếu tố, không cứ chỉ là học tốt học chăm đâu. Vào phòng thi nhiều khi không những bạn cứu lại còn cả thầy cứu nữa chứ! Ăn nhau là ở số trời và ăn ở thiện lương(!)hihi...
Rồi vật vã mãi tôi cũng vượt qua được cái ngách thần thánh kia để ra trường. Sau này, mỗi khi có dịp trở lại trường nhìn cái ngách ấy, lòng vẫn rưng rưng nhớ thầy Tố, thầy Tích, thầy Chinh, thầy Thành...những thầy xưa khi học bọn tôi vẫn lén phong 'dũng sĩ'...
Thế nhưng sau này khi ra trường rồi, đi làm trong những môi trường chuyên môn khắc nghiệt, trưởng thành, bỗng nhớ lại các thầy cô nghiêm khắc của Trường Dược Hà Nội với lòng biết ơn: nhờ các thầy cô dạy dỗ chu đáo, cẩn trọng, tỉ mỉ thế nên mình mới được nhiều kiến thức cơ bản, hầu như có thể làm được mọi việc trên cương vị một Dược sĩ.
Năm nay kỷ niệm 60 năm tách Trường Y- Dược Hà Nội thành Đại học Dược Hà Nội và Đại học Y Hà Nội, kỷ niệm 107 năm đào tạo dược sĩ xứ Đông Dương mà dịch dã này, chắc chẳng tụ họp được. Lại không một lần nữa được đi qua cái ngách thần thánh thủa xưa, cái ngách mà từ sinh viên đến thầy cô trong trường đã từng bảo nhau: cứ vượt qua được cái ngách ấy là thành Dược sĩ!
Đánh giá
Mục lục bài viết
Ở trường Đại học Dược Hà Nội xưa, ai đã từng là sinh viên theo học, tôi dám chắc không ai quên được cái ngách đi ra khu giảng đường và phòng thí nghiệm, vườn dược liệu phía sau. Không bởi tại ngày xưa nó chật chội và tối om om chứ không sáng sủa như bây giờ. Mà hồi ấy, trấn ải xung quanh ngách là những bộ môn "ác liệt" nhất của trường: trên gác là Bộ môn Toán Lý, dưới tầng 1 bên phải là Hóa phân tích, bên trái là Dược lý, Sinh lý giải phẫu...
Người gửi / điện thoại
Gọi là kiến ba khoang, vì trên thân của nó có ba khoang màu xanh thẫm, hoặc đen ở đầu, giữa thân và đuôi. Kiến ba khoang có tên khoa học là Paedenus fusipes.
Củ gừng là thân rễ của cây gừng, có tên khoa học Zingiber Officinale, họ Gừng: Zingiberaceae. Gừng là loại cây đã được dân ta trồng rất phổ biến từ xa xưa để làm thuốc và gia vị trong nấu ăn.
Bến sông xuân 2 - Tập truyện Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tập truyện: Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tác giả: Trần Thanh Cảnh
Người đọc: Thủy Tiên
Giáo sư Kê - Tập truyện Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tập truyện: Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tác giả: Trần Thanh Cảnh
Người đọc: Thủy Tiên
Mặt Ma - Tập truyện Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tập truyện: Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tác giả: Trần Thanh Cảnh
Người đọc: Thủy Tiên
Đập lúa đêm trăng - Tập truyện Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tập truyện: Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tác giả: Trần Thanh Cảnh
Người đọc: Thủy Tiên
Mỹ nhân làng Ngọc 1 - Tập truyện Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tập truyện: Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tác giả: Trần Thanh Cảnh
Người đọc: Thủy Tiên
Mỹ nhân làng Ngọc 3 (Hết) - Tập truyện Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tập truyện: Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tác giả: Trần Thanh Cảnh
Người đọc: Thủy Tiên
Trung đoàn 51 (E51) thành lập ngày 10/4/1968 tại Thái Thụy, Thái Bình giữa lúc cuộc chiến với Mỹ đang ác liệt. Trung đoàn có nhiệm vụ huấn luyện chiến sĩ mới bổ sung cho chiến trường...
Và ngày hôm nay 8/7, tác giả lại dành tình cảm và cảm xúc của mình cho những chữ ký và con dấu nhân dịp ra mắt bộ BOXSET 3 CUỐN SÁCH "Trần Thủ Độ - Trần Quốc Tuấn - Trần Nguyên Hãn". Sau chuỗi ngày nắng nóng gay gắt, Hà Nội hôm nay bỗng mát mẻ lạ thường, cảm tưởng như ông trời cũng thương mến, ủng hộ cho buổi ký tặng
Bạn nào muốn xem Dược sĩ chém về Bảo hiểm Y tế và các vấn đề liên quan trên sóng VOVTV, xin mời...