PHIẾM LUẬN:"TỨ TỬ CỦA LÀNG"!
Quan sát xã hội Việt Nam, tôi cho rằng có 4 loại người ảnh hưởng sâu sắc nhất đến sự vận động nội tại, đi lên hay xuống dốc của tình hình đất nước. Những loại người này hợp lại, như một "tứ tử" trong cỗ bài tam cúc, một trò chơi khá phổ biến của người Việt xưa nay. Trò đánh tam cúc.
-Thứ nhất các nhà chính trị: là những người đề ra đường lối xây dựng đất nước, canh tân xã hội, cải tạo con người.
-Thứ hai là các chính khách, những người tổ chức thực hiện các đường lối chính trị bằng các quyết sách kinh bang tế thế cụ thể.
-Thứ ba là một tầng lớp đông đảo hơn, các quan chức nhà nước trong bộ máy công quyền, thừa hành và vận hành các đường lối chính sách trên vào thực tế.
-Thứ tư, là các nhà chuyên môn kỹ trị cần thiết cho đời sống xã hội mọi mặt.
Thật ra, soi chiếu vào lịch sử dân tộc từ xưa tới nay, ta có thể thấy chúng ta không có nhiều nhà chính trị đúng nghĩa, theo đó có thể đề ra chủ thuyết nào đó cho đông đảo dân chúng đi theo. Hầu hết các nhà chính trị của chúng ta không có khả năng 'lập thuyết', mà đều 'cóp nhặt' những hình mẫu lý luận của nước ngoài vào, thêm thắt chỉnh sửa vài thứ, rồi huyên truyền cho dân chúng cả nước, hô hào họ làm theo. Ví như xưa là học theo Khổng Nho, gần đây là chủ nghĩa Tam Dân, rồi Mác Lê...
Từ cái nền chính trị như vậy, sẽ đẻ ra một tầng lớp chính khách có nhiệm vụ 'tổ chức thực hiên, đưa đường lối vào cuộc sống'. Kể gọi họ là chính khách cũng hơi khiên cưỡng, thế nhưng cơ cấu xã hội hiện thời là vậy, nên ta chấp nhận cỡ từ bộ trưởng trở lên, có thể coi là các chính khách được rồi.
Còn tầng lớp quan chức đông đảo, trong các cấp chính quyền, vốn là niềm mơ ước của hầu như đa số dân Việt từ xưa tới nay: học giỏi thi đỗ để được ra làm 'quan', vinh thân phì gia, một người làm quan cả họ được nhờ... Tư duy từ xưa đến nay vậy nên đã góp phần hình thành một 'tập tính' khó bỏ, đó là cứ làm quan, có chút quyền hành là hay 'la liếm', từ của công đến của dân. Khổ thế. Đến nỗi chính người trong cuộc cũng phải than thở: ăn của dân không từ thứ gì...
Tầng lớp thứ tư, ngày xưa trong xã hội nước ta không nhiều lắm. Đến ngày nay xã hội phát triển, nhiều ngành nghề quản lý mới mở ra nên kéo theo sự phát triển của tầng lớp này: họ nằm trong hệ thống, nhưng không phải quan chức, họ làm các công việc chuyên môn thiết yếu. Rất cần thiết để bộ máy xã hội mọi mặt vận hành trơn tru.
Thế nhưng từ tầng lớp làm chuyên môn hiện thời, lớp thứ tư này cũng luôn sẵn sàng tham chính vào bộ máy quan chức, thăng tiến lên. Không ít trường hợp trở thành các chính khách...
Thật ra, sự chuyển hóa trong 'tứ tử' như đề cập cũng là chuyện phù hợp với quy luật vận động của cuộc sống. Chúng ta có thể quan sát và nhìn thấy nhiều ví dụ sinh động. Các thầy thuốc, thầy giáo, kỹ sư... trở thành quan chức khá phổ biến. Gần đây trong xã hội nước ta có một hiện tượng khá phổ biến nữa, đó là sự thăng tiến thần tốc của hàng loạt các 'thái tử', từ trung ương đến địa phương. Nhìn nhận một cách bình tĩnh, hiện tượng này có tính hai mặt: mặt tốt, những 'thái tử' kia đã xuất thân trong gia đình có truyền thống hoạt động chính trị, lại được đào tạo tốt, tham chính chẳng phải có nền tảng tốt sao? Họ không bị câu thúc bởi các vấn đề cơm áo đời thường, sẽ có ý tưởng tiến xa hơn thế hệ trước chăng? Nền chính trị các nước Âu Mỹ cũng có khá nhiều gia đình tham chính nhiều đời đó sao? Thế nhưng ở mặt trái lại, rất có thể các 'thái tử' này mà là những kẻ bất tài vô tướng, chiếm hết cơ hội của người tài trong dân, lại trở thành vật cản tiến bộ xã hội không chừng. Vấn đề gì cũng có hai mặt của nó. Một xã hội lành mạnh phải tạo ra được cơ chế, động lực cho nhân tài xuất thân từ bất kể đâu vươn lên đóng góp cho việc chung. Thế giới người ta đã tổng kết điều này, gói gọn trong mấy chữ TỰ DO, DÂN CHỦ. Đó là những định ước cơ bản. Có tự do dân chủ thật sự, sẽ có những điều văn minh tốt đẹp đến theo. Sự vận động của xã hội sẽ nhanh mạnh hướng về phía hạnh phúc thực sự của con người. Nhưng tiếc một điều, sự vận động trong guồng máy xã hội nước ta hiện thời hầu như trái ngược lại mọi cái định ước của nền văn minh nhân loại, nên nó sinh ra nhiều 'nghiệm kì dị' của bài toán vận động xã hội.
Khi nào chúng ta chấp nhận cái định ước cơ bản kia, và rồi chấp nhận mọi quy luật về cạnh tranh, kiểm soát, khắc chế lẫn nhau của các thiết chế điều hành trong xã hội theo tiêu chí chung mà loài người đã thừa nhận, thì bài toán xã hội mới được giải quyết rốt ráo. Và các 'nghiệm kì dị' mới bị triệt tiêu.
Nhà chính trị sẽ đúng nghĩa là người xây dựng đường lối.
Nhà chính khách sẽ toàn tâm nghĩ ra các quyết sách thực hiện mục tiêu chính trị.
Các quan chức thực thi chức trách hết mình, công tâm. Xã hội công nhận và nuôi nấng họ đầy đủ, chứ không cần phải la liếm bằng cả hai cái mồm như dân gian đàm tiếu.
Còn các nhà chuyên môn, họ sẽ tận tâm làm giỏi việc đúng của mình, mà không cần phải so sánh với người khác.
Và "tứ tử " này nếu tập hợp lại được trong một ván bài định mệnh của dân tộc, sẽ thành đầu tầu kéo nước Việt ra khỏi mớ bùng nhùng hỗn mang hiện nay, tiến nhanh về phía trước.
Nếu chỉ trình làng như một con bài đơn lẻ, thì lụt! Và lụi, như ta đang thấy...
Đánh giá
Mục lục bài viết
Quan sát xã hội Việt Nam, tôi cho rằng có 4 loại người ảnh hưởng sâu sắc nhất đến sự vận động nội tại, đi lên hay xuống dốc của tình hình đất nước. Những loại người này hợp lại, như một "tứ tử" trong cỗ bài tam cúc, một trò chơi khá phổ biến của người Việt xưa nay. Trò đánh tam cúc.
Người gửi / điện thoại
Trong đời sống thì tỏi là một loại gia vị hàng ngày không thể thiếu. Bạn thử tưởng tượng một cách đơn giản, nếu đĩa thịt trâu tươi xào mà thiếu vị tỏi? Ngọn rau lang, rau muống xào hay bát nước chấm chanh ớt mà thiếu tỏi?
Nhân có nhiều bạn nhắn bảo, sao không viết về thuốc- sức khỏe cho mọi người tham khảo? Rằng tôi đã viết nhiều, cả trên báo và Facebook, nay đăng lại liên tục thành "GÓC DƯỢC SỸ", mỗi ngày một bài, cho ai chưa đọc thì đọc...
Căn cứ vào định nghĩa của Tổ chức y tế thế giới WHO, và quy định của Luật Dược hiện hành nước ta. Chúng ta có thể chia thuốc giả thành các loại sau đây để cùng nhau xem xét kỹ lưỡng hệ lụy của loại sản phẩm đặc biệt liên quan đến tính mạng và sức khỏe con người này. Nó gồm năm loại sau đây:
Buông - Tập truyện Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tập truyện: Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tác giả: Trần Thanh Cảnh
Người đọc: Thủy Tiên
Rơi tự do - Tập truyện Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tập truyện: Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tác giả: Trần Thanh Cảnh
Người đọc: Thủy Tiên
Trung đoàn 51 (E51) thành lập ngày 10/4/1968 tại Thái Thụy, Thái Bình giữa lúc cuộc chiến với Mỹ đang ác liệt. Trung đoàn có nhiệm vụ huấn luyện chiến sĩ mới bổ sung cho chiến trường...
Và ngày hôm nay 8/7, tác giả lại dành tình cảm và cảm xúc của mình cho những chữ ký và con dấu nhân dịp ra mắt bộ BOXSET 3 CUỐN SÁCH "Trần Thủ Độ - Trần Quốc Tuấn - Trần Nguyên Hãn". Sau chuỗi ngày nắng nóng gay gắt, Hà Nội hôm nay bỗng mát mẻ lạ thường, cảm tưởng như ông trời cũng thương mến, ủng hộ cho buổi ký tặng
Bạn nào muốn xem Dược sĩ chém về Bảo hiểm Y tế và các vấn đề liên quan trên sóng VOVTV, xin mời...