Khi con người ta bị ốm đau bệnh tật, suy nghĩ đầu tiên thường là hướng đến các thầy thuốc: Mình sẽ đến đâu, gặp ai để chữa bệnh cho mình đây? Nên trong đợt dịch Covid-19 đang diễn ra căng thẳng trên khắp nước ta hiện nay, suy nghĩ về các thầy thuốc như là một cứu cánh đầu tiên cho mình, hầu như hiện hữu ở mọi người, nhất là ở những người đang bị nhiễm virus. Mà rõ ràng trên thực tế các thầy thuốc đã và đang đóng vai trò cực kỳ quan trọng, chủ chốt trong cuộc chiến cam go với con virus quái ác này.
Dịp này, qua các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội và cả sự chứng kiến trực tiếp, chúng ta ai nấy đều thấy sự nỗ lực hy sinh, sự đóng góp vô cùng lớn lao của các bác sĩ, nhân viên y tế vào trong công cuộc dập dịch, cứu chữa bệnh nhân. Có thể nói họ đã quên mình, vì mọi người. Sẵn sàng sinh nghề tử nghiệp.
Ai là người không xót xa nhìn bàn tay, khuôn mặt của các nữ bác sĩ, nhân viên y tế vốn mềm mại xinh đẹp bị nhợt nhạt nhăn nheo đi sau bao ngày đằng đẵng trong găng tay, khẩu trang, kính chắn. Rồi còn tầng lớp những bộ quần áo bảo hộ kín bưng phải khoác lên mình giữa ngày hè nóng bức, nóng đến độ nhiều người trong số họ đã ngã vật ra vì mất nước, kiệt sức.
Nhưng mặc kệ, hàng đoàn thầy thuốc vẫn xông pha hết miền Bắc, đến miền Trung rồi lại miền Nam, cứ nơi nào có dịch họ lại lên đường, vào thẳng tâm dịch đối diện với những kẻ thù nhỏ bé hầu như vô hình nhưng lại vô cùng nguy hiểm. Những con virus quái ác đó luôn rình rập họ chỉ sơ hở, nhãng ý một chút là tấn công ngay lại các thầy thuốc.
Đối diện với hiểm nguy thường trực, phải xa gia đình, vợ chồng con cái chia ly, người thân cả tháng ròng, vài tháng ròng không được gặp, lấy bệnh viện phòng cấp cứu làm nhà, bị công việc cuốn vào cái guồng quay khủng khiếp… Thế nhưng hầu như không có một lời than vãn, họ vẫn tận hiến trí tuệ và sức lực cho việc cứu chữa bệnh nhân. Chỉ một lòng canh cánh, cứu được nhiều bệnh nhân hơn nữa thoát khỏi bàn tay tử thần. Đó là thiên chức cũng là tâm nguyện cao cả của họ.
Những người đi theo ngành y, thực sự phải xác định đó là thiên chức của mình. Và tâm nguyện chữa bệnh cứu người luôn được xác định là lẽ sống của mình. Nên chính vì thế mà trong đợt dịch này, họ đều không ngần ngại và không thấy bất kỳ một ai từ chối vào vùng dịch hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân, dù biết có thể nhiễm bệnh thậm chí hy sinh thân mình. Đặc biệt là trong đợt bùng phát hiện nay của chủng Delta, một chủng virus mới lây lan nhanh, độc lực cao. Nó khiến cho rất nhiều bệnh nhân đã bỏ mạng.
Hơn thế, nó cũng đã gây tổn thất nặng cho ngay chính các thầy thuốc. Tại Ấn Độ có ngày cao điểm đã mất hàng chục bác sĩ, tại Indonesia có tháng theo thống kê là 114 bác sĩ đã hy sinh. Tại Việt Nam ta, đến nay đã có 3 bác sĩ, điều dưỡng viên bỏ mình trong cơn dịch giã. Đặc biệt sự hy sinh của nữ điều dưỡng viên Nguyễn Thùy Trinh khi đang mang thai ở Bình Dương khiến cho chúng ta sẽ còn đau đớn day dứt khôn nguôi…
Nhân dân cả nước chúng ta đều đau đớn, nhưng rất tự hào và mãi ghi nhớ sự hy sinh cao cả của họ. Họ là những liệt sĩ, những anh hùng đã vì nhân dân mà hy sinh thân mình. Nhân dân và nhà nước cần có những sự tri ân tưởng thưởng xứng đáng.
Như đã từng nói con virus Sars-CoV-2 sinh ra dịch viêm đường hô hấp cấp lần này là một chủng virus hoàn toàn mới. Nó tai ác ở chỗ, dường như đây là phiên bản virus kế thừa được tất cả những ác độc của các loại virus đã từng gây bệnh viêm đường hô hấp cho loài người gần đây như Sars, Mers. Trải qua thời gian biến đổi và thích nghi, nó trở nên cực kỳ khó không chế. Vaccine, thuốc, phương pháp điều trị, tất cả đều đang ở giai đoạn thử nghiệm, hoàn chỉnh. Các vũ khí đặc hiệu để chống lại kẻ thù của loài người này hầu như chưa có.
Chính vì vậy cuộc chiến của loài người chống lại dịch Covid-19 mà tiên phong là các thầy thuốc mới càng cam go, nguy hiểm làm sao. Đã hơn một ngàn thầy thuốc, nhân viên y tế của nước ta bị nhiễm bệnh. Chỉ hy vọng rằng họ sẽ được các đồng nghiệp của mình bảo vệ chữa trị ở mức cao nhất để chóng lành bệnh, trở lại đội ngũ. Họ phải được bảo vệ tối đa, bởi họ là những người tiên phong trong trận chiến này và cũng là phòng tuyến cuối cùng cho chúng ta neo hy vọng khi cơn dịch giã này hiện vẫn chưa biết điểm dừng ở đâu.
Các y bác sĩ phải được bảo vệ tối đa, bởi họ là những người tiên phong trong trận chiến này và cũng là phòng tuyến cuối cùng cho chúng ta neo hy vọng khi cơn dịch giã này hiện vẫn chưa biết điểm dừng ở đâu. (Ảnh sưu tầm)
Covid không loại trừ bất cứ ai. Bất cứ người nào, thành phần nào, tại thời điểm không ngờ nào đó đều có thể bị virus tấn công. Bị nhiễm. Thành bệnh nhân, F0, F1…
Với chủng Delta hiện nay, kể cả khi chúng ta đã tiêm đủ hai mũi vaccine vào cơ thể thì khả năng bị nhiễm bệnh vẫn cao. Chúng ta đang chỉ hy vọng vào các con số thông kê để kết luận rằng, với những người đã tiêm vaccine nếu có bị nhiễm bệnh, các triệu chứng cũng nhẹ nhàng đi và nguy cơ tử vong giảm hẳn. Nhưng như thế cũng có thể nói rằng, hiệu lực bảo vệ của vaccine trước sự tấn công của virus chưa đạt được kỳ vọng như mong đợi. Vậy thì chúng ta phải làm thế nào đây?
Nghiên cứu kỹ các số liệu về bệnh nhân Covid, chúng ta thấy rằng có đến khoảng 80% số người được xác định dương tính với virus Sars-CoV-2 nhưng không có triệu chứng gì, nghĩa là họ không chuyển thành bệnh nhân. Còn trong số 20% là bệnh nhân kia, một số khá lớn có triệu chứng nhẹ rồi hầu như là tự khỏi. Số bị bệnh nặng, phải điều trị tích cực thậm chí dẫn đến tử vong là khoảng vài phần trăm. Những điều đó có thể cho chúng ta kết luận: việc chống chọi với virus dựa phần lớn vào sức đề kháng tự thân của từng người. Mà sức đề kháng, mỗi người chúng ta đều có thể tự điều chỉnh được.
Nâng cao sức đề kháng của cơ thể là một thuật ngữ y học thường thức rất quen thuộc, và là lời khuyên hầu như đầu tiên của các thầy thuốc với các bệnh nhân của mình. Để thực hiện điều đó thực ra cũng không khó khăn lắm, kể cả trong điều kiện dịch bệnh phong tỏa hiện nay. Một lối sống sinh hoạt điều độ lành mạnh và luyện tập vừa phải là điều trước tiên. Một chế độ ăn đầy đủ các thành phần cơ bản như Protid, Lipid, Glucid (thịt, mỡ, tinh bột) cùng rau quả.
Và trong lúc dịch bệnh đang hoành hành, ta có thể mua thêm vitamin C, một loại vitamin cực kỳ quan trọng cho hệ miễn dịch cơ thể để bổ sung hàng ngày khoảng 1000mg với người lớn, 200mg đến 500mg với trẻ em. Ta có thể mua loại thuốc bổ viên là hỗn hợp các loại vitamin và khoáng chất vốn bày bán rất nhiều trong các nhà thuốc để uống bổ sung các vitamin và khoáng chất khác, đặc biệt chú ý đến vitamin D3 và kẽm (Zn). Chỉ cần như vậy, chúng ta sẽ nâng cao sức đề kháng của cơ thể mình lên rõ rệt. Sức đề kháng của mỗi cá nhân trước bệnh dịch sẽ tổng hòa vào thành “sức đề kháng quốc gia”.
Mỗi cá nhân khỏe thì cả nước khỏe. Sức đề kháng của từng cá nhân trong cộng đồng tốt sẽ hình thành nên một bức tường “miễn dịch cộng đồng tự nhiên” bảo vệ tất cả. Điều đó sẽ lập thành bức tường phòng vệ vững chắc trước virus gây dịch Covid-19 hiện nay nói riêng và các loại dịch bệnh khác nói chung. Nên cùng với việc nâng cao sức đề kháng tự thân, chúng ta cùng thực hiện nghiêm túc 5K và phổ cập vaccine thì, tin chắc con virus quái ác kia sẽ không đe dọa được nữa. Và cuộc sống của chúng ta sẽ nhanh chóng trở lại bình thường./.
Đánh giá
Mục lục bài viết
Khi con người ta bị ốm đau bệnh tật, suy nghĩ đầu tiên thường là hướng đến các thầy thuốc: Mình sẽ đến đâu, gặp ai để chữa bệnh cho mình đây? Nên trong đợt dịch Covid-19 đang diễn ra căng thẳng trên khắp nước ta hiện nay, suy nghĩ về các thầy thuốc như là một cứu cánh đầu tiên cho mình, hầu như hiện hữu ở mọi người, nhất là ở những người đang bị nhiễm virus...
Người gửi / điện thoại
Hồi tôi đang ở bộ đội, năm 1984. Cả đơn vị nuôi tăng gia được một con lợn ngót tạ. Thủ trưởng nhân dịp gì đấy hạ lệnh mổ thịt cho lính tráng làm bữa ấm chân răng. Vui lắm...
Đó là những loại thuốc của nền y học dân tộc phương Đông. Ở đó các loại dược liệu thường được thái lát rồi sao tẩm, chia thành các gói, đem sắc uống.
Về tình trạng hiện nay ở một số nơi trên nước ta, nhiều người đã được tiêm vaccine mũi 1 là moderna, đến kỳ tiêm mũi 2 nhưng không có moderna nữa. Vậy phải làm sao?
Mỹ nhân làng Ngọc 3 (Hết) - Tập truyện Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tập truyện: Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tác giả: Trần Thanh Cảnh
Người đọc: Thủy Tiên
Mỹ nhân làng Ngọc 1 - Tập truyện Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tập truyện: Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tác giả: Trần Thanh Cảnh
Người đọc: Thủy Tiên
Chuyện bên kè đá - Tập truyện Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tập truyện: Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tác giả: Trần Thanh Cảnh
Người đọc: Thủy Tiên
Vô vi - Tập truyện Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tập truyện: Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tác giả: Trần Thanh Cảnh
Người đọc: Thủy Tiên
Bến sông xuân 1 - Tập truyện Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tập truyện: Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tác giả: Trần Thanh Cảnh
Người đọc: Thủy Tiên
Trung đoàn 51 (E51) thành lập ngày 10/4/1968 tại Thái Thụy, Thái Bình giữa lúc cuộc chiến với Mỹ đang ác liệt. Trung đoàn có nhiệm vụ huấn luyện chiến sĩ mới bổ sung cho chiến trường...
Và ngày hôm nay 8/7, tác giả lại dành tình cảm và cảm xúc của mình cho những chữ ký và con dấu nhân dịp ra mắt bộ BOXSET 3 CUỐN SÁCH "Trần Thủ Độ - Trần Quốc Tuấn - Trần Nguyên Hãn". Sau chuỗi ngày nắng nóng gay gắt, Hà Nội hôm nay bỗng mát mẻ lạ thường, cảm tưởng như ông trời cũng thương mến, ủng hộ cho buổi ký tặng
Bạn nào muốn xem Dược sĩ chém về Bảo hiểm Y tế và các vấn đề liên quan trên sóng VOVTV, xin mời...