gif_20210514_210516_1
videotogif_2021.05.14_21.31.52
videotogif_2021.05.14_21.18.27
gif_20210514_210001
TRÂN QUÝ CHÀO ĐÓN QUÝ VỊ ĐỘC GIẢ ĐẾN VỚI WEBSITE CỦA NHÀ VĂN TRẦN THANH CẢNH - KÍNH CHÚC QUÝ ĐỘC GIẢ CÓ NHỮNG GIÂY PHÚT THƯ GIÃN VỚI "NGƯỜI KỂ CHUYỆN KINH BẮC"
fb_img_163796146879720210411_13045820210430_22423320210430_22423320210430_22414520210430_22415520210422_11252420210422_11253620210411_13015820210411_1302135520210411_13052820210411_13041120210411_13044720210430_22421220211031_220453box-01120211113_014855nhavantranthanhcanh20211031_22051320211113_15314020211113_15310720211113_15312320211113_01361920211113_01360720211115_00563820211115_00562220211115_00545220211115_00543920211115_00561020211118_16003120211118_16004320211118_16001820211127_155916fb_img_1637961528075fb_img_163796146879720211127_04202820230108_10282320230108_10314120230108_10275020230108_10273420230108_10270120230420_21381520230420_21373220230420_213717fb_img_1688790633652
fb_img_1637961528075fb_img_163796146879720211127_15591620210411_13054420210411_13024120210411_13025120211031_22051320211031_220453box-011nhavantranthanhcnh5520210411_13021320211113_15314020211113_15310720211113_15312320211113_01361920211113_01360720211115_00563820211115_00562220211115_00554220211115_00552120211115_00545220211118_16001820211118_16003120211118_16004320211115_00563820210411_13054420210411_13024120210411_13025120211127_04202820230108_10282320230108_10314120230108_10275020230108_10270120230108_10273420230420_21374920230420_21373220230420_213815
20211031_22051320210430_22553720210411_13031320210411_13023320210411_13052020210411_13055620210411_13040120210430_22555120211031_22045320210411_13021320210411_130213box-01120211113_01361920211113_15312320211113_15314020211113_01360720211115_00563820211115_00562220211115_00561020211115_00553020211115_00554220211115_00543920211115_00545220211118_16004320211118_16003120211118_160018fb_img_1637961528075fb_img_163796146879720211127_15591620230108_10282320230108_10314120230108_10275020230108_10270120230108_10273420230420_21381520230420_213717fb_img_1688790638910fb_img_1688790636209fb_img_1688790633652

Nhân sinh thất thập cổ lai hy”: Câu chuyện về tiếp biến ngôn ngữ văn hóa

Người Việt chúng ta thường dịch và hiểu câu “Nhân sinh thất thập cổ lai hy” ra là: Người sống đến bảy mươi tuổi xưa nay hiếm. Nhưng ít người hiểu xuất xứ và ngữ cảnh của câu đó. Thật ra câu này có từ lâu, xuất phát từ Trung Quốc. 

Đầu tiên là trong tự bạch của Khổng Khâu: “Ngô thập hữu ngũ nhi chi vu học, tam thập nhi lập, tứ thập nhi bất hoặc, ngũ thập tri thiên mệnh, lục thập nhi nhĩ thuận, thất thập nhi tòng tâm sở dục bất du củ”. Nghĩa là: Ta 15 tuổi để tâm trí vào việc học hành, 30 tuổi có thể tự lập được, 40 tuổi đủ thấu hiểu để không lắm nghi ngờ, 50 tuổi biết được cái mệnh trời là như thế nào, 60 tuổi là nghe thông phải trái, 70 tuổi thì theo lòng của mình mà hành động mà không vượt khỏi cái khuôn khổ của chân lý.

Câu “Nhân sinh thất thập cổ lai hy” xuất hiện đầu tiên là trong tự bạch của Khổng Khâu. Ảnh: Internet

Sau này đến đời Đường, nhà thơ vĩ đại Đỗ Phủ, trong bài thơ “Khúc giang đầu - kỳ nhị”, một đoản khúc tự bạch lừng danh về thú mê rượu chè say sưa đến mức, cứ ở triều ra là ngài cởi áo của mình gán lấy rượu uống cũng đã viết: “Nhân sinh thất thập cổ lai hy”. Thật ra thì nhà thơ cũng chỉ hầu như định tự bào chữa cho mình là, từ xưa đến nay có mấy người sống được đến 70 đâu, nên ta cứ say sưa thoải mái, hết tiền thì đã có áo vua ban!

Cả hai ông, Khổng Khâu và Đỗ Phủ, đều có ảnh hưởng lớn đến văn hóa, đời sống của nước ta. Bởi nguyên xưa khi chưa có chữ quốc ngữ, chúng ta sử dụng Hán văn. Nên hầu như mọi tác phẩm của Khổng Khâu vốn được coi là “sách thánh hiền” và thơ văn đời Đường của các tác gia lừng danh như: Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị, Lý Bạch..., cánh nho sĩ nước Nam khi ấy đều khá làu thông, ngâm vịnh. Và từ trong trang sách của học trò, của các nhà nho thầy đồ, những tầm chương trích cú kia bắt đầu đi vào cuộc sống. 

Mới đầu tôi đồ, nó cũng chỉ là câu chuyện bên bàn trà, mâm rượu của cánh gọi là “trí thức” - những người biết chữ, trong xã hội lúc đó. Nhưng trải qua năm tháng truyền khẩu vào trong dân gian, nó bỗng trở thành như là một chân lý, lẽ sống lúc nào không biết. Đến mức người dân hầu hết không biết chữ khi xưa đều coi câu “Tuổi bảy mươi xưa nay hiếm” là một điều hiển nhiên. Hiển nhiên bởi họ soi chiếu vào thực tế cuộc đời, quả khi xưa, tuổi thọ của người dân rất thấp, người nào sống được đến năm bảy mươi tuổi thì đó là một điều gì đó kỳ vĩ! Bởi hiếm nên quý. 

Sau đến đời Đường, xuất hiện trong bài thơ “Khúc giang đầu - kỳ nhị” của nhà thơ Đỗ Phủ. Ảnh: Internet

Nên, dần hình thành một thông lệ là, ai trong làng sống đến năm bảy mươi tuổi, được coi là đại thọ. Ra chốn đình chung sẽ được mời ngồi chiếu trên. Có thể phán bảo răn dạy. Có thể làm gì đó tùy ý. Những cái sự như động thổ xây nhà cất nóc... là cụ bảy mươi có thể nhúng tay làm vào bất cứ ngày nào, giờ nào mà không sợ phạm phải ngày xấu hay giờ xấu. Bởi người ta cho rằng, người sống đến tuổi bảy mươi là sánh ngang với quỷ thần. Quỷ thần cũng phải nể sợ nên các cụ “thất thập” cứ tự do làm gì mình muốn mà không sợ ai trách phạt!

Thế mới biết cái sự tiếp biến văn hóa ngôn ngữ, từ sách vở trường lớp nó đi vào đời sống thật lạ lùng. Mới đầu chỉ là tự bạch của ông trí thức Khổng Khâu, sau hơn bảy mươi năm sống cuộc đời (thọ 72 tuổi). Và cái sự ngông thường thấy của một ông nhà thơ, Đỗ Phủ mê rượu. Trong cơn thăng hoa của rượu, của sông nước, của phong cảnh hữu tình hoa thơm bướm lượn mà viết ra những lời như là tự bạch, tự bào chữa rằng, đời người có mấy ai sống được đến tuổi bảy mươi đâu mà lo, cứ rượu tràn cung mây cho đã đời đi... Và nhà thơ đã từ trần ở tuổi 58.

Thế nhưng những lời tự bạch mang nhiều tính chất cá nhân của hai bậc danh nho đất Trung Nguyên, sang đến Việt Nam, về làng xóm lại thành ra như chân lý, lẽ sống, thậm chí là đạo đức: Rất kính trọng những người sống thọ trên 70 tuổi! Kính trọng người cao tuổi đã thành ra như một chuẩn mực đạo đức của con người trong xã hội Việt Nam xưa. Thậm chí, dân ta còn lưu truyền một câu nữa như sau: “Yêu trẻ trẻ đến nhà, kính già già để tuổi cho”, cũng thể hiện cái sự kính trọng những người cao tuổi. 

Trong con mắt của người Việt, những người đã sống qua 70 năm cuộc đời là những người đã trải đủ hỷ nộ ái ố, đã biết lẽ nhân sinh, đã thấu hiểu vận trời cơ nước. Những con người đó như một pho sử sống của làng xã, kho kinh nghiệm của việc nông tang đời sống. Họ là trí khôn của làng. Thế nên họ phải được kính trọng nâng niu. Thì đến cả quỷ thần vốn hai vai chứng giám mọi việc từ âm phần đến dương gian còn phải kính nể kia mà?... 

Nhưng trong xã hội ngày nay hình như mọi giá trị xưa cũ đã bị đảo lộn. Trẻ chả kính già. Còn tuổi cao bây giờ cũng không chắc đã đồng nghĩa với cái gọi là “đức cao vọng trọng”! Nên có phải vì thế mà bây giờ có những người cư xử với người già thô bạo, nhẫn tâm không?

Trở lại câu chuyện về tiếp biến ngôn ngữ văn hóa qua một mệnh đề, gần như là một thành ngữ kia, ta có thể thấy rõ sự kỳ lạ của cuộc sống. Nó tiếp nhận và biến đổi mọi thứ nhiều khi xa, rất xa những cái ngữ nghĩa ban đầu. Bởi cuộc sống vốn là một dòng chảy, ngôn ngữ văn hóa cũng là một phần của cuộc sống nên nó cũng vận động, biến đổi theo, hòa theo dòng chảy cuộc đời. Chảy từ bến bờ của nhận thức này đến dòng sông nhận thức khác. Không bao giờ đóng khung ở một cái gì bất định chu toàn hay vĩnh cửu muôn năm. Đó chính là sự thần kỳ duy nhất của đời sống con người trên trái đất này: Đời sống xã hội, với sự luôn luôn tiếp nhận các giá trị khác biệt và biến đổi các giá trị cũ thành các giá trị nhận thức mới làm giàu cho đời sống tinh thần của loài người. 

Đánh giá

Nhân sinh thất thập cổ lai hy”: Câu chuyện về tiếp biến ngôn ngữ văn hóa

Mục lục bài viết

Đời sống xã hội, với sự luôn luôn tiếp nhận các giá trị khác biệt và biến đổi các giá trị cũ thành các giá trị nhận thức mới làm giàu cho đời sống tinh thần của loài người.

394
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
02-04-2021
GIỚI THIỆU SÁCH

GIỚI THIỆU SÁCH

GIỚI THIỆU SÁCH

GIỚI THIỆU SÁCH

GIỚI THIỆU SÁCH

NGƯỜI KỂ CHUYỆN KINH BẮC

  • KHÁNG KHÁNG SINH

    Kể từ khi tìm ra kháng sinh (1928), với việc quý ngài Alexander Fleming chiết suất được Penicillin, nền y học của nhân loại đã có một bước nhảy khổng lồ. Rất nhiều căn bệnh nan y, gây chết người trước kia đã được giải quyết. Tuổi thọ và chất lượng cuộc sống loài người đã tăng lên rõ rệt. Kháng sinh trở thành một loại thuốc thiết yếu, không thể thiếu của y khoa hiện nay...

    Lượt xem: 1139
  • NAN ĐỀ CỦA THỜI HIỆN ĐẠI

    Thực ra thì không phải đến thời hiện đại mới có bệnh đái tháo đường, mà căn bệnh này đã được y văn cổ đề cập đến từ lâu. Các sách “Hoàng đế nội kinh” hay “Hải Thượng y tông tâm lĩnh” đều đề cập đến chứng “tiêu khát”, một biểu hiện lâm sàng rõ rệt nhất của căn bệnh này. Nhưng chỉ đến thời hiện đại, có thể do thay đổi môi trường sống, do cường độ làm việc, lối sống sinh hoạt…, căn bệnh đái tháo đường dường như mới bùng phát dữ dội.

    Lượt xem: 664
  • Những lưu ý khi tiêm vaccine Covid-19 với bệnh nhân tiểu đường, tăng huyết áp…

    Vài lời mở đầu: Tôi là một dược sĩ và là một nhà văn, trong cả hai vai trò rõ ràng tôi phải quan tâm đến đại dịch Covid-19 đang diễn ra trên đất nước ta và cả thế giới. Sự quan tâm của tôi đến thế nào, bạn có thể tìm hiểu các bài viết của tôi trên báo chí, facebook kể từ khi dịch nổ ra bên Vũ Hán, Trung Quốc cho đến nay sẽ rõ.

    Lượt xem: 947
  • LƯU Ý KHI DÙNG THUỐC HO

    Đặc biệt là khi bị nhiễm virus gây covid. Thường thì có đến 80% số ca dương tính không xuất hiện triệu chứng gì. Không phát thành bệnh. Nhưng nếu phát thành bệnh sẽ có các triệu chứng điển hình: sốt, đau họng, ho, đau mình mẩy, khó thở, mất khứu giác...

    Lượt xem: 4601
  • QUAN ĐIỂM CỦA TÔI

    Về tình trạng hiện nay ở một số nơi trên nước ta, nhiều người đã được tiêm vaccine mũi 1 là moderna, đến kỳ tiêm mũi 2 nhưng không có moderna nữa. Vậy phải làm sao?

    Lượt xem: 2129
  • ĐỊA LONG LÀ GÌ?

    Là con giun đất. Chính xác. Các cụ nhà ta, nhất là cánh nho sĩ, thầy lang xưa có cái "tật" hay gán cho các con vật, đồ vật vốn bình thường dân dã những cái tên "tự" Hán Việt thật kêu, cho sang mồm. Con giun đất, gọi là địa long, nghĩa là rồng đất, quá oai!

    Lượt xem: 1364
  • Vật chủ bất đắc dĩ

    Trong Y học, có một thuật ngữ quen thuộc “vật chủ truyền bệnh”, xuất phát từ thuật ngữ “vật chủ” trong môn Sinh học. Đây là một thuật ngữ chỉ về những sinh vật có nuôi dưỡng sinh vật khác, theo các dạng quan hệ ký sinh, cộng sinh hoặc hội sinh, cung cấp dinh dưỡng, nơi trú ẩn hoặc đôi khi là bảo vệ lẫn nhau.

    Lượt xem: 1590
  • Nhận thức lại về covid

    Khi đại dịch covid-19 nổ ra ở Vũ Hán, Trung Quốc tháng 11/ 2019, cả thế giới bàng hoàng. Không hiểu điều gì đang xảy ra nơi đây. Đến khi Trung Quốc chính thức công bố về dịch, lập tức các nhà khoa học của cả thế giới đã vào cuộc nghiên cứu về con virus gây bệnh có định danh là Sars- CoV-2 này.

    Lượt xem: 995
  • Placebo và dịch covid-19

    Placebo, thuật ngữ khoa học quên thuộc của giới y-dược khoa, nó xuất phát từ nguyên ngữ Latin, có nghĩa là “tôi sẽ làm hài lòng”. Còn hiểu một cách nôm na, có thể gọi là “hiệu ứng giả dược”: nghiên cứu những đáp ứng của cơ thể khi được cho dùng “giả dược”.

    Lượt xem: 922
  • KÍNH GỬI: Các thầy thuốc tuyến cơ sở vùng dịch.

    -Thưa các bạn,
    Tôi được biết tình hình trong vùng dịch miền Nam, đặc biệt là tp. Hồ Chí Minh đang rất căng thẳng. Bệnh viện quá tải, các thầy thuốc nhân viên y tế tuyến đầu mệt mỏi. Đâu đó đã xảy ra những cảnh thảm thương: bệnh nhân covid kêu cứu không có người trợ giúp, chết tại nhà, nhất là với những bệnh nhân nghèo.
    Thật đau lòng.
    Lượt xem: 916

  • Sống chung với Covid

    Cho đến giờ phút này chúng ta cùng với cả nhân loại đã trải qua gần hai năm chống chọi với dịch Covid-19. Chúng ta đã nhận được nhiều bài học. Từ bài học chống dịch của các nước và của chính chúng ta.

    Lượt xem: 498
  • NĂNG LƯỢNG TÍCH CỰC

    Rốt cuộc mọi sự vẫn phải đi theo lẽ thông thường của cuộc đời: cái tốt đẹp luôn nhiều hơn cái xấu xa, cái thiện lương luôn thắng cái ác độc. Có như thế xã hội mới ngày một tốt đẹp lên.

    Lượt xem: 778
  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng!

    Trong mỗi đơn vị đóng gói cơ bản của thuốc, còn luôn có kèm theo tờ hướng dẫn sử dụng để cho người sử dụng thuốc đọc. Thế nhưng thực ra sau khi đã đọc muôn vàn những tờ hướng dẫn sử dụng thuốc đó, tôi vẫn băn khoăn, cái đó chính xác là để cho ai đọc...

    Lượt xem: 681

  • Tiểu thuyết: QUÁI NHÂN LÀNG NGỌC (phần 7)

    Mạnh Hoạt ở tù ba năm rưỡi, đủ một ngàn hai trăm bảy mươi tám ngày chẵn. Thừa ra nửa ngày, vì án tù của hắn bảy năm, giảm tối đa còn ba năm rưỡi.
  • Tiểu thuyết: QUÁI NHÂN LÀNG NGỌC (phần 6)

    Trong chiến tranh, chỉ cần vài tạ thuốc nổ, vài giây, với vài người, là thổi bay một cây cầu. Nhưng để xây lại được một cây cầu qua sông, người ta phải mất vài năm với hàng ngàn con người lao động miệt mài.
  • Tiểu thuyết: QUÁI NHÂN LÀNG NGỌC (phần 5)

    Mỗi bài thơ của hắn viết ra, cũng dễ dàng như khi hắn làm tình với một em nào đó gặp trên đường lang thang giang hồ vặt. Nhưng với em nào hắn cũng diễn bài mê muội và đắm đuối như thật.
  • Tiểu thuyết: QUÁI NHÂN LÀNG NGỌC (phần 4)

    Dân gian thường hay gọi đó là kẻ ngộ chữ, hay nhẹ hơn, gọi là nghiện chữ. Cái bệnh nghiện chữ ấy đã khiến cho không ít kẻ sĩ nước nam ta từ cổ chí kim thân tàn ma dại.
  • Tiểu thuyết: QUÁI NHÂN LÀNG NGỌC (phần 3)

    Mạnh Hoạt mê đọc sách. Những lúc mẹ đi làm đồng hoặc đi chợ, Hoạt ở nhà chúi đầu vào cái tủ sách to tướng của ông cha để lại mê mải đọc.
  • Tiểu thuyết: QUÁI NHÂN LÀNG NGỌC (phần 2)

    Thời chiến tranh, nay sống mai chết, hôm nay còn ở ngoài Bắc, mai đã vào tít trong Nam. Hôm nay còn đang sống ngoay ngoảy, mai đi ngoài đường,..
  • Tiểu thuyết: QUÁI NHÂN LÀNG NGỌC (phần 1)

    Mạnh Hoạt, người xóm ngõ Ghen, Làng Ngọc. Một tay chơi nức tiếng vùng Kinh Bắc. Biết đủ ngón nghề cầm kỳ thi họa, đẹp giai, hát hay. Hắn lại biết làm cả thơ nữa...

  • Hoa gạo tháng ba (Phần cuối)

    Chiều nay, Giang cũng nói với nàng là hãy đợi. Ngồi bên Giang trên bến sông, nhìn nghiêng qua gương mặt thanh tú đẹp đẽ của Giang, nàng đã thầm thốt lên trong lòng, Giang ơi, nếu anh yêu em đến thế, sao anh không mang em đi cùng ngay tức khắc. Nhưng Giang vẫn nói em hãy chờ anh, hãy chờ, hãy chờ. 
  • Hoa gạo tháng ba (Phần 2)

    Nhìn hai anh em ngồi câu, My đã định ra chơi cùng, nhưng My lại thấy ngại ngần rồi thôi. Ngày My còn bé, Tràng là người đầu tiên khai tâm cho My về chữ quốc ngữ. Mỗi khi My ghép được một từ, Tràng hay xoa đầu khen My giỏi. Hôm Tràng bị quan Tây bắt giải đi, My chạy sang nhà ông lang Khiết, khóc nức nở..
  • Hoa gạo tháng ba (Phần 1)

    Hôm lính trên phủ cùng với chánh tổng Dương Hữu Cầu, mang tú Tràng về nhà ông lang Vương Văn Khiết trả người, mẹ Tràng là bà lang Khiết hoa mắt, cứ tưởng là quan trên nhầm người. Bốn năm đi tù ngoài Côn Đảo đã biến tú Tràng từ một anh học trò xanh mướt, thành ra một người đàn ông rắn rỏi, vạm vỡ, phong trần.
  • BUÔNG (phần tiếp theo của LONG SƠN TỨ TRUYỆN)

    (phần tiếp theo của LONG SƠN TỨ TRUYỆN)Cố trấn tĩnh, tôi lái xe về nhà đón vợ đưa sang bệnh viện cùng con gái. Ngồi ngoài phòng chờ mà tôi cảm thấy như ngồi trên một đống lửa hay là đang bị một đám gai nhọn vây kín quanh người...
  • LONG SƠN TỨ TRUYỆN

    Chả là trường tôi, thường hay cho sinh viên làm khoá luận và thi tốt nghiệp vào mùa hè. Những sinh viên thi không đỗ, nhà trường sẽ tổ chức thi lại vào mùa thu. 
  • Giỗ hậu (Phần 3)

    Chuyện Vũ chồng nàng chết bất đắc kỳ tử ngay khi đang giao hoan, gia đình nhà ông Đồ Lận đổ hết lỗi cho nàng. 
  • Giỗ hậu (Phần 2)

    Cả làng này, chưa thấy ai chiều con gái như ông Lư. Con ông đòi gì thì cho dù nửa đêm gà gáy ông cũng vùng dậy đi kiếm cho bằng được. 

VIDEO PHỎNG VẤN

VIDEO PHỎNG VẤN

  • MÃI MÃI TUỔI 17!

    Trung đoàn 51 (E51) thành lập ngày 10/4/1968 tại Thái Thụy, Thái Bình giữa lúc cuộc chiến với Mỹ đang ác liệt. Trung đoàn có nhiệm vụ huấn luyện chiến sĩ mới bổ sung cho chiến trường...

    Lượt xem: 8
  • MỜI CÁC BẠN SÀI GÒN:

    MỜI CÁC BẠN SÀI GÒN: sáng mai 9h, tới Cà phê Ba Hiền, 54 Nguyễn Văn Công thưởng thức cà phê và chém gió cùng các tao nhân mặc khách về các vấn đề lịch sử Trần triều!
    Như đã hẹn, Trần mỗ tôi đã có mặt tại thành phố.
    Rất mong sáng mai được gặp mặt các bạn!
    Lượt xem: 77
  • NHÀ VĂN TRẦN THANH CẢNH KÝ TẶNG ĐỘC GIẢ

    Và ngày hôm nay 8/7, tác giả lại dành tình cảm và cảm xúc của mình cho những chữ ký và con dấu nhân dịp ra mắt bộ BOXSET 3 CUỐN SÁCH "Trần Thủ Độ - Trần Quốc Tuấn - Trần Nguyên Hãn". Sau chuỗi ngày nắng nóng gay gắt, Hà Nội hôm nay bỗng mát mẻ lạ thường, cảm tưởng như ông trời cũng thương mến, ủng hộ cho buổi ký tặng

    Lượt xem: 206
  • Bảo hiểm Y tế và các vấn đề liên quan trên sóng VOVTV

    Bạn nào muốn xem Dược sĩ chém về Bảo hiểm Y tế và các vấn đề liên quan trên sóng VOVTV, xin mời...

    Lượt xem: 225

  • LỄ KÍNH CÁO ĐỨC THÁNH TRẦN VỀ VIỆC LƯ HƯƠNG ĐÃ TRẢ VỀ CHÂN TƯỢNG ĐỨC THÁNH TRẦN Ở TP HỒ CHÍ MINH

    LỄ KÍNH CÁO ĐỨC THÁNH TRẦN VỀ VIỆC LƯ HƯƠNG ĐÃ TRẢ VỀ CHÂN TƯỢNG ĐỨC THÁNH TRẦN Ở TP HỒ CHÍ MINH.
    Lễ tại: Đền Kiếp Bạc - Chí Linh - Hải Dương.
    Chủ lễ: Nhà văn Trần Thanh Cảnh.
    Lượt xem: 287
  • ĐÂY LÀ ĐỒ CHƠI CỦA BIỆN NHẠC!

    Cũng truyền thuyết rằng, sau khi bị ông em lẫy lừng Quang Trung hoàng đế vô hiệu hóa, ông Trung ương Hoàng đế Nguyễn Nhạc bèn chuyển sang...chơi cây cảnh và hòn non bộ, cho vui, giết thời gian!

    Lượt xem: 103
  • THÀNH ĐỒ BÀN- THÀNH HOÀNG ĐẾ

    Chiều nay ghé thăm thành Đồ Bàn, kinh đô của nước Chăm Pa xa xưa, và cũng là thành Hoàng Đế của ngài Nguyễn Nhạc ở, sau khi bị ông em ghê gớm Nguyễn Huệ vô hiệu hóa...
    Nơi đây còn có lăng mộ của Võ Tánh, một bậc khai quốc công thần triều Nguyễn.
    Quả lịch sử như những lớp sóng hưng phế, lớp sau trùm lên lớp trước...
    Lượt xem: 783
  • LẠI CHÍNH TẢ!

    Chẳng là sáng nay đi cùng với mấy ông bạn từ Hà Nội về, vào Lệ Chi Viên chơi. Xem lại cái bản khắc đá ĐẠI CÁO BÌNH NGÔ, thấy họ đã thay bản mới, không còn là bản cũ cách đây hai năm mình với Phạm Xuân Nguyên, Văn Giá vào đọc thấy nhiều lỗi sai quá, mà toàn lỗi chính tả đơn giản, bèn mời ông từ coi đền và gọi điện cho người biết trong làng, ý kiến. Rằng nên sửa lại, chứ để khách thập phương về xem, họ cười cho...

    Lượt xem: 103

videotogif_2021.05.14_21.18.27
videotogif_2021.05.14_21.34.06
gif_20210514_210001
VIDEO CLIP

20211113_01351520211113_01371320211113_01364420211113_013744nhavantranthanhcanh20211031_22051320211113_01361920211113_15312320211113_15314020211113_01361920211113_01360720211115_00563820211115_00562220211115_00561020211115_00553020211115_00552120211115_00545220211115_00543920211118_16004320211118_16003120211118_160018fb_img_1637961528075fb_img_163796146879720211127_15591620211127_042028
nhavantranthanhcanh20211031_22051320211113_01361920211113_01360720211113_15314020211113_15310720211113_15312320211113_01361920211115_00563820211115_00562220211115_00561020211115_00543920211115_00561020211115_00554220211115_00552120211113_153123fb_img_1637961528075fb_img_163796146879720211127_15591620211127_042028
20211113_014855box-011nhavantranthanhcnh5520211113_01361920211113_15314020211113_15310720211113_15312320211113_01360720211115_00563820211115_00562220211115_00561020211115_00554220211115_00552120211115_00545220211115_005439fb_img_1637961528075fb_img_163796146879720211127_15591620211127_042028
QR truy cập web
nguoikechuyenkinhbac.codeqr

 BẢN QUYỀN THUỘC VỀ NHÀ VĂN TRẦN THANH CẢNH. 

KHÔNG SAO CHÉP KHI CHƯA ĐƯỢC SỰ ĐỒNG Ý CỦA TÁC GIẢ.

 

Lên đầu trang