gif_20210514_210516_1
videotogif_2021.05.14_21.31.52
videotogif_2021.05.14_21.18.27
gif_20210514_210001
TRÂN QUÝ CHÀO ĐÓN QUÝ VỊ ĐỘC GIẢ ĐẾN VỚI WEBSITE CỦA NHÀ VĂN TRẦN THANH CẢNH - KÍNH CHÚC QUÝ ĐỘC GIẢ CÓ NHỮNG GIÂY PHÚT THƯ GIÃN VỚI "NGƯỜI KỂ CHUYỆN KINH BẮC"
fb_img_163796146879720210411_13045820210430_22423320210430_22423320210430_22414520210430_22415520210422_11252420210422_11253620210411_13015820210411_1302135520210411_13052820210411_13041120210411_13044720210430_22421220211031_220453box-01120211113_014855nhavantranthanhcanh20211031_22051320211113_15314020211113_15310720211113_15312320211113_01361920211113_01360720211115_00563820211115_00562220211115_00545220211115_00543920211115_00561020211118_16003120211118_16004320211118_16001820211127_155916fb_img_1637961528075fb_img_163796146879720211127_04202820230108_10282320230108_10314120230108_10275020230108_10273420230108_10270120230420_21381520230420_21373220230420_213717fb_img_1688790633652
fb_img_1637961528075fb_img_163796146879720211127_15591620210411_13054420210411_13024120210411_13025120211031_22051320211031_220453box-011nhavantranthanhcnh5520210411_13021320211113_15314020211113_15310720211113_15312320211113_01361920211113_01360720211115_00563820211115_00562220211115_00554220211115_00552120211115_00545220211118_16001820211118_16003120211118_16004320211115_00563820210411_13054420210411_13024120210411_13025120211127_04202820230108_10282320230108_10314120230108_10275020230108_10270120230108_10273420230420_21374920230420_21373220230420_213815
20211031_22051320210430_22553720210411_13031320210411_13023320210411_13052020210411_13055620210411_13040120210430_22555120211031_22045320210411_13021320210411_130213box-01120211113_01361920211113_15312320211113_15314020211113_01360720211115_00563820211115_00562220211115_00561020211115_00553020211115_00554220211115_00543920211115_00545220211118_16004320211118_16003120211118_160018fb_img_1637961528075fb_img_163796146879720211127_15591620230108_10282320230108_10314120230108_10275020230108_10270120230108_10273420230420_21381520230420_213717fb_img_1688790638910fb_img_1688790636209fb_img_1688790633652

Biệt thự bỏ hoang

Nhắc đến gia đình ông giáo Vân, cả làng Ngọc đều bảo đấy là một nhà gia giáo. Không phải đơn thuần theo nghĩa thực, cả hai vợ chồng ông Vân là giáo viên. Rồi ba đứa con, hai trai một gái đều nối nghiệp cha mẹ. Mà thật sự, nhà ông Vân, từ đời cha ông cụ kỵ cơ, đã có tiếng là nhà căn cơ nền nếp trong làng. Cái làng Ngọc này, vốn dĩ nổi tiếng vùng Kinh Bắc vì xưa nay có nhiều người hay chữ. Ngay từ thời cụ Sĩ Vương trị nhậm ở thành Luy Lâu gần đấy. Mở trường dạy chữ cho dân, làng đã có người theo học rồi. Đến sau này, không thể kể được là làng có bao nhiêu ông đồ, tiến sĩ, trạng nguyên… Chắc cái câu ca dao “Một đống ông đồ / Một bồ tiến sĩ / Một bị trạng nguyên” cũng có xuất xứ từ làng Ngọc. Đến thời hiện đại, làng cũng có nhiều người theo nghề chữ nghĩa. Nhiều tay nhà văn nhà thơ nổi lên. Có vài tay học giả, xưng là sĩ phu Bắc Hà, những định chọc trời khuấy nước. Nhưng nhiều nhất, có lẽ là những người đi làm nghề giáo học. Xưa thì ông đồ làng Ngọc đã nổi tiếng. Nay giáo làng nhan nhản. Sâu xa của việc dân làng theo nghề chữ nghĩa nhiều là do ít ruộng. Tính ra, bình quân đầu người chỉ được vài thước ta đất lúa. Ruộng ít, dân đông nên cả làng cứ tứ tán vào không biết bao nghề. Từ buôn bán cho đến tóc rối đổi kẹo. Nghe các cụ cao niên nói lại, dân làng đã đi các nơi cư ngụ cũng nhiều, chứ còn ở lại thì hết đất cấy lúa lâu rồi. Cũng nghe các cụ truyền khẩu là đất lập làng là do cụ Cao Vương, lúc xây thành Đại La, tiện đi ngao du sơn thủy vùng này ngắm cho. Mấy tay thạo về phong thủy trong vùng từng đã chả nhiều lần bình luận, thế đất của làng là hổ phục rồng chầu. Nên sinh ra nhiều anh hùng hảo hán cùng là mỹ nhân nức tiếng. Chỉ tiếc là chưa có bậc quân vương xuất chúng nào.

Gia đình ông giáo Vân là hậu duệ của dòng họ Dương, một trong những họ lớn trong làng. Nhưng hình như chi nhà ông mấy đời nay chỉ bình yên với nghề giáo học, chứ không có tay nào nổi lên đi làm cách mạng hay sống đời giang hồ thảo khấu. Nghe nói từ đời cụ đã là người hay chữ trong vùng. Đến đời ông Vân, học xong cấp ba, đi sư phạm. Rồi về dạy học ngay tại quê. Khi mà bố ông Vân còn sống, cụ Đồ San, đã từng nói: “Cứ làm thầy thì thời nào cũng được dùng”. Ông Vân theo nghề giáo không hẳn là nghe ý cha. Lúc ông thi vào sư phạm, câu ca dao phổ biến của đám học sinh lúc đó là nhất y nhì dược, tạm được bách khoa, ngoài ra sư phạm. Thật ra, ông cũng định thi vào trường Y. Nhưng một buổi tối thứ bảy, ông ngồi nghe bài phát biểu của ông lãnh đạo truyền qua cái đài Ôriôngtông, về sự quan trọng và cao quý của nghề dạy học. Bị ám ảnh và gần như mê hoặc giọng nói hùng biện, truyền cảm mà vẫn sang sảng trên đài: “Sư phạm là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý”. Thế là ông đi theo nghiệp trồng người.

Nghề dạy học đã mang lại cho ông nhiều thứ. Từ một giáo viên bình thường, lên đến chức hiệu trưởng, trưởng phòng, rồi phó giám đốc sở. Và nhất là đã mang lại cho ông người vợ là cô giáo dạy văn hiền thục đảm đang và ba đứa con ngoan ngoãn. Chính ba đứa con này rồi cùng với dâu rể thành sáu, mới làm nên một gia đình nổi tiếng của làng Ngọc thời nay. Một gia đình gia giáo. Không phải theo như giải thích của mấy tay có ít chữ lẻ nhưng hay chiết tự là gia giáo có nghĩa là toàn gia đình làm nghề giáo. Cũng không phải như mấy thằng cha ba bị trong làng xiên xẹo: Em con nhà gia giáo, đi cũng ra chữ. Chả là chúng nói xỏ cái kiểu đi chữ bát của toàn gia nhà ông.

 Sau này, có một đứa cháu nội đi học ngành Y mới để tâm nghiên cứu. Các kiến thức khoa học kết luận rằng, kiểu đi gia truyền của các cụ nhà nó chẳng qua là do thiếu dinh dưỡng. Cụ thể là chất can xi mà ra, chứ không phải do gien. Bằng chứng là đến đời nó, thịt sữa nhiều, nó cao mét tám, Chân thẳng tắp. Nhưng mà đấy là chuyện không kể ở đây. Cái chính yếu, là câu chuyện muốn kể hầu bạn đọc về những điều đã làm nên tiếng tăm của một danh gia trong làng cơ.

Một cái làng lâu đời ở miền Kinh Bắc, nhưng đến thời đổi mới, khó có thể gọi làng Ngọc là một cái làng nữa. Nhưng cũng không gọi được là phố. Từ cổ xưa đến nay, sát cạnh làng đã có một phố cổ, mang tên là phố Ngọc rồi. Dân làng vẫn hay có câu cửa miệng: trong làng ngoài phố. Làng Ngọc thời nay là một dạng thức kỳ quặc, làng chẳng ra làng mà phố thì cũng không nên phố. Đường làng đã được đổ bê tông, không còn lát gạch nghiêng như xưa. Các nhà làm chủ yếu theo lối mới, nghĩa là hình ống, mái đổ bê tông và quay mặt ra đường. Nhưng mà cả con đường trục chính trong làng đến những con đường xương cá chạy về các ngõ xóm, vẫn bé tí, ngoằn ngoèo. Thế nên, nhà cửa cứ lô nhô thò thụt, chả theo một đường lối nào cả, nhìn rất nhức mắt. Mấy chục năm nay, làng hầu như không cấp đất giãn dân. Nên các nhà đều phải xắn đất, chia cho các con trưởng thành làm nhà ở chen chúc nhau. Thành thử, chả còn chỗ nào để mà trồng vài cây ăn quả lâu niên như bưởi, mít. Nếu mà đứng trên con đê đầu làng, hoặc leo lên núi Thiên Thai cuối làng mà ngắm. Thì chả nhìn thấy gì, ngoài những mái bê tông xám xịt hoặc những mái tôn xanh đỏ tức mắt. Thế nhưng, trên một cái nền bê tông sắt thép, nửa tỉnh nửa quê ấy. Tại giữa làng, chỗ xóm Ngõ Ván, lại nổi lên một ngôi biệt thự ba tầng sơn trắng, xung quanh là một vườn cây cổ thụ xum xuê hoa trái. Đấy chính là nhà ông giáo Vân, phó sở giáo dục về hưu.

Cái thời ông Vân làm lãnh đạo ngành rồi về hưu, bổng lộc của nả chả có gì đáng kể. Ông vẫn ở mấy gian nhà cổ ngày xưa các cụ để lại trên khoảnh đất gần hai sào Bắc Bộ. Sau này, các con ông phát đạt, con cả Vi, vợ là Hoa. Vợ chồng Quý Hương, là trai thứ hai. Cô út Mến, chồng là Bằng. Cả ba cặp gái trai dâu rể ấy đều khá. Nhân năm ông Vân được cái thất thập, cả bọn con cái trai gái dâu rể do Vi trai trưởng cầm đầu. Thuyết phục ông Vân cho phá nhà cũ để xây cái biệt thự ba tầng, lấy chỗ cho cả đại gia đình thỉnh thoảng tụ họp. Ông Vân vốn là người theo tân học, thấy cũng phải, bèn đồng ý. Nhân thấy thầy giáo cũ làm nhà, một tay kiến trúc sư, nguyên là học sinh cũ của ông Vân liền xin công. Biếu thầy một bản thiết kế kiến trúc ngôi biệt thự cùng sân vườn theo trường phái tân cổ điển. Lô đất gần hai sào Bắc Bộ, vị chi là vào khoảng bảy trăm mét vuông ấy, tay kiến trúc sư cho xây một ngôi nhà ba tầng. Mỗi tầng hai trăm mét vuông, bên trong bố trí các phòng tiện nghi, độc lập. Bên ngoài trang trí những phào chỉ, hoa văn, ban công, cửa chính cửa sổ nhìn ra bốn hướng. Xung quanh, đất vườn được sửa sang lại, trồng toàn cây to ăn trái như mít, bưởi, xoài, vú sữa. Đường đi, sân thềm có bàn tay của kiến trúc cảnh quan vào, gọn gàng mà vẫn sang trọng, tiện ích. Những buổi giỗ chạp hay tụ họp ngày nghỉ, xe ô tô của bác Vi trên thành phố về, xe vợ chồng cô Mến ở thị xã sang, đánh vào để tận sân. Còn vợ chồng nhà Quý ở ngay thị trấn thì đi xe máy vào, ném ở gốc cây cả ngày cũng không phải nắng. Thật sự cái biệt thự của gia đình ông Vân, là một sự khác biệt của làng Ngọc. Nhiều tay chơi các nơi, có dịp qua làng. Đều phải trố mắt mà thốt lên, không ngờ là ở một cái làng láo nháo thế này, mà lại có một cái nhà vườn thật phong cách. Dân làng có nghe thấy tiếng trầm trồ của khách qua đường, chỉ xì một tiếng mà rằng, chuyện, nhà người ta danh gia vọng tộc. Thử hỏi hàng tỉnh, mấy nhà được như thế? Con cả này… con thứ này… cô út này… Toàn thành đạt vẻ vang cả.

Thế nhưng, dạo này tự nhiên thấy ngôi biệt thự nhà ông Vân vắng lặng. Không thấy ông bà ấy đâu. Mấy cặp vợ chồng con cái cháu chắt, vẫn rộn rã những ngày cuối tuần cũng không thấy bóng. Ngôi biệt thự im lìm, lạnh toát trong vườn cây âm thầm. Ở làng Ngọc, độ này rất nhiều nhà bỏ hoang vì nhiều lẽ. Nhà thì làm ăn không gặp, vỡ nợ, đang đêm kéo nhau đi mất tích. Nhà thì phải đi làm ăn ở phương xa, năm chỉ đảo qua một hai lần dịp Tết hoặc hội làng. Nhiều nhà, con cái phương trưởng ngoài kinh kỳ, cũng về đón bố mẹ ra báo hiếu. Tiện thể trông nhà trông cháu, đỡ thuê ô sin… Thế nên, dân làng ít người để ý chuyện ông Vân vắng nhà. Nhưng mà ngôi biệt thự sân vườn ấy từ khi không thấy bóng người ra vào, cứ hoang vu lạnh lẽo một cách kỳ lạ giữa cái làng luôn ồn ào. Những cây cổ thụ mà Vi thuê người đi mua ở các nơi về trồng trong vườn, giờ đã sâu rễ lên xanh. Không có người tỉa cành, rậm rạp, ngôi nhà trông càng hoang vắng. Nhưng mà ở phương diện người đọc lẫn người kể, chúng ta cũng không nên quá quan tâm vào cái biệt thự, dù nó to đến đâu. Mặc dù, ngôi nhà đẹp tôn thêm vị thế của một gia đình trong làng khá nhiều. Bởi, trong dân gian vẫn lưu truyền một câu châm ngôn: gần khoe nhà, xa khoe áo. Thời kinh tế khủng hoảng, lại thấy xuất hiện một quan điểm lan truyền trong làng là những cái gì thuộc về vật chất như nhà, xe, tiền bạc chỉ là vật ngoại thân, không đáng kể. Cái đáng kể nhất của một con người là cái danh, là giá trị tinh thần cơ. Tuy nhiên, dân làng Ngọc là những kẻ đa số đi ra ngoài ăn cơm thiên hạ, nên rất thực dụng. Họ không quan tâm lắm đến cái biệt thự của nhà ông Vân, bởi ông ấy hưu rồi, để cụ yên hưởng tuổi già. Họ quan tâm là đến mấy đứa con nhà ông ấy, vốn là chỗ làm ăn, nhờ cậy, chạy chọt. Vậy thì, nhiều người ngoài làng Ngọc sẽ hỏi, mấy đứa con nhà ông Vân là cái gì mà mới vài tuần không thấy bóng ở làng, đã có nhiều người xớn xác tìm kiếm đến vậy? Nói nhanh thì họ cũng bình thường thôi. Như ở trên, độc giả đã được biết, các con ông Vân đều làm nghề giáo học, một trong những nghề phổ biến nhất làng. Nhưng mà cụ thể họ làm gì trong ngành mà dân làng quan trọng thế thì ta hãy xem xét cụ thể từng trường hợp một.

 

 

 

  1. CHUYỆN CỦA VI

 

Vi là con cả của ông Vân. Điều này thì cả tỉnh đều rõ. Vì, thầy Vi đương kim giám đốc sở giáo dục. Ngày xưa, ông Vân về hưu với chức phó, nay con ông chánh sở. Thật là ứng vào câu con hơn cha là nhà có phúc của tiền nhân. Quả thật, xét về mọi mặt, thầy Vi đều hơn hẳn cha mình. Cụ thân sinh chỉ có cái bằng cử nhân sư phạm. Nhưng Vi có hẳn bằng tiến sĩ. Xuất thân, Vi là giáo viên dạy ngoại ngữ, tiếng Nga. Nhưng đến thời đổi mới, tiếng Nga thất thế chả ai học. Vi buồn. Vi xin đi học thạc sĩ quản lý giáo dục tại chức.

Lớp thạc sĩ này vui. Lâu lâu nhà trường lại gọi học viên đến một đợt vài tháng. Đến tập trung, hôm đầu tiên là chào hỏi làm quen. Hôm thứ hai là lân la phát sóng. Đến hôm thứ ba, là nhiều cặp thầy cô đã rủ nhau đi ôn bài cũ ở nhà nghỉ. Vi, vốn là một tay bảnh trai sáng sủa. Tuy kiểu đi chữ bát gia truyền không được đẹp lắm. Nhưng bù lại, Vi có khuôn mặt chữ điền, mũi cao, mắt to, cặp lông mày rậm thẳng băng rất nam tính. Thế nên chỉ sang ngày thứ hai là đã có một cô giáo trên mạn ngược xuống học, ríu rít cơm nước, ăn nghỉ với thầy. Cứ đều đặn năm hai kỳ, ba năm sau thầy Vi có bằng thạc sĩ đỏ chói. Chả biết thầy có bao nhiêu chữ trong đầu, nhưng nghe nói là lớp thạc sĩ này giảng hoàn toàn bằng tiếng Anh. Thế mà trong tỉnh lại lan truyền câu chuyện, hồi thầy Vi dẫn một đoàn cán bộ lãnh đạo quản lý ngành giáo dục tỉnh nhà, đi tham quan một nước châu Âu theo dự án bị lạc. Lang thang cả ngày trời trong thành phố. Đói quá, phải vào toa lét siêu thị uống nước cầm hơi, vì đi mãi mà chả gặp người mình để hỏi. May làm sao, đã tưởng phải ngủ ngoài đường thì một tay người Việt lưu vong nhìn thấy. Đoán ngay cái bộ dạng sẩy nhà ra thất nghiệp của dân ta. Đến làm quen rồi đưa thầy tớ về khách sạn. Chuyện này kể ra cũng rất đáng nghi ngờ. Có thể do các thế lực xấu xa nhân dịp này nói xấu cán bộ ta để âm mưu gì đấy. Bởi, lúc đó thầy Vi đã có cả bằng tiến sĩ USA hẳn hoi. Rõ ràng, thầy còn mang về một đống ảnh lễ nhận bằng do mấy ông tóc vàng râu đỏ da trắng tinh trao. Hà cớ gì mà một ông tiến sĩ tốt nghiệp trường Mỹ mà lại không đọc được biển chỉ đường tiếng Anh?

Thầy Vi thì chả thèm quan tâm đến những dư luận vớ vẩn kiểu ấy. Bởi thầy còn bận giải quyết những công việc thuộc tầm vĩ mô của ngành. Ai hơi đâu mà để ý đến mấy cái chuyện lặt vặt. Vả lại, thầy cũng quen với việc nghe thiên hạ ì xèo rồi. Có một ông vĩ nhân nào đấy đã nói chó cứ sủa, đoàn người cứ tiến. Thầy Vi rất tâm đắc. Thầy còn bận làm giáo dục.

 Nhưng cô Hoa, vợ thầy Vi thì không thể không quan tâm đến dư luận. Nhất là những lời bóng gió, nửa kín nửa hở về mấy câu chuyện tình ngoài luồng của Vi. Được cái là, Vi tuy có cái tính đi đâu mèo mỡ đấy, nhưng cứ về đến nhà là quên sạch bồ bịch, chỉ có vợ. Vi xác định, mình yếu chuyên môn, nên muốn mở mày mở mặt với thiên hạ thì chỉ có phấn đấu lên làm lãnh đạo. Thế nên Vi kín võ lắm. Hồi Vi mới học xong lớp thạc sĩ, cô giáo Hoàng Hồng Thúy Vinh trên xứ Thổ gọi điện xuống nức nở: “Anh ơi, em nhớ anh lắm. Đêm đầu tiên em về nhà, không cho chồng động vào người bị nó đạp cho một cái lăn xuống đất, rất đau. Em xuống với anh nhé?” Vi điên người, té tát trên điện thoại: “ Em bị thần kinh à? Lúc dưới trường, anh và em đã nhất trí là chúng mình gặp nhau ở đây, vui là chính. Có gì thì chỉ là động viên nhau lúc học hành xa nhà thiếu thốn. Về nhà là lại phải chồng con chu đáo. Em tỉnh lại đi. Tối nay xin lỗi rồi chiều chồng cho chu đáo”. “ Nhưng mà em yêu anh. Bây giờ em không muốn cho người đàn ông nào khác động vào người em ngoài anh”. Cô giáo vùng cao lại rên rỉ. Vi càng điên hơn. Thầm nghĩ, cái giống say tình này thì chỉ có đổ nước xà phòng vào mũi mới tỉnh: “Yêu đương cái gì. Có cái hĩm nó thèm con chim ấy. Tối nay nằm dạng chân ra, nhắm mắt lại, cứ coi như là đang cầm của anh đi mà cho vào… Sẽ thấy yêu chồng dạt dào ngay, mai hết nhớ ngay. Thế nhé, từ giờ đừng có liên lạc, anh không nghe máy nữa đâu”. Sỗ sàng thế mà êm. Vụ này cũng như nhiều vụ ăn vụng của Vi, cô Hoa lờ mờ biết. Nhưng rồi cô cũng âm thầm nghiến răng quên đi. Nhất là từ khi Vi lên lãnh đạo, bổng lộc nhiều, cô cũng được vẻ vang. Cô càng phải giữ gìn cửa nhà êm ấm sao cho xứng là gia giáo.

Lấy nhau từ thuở bao cấp nghèo rớt. Cô giáo dạy hóa cấp ba đã phải nai lưng chèo chống nuôi con. Rồi nuôi chồng đi học hết trường nọ lớp kia. May cô là giáo viên dạy giỏi, luyện thi đại học có uy tín bậc nhất tỉnh nên sau cũng mát mặt.

Hàng ngày, buổi sáng lên lớp theo lịch dạy chính khóa ở trường. Cô chỉ dạy lướt qua kiến thức. Buổi chiều cô dành thời gian dạy thêm. Lúc đó, cô mới đào sâu và bày vẽ cho học sinh những mẹo mực khi đi thi. Từ một giờ chiều trở đi, cứ hai tiếng một ca. Trừ khoảng thời gian nghỉ ngơi ăn uống buổi tối từ năm giờ đến bảy giờ. Còn lại, cứ đều đều cô cày đủ ba ca đến chín giờ tối. Cô dùng ngay một cái phòng khoảng hai mươi mét vuông trên gác làm lớp luyện thi. Mỗi lớp trung bình là năm mươi em, mỗi em năm mươi nghìn một buổi. Đấy là cô thương học trò vùng này nghèo nên chỉ lấy thế. Ngoài thành phố, người ta lấy đến hàng trăm nghìn mỗi em cơ. Tuần ba buổi, cô còn nhận kèm thêm cho vài học sinh con nhà có điều kiện một tiếng, từ chín giờ đến mười giờ. Tiền thù lao không phải nghĩ. Cô thu hoạch rất khá nên thầy Vi chả phải lo nghĩ về kinh tế. Thầy rất yên tâm học hành bổ sung bằng cấp. Rồi phấn đấu trong sự nghiệp làm giáo dục ngày càng tiến tới. Lần lần, Vi học xong thạc sĩ quản lý giáo dục. Về trường cũ, khôn khéo vận động. Lại có đám học trò, thuộc cấp cũ của bố phò trợ. Vi leo lên được cái chức hiệu phó. Thế rồi từ đấy, như rồng gặp mây. Thăng tiến rất nhanh. Hình như làm quản lý mới là đúng sở trường của Vi. Chưa đầy mươi năm đã lên đến giám đốc sở. Tuổi còn trẻ, nghe đâu Vi còn trong quy hoạch lên cao nữa cơ.

Vợ chồng thầy cô Vi - Hoa thế là rất vẻ vang. Duy chỉ hơi buồn một chút là hai đứa con gái đều học khá, nhưng không đứa nào chịu nối nghiệp. Khi hai đứa con, một đứa vào lớp mười hai, một đứa vào lớp mười, Vi có buổi nói chuyện định hướng với hai đứa về nghề nghiệp tương lai. Ý muốn hướng cho chúng theo nghiệp cha ông.

 Bố: - Nhà ta gia đình gia giáo có tiếng tăm trong làng từ bao đời nay, bố muốn hai đứa thi vào sư phạm để nối nghiệp.

 Con gái 1: - Con xin kiếu. Con không có năng khiếu sư phạm. Con sẽ đi học tiếp viên hàng không để bay nhảy.

 Con gái 2: - Con cũng xin kiếu. Con sẽ đi học quản trị kinh doanh cho thoáng đầu. Làm nghề giáo, suốt ngày loanh quanh với mấy đứa trẻ ranh. Con không chịu được. Vả lại, nghề giáo nghèo.

Bố: - Các con trẻ người non dạ chả biết cái gì cả. Các con thấy bố mẹ làm nghề giáo có nghèo không? Mà lại được thiên hạ trọng vọng, một điều thầy, hai điều cô.

Con: - Xin bố. Cả tỉnh này được mấy người như bố. Mà trong nhà, con xin nói thật, chúng con thừa biết cách kiếm tiền của bố mẹ. Chúng con không muốn đi con đường ấy nữa.

Vi tím hết mặt. Nhưng Vi không quát tháo mắng mỏ gì hai đứa trẻ. Cả đêm hôm ấy Vi trằn trọc không ngủ được. Ở tầm một giám đốc sở, Vi cũng cảm thấy ngành mình có vấn đề gì. Đến mấy đứa trẻ con nó cũng thấy ngán ngẩm. Xưa nay, trong việc làm lãnh đạo, Vi quan tâm đến chất lượng giáo dục là thể hiện ở những con số, tỷ lệ học sinh khá giỏi. Rồi đỗ đạt các kỳ thi thế nào. Đặc biệt, các dự án xây dựng trường lớp, cơ sở vật chất Vi nắm chắc. Vì đấy là chỗ làm nên cơ nghiệp ăn mấy đời không hết của Vi. Luật bất thành văn quy định rồi, chủ đầu tư cứ mười phần trăm bỏ túi, còn lại bao nhiêu bên B lo tất. Cho nên Vi rất tích cực đi xin dự án xây dựng trường sở. Vừa được tiếng vừa được miếng. Tuy nhiên, có lúc Vi cũng phải nhắc tay trưởng ban quản lý dự án sở: “Chúng mày làm gì thì làm, nhưng đừng để đổ trường là đi tù cả lũ đấy nhé”.

Việc làm lãnh đạo thời này, kể cũng dễ. Công việc chuyên môn thì cứ giao cho mấy tay trợ lý thạo việc nó làm. Còn mình, nắm chắc hai khâu tài chính và tổ chức là ổn. Thật ra, Vi thầm nghĩ, khâu tổ chức tuyển dụng, bổ nhiệm, điều động cán bộ cũng là chỗ kiếm chả kém gì ở các dự án. Mỗi đứa tuyển vào, vài trăm. Mỗi tay muốn lên hiệu trưởng hiệu phó vài trăm, mấy mà thành tỷ? Tiền nhiều, kiếm dễ, thế mà hai đứa trẻ nhà mình nó chê. Khó nói. Ngu quá đi mất? Có lúc ban đêm thanh vắng, nằm suy tư, Vi cũng thấy gờn gợn sao đấy. Học sinh của tỉnh, học giỏi, đi thi đỗ đạt nổi tiếng quốc gia. Nhưng rồi bao nhiêu năm qua, ra trường, đi vào đời, cứ như biến mất. Chả thấy đứa nào làm nên cái tác phẩm gì. Thế là sao? Mà thôi, mặc kệ cái sự đời. Cả nước này thế chứ đâu phải chỉ mình. Vi lại yên tâm tiếp tục sự nghiệp làm giáo dục.

 

  1. CHUYỆN CỦA QUÝ

 

Quý là con thứ hai của ông giáo Vân. Ngày học phổ thông, Quý nổi tiếng là thần đồng toán học, giỏi nhất tỉnh. Đi thi quốc gia được giải. Tí nữa thì lọt vào đội tuyển đi thi toán quốc tế. Tài năng thế nên ông Vân hướng cho Quý đi học đại học tổng hợp toán để trở thành nhà toán học. Nhưng mà cái câu thiếu niên đăng khoa thường lận đận hình như cũng đúng trong trường hợp này. Hồi học trong trường đại học, Quý cũng vất vả lắm. Rồi ra trường, bố phải vận dụng bao mối quan hệ mới xin cho Quý chân nghiên cứu viên Viện Toán. Về đấy mấy năm, Quý chỉ ngồi đánh cờ tướng với mấy ông hành chính, bảo vệ. Chả có việc gì cho Quý. Chán, xin nghỉ việc về quê. Định xoay sang nghề nấu rượu nuôi lợn đang rất phát tài ở làng Ngọc lúc đó. Nhưng mà ông Vân cùng nhiều thầy cô giáo của Quý tiếc cái tài năng giải toán siêu việt của cậu học trò thần đồng khi xưa. Nên tìm mọi cách đưa Quý vào làm giáo viên dạy toán trong trường Năng khiếu. Môi trường này có vẻ phù hợp với Quý. Suốt ngày say mê giải những bài toán khó là việc Quý thạo nhất từ bé đến giờ. Rồi Quý lên lớp giảng lại cho học sinh cẩn thận, chi tiết cả những mẹo mực. Thế là Quý trở thành thầy giáo. Thầy Quý toán. Và cũng tại đây, thầy Quý toán cưới cô Hương dạy lịch sử trong trường.

Chuyện cô Hương sử trở thành con dâu thứ hai của ông giáo Vân không có gì gọi là lâm ly bi đát như các thiên tình sử hay diễn trên phim ảnh. Nó là câu chuyện có tính chất hiện thực khách quan. Kể ra rất ít người tin là có thật, xẩy ra vào cái thời những năm tám mươi của thế kỷ trước. Lúc ấy, nước ta chưa có nhiều nhà nghỉ như bây giờ. Nhưng thanh niên nam nữ tán tỉnh nhau, mặc định, đi chơi tối đầu là phải hôn. Tối thứ hai là tay chân phải du lịch một số chỗ… Còn không thì coi như là chấm xuống dòng. Thầy Quý và Cô Hương đều gần ba mươi tuổi. Lại đang đơn thân nhưng chả để ý gì đến nhau. Bởi một người thì suốt ngày say mê với đẳng thức, bất đẳng thức, tổ hợp rồi vi phân, tích phân… Còn một người thì lúc nào cũng kè kè bộ Đại Việt sử ký toàn thư. Và lẩm nhẩm, khi vua Louis XVI bị chém đầu thì tương ứng với giai đoạn nào của lịch sử nước ta? Ngày ấy mọi người xứ ta được quán triệt kỹ. Đều rất thấm nhuần tình thương yêu của giai cấp vô sản. Nên, các thầy các cô trong trường đã có gia đình rồi, đêm có đói không ngủ được thì tặc lưỡi, quay sang bên cạnh, làm tí. Làm xong, thấy thương hai đứa cô đơn, đói không ngủ được thì biết làm gì? Thế nên, giáo viên trong trường có ý gán ghép cho thành đôi. Nhưng giở đủ mọi chiêu trò không thấy lửa cháy vào rơm. Tay chủ tịch công đoàn nhà trường bèn bàn với mấy thầy cô có nhiều kinh nghiệm. Rủ Quý sang phòng cô Hương chơi. Rồi lừa khóa trái cửa ngoài để mặc hai người ở với nhau trong phòng một đêm. Thế mà thành công. Thầy Quý toán cưới cô Hương sử, y như một đôi trời sinh vậy. Sau này, trong hội đồng nhà trường, khá nhiều thầy cô tra vấn hai người. Cái đêm bị nhốt chung ấy, thì ai là người động thủ trước? Cho đến bây giờ, vấn đề đó vẫn chưa rõ ràng. Bởi, dù gạn thế nào thì cả thầy Quý và cô Hương đều chỉ cười, mà kiên quyết không chịu khai báo thành khẩn. Có điều, đấy không phải là vấn đề gì to tát, bởi, ai làm trước thì cũng thế thôi. Hiện thực là thầy Quý cô Hương đã trở thành một cặp thầy cô nổi tiếng nhất vùng. Thầy Quý dạy ở trường đúng mười năm thì được nhà nước ta phong “ưu tú”. Trẻ nhất trong các nhà giáo được phong khi ấy.

Cô Hương đẻ cho thầy Quý hai đứa con gái. Nuôi lớn. Rồi cô lại quay sang nghiên cứu Hán Nôm. Cô bảo đấy mới là nơi cất giữ nhiều di sản tinh thần của dân tộc. Cô trở thành một người rất giỏi chữ thánh hiền trong vùng. Cô hay đi vào các đền chùa miếu mạo để đọc các văn bia sắc tự cổ. Nhiều khi cô ở qua đêm trên chùa luôn. Mặc kệ mấy bố con thầy Quý ở nhà trông nhau. Lạ một lẽ là thầy Quý cũng chả ý kiến gì, mặc cho cô Hương sống theo ý thích. Thầy Quý cũng bận, vì thầy là giáo viên dạy toán giỏi nhất vùng nên học sinh đến xin học thêm rất đông. Thầy nhận dạy tất. Nhưng không giống với cô Hoa, thầy Quý không bao giờ nhận tiền của học trò. Thầy cứ vô tư nhiệt tình dạy dỗ không kể đêm ngày. Xuân thu nhị kỳ, dịp Tết âm lịch và ngày nhà giáo Việt Nam, học trò có đem biếu cái gì thì thầy nhận, thế thôi. Học trò nghèo của thầy nhiều người sau này thành đạt vẫn ơn thầy.

Riêng về cái chuyện thành đạt của học sinh, trong hội đồng nhà trường có nhiều ý kiến khác nhau. Một số thầy cô, cầm đầu là tay giáo viên dạy văn, bạn thân của Quý, nói: “Học sinh được gọi là thành đạt, có nghĩa là anh phải cống hiến cho cuộc đời những giá trị mới. Hoặc là phải có đóng góp vào sự phát triển của đất nước”. Một số thầy cô khác, cầm đầu là hiệu trưởng thì cho rằng: “Thành đạt có nghĩa là làm ra nhiều tiền. Thời buổi kinh tế thị trường mà anh cứ khoe tài khoe giỏi, nhưng không có tiền thì chả ai nghe anh”. Thầy Quý không đứng về phía nào trong cuộc tranh luận này. Thầy thấy phe nào cũng có lý. Trong số học trò cũ của thầy có em Nhàn, làm đến Tổng giám đốc Tổng công ty ABS vẫn về thăm thầy luôn. Không biết Nhàn có được coi là thành đạt không. Nhưng Nhàn tài trợ cho nhà trường khối tiền. Lại còn mời cả hội đồng đi tham quan bên Singapore. Thế nên, nhà trường rất trọng vọng.

Chuyện của thầy và Nhàn thì chỉ có ông bạn dạy văn cùng trường hiểu. Vì là ở trường, thầy thân nhất với tay ấy. Quý tâm sự với ông bạn cả những điều khó nói của đàn ông. Ví dụ chuyện cô Hương, vợ thầy tắt lửa lòng sớm quá. Khiến cho thầy hàng đêm súng pháo toàn nhả đạn vào khoảng không. Khổ nỗi là sức khỏe đàn ông của thầy vẫn tốt, nhu cầu vẫn cao. Biết vậy, tay bạn rủ thầy đi nhà nghỉ mát xa cho thư giãn. Quý từ chối. Nói, vào chỗ ấy làm nhân cách của mình nó bị hạ thấp đi. Tay bạn lại bảo, ở đây không phải là vấn đề nhân cách, mà nó chỉ đơn thuần là giải quyết nhu cầu sinh lý. Vả lại, bọn mình làm nghề mô phạm, quá ngoan. Mấy em nó làm nghề buôn phấn bán hương, hơi hư. Anh em mình phải đến để sẻ bớt cái ngoan của mình cho các em nó bớt hư đi. Đấy chính là một phương pháp giáo dục. Mình phải đến và cảm hóa đối tượng. Nhưng mà nói đến thế, Quý vẫn không chịu thủng. Vẫn cứ khư khư ở nhà giương pháo lên giời, giữ tiết tháo nhà giáo. Từ đấy trở đi, cánh giáo viên nam trong trường có rủ nhau đi thư giãn hay tranh thủ chủ nhật xuống họp dưới khu ba Đồ Sơn, không bao giờ rủ thầy Quý nữa. Ông bạn dạy văn lâu lâu cũng thấy áy náy, mình thì đánh chén xì xụp còn bạn mình toàn nhịn chay. Lại bảo: “Hay là ông cặp bồ với em Nhàn đi. Nó lấy chồng già nên chán. Dạo này hay về thăm ông thế? Chắc vẫn có cảm tình với ông”. Chuyện Nhàn có cảm tình với thầy Quý, mãi sau này, khi cô ấy thành đạt về trường nhiều người mới biết. Chứ bản thân Quý cũng đã cảm nhận được ngay từ khi Nhàn còn đang học. Nhiều lúc Quý phải nói chuyện với tay bạn thân dạy văn để tư vấn cách xử lý. Sao cho mình vẫn giữ được đạo làm thầy, mà học trò không bị tổn thương. Nhưng quả thật đấy cũng là một thời kỳ khốn khổ trong nghề dạy học của Quý. Thầy thì hết sức giữ gìn tránh né, mà cô học trò mới lớn cứ lợi dụng mọi cơ hội để áp sát. Có lẽ, do trời bắt Nhàn lớn sớm quá. Mới đầu phổ thông, nhưng cơ thể Nhàn đã trưởng thành như một thiếu nữ thuần thục. Mà không hiểu sao, còn ít tuổi nhưng Nhàn rất dạn. Chắc là do cái cơn lũ hoóc môn nữ nó tràn ngập, gào réo trong thân thể Nhàn. Cái cơn lũ ấy, nó thúc ép thiếu nữ mới lớn phải giải tỏa. Đã có lúc lợi dụng khi nhà không có ai đến hỏi bài thầy mà, từ đằng sau, cô học trò tinh quái cứ hồn nhiên áp chặt thân thể nóng rực vào lưng thầy… Thật sự, lúc ấy thầy Quý căng thẳng lắm. Thầy thò tay xuống gầm bàn véo mạnh một cái vào đùi mình cho tỉnh táo. Rồi tiếp tục giảng giải cho học sinh như không có gì xảy ra. Sau hai mươi năm ra trường. Nhàn đã là một quý bà thành đạt cao sang quyền quý. Về thăm lại trường xưa, Nhàn vẫn dành cho thầy giáo Quý ánh mắt cháy bỏng của cô thiếu nữ mười sáu khi xưa. Nhưng nhà giáo ưu tú Dương Đình Quý vẫn chỉ ân cần như với cô trò nhỏ năm nào… Để rồi đêm đêm, khi cô giáo dạy sử lên chùa nghiền ngẫm chữ thánh hiền, thầy Quý lại mải mê với những bài toán. Và thỉnh thoảng, thêm vài ván cờ tướng giải khuây bên hàng xóm.

 

  1. CHUYỆN CỦA MẾN

 

 Mến là con út, lại là gái nên vợ chồng ông giáo Vân cưng lắm. Ở nhà chả phải làm gì. Đi học cũng chả phải học, vì lúc Mến đủ tuổi đến trường thì ông giáo Vân đã là lãnh đạo ngành. Mến không học bài cũng được điểm tốt và lên lớp đều. Thậm chí rất nhiều năm liền, Mến còn là học sinh tiêu biểu của trường. Toàn đoạt giải nhất tỉnh. Nhưng đến lúc đi thi đại học, Mến trượt thẳng cẳng. Vụ này cũng gây ra một cái xì căng đan nho nhỏ: một trong những học sinh giỏi nhất trường mà lại trượt đại học. Ông Vân phải bịt lại ngay bằng cách cho Mến vào học lớp sư phạm nhạc họa tiểu học, vừa mở tại trường cao đẳng sư phạm tỉnh nhà. Trường này dưới quyền chỉ đạo của sở nên ông xử lý được. Ông an ủi con gái cưng: “Cao đẳng là tương đương đại học rồi”.

Thế nhưng, khi đã vào học, Mến lại thấy vui. Suốt ngày véo von đàn ca sáo nhị. Ông Vân cũng thấy vui. Mọi người xung quanh vui. Vì, thật sự là Mến xinh lắm. Bao nhiêu nét đẹp của cả cha và mẹ đều chắt lọc lại cho Mến cả. Nước da trắng hồng và cái miệng tươi như hoa của mẹ. Đôi mắt to đen và cái mũi cao của bố. Dáng người óng ả thắt đáy lưng ong, mái tóc dày mềm mại xanh mướt của mẹ. Đôi bàn tay thon thả có đủ cả mười hoa tay giống bố và đôi chân… cái này thì thật sự khó có thể gọi là đẹp theo tiêu chuẩn hiện nay. Vì Mến cũng được kế thừa cái kiểu đi chữ bát gia truyền, nên chân hơi cong. Nhưng mà vào cái thời ấy, mốt thời thượng chưa phải là chân dài, nên nàng vẫn được coi là hoa khôi của ngành giáo dục tỉnh nhà. Vả lại, một nghiên cứu khoa học chính thức của ngành tâm lý học, về ánh mắt nhìn của đàn ông đối với phụ nữ, đã đưa ra kết luận rằng: khi trai trẻ, người ta ngắm gái từ trên mặt xuống phía dưới. Còn khi đứng tuổi, thì thường nhìn từ dưới lên trên. Tất nhiên là đến một độ tuổi nào đó, đa số đàn ông chả buồn nhìn cái gì nữa. Dù là trên, dưới, hay là khu giữa bày ra cũng mặc lòng. Thế nên, khi Bằng, chồng Mến nhìn thấy nàng lần đầu tiên, thấy đôi mắt tròn to ngơ ngác dưới cặp lông mày thanh tú như nét vẽ, Bằng chết đứng ngay. Sau mười lăm phút giao lưu làm quen tại đại hội chi đoàn, biết Mến là ái nữ của lãnh đạo ngành, Bằng quyết định phải cưa đổ Mến. Thầy giáo trẻ dạy thể dục kiêm công tác đoàn đội ở trường cấp hai. Dành cả buổi đại hội hôm ấy để áp sát tán tỉnh cô giáo nhạc họa tiểu học. Thậm chí, đến chương trình văn nghệ chào mừng, Bằng còn gạ Mến lên song ca bài Tình ta biển bạc đồng xanh rất mùi. Việc Bằng tán đổ Mến cũng không có gì gọi là công trình lắm. Bởi, Bằng nguyên là dân thể dục, rất cao to đẹp trai. Mà Mến, vốn có tính mê trai đẹp từ bé. Cái này đích thị là di truyền của mẹ cho con gái. Ngày xưa, cô giáo dạy văn cấp ba, vốn là gái Hà Nội gốc, tốt nghiệp sư phạm bị điều về tỉnh dạy học. Gặp ông Vân. Chỉ vì mê ông ấy có khuôn mặt nam tính. Đẹp như diễn viên chính đóng vai Đâyanôp trong phim Trên từng cây số, một bộ phim thời thượng khi ấy. Cô một hai đòi lấy ông Vân và ở lại tỉnh. Kiên quyết không về Hà Nội nữa.

Cưới xong, thầy Bằng và cô Mến đều thỏa mãn. Bằng thì lọt vào một trong những gia đình danh giá nhất làng Ngọc và đầy thế lực trong ngành giáo dục. Mến thì thỏa mãn vì lấy được một tay đẹp trai, có body thân hình đẹp như tượng. Đêm đêm, nàng tha hồ ngụp lặn trong cơn lũ tình ái của một nguyên vận động viên thể dục giải nghệ đi làm giáo viên. Nhưng mà làm rể nhà ông Vân thì phải phấn đấu chứ không chỉ làm anh giáo tằng tằng được. Mà đấy cũng là một mục đích lớn của Bằng, trong rất nhiều mục khi Bằng quyết cưới Mến. Ông bố vợ bảo Bằng: “Yên ổn gia thất rồi thì tập trung vào mà phấn đấu thăng tiến trong sự nghiệp con ạ. Có lẽ con nên học gương anh Vi, theo học về quản lý. Chứ trong ngành giáo dục, chuyên môn thể dục khó lên lắm”.

Nghe lời bố vợ. Bằng đi học lớp quản lý giáo dục. Rồi lại làm tiếp cái thạc sĩ. Nhân dịp ông anh vợ đương kim giám đốc sở, Bằng cùng vợ nì nèo ông anh đưa sang làm trưởng phòng giáo dục huyện. Thật ra việc này không dễ mà cũng không khó. Chỉ cần có mối quan hệ và biết cách là chạy được. Về mối quan hệ thì ông Vân có đủ. Bao nhiêu năm giáo học, rồi làm lãnh đạo ngành. Học sinh cũ của ông là cán bộ chủ chốt trong tỉnh, trong huyện đầy. Đã thế, con trai trưởng đang chánh sở. Nhưng mà Bằng cũng chả cậy có thế. Cửa nọ cửa kia, Bằng cũng theo chỉ thị của bố vợ đến yết kiến đầy đủ. Cho nên, cũng có ý kiến ì xèo, hết người hay sao mà đưa giáo viên thể dục lên làm lãnh đạo ngành. Thật, những người đó chả hiểu gì. Con người ta có rất nhiều tiềm năng ẩn kín bên trong. Vấn đề là phát huy nó ra.

Từ ngày Bằng lên lãnh đạo, tự thấy mình đúng là có tài quản lý. Nhiều sáng kiến lắm. Ví dụ, hàng năm Bằng đều có chủ trương luân chuyển cán bộ giáo viên. Từ đầu huyện cho sang cuối huyện rồi ngược lại. Từ trường trung tâm về trường vùng xa. Để cho các thầy cô không bị xơ cứng… Thế là, đầu năm học, các thành phần có tên trong danh sách luân chuyển lũ lượt kéo đến nhà Bằng. Rón rén để túi quà và cái phong bao kha khá xuống chân bàn nước. Rồi nhỏ nhẹ trình bày nguyện vọng hoàn cảnh với trưởng phòng. Đấy chỉ là ví dụ tí, để cho mọi người hiểu về cái nỗi vất vả của lãnh đạo ngành trong huyện. Chứ thật sự, công việc trưởng phòng của Bằng rất là căng thẳng. Nào là xây dựng cơ sở vật chất trường lớp, suốt ngày phải tiếp khách đến xin thầu. Chả được như bác trưởng trên sở, có cả ban quản lý dự án lo. Rồi tuyển dụng giáo viên. Nội việc xem xét hồ sơ đã váng đầu rồi mà bà vợ có để cho yên đâu. Cứ nheo nhéo chỗ này tôi nhận mười nghìn, chỗ kia tôi nhận mười lăm nghìn rồi, anh liệu mà bố trí… Người đâu mà cứ làm như tất cả là của nhà không bằng. Phải để cho người khác cùng kiếm chứ. Tham vừa thôi… “Á à, giờ lại bảo vợ tham đây. Ừ thì tôi tham, nhưng tôi tham thì để cho ai? Tôi ăn một mình à? Hay là ông lại định để dành phần cho cái con phó chân dài vú to của ông đấy hử? Ông liệu hồn với tôi đấy nhé, có bữa tôi mà bắt tận tay day tận trán thì ông hết cãi”. Thật là đàn bà muôn đời vẫn chỉ là đàn bà. Nông cạn. Cái vụ em Dung phó phòng của Bằng thì oan thật. Em nó là cơ cấu của bác chủ trì bên huyện gửi sang. Ngon thì có ngon thật nhưng mà Bằng thiếu gì chỗ chơi mà lại xâm phạm vào miệng hổ, chỉ có chết. Trong tay quản lý mấy nghìn giáo viên, có cả đám các em sẵn sàng xin chết. Lúc nào Bằng chả có vài em cơ hữu, chỉ cần một cái tin nhắn là anh trước em sau đến nhà nghỉ vui vẻ ngay. Thật, cái mụ vợ mình nông cạn quá. Nhưng mà vụ này thì Bằng nhầm, Mến không hề nông cạn như Bằng nghĩ.

Kể từ ngày lấy được Bằng, một tay cựu vận động viên thể dục có hạng quốc gia, nhưng vì chấn thương mà phải bỏ ngang đi làm giáo viên thể dục, Mến mãn nguyện lắm. Bằng có khuôn mặt rất thanh tú và cặp môi đỏ như môi thiếu nữ. Thân hình của Bằng thì miễn chê. Bởi Bằng được tập luyện từ năm mới bảy tuổi. Đêm đêm, khi Bằng khỏa thân ôm vợ vào lòng, Mến luôn có cảm tưởng như mình đang được sở hữu một vị thần Hy Lạp. Mà Bằng lại yêu vợ.

Nhưng mà đấy chỉ là mấy năm đầu son rỗi. Sau này, đẻ liền hai đứa con, hai nàng công chúa. Rồi lo chuyện nuôi dạy, con ốm con đau. Rồi thì Bằng cũng bận chuyện học hành phấn đấu theo gương bác Vi, nên chuyện tình ái cũng nhạt bớt đi. Nhất là khi, Bằng bắt đầu có chút chức sắc. Bằng có nhân tình như lệ thường của cánh đàn ông nước ta thành đạt bây giờ. Kể cũng khó cho Bằng, là vì Bằng rất đẹp trai và phong độ. Dân thể dục thường trẻ lâu. Thế mà các cô giáo ở cái trường trung tâm, nơi Bằng được ông anh vợ điều về làm hiệu trưởng hồi mới học xong lớp thạc sĩ, như một bước đệm để lên trưởng phòng, lại lẳng trên mức cần thiết. Đến nỗi, trong ngành giáo dục có lan truyền một tin đồn là năm mươi phần trăm các cô giáo ở trường này bỏ chồng. Năm mươi phần trăm còn lại là có bồ. Tất nhiên không tính các cô đã tiền mãn kinh. Thực hư không biết, nhưng dịp ấy nhà Bằng cũng mấy phen náo loạn. Mến tóm được một số vụ ăn vụng của Bằng… Vi tức điên, phải gọi thằng em rể lên phòng giám đốc chửi: “Chú ngu lắm, ăn tùy nơi, chơi tùy chốn. Con thầy vợ bạn gái cơ quan, những chỗ ấy là phải cấm. Đừng có bén mảng vào. Vả lại, đã nghĩa lộ là phải chuột rút chứ. Đằng này lộ mẹ nó rồi lại còn cứ xông lên… chết là phải. Cùng cánh đàn ông cả, tao không trách mày về cái chuyện chơi gái. Nhưng có điều, phải lấy gia đình làm trọng. Mày có định vẻ vang sự nghiệp hay định đứng đường thì bảo?” Sau đận ấy, Bằng rút vào hoạt động bí mật, theo gương bác Vi. Thì một trong những phương pháp sư phạm cốt yếu là nêu gương mà lại. Không bao giờ Bằng chở gái đi chơi nữa. Bằng chỉ đi đến nhà nghỉ xa xa, kín đáo…

Mến thì biết thừa là chỉ có đem hoạn thì may chồng mình mới hết cái thói mèo mỡ. Nhưng chả có sức đâu mà suốt ngày theo chân. Mến còn con cái, còn trường lớp… Mà bây giờ, Mến cũng đã được bác cả Vi cho cái chân hiệu trưởng. Sau khi đã cẩu đức ông chồng của mình lên chức trưởng phòng. Mến bận việc công nên nhiều khi cũng chả có thời gian mà để mắt đến mọi chuyện như xưa. Vả lại, ở trường Mến, có thằng cháu mới tốt nghiệp trường nhạc, đàn ngọt hát hay, mới được Mến nhận vào dạy hợp đồng. Mà thằng cháu này rất hay. Nó cứ khen Mến trẻ xinh hơn cả bọn bạn gái của nó. Nó bảo cô hơn cháu hai mươi tuổi mà nếu đi cùng nhau ngoài đường, có khi họ tưởng là tình nhân. Thế có tợn không cơ chứ. Mà cái thằng này hát Quan Họ đến là hay. Thỉnh thoảng lễ lạt hội hè hay dịp cưới xin, cháu Cường, khăn đóng áo the, ô lục soạn treo tay. Cất giọng vang rền nền nảy: “… Đương vui thế này chứ quan họ ra về liệu có nhớ đến chúng anh không?...” Mến thấy tim mình dập dồn loạn nhịp như thuở mười ba, đêm hội ra đình xem hát… Thế rồi chả ai biết là ai bắt đầu, nhưng thay đại từ nhân xưng cô, cháu. Họ xưng tên với nhau thật nhẹ nhàng “Mến này, Cường này”. Một số cô giáo trong trường cũng đưa Cường vào tầm ngắm mà không hạ gục được thì nói rằng vụ này đích thị con mụ Mến đưa thằng bé vào đời. Hôm Noel năm trước mưa rét, rủ nó đi mua sắm. Rồi uống rượu say. Rồi đi hát karaoke. Rồi sang nhà nghỉ. Thế là xong một đời trai.

Thế nên, mặc dù thừa biết là em Dung chân dài, cạ của bác chủ trì bên huyện gửi sang, nhưng Mến cũng hù dọa vài câu cho Bằng nhớ là vợ cũng vẫn luôn để mắt đến mình. Và cũng là để đánh đòn gió, nghi binh cho cái vụ ăn vụng càng ngày càng thấy ngon của Mến. Cứ thế, vợ chồng Mến, Bằng phục vụ trong ngành giáo dục rất tận tình và trách nhiệm cao. Cả hai luôn đạt những thành tích lớn. Năm nào cũng khen thưởng. Hoa đầy nhà.

 

  1. TẠI SAO NGÔI BIỆT THỰ BỊ BỎ HOANG?

 

Nghe xong những chuyện kể về gia đình ông Vân. Một danh gia làng Ngọc. Thì nhiều người sẽ đặt câu hỏi, vì cớ gì mà ông giáo Vân phải bỏ làng, bỏ ngôi biệt thự sân vườn đẹp nhất trong vùng mà đi? Con cái ông ấy, đều thành đạt trong ngành giáo dục. Tuy loáng thoáng có nghe đâu đó xì xào về cái chuyện trai gái của họ. Nhưng ở thời buổi này, những vấn đề như vậy, dư luận nước ta rất cởi mở. Giới công chức thì chỉ coi đấy là chuyện xả căng thẳng xì trét. Cánh văn nghệ sĩ thì coi đấy là sự thăng hoa của cảm xúc bất chợt. Còn các cháu học sinh, kể từ cấp hai trở lên, nhiều khi chỉ coi là việc cần làm để chữa mụn trứng cá trên mặt.

 Thật ra, ông Vân có một nỗi buồn sâu thẳm, không lộ ra ngoài. Ấy là những buổi các con cháu về chơi đông đủ. Nhìn sáu đứa cháu gái đẹp đẽ, giỏi giang, ông vui lắm. Nhưng khi nhìn vào cái dây phơi quần áo trên sân thượng, ông không nén nổi một tiếng thở dài. Ông chỉ ước ao trên dây phơi quần áo có mấy bộ đồ trẻ con trai cho vui thôi. Ông vẫn luôn cất giấu nỗi niềm ấy sâu trong lòng, không thổ lộ với ai. Thế mà Vi biết tâm sự sâu kín của bố. Có lẽ thấy cha đứng lặng người, nhìn đăm đăm vào cái dây phơi quần áo các cháu, cố nén một tiếng thở dài, Vi đoán cha mình cũng thèm một thằng cháu trai như mình. Ngày xưa, lúc mới cưới vợ, rồi sinh hai cô con gái, Vi cũng chẳng nghĩ gì. Sau này, càng lúc càng phát tài. Tiền nhiều như nước, thì Vi lại đâm ra hay nghĩ ngợi về cái chuyện gái, trai. Không phải là Vi không quý hai đứa con gái, mà ngược lại. Nhưng cứ nghĩ đến đận hai đứa, rồi cả mấy đứa cháu gái cũng thế, đi lấy chồng, sinh con, mang họ nhà người ta, Vi lại thấy ngậm ngùi. Chi họ Dương làng Ngọc nhà mình, chả lẽ đến đây tuyệt diệt? Vi lên làm giám đốc sở đúng thời cởi mở. Động vào đâu cũng kiếm bạc triệu bạc tỷ. Tiền Vi kiếm được, âm thầm thành vàng, thành đô, thành nhà cửa đất đai các nơi. Có đêm, Vi cùng vợ nằm trên giường, thử kiểm đếm những thứ tài sản có trong tay. Vi giật mình. Không ngờ bổng lộc do cái ghế của Vi mang lại nhiều thế. Nằm yên lặng trên giường, Vi không ngủ được. Quay sang bên cạnh, cô giáo dạy hóa ngủ say như đứa trẻ. Trên gương mặt biểu cảm một niềm hạnh phúc vô bờ bến… Vi cũng vui. Nhưng Vi vẫn không ngủ được là do từ tối, lúc đếm xong, trong đầu Vi tự dưng lởn vởn câu hỏi, cái đống của cải mấy đời ăn không hết ấy để cho ai? Nhà thì Vi đã xây to nhất làng rồi. Hai đứa con, chúng sẽ du học Anh, Mỹ nay mai. Tự nhiên, Vi thấy đời mình sao lại bế tắc? Vi biết, cha mình là một nhà giáo điển hình theo lối cũ. Mặc dù trong thâm tâm, ông cũng day dứt về việc cả mấy người con không ai sinh cho ông một đứa cháu trai nối dõi. Nhưng ông cũng không dám hé răng lời nào với cả Vi và Quý. Các con ông đương chức đương quyền, danh giá. Nhưng ông buồn, một nỗi lòng khó tả thành lời. Cụ cử Vang chỉ có một trai là ông đồ San, bố ông Vân. Rồi ông Vân, cũng là con một. Ông cũng hy vọng, đến đời mình sẽ con đàn cháu lũ. Đẻ hai thằng con trai, ông đã vui lắm. Thế mà, đến cháu… Chả lẽ, giờ lại xui hai thằng con trai vượt rào. Thế thì còn ra cái thể thống gì của nhà gia giáo. Trực cảm của người con, Vi hiểu được nỗi lòng của ông Vân. Vi cũng nghĩ nhiều. Nhưng Vi là thế hệ người mới, nghĩ là tìm giải pháp. Vi hành động ngay.

… …

… …

Báo điện tử Dân Nước Việt, chạy Breaking News: Tại nhà nghỉ Hoa Suối. Một cô giáo cấp hai, đang mang thai, uống thuốc ngủ tự tử. Có để lại một bức thư tuyệt mệnh gửi đích danh giám đốc sở giáo dục V…

Nội dung bài báo, tay phóng viên cho biết. Cô Y (phóng viên đã đổi tên) là giáo viên dạy hợp đồng ở một huyện xa. Trong một lần sếp V đến công tác, đã gặp. Cặp bồ. Và hứa nếu đẻ cho sếp V một thằng con trai, sẽ thu xếp cho về thành phố và sẽ ly dị vợ để ở với cô. Cô Y đã có chửa năm tháng, siêu âm con trai, đợi mãi không thấy sếp V thực hiện lời hứa. Sáng hôm ấy, cô bắt xe về thành phố. Vào nhà nghỉ rồi gọi điện hẹn V ra nói chuyện. Nhưng hôm ấy, sếp V bận họp với thường vụ về công tác cán bộ, không ra được. Cô Y nghĩ mình bị sếp phủi tay, bèn uống năm mươi viên thuốc ngủ. Chiều tối, nhân viên nhà nghỉ lên dọn phòng, thấy đã mê man. Đưa đến bệnh viện cấp cứu không qua khỏi. Mổ lấy con ra khỏi bụng mẹ, một bé trai được khoảng hơn năm tháng tuổi. Chỉ sống được ba tiếng rồi cũng chết theo mẹ. Vụ việc đang được các cơ quan chức năng làm rõ.

Khi mọi chuyện bung ra, Vi đã cho nhân viên thân tín đi bịt tất cả các cửa. Chỉ sơ suất mỗi cái báo điện tử Dân Nước Việt. Có tay phóng viên người thành phố, viết bài truyền ngay qua wifi, giật tít nóng… Thế nhưng, mọi việc rồi cũng từ từ lắng xuống. Ở nước ta bây giờ, ngày nào chả có vài vụ cướp, giết, hiếp hay nấu người còn kinh hơn trên các báo. Sếp Vi nghe nói vẫn được cơ cấu vào thường vụ. Kỳ tới chắc còn tiến xa.

Câu chuyện đến tai ông Vân. Ông ngồi chết lặng trên bộ bàn ghế bằng gỗ sưa mà Vi mới mua bên Đồng Kỵ. Ông như nhìn thấy cảnh đứa cháu trai khao khát trong mơ của ông. Chưa thành người đã bị lôi ra khỏi bụng mẹ. Đỏ hỏn, run rẩy, yếu ớt. Không cất nổi tiếng khóc chào đời… Ông từ từ xỉu xuống. Ông bị choáng và hạ huyết áp đột ngột. Cả nhà đưa ông lên viện cấp cứu cũng qua khỏi. Nhưng có điều từ đấy trở đi, ông bị bệnh alzheimer. Lãng quên sạch mọi chuyện. Vi phải giữ cả hai ông bà ở lại trên thành phố để tiện bề chăm sóc.

Thế cho nên, dân tình mới không thấy đại gia đình ông Vân ở ngôi biệt thự trong làng Ngọc lâu nay.

Dân ngoài làng thì đồn rằng, cái ngôi biệt thự ấy có ma. Một con ma trẻ con, to bằng cái bóng đèn. Đêm đêm cứ bay lừ lừ, hết gác trên lại xuống tầng dưới, soi vào mặt từng người, nên chả ai dám ở. Dân làng Ngọc vốn có tính hài hước thì đồn vui với nhau rằng, ở ngôi nhà ấy có ma thật, nhưng mà là ma bướm. Ai không tin, cứ đến mà xem. Kể cả ban ngày, từng đàn bướm to tướng, mà người ta vẫn gọi là bướm ma. Đủ các màu đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím. Toàn to như cái quạt nan, bay rập rờn trong vườn, trên những cây mít, cây bưởi, cây xoài.

Đánh giá

Biệt thự bỏ hoang

Mục lục bài viết

Nhắc đến gia đình ông giáo Vân, cả làng Ngọc đều bảo đấy là một nhà gia giáo. Không phải đơn thuần theo nghĩa thực, cả hai vợ chồng ông Vân là giáo viên. Rồi ba đứa con, hai trai một gái đều nối nghiệp cha mẹ. Mà thật sự, nhà ông Vân, từ đời cha ông cụ kỵ cơ, đã có tiếng là nhà căn cơ nền nếp trong làng.

334
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
23-02-2021
GIỚI THIỆU SÁCH

GIỚI THIỆU SÁCH

GIỚI THIỆU SÁCH

GIỚI THIỆU SÁCH

GIỚI THIỆU SÁCH

NGƯỜI KỂ CHUYỆN KINH BẮC

  • KHÁNG KHÁNG SINH

    Kể từ khi tìm ra kháng sinh (1928), với việc quý ngài Alexander Fleming chiết suất được Penicillin, nền y học của nhân loại đã có một bước nhảy khổng lồ. Rất nhiều căn bệnh nan y, gây chết người trước kia đã được giải quyết. Tuổi thọ và chất lượng cuộc sống loài người đã tăng lên rõ rệt. Kháng sinh trở thành một loại thuốc thiết yếu, không thể thiếu của y khoa hiện nay...

    Lượt xem: 1127
  • NAN ĐỀ CỦA THỜI HIỆN ĐẠI

    Thực ra thì không phải đến thời hiện đại mới có bệnh đái tháo đường, mà căn bệnh này đã được y văn cổ đề cập đến từ lâu. Các sách “Hoàng đế nội kinh” hay “Hải Thượng y tông tâm lĩnh” đều đề cập đến chứng “tiêu khát”, một biểu hiện lâm sàng rõ rệt nhất của căn bệnh này. Nhưng chỉ đến thời hiện đại, có thể do thay đổi môi trường sống, do cường độ làm việc, lối sống sinh hoạt…, căn bệnh đái tháo đường dường như mới bùng phát dữ dội.

    Lượt xem: 657
  • Những lưu ý khi tiêm vaccine Covid-19 với bệnh nhân tiểu đường, tăng huyết áp…

    Vài lời mở đầu: Tôi là một dược sĩ và là một nhà văn, trong cả hai vai trò rõ ràng tôi phải quan tâm đến đại dịch Covid-19 đang diễn ra trên đất nước ta và cả thế giới. Sự quan tâm của tôi đến thế nào, bạn có thể tìm hiểu các bài viết của tôi trên báo chí, facebook kể từ khi dịch nổ ra bên Vũ Hán, Trung Quốc cho đến nay sẽ rõ.

    Lượt xem: 935
  • LƯU Ý KHI DÙNG THUỐC HO

    Đặc biệt là khi bị nhiễm virus gây covid. Thường thì có đến 80% số ca dương tính không xuất hiện triệu chứng gì. Không phát thành bệnh. Nhưng nếu phát thành bệnh sẽ có các triệu chứng điển hình: sốt, đau họng, ho, đau mình mẩy, khó thở, mất khứu giác...

    Lượt xem: 4590
  • QUAN ĐIỂM CỦA TÔI

    Về tình trạng hiện nay ở một số nơi trên nước ta, nhiều người đã được tiêm vaccine mũi 1 là moderna, đến kỳ tiêm mũi 2 nhưng không có moderna nữa. Vậy phải làm sao?

    Lượt xem: 2120
  • ĐỊA LONG LÀ GÌ?

    Là con giun đất. Chính xác. Các cụ nhà ta, nhất là cánh nho sĩ, thầy lang xưa có cái "tật" hay gán cho các con vật, đồ vật vốn bình thường dân dã những cái tên "tự" Hán Việt thật kêu, cho sang mồm. Con giun đất, gọi là địa long, nghĩa là rồng đất, quá oai!

    Lượt xem: 1354
  • Vật chủ bất đắc dĩ

    Trong Y học, có một thuật ngữ quen thuộc “vật chủ truyền bệnh”, xuất phát từ thuật ngữ “vật chủ” trong môn Sinh học. Đây là một thuật ngữ chỉ về những sinh vật có nuôi dưỡng sinh vật khác, theo các dạng quan hệ ký sinh, cộng sinh hoặc hội sinh, cung cấp dinh dưỡng, nơi trú ẩn hoặc đôi khi là bảo vệ lẫn nhau.

    Lượt xem: 1582
  • Nhận thức lại về covid

    Khi đại dịch covid-19 nổ ra ở Vũ Hán, Trung Quốc tháng 11/ 2019, cả thế giới bàng hoàng. Không hiểu điều gì đang xảy ra nơi đây. Đến khi Trung Quốc chính thức công bố về dịch, lập tức các nhà khoa học của cả thế giới đã vào cuộc nghiên cứu về con virus gây bệnh có định danh là Sars- CoV-2 này.

    Lượt xem: 992
  • Placebo và dịch covid-19

    Placebo, thuật ngữ khoa học quên thuộc của giới y-dược khoa, nó xuất phát từ nguyên ngữ Latin, có nghĩa là “tôi sẽ làm hài lòng”. Còn hiểu một cách nôm na, có thể gọi là “hiệu ứng giả dược”: nghiên cứu những đáp ứng của cơ thể khi được cho dùng “giả dược”.

    Lượt xem: 917
  • KÍNH GỬI: Các thầy thuốc tuyến cơ sở vùng dịch.

    -Thưa các bạn,
    Tôi được biết tình hình trong vùng dịch miền Nam, đặc biệt là tp. Hồ Chí Minh đang rất căng thẳng. Bệnh viện quá tải, các thầy thuốc nhân viên y tế tuyến đầu mệt mỏi. Đâu đó đã xảy ra những cảnh thảm thương: bệnh nhân covid kêu cứu không có người trợ giúp, chết tại nhà, nhất là với những bệnh nhân nghèo.
    Thật đau lòng.
    Lượt xem: 911

  • Aspirin: viên thuốc cứu mạng

    Bởi cho đến giờ phút này, y học thế giới vẫn công nhận đây là một loại thuốc tốt nhất, dễ sử dụng, hiệu quả cực cao trong việc đề phòng các chứng đột quỵ, tắc mạch não, nhồi máu cơ tim của các bệnh nhân có tiền sử bệnh về tim mạch.

    Lượt xem: 7476
  • Dùng vitamin C phòng và trị bệnh cảm cúm

    Vitamin C là một trong những loại vitamin thiết yếu của cơ thể. Nó có tác dụng chống lão hóa, làm bền thành mạch máu, có chức năng miễn dịch. Đặc biệt, nó tham gia rất nhiều phản ứng duy trì hoạt động sống trong cơ thể con người. 

    Lượt xem: 511
  • THÊM ĐÔI ĐIỀU VỀ VACCINE PHÒNG COVID-19

    Tất cả các loại vaccine đang sử dụng trên thế giới để tiêm cho người phòng covid-19 đều chưa có giấy phép lưu hành chính thức như một loại dược phẩm. Đều mới chỉ được cấp phép sử dụng trong trường hợp khẩn cấp, để chống dịch. Kể cả pfizer, moderna hay sinopharm...
    Vì sao vậy?
    Lượt xem: 601

  • Tiểu thuyết: QUÁI NHÂN LÀNG NGỌC (phần 7)

    Mạnh Hoạt ở tù ba năm rưỡi, đủ một ngàn hai trăm bảy mươi tám ngày chẵn. Thừa ra nửa ngày, vì án tù của hắn bảy năm, giảm tối đa còn ba năm rưỡi.
  • Tiểu thuyết: QUÁI NHÂN LÀNG NGỌC (phần 6)

    Trong chiến tranh, chỉ cần vài tạ thuốc nổ, vài giây, với vài người, là thổi bay một cây cầu. Nhưng để xây lại được một cây cầu qua sông, người ta phải mất vài năm với hàng ngàn con người lao động miệt mài.
  • Tiểu thuyết: QUÁI NHÂN LÀNG NGỌC (phần 5)

    Mỗi bài thơ của hắn viết ra, cũng dễ dàng như khi hắn làm tình với một em nào đó gặp trên đường lang thang giang hồ vặt. Nhưng với em nào hắn cũng diễn bài mê muội và đắm đuối như thật.
  • Tiểu thuyết: QUÁI NHÂN LÀNG NGỌC (phần 4)

    Dân gian thường hay gọi đó là kẻ ngộ chữ, hay nhẹ hơn, gọi là nghiện chữ. Cái bệnh nghiện chữ ấy đã khiến cho không ít kẻ sĩ nước nam ta từ cổ chí kim thân tàn ma dại.
  • Tiểu thuyết: QUÁI NHÂN LÀNG NGỌC (phần 3)

    Mạnh Hoạt mê đọc sách. Những lúc mẹ đi làm đồng hoặc đi chợ, Hoạt ở nhà chúi đầu vào cái tủ sách to tướng của ông cha để lại mê mải đọc.
  • Tiểu thuyết: QUÁI NHÂN LÀNG NGỌC (phần 2)

    Thời chiến tranh, nay sống mai chết, hôm nay còn ở ngoài Bắc, mai đã vào tít trong Nam. Hôm nay còn đang sống ngoay ngoảy, mai đi ngoài đường,..
  • Tiểu thuyết: QUÁI NHÂN LÀNG NGỌC (phần 1)

    Mạnh Hoạt, người xóm ngõ Ghen, Làng Ngọc. Một tay chơi nức tiếng vùng Kinh Bắc. Biết đủ ngón nghề cầm kỳ thi họa, đẹp giai, hát hay. Hắn lại biết làm cả thơ nữa...

  • Hoa gạo tháng ba (Phần cuối)

    Chiều nay, Giang cũng nói với nàng là hãy đợi. Ngồi bên Giang trên bến sông, nhìn nghiêng qua gương mặt thanh tú đẹp đẽ của Giang, nàng đã thầm thốt lên trong lòng, Giang ơi, nếu anh yêu em đến thế, sao anh không mang em đi cùng ngay tức khắc. Nhưng Giang vẫn nói em hãy chờ anh, hãy chờ, hãy chờ. 
  • Hoa gạo tháng ba (Phần 2)

    Nhìn hai anh em ngồi câu, My đã định ra chơi cùng, nhưng My lại thấy ngại ngần rồi thôi. Ngày My còn bé, Tràng là người đầu tiên khai tâm cho My về chữ quốc ngữ. Mỗi khi My ghép được một từ, Tràng hay xoa đầu khen My giỏi. Hôm Tràng bị quan Tây bắt giải đi, My chạy sang nhà ông lang Khiết, khóc nức nở..
  • Hoa gạo tháng ba (Phần 1)

    Hôm lính trên phủ cùng với chánh tổng Dương Hữu Cầu, mang tú Tràng về nhà ông lang Vương Văn Khiết trả người, mẹ Tràng là bà lang Khiết hoa mắt, cứ tưởng là quan trên nhầm người. Bốn năm đi tù ngoài Côn Đảo đã biến tú Tràng từ một anh học trò xanh mướt, thành ra một người đàn ông rắn rỏi, vạm vỡ, phong trần.
  • BUÔNG (phần tiếp theo của LONG SƠN TỨ TRUYỆN)

    (phần tiếp theo của LONG SƠN TỨ TRUYỆN)Cố trấn tĩnh, tôi lái xe về nhà đón vợ đưa sang bệnh viện cùng con gái. Ngồi ngoài phòng chờ mà tôi cảm thấy như ngồi trên một đống lửa hay là đang bị một đám gai nhọn vây kín quanh người...
  • LONG SƠN TỨ TRUYỆN

    Chả là trường tôi, thường hay cho sinh viên làm khoá luận và thi tốt nghiệp vào mùa hè. Những sinh viên thi không đỗ, nhà trường sẽ tổ chức thi lại vào mùa thu. 
  • Giỗ hậu (Phần 3)

    Chuyện Vũ chồng nàng chết bất đắc kỳ tử ngay khi đang giao hoan, gia đình nhà ông Đồ Lận đổ hết lỗi cho nàng. 
  • Giỗ hậu (Phần 2)

    Cả làng này, chưa thấy ai chiều con gái như ông Lư. Con ông đòi gì thì cho dù nửa đêm gà gáy ông cũng vùng dậy đi kiếm cho bằng được. 

VIDEO PHỎNG VẤN

VIDEO PHỎNG VẤN

  • MÃI MÃI TUỔI 17!

    Trung đoàn 51 (E51) thành lập ngày 10/4/1968 tại Thái Thụy, Thái Bình giữa lúc cuộc chiến với Mỹ đang ác liệt. Trung đoàn có nhiệm vụ huấn luyện chiến sĩ mới bổ sung cho chiến trường...

    Lượt xem: 4
  • MỜI CÁC BẠN SÀI GÒN:

    MỜI CÁC BẠN SÀI GÒN: sáng mai 9h, tới Cà phê Ba Hiền, 54 Nguyễn Văn Công thưởng thức cà phê và chém gió cùng các tao nhân mặc khách về các vấn đề lịch sử Trần triều!
    Như đã hẹn, Trần mỗ tôi đã có mặt tại thành phố.
    Rất mong sáng mai được gặp mặt các bạn!
    Lượt xem: 72
  • NHÀ VĂN TRẦN THANH CẢNH KÝ TẶNG ĐỘC GIẢ

    Và ngày hôm nay 8/7, tác giả lại dành tình cảm và cảm xúc của mình cho những chữ ký và con dấu nhân dịp ra mắt bộ BOXSET 3 CUỐN SÁCH "Trần Thủ Độ - Trần Quốc Tuấn - Trần Nguyên Hãn". Sau chuỗi ngày nắng nóng gay gắt, Hà Nội hôm nay bỗng mát mẻ lạ thường, cảm tưởng như ông trời cũng thương mến, ủng hộ cho buổi ký tặng

    Lượt xem: 201
  • Bảo hiểm Y tế và các vấn đề liên quan trên sóng VOVTV

    Bạn nào muốn xem Dược sĩ chém về Bảo hiểm Y tế và các vấn đề liên quan trên sóng VOVTV, xin mời...

    Lượt xem: 221

videotogif_2021.05.14_21.18.27
videotogif_2021.05.14_21.34.06
gif_20210514_210001
VIDEO CLIP

20211113_01351520211113_01371320211113_01364420211113_013744nhavantranthanhcanh20211031_22051320211113_01361920211113_15312320211113_15314020211113_01361920211113_01360720211115_00563820211115_00562220211115_00561020211115_00553020211115_00552120211115_00545220211115_00543920211118_16004320211118_16003120211118_160018fb_img_1637961528075fb_img_163796146879720211127_15591620211127_042028
nhavantranthanhcanh20211031_22051320211113_01361920211113_01360720211113_15314020211113_15310720211113_15312320211113_01361920211115_00563820211115_00562220211115_00561020211115_00543920211115_00561020211115_00554220211115_00552120211113_153123fb_img_1637961528075fb_img_163796146879720211127_15591620211127_042028
20211113_014855box-011nhavantranthanhcnh5520211113_01361920211113_15314020211113_15310720211113_15312320211113_01360720211115_00563820211115_00562220211115_00561020211115_00554220211115_00552120211115_00545220211115_005439fb_img_1637961528075fb_img_163796146879720211127_15591620211127_042028
QR truy cập web
nguoikechuyenkinhbac.codeqr

 BẢN QUYỀN THUỘC VỀ NHÀ VĂN TRẦN THANH CẢNH. 

KHÔNG SAO CHÉP KHI CHƯA ĐƯỢC SỰ ĐỒNG Ý CỦA TÁC GIẢ.

 

Lên đầu trang