“Một gánh càn khôn quẩy xuống ngàn
Hỏi rằng chi đó, gửi rằng than”.
Không hiểu sao, từ lúc bước chân lên đảo vắng ngoài vịnh Bái Tử Long, hắn lại thấy hai câu thơ ấy cứ ngân nga trong đầu
Hòn đảo nhỏ trong vịnh mà hắn chọn để nghỉ mấy ngày cuối tuần cho giãn bớt đầu, không có dân ở. Chỉ có một ngôi nhà khá lớn với đầy đủ tiện nghi và đội ngũ nhân viên bảo vệ, phục vụ.
Ngôi nhà trông ra biển. Hướng đông.
Nửa tiếng sau, một chiếc ca nô như chui ra từ rừng đảo đá xung quanh lượn đến, cặp bờ kè. Một phụ nữ trẻ thoăn thoắt bước trên những bậc đá dốc, nhanh chóng vào trong ngôi nhà.
Hòn đảo và ngôi nhà, là thuộc quyền sở hữu của riêng mình. Hắn đã bỏ tiền ra mua đứt hòn đảo hoang của chính quyền. Rồi cho xây một tòa biệt thự với đầy đủ tiện nghi, chỉ để thỉnh thoảng đến nghỉ vài ngày.
Dân chài lưới trong vùng kể, từ rất lâu, lâu lắm rồi, hòn đảo ấy không có người ở. Nghe truyền lại là, sau cái chết của cha con cô Sen trên đảo, tự nhiên, cây cối trên đảo cứ u u minh minh, rậm rịt, rất lạ. Dân chài ghé qua tìm nước ngọt, như bị lú lẫn, hàng mấy ngày giời không ra nổi khỏi cái hòn đảo tí xíu ấy. Nên sau này rất ít thuyền chài ghé vào.
Họ nói hòn đảo có ma.
Có lẽ vì thế mà cây cối trên đảo hầu như nguyên vẹn từ mấy trăm năm nay.
Hắn lúc mua mua hòn đảo này cũng biết mọi lời đồn. Nhưng vì hắn là người từng trải, lăn lộn kiếm sống ngoài đời từ năm mười ba tuổi. Có thể gọi là nước, lửa, ống đồng đều đã từng qua hết. Nên vía rất lớn, chả sợ gì tà ma. Mấy tay bạn rượu tự xưng là thày phong thủy thì phán rằng, tử vi hắn có cung điền trạch, đất nào hắn ở cũng thuận. Còn thực tế hắn luôn suy nghĩ rất khác người, có lẽ vì thế mà hắn thành công lớn trong thương trường. Khi hắn xuống tiền mua cái đảo hoang, nhiều người bảo hắn rồ. Hắn mặc kệ. Trả một phát đủ tiền luôn. Còn biếu thêm chính quyền một cái trụ sở hoành tráng.
Hắn là chủ một tập đoàn kinh tế lớn trên kinh thành. Xưa hắn khởi nghiệp ở vùng này. Mới đầu bé đi mót than. Rồi làm than thổ phỉ. Lần lần hắn làm ăn lớn. Thầu cả mỏ. Rồi quản cả khu. Hắn đào than sâu mãi âm ty, sâu hàng ngàn mét dưới mực nước biển, chở bán tận nước ngoài. Vét tận gốc, bán tận cửa. Tiền thu ức triệu, nhiều vô kể. Dân gian ghen tỵ vì thấy hắn nhiều tiền quá, vẫn móc mỉa, gọi hắn là thằng bán than.
Hồi chuyển về thủ đô cắm đất lập nghiệp, quyết làm ăn lớn, chính quy. Hắn tổ chức họp báo, nói, mình sẽ xây dựng một tập đoàn kinh tế kỹ thuật, sản xuất, kinh doanh những thứ ích nước lợi dân. Mấy tay mọt sách hủ lậu của đất Hà thành, một đời chưa đi đâu quá hai ki lô mét tính bán kính từ tháp rùa, bĩu môi, phán một câu xanh rờn: “Cái thằng bán than ấy thì làm nên trò trống gì”.
Thế mà hắn làm được. Chỉ trong vòng mươi năm, hắn đã xây dựng thành công một tập đoàn kinh tế hùng mạnh với các công ty, nhà máy sản xuất trải dài cả nước. Quan hệ kinh doanh với khắp các nơi trên thế giới.
Nhưng dạo này hắn đang đau đầu.
Là vì cái chỗ lân bang, nơi có bao nhiêu là mối làm ăn, với một đống những hợp đồng dang dở, tự nhiên lại đi gây sự với nước Việt. Việc chính sự, thường liên quan mật thiết đến việc làm ăn, nên hắn khá quan tâm theo dõi. Nhưng lần này bàn cờ chính trị diễn biến bất thường, không ngờ được…
Khi cấp dưới đề nghị về nghỉ tại vùng biển xưa vài hôm, cho giãn thần kinh. Thốt nhiên, hắn thấy trong ruột mình cồn lên rát bỏng. Đã lâu hắn không được gặp nàng.
Ngày còn cai quản vùng này, mỗi lúc thấy đau đầu vì việc công việc quá nhiều, hắn hay đến gặp nàng. Rủ nàng đến một chỗ yên tĩnh. Ngồi chơi. Những lúc đó, hắn hay bảo nàng đọc cho nghe một bài thơ tình, một bài báo hay là một câu chuyện tình yêu nào đấy. Nàng dịu dàng bảo, anh định biến em thành nàng Sheherazade của mình sao… Hắn thường không trả lời nàng. Nàng sẽ tự hiểu hắn muốn gì. Mối quan hệ của họ đã vượt qua mọi sự thường tình giữa đàn ông và đàn bà. Giữa họ như đã có sự giao cảm bằng cả tâm linh. Hắn thường hay nửa nằm nửa ngồi trên ghế, lim dim mắt nhìn ra biển. Nàng cũng vậy, ngồi ghế bên cạnh, cất giọng ấm áp truyền cảm.
Ngày xưa…
***
Ngày xưa.
Vào năm 1287, triều Trần.
Nước Đại Việt lại chuẩn bị rơi vào cơn binh lửa. Triều đình họp ở bến Bình Than bàn kế sách. Trần tướng quân được hai vua cùng quốc công tiết chế giao toàn quyền chỉ huy thuỷ quân. Vua tôi nhà Trần, xuất thân áo vải dân chài, rất quan tâm đến chiến trận sông nước. Đội thủy quân của triều đình được đóng nhiều thuyền lớn, thao duyệt kỹ càng, quan quân một lòng háo hức đợi ngày lập công.
Tháng mười hai, quân Nguyên chia hai đường thuỷ bộ tiến vào nước Đại Việt.
Cánh quân thủy do Ô Mã Nhi cầm đầu, dong thuyền lớn theo biển tràn lên, nhắm phía kinh thành Thăng Long.
Trần tướng quân dẫn thủy đội ra nghênh chiến ở vụng biển Vân Đồn.
Khói lửa ngút trời.
Nước biển đỏ như máu, sôi sục.
Tiếng gầm “sát thát” vang rền mặt sóng.
Thuyền tướng của Trần tướng quân, nhằm thẳng thuyền soái của Ô Mã Nhi xông tới. Trần tướng quân, mặt đỏ phừng phừng, tay cầm thanh gươm báu của thượng hoàng trao cho, nhảy phắt sang thuyền địch. Ô Mã Nhi to lớn dị thường, râu đen như than, cầm gươm cong, hét lên một tiếng rồi cũng nhảy ra nghênh đánh.
Hai tướng giao chiến từ giờ ngọ đến giờ dậu không phân thắng bại.
Ô Mã Nhi lừa kéo Trần tướng quân ra đấu ở phía mũi thuyền soái. Rồi ngầm ra dấu với tên tuỳ tướng đang nấp trong khoang, giương cung nhắm bắn nhanh một phát, trúng ngay vai Trần tướng quân. Ngài đang lảo đảo thì Ô Mã Nhi xông đến, vung gươm định bổ dọc một nhát… Trần tướng quân nghiến răng đưa gươm lên đỡ, nhưng mất thế, ngã nhào xuống biển…
Thủy quân Đại Việt, mất tướng, thua to. Thuyền chiến bị quân Nguyên cướp, đốt nhiều vô kể. Lính Đại Việt hét to “sát thát” rồi theo chủ tướng phi thân xuống biển, quyết không chịu bị bắt.
Nhưng quan quân Đại Việt xuất thân chài lưới, lội nước như đi bộ trên cạn, không chết đuối như quân Nguyên tưởng. Họ bơi dạt vào các hòn đảo đá trong vịnh.
Trần tướng quân bị trúng tên, rơi xuống biển, ngài nhổ mũi tên ra rồi lựa theo chiều sóng, bơi dạt vào một đảo.
Trên đảo chỉ có hai cha con cô Sen sinh sống.
Khi Trần tướng quân dạt vào bờ thì cô Sen nhìn thấy. Cô vội vàng gọi cha ra cùng vực tướng quân vào vòm hang đá, nơi có nhà của hai cha con.
Đêm ấy tướng quân mê man. Cha con cô Sen sắc thuốc rừng, nấu cháo hải sâm đổ cho ngài. Gần sáng, Trần tướng quân hồi tỉnh. Chỉ còn có cô Sen ngồi bên đống lửa. Cha nàng băng rừng tìm thuốc quý trong đêm để phục sức cho tướng quân, mệt, đã đi nằm. Trần tướng quân dậy, ra bên bếp lửa, cầm tay nàng trinh nữ mười bảy tuổi, nói:
- Cám ơn cha con nàng đã cứu mạng ta. Qua cuộc binh đao này, nếu còn sống sót, nhất định ta sẽ trở lại đón cha con nàng về báo đáp.
- Sao tướng quân lại nói thế. Ngài vì nước quên thân, cha con thiếp nữ nhi, già yếu dám có phận gì…
- Bây giờ phiền nàng chèo thuyền đưa ta về Vân Đồn xem tình thế ra sao đã.
- Xin tướng quân hãy nghỉ lại đêm nay tĩnh dưỡng cho khoẻ hẳn lại. Để thiếp sắc thuốc, nướng cá , nấu cơm cho ngài ăn rồi đi chưa muộn. Dù là việc binh của ngài có gấp đến đâu thì bụng không no cũng không làm nổi việc gì.
Nói rồi, nàng Sen chất thêm củi thốc nhanh nồi. Lửa to, cháy bùng trùm lên cả nồi. Nước sôi tràn qua vung, đẩy cả những hạt gạo trong nồi ra ngoài bếp lửa, cháy khét một mùi dễ chịu quen thuộc, mùi gạo cháy… Trần tướng quân đang ngồi bên bếp, đăm đăm nhìn ngọn lửa suy tư. Ngài dằn vặt về trận chiến vừa qua. Vì đâu nên nỗi. Thủy quân Đại Việt thiện chiến, thuyền lớn được đóng nhiều, quân sĩ quả cảm. Nhưng chỉ một trận mà tan hết…Có lẽ là do thế giặc đang hăng, quá mạnh. Chúng đang sầm sập lao vào nước Việt như thế ỷ dốc…Trần tướng quân thở dài, ngài không sợ những hình phạt của triều đình dành cho tướng thua trận. Ngài lo cho toàn cục, cho sự mất còn của cả xã tắc. Ngài chưa nghĩ ra được kế gì. Ngọn lửa được nàng trinh nữ mười bảy tuổi thổi thốc lên bập bùng nhảy múa. Những hạt gạo tràn ra dính bên ngoài thành nồi, đang từ màu trắng ngà, chuyển sang màu vàng, nở phồng lên, rồi bắt lửa cháy thành tro đen. Đôi mắt Trần tướng quân bỗng như loé sáng trong đêm. Ngài đứng phắt dậy, cất giọng đanh thép nói với cô gái đang lúi húi nấu ăn mà như nói với quân sĩ của mình: “Ta đã nghĩ ra cách khắc chế lũ giặc hung bạo này rồi…”.
Năm gặp hắn thì nàng mới hai mươi hai tuổi.
Nàng mới tốt nghiệp khoa văn trường sư phạm. Nàng đẹp. Nhưng hắn ấn tượng nhất cách nói chuyện hóm hỉnh, sâu sắc của nàng. Khi hắn tự giới thiệu một cách hài hước là mình là người bán than. Thì nàng mỉm cười rất xinh, đôi môi đỏ thắm của nàng hé nở như bông hồng nhung e ấp, nói: “Theo các cụ nhà em truyền lại, thì cụ tổ nhà em cũng làm nghề bán than” Nàng là con gái họ Trần. Và nàng đã đọc cho hắn nghe mấy câu thơ của một người bán than nổi tiếng nước Việt...
Khi đó hắn đã đề huề một vợ hai con. Nhưng trai tài gặp mỹ nhân đời nào cũng vậy. Xưa đã thế. Giờ cũng vậy. Chuyện quý mến nhau cũng như chuyện cá với nước. Nàng là cô gái yêu văn chương. Mê những vị kẻ dám xoay ngang thiên hạ. Nàng rất thích đọc sách của một ông nhà văn Hà thành, ông ta bảo, người đẹp là để dành cho những kẻ tài trai, chí lớn. Một dân tộc sẽ rất bất hạnh nếu những mỹ nhân lại rơi hết vào tay những kẻ bất tài, phàm phu tục tử…
Nàng nhận lời mời về làm tại công ty của hắn.
Sau này, hắn chuyển đại bản doanh lên Hà thành, nàng vẫn ở lại vùng biển, phụ trách chi nhánh của tập đoàn dưới đó.
Hắn rất trân trọng nàng. Thích được đàm đạo cùng nàng về văn chương thơ phú, bởi vì, tuy ít được đến trường do phải sớm lăn lộn vào đời kiếm sống, nhưng hắn thích sách, mê đọc truyện. Hắn đọc rất nhiều và khả năng thẩm văn tốt. Nàng cũng tìm thấy ở hắn sự đồng điệu. Và hắn còn tìm thấy ở nàng một làn gió mát trong lành tinh khiết, đặng giải độc cho bầu không khí căng thẳng, mưu mô, lừa lọc, vụ lợi chốn thương trường.
Mỗi khi có dịp, họ thường ngồi nói chuyện khá lâu, về văn thơ. Nàng thường chiều hắn bằng cách đọc cho hắn nghe một thiên truyện nào đấy phù hợp với tâm trạng cả hai.
Hôm nay cũng vậy.
Nhận được tin nhắn của hắn, nàng đến ngay đảo Sen. Đã lâu nàng cũng không được gặp người đàn ông ấy. Người đàn ông mà nàng luôn coi như một người thày trong thương trường, người bạn thân trong đời thường và là tâm giao tri kỷ trong đời sống tinh thần. Nàng thấy nhớ. Một nỗi nhớ mơ hồ bảng lảng…
- Anh có muốn em đọc cho nghe một cái gì không?- Nàng cất tiếng hỏi khi cả hai đã trao đổi xong công việc và rủ nhau ra ngồi trên ban công tòa biệt thự, ngắm biển. Biển mùa thu xanh mờ, những dãy đảo đá lô nhô tiếp nối nhau, những tàu thuyền to nhỏ nhộn nhịp ngược xuôi nơi cửa vịnh…
- Em đọc cho anh nghe lại đoạn Việt Sử, chỗ đánh nhau với quân Nguyên Mông.
Nàng lấy quyển Việt Sử, cất giọng đọc.
… “Năm 1287, vua Nguyên Hốt Tất Liệt sai thái tử Thoát Hoan cầm đầu một đạo quân 50 vạn, chia làm hai cánh thủy bộ, định sang làm cỏ quân dân Đại Việt. Cánh quân thủy do Ô Mã Nhi cầm đầu dẫn đoàn chiến thuyền hùng hổ theo đường biển tiến vào. Thủy quân nhà Trần do Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư nghênh đón, giao chiến tại Vân Đồn. Thủy quân của giặc quá mạnh đã đánh tan Thuỷ đội nhà Trần. Chiến thuyền Đại Việt bị cướp đốt cháy hết cả. Ô Mã Nhi đắc thắng, hô quân nhằm Thăng Long thẳng tiến. Trần Khánh Dư tập hợp lại binh sĩ, tổ chức tập kích đoàn thuyền lương do Trương Văn Hổ chỉ huy đi sau, cướp, đốt cháy toàn bộ lương thảo của giặc. Hổ nhảy lên một chiếc thuyền con, chạy thoát thân ra biển…”.
Đang lim dim mắt tận hưởng cái thú vừa ngắm biển, vừa nghe nàng đọc sách. Bỗng hắn vùng dậy. Khuôn mặt đàn ông của hắn rực sáng lên như một người vừa đốn ngộ. Hắn nhìn nàng, nói: “ Cám ơn em đã gợi cho anh một ý tưởng tuyệt vời. Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách. Anh đã nghĩ ra mình nên làm một điều gì đó để trả nợ cho đất này”. Rồi hắn vòng tay ôm lấy đầu nàng, đặt lên mái tóc xanh mướt một nụ hôn tạm biệt…
Không ai rõ bố con cô Sen từ đâu đến.
Phường chài chuyên câu mực đêm ở vụng biển này thì nói rằng, nhà cha con ông này ở mãi trong sông, gặp cảnh trái ngang gì đấy, còn mỗi một cha một con, bế nhau lên thuyền cứ thế xuôi dòng. Chèo mãi, ra đến vụng biển này thì dạt vào một hòn đảo hoang. Thế là ở luôn đấy, nuôi nhau. Được cái đảo trên rừng thì sẵn cây củ, nước ngọt. Dưới biển thì sẵn cá tôm nên cha con cũng sống không đến nỗi nào.
Hôm trận chiến trên biển, lửa cháy đỏ trời sôi biển. Rồi thấy Trần tướng quân bị thương dạt vào, hai cha con ra sức cứu chữa. Đang đêm cha phải vào rừng đào cây thuốc quý về phục sức cho tướng quân. Rừng đảo này có một loài thảo mộc rất quý mọc hoang, củ to bằng ngón chân cái, ngoằn ngoèo như cái ruột gà nhưng mà đại bổ. Sắc nước uống thì người ốm mệt hồi ngay. Người khỏe đi làm cả ngày không biết mệt.
Trần tướng quân được cha con nàng Sen chăm sóc, đến khoảng canh tư thì trở lại tỉnh táo khỏe mạnh như thường. Vết thương bị bắn trộm ở vai của ngài hầu như không còn đau đớn gì nữa. Hai cha con nàng Sen chèo chiếc thuyền nhỏ của mình đưa tướng quân ra giữa vụng biển. Trần tướng quân lấy chiếc tù và bằng vỏ ốc đưa lên miệng thổi. Tiếng u u trầm hùng kéo dài như bất tận lan nhanh trên mặt nước. Gặp những đảo đá trong vịnh, tiếng tù và được dội lại, rền vang như tiếng trống đồng…Một lát sau, muôn vàn những chiếc thuyền nhẹ, thuyền câu, thuyền lưới, bè mảng… trên chở những binh sĩ của Đại Việt thất thế lúc chiều, lao vun vút trở về tập hợp bên chủ tướng.
Khi quân sĩ đã tề tựu đông đủ, Trần tướng quân chỉ nói độc một câu: “Hỏa công”
Tiễn cha con cô Sen trở lại đảo, Trần tướng quân lưu luyến. Người con gái lam lũ mọi hôm, mới chỉ qua một đêm dường như đã thành bông hoa sen bừng cánh. “Hai cha con về đảo giữ gìn, đánh thắng xong trận này, nhất định ta sẽ về báo đáp”.
Quân sĩ dưới quyền Trần tướng quân lại tràn đầy hào khí, chuẩn bị lao vào trận chiến mới.
Sẩm tối ngày hôm đó, khi đoàn thuyền lương của quân Nguyên lặc lè tiến vào vịnh. Những chiếc thuyền nhẹ của thuỷ quân Đại Việt, từ muôn ngàn hòn đảo lao ra vun vút.
Những tiếng hô “sát thát” rền vang dội vào vách đá, vọng lại như tiếng của thiên binh xuất trận.
Rồi lửa bùng lên.
Biển lại sôi sùng sục như trong trận chiến ngày hôm qua.
Rồi cả trời và biển hòa lẫn vào với nhau trong khói ngút ngàn.
Một con rồng lửa khổng lồ, rùng rùng kéo dài trên mặt vịnh.
Trương Văn Hổ, tướng chỉ huy vận lương, từ xa nhìn thấy bóng Trần tướng quân cầm gươm dẫn quân Đại Việt lao tới thì mất vía, tưởng thần nhân sống lại. Hổ vội vàng nhảy lên một chiếc thuyền nhẹ, hô tuỳ tùng chèo nhanh chạy trốn.
Ngay đêm ấy, Thoát Hoan, Ô Mã Nhi đều được tin. Chúng biết ngay là điềm bại trận đã hiển hiện.
Tháng tư năm sau, 1288.
Chủ tướng giặc Thoát Hoan, phải chui vào ống đồng chạy qua biên giới thoát thân.
Phó tướng thống lĩnh thuỷ quân Ô Mã Nhi, cùng mấy chục vạn quân tan tành trước cọc Bạch Đằng. Lớp làm mồi cho cá, lớp giơ tay chịu trói.
Ngày đất nước khải hoàn, Trần tướng quân dong thuyền trở lại Vân Đồn, đến đảo định đón cha con nàng Sen. Nhưng ngài đến muộn. Trương Văn Hổ trên đường ẩn núp trong vịnh để chạy ra biển đã nghe lỏm được câu chuyện về cha con nàng Sen cứu Trần tướng quân. Hổ cay cú chèo thuyền qua đảo, nhảy vào hạ sát cả hai rồi mới trốn đi.
Trần tướng quân thương xót, sai hậu táng hai cha con ngay trên đảo. Lập đền thờ. Rồi đặt tên đảo ấy là đảo Sen.
Mấy trăm năm sau, gió mưa, vật đổi sao dời, không thấy dấu tích gì nữa. Nhưng tên đảo Sen vẫn còn.
***
Trong lời mở đầu Binh Thư Yếu Lược của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư viết:
“Người cầm quân giỏi thì không cần bày trận.
Người giỏi bày trận thì không cần đánh.
Người giỏi đánh thì không thua,
Người giỏi thua thì không chết”.
Từ hôm ở đảo sen về hắn đăm chiêu nghĩ ngợi. Mà không nghĩ cũng không được. Dịp này dân tình sôi sục, biển đảo chông chênh. Mấy tay mọt sách đất kinh thành, ngồi quán cà phê chém gió. Nói như đúng rồi, rằng để cả dân nước Việt đồng lòng chèo chống vượt qua khúc nạn này, thì trước hết phải có “chính đạo”. Trên thuận ý trời, dưới hợp lòng dân. Làm cho nước mạnh dân giàu. Thì người cầm quân, chưa cần bày trận, giặc đã phải tan. Hắn nghe thấy chỉ cười ruồi. Mấy thằng cha bơi chưa qua được Hồ Gươm thì đã chết đuối mà định làm Trần Khánh Dư sao? Muốn làm được một cái gì bây giờ đều phải có nhân tài vật lực. Với cái lũ tham tàn, chỉ chực nuốt chửng biển này, phải có cái gì đó để trong nhà. Sẵn sàng cho chúng những vố nhớ đời, kinh hãi đến ngàn năm. Thế thì nước Việt mới yên ổn được.
Thế rồi hắn giao hết cả việc điều hành kinh doanh cho cộng sự. Còn mình, đóng cửa nhà, suốt ngày đọc sách, nghiên cứu. Người trong nước đồn rằng, hắn mời rất nhiều kỹ sư giỏi đang cùng nhau nghiên cứu chế tạo một cái gọi là Thuyền Chở Than. Trên đó có một loại than đặc biệt. Có thể làm nên những con rồng lửa trên biển Đông.
Đánh giá
Mục lục bài viết
Hòn đảo nhỏ trong vịnh mà hắn chọn để nghỉ mấy ngày cuối tuần cho giãn bớt đầu, không có dân ở. Chỉ có một ngôi nhà khá lớn với đầy đủ tiện nghi và đội ngũ nhân viên bảo vệ, phục vụ.
Người gửi / điện thoại
Mọi sầu não của bạn sẽ được giải quyết một cách nhanh gọn, hiệu quả cao, rẻ tiền mà không cần phải đi săn lùng tê giác tận châu Phi xa xôi làm gì.
Theo một số thực nghiệm công bố trên các phương tiện truyền thông và ngay cả ông vụ phó An toàn giao thông cũng đã xác nhận thì, rõ ràng là chỉ cần ăn hai quả vải hoặc vài loại hoa quả nào đó là cũng có thể chúng ta đã nạp rượu một cách vô thức vào người. Điều đó đúng hay sai?
Y văn cổ truyền đã đúc kết, “Thập nhân cửu trĩ”. Ấy là tổng kết trong nhân gian, cứ mười người thì có tới chín người bị mắc bệnh trĩ. Chỉ là nặng hay nhẹ, là trĩ nội hay trĩ ngoại mà thôi. Mà hình như trong thời hiện nay, xã hội càng hiện đại thì công việc bàn giấy ngồi lỳ bên máy tính, hay đứng cả ngày bên dây chuyền sản xuất càng nhiều thì càng làm cho căn bệnh này phổ biến và trầm trọng hơn.
Mỹ nhân làng Ngọc 2 - Tập truyện Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tập truyện: Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tác giả: Trần Thanh Cảnh
Người đọc: Thủy Tiên
Mỹ nhân làng Ngọc 3 (Hết) - Tập truyện Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tập truyện: Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tác giả: Trần Thanh Cảnh
Người đọc: Thủy Tiên
Chuyện bên kè đá - Tập truyện Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tập truyện: Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tác giả: Trần Thanh Cảnh
Người đọc: Thủy Tiên
Giã bạn - Tập truyện Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tập truyện: Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tác giả: Trần Thanh Cảnh
Người đọc: Thủy Tiên
Vô vi - Tập truyện Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tập truyện: Mỹ Nhân Làng Ngọc
Tác giả: Trần Thanh Cảnh
Người đọc: Thủy Tiên
Trung đoàn 51 (E51) thành lập ngày 10/4/1968 tại Thái Thụy, Thái Bình giữa lúc cuộc chiến với Mỹ đang ác liệt. Trung đoàn có nhiệm vụ huấn luyện chiến sĩ mới bổ sung cho chiến trường...
Và ngày hôm nay 8/7, tác giả lại dành tình cảm và cảm xúc của mình cho những chữ ký và con dấu nhân dịp ra mắt bộ BOXSET 3 CUỐN SÁCH "Trần Thủ Độ - Trần Quốc Tuấn - Trần Nguyên Hãn". Sau chuỗi ngày nắng nóng gay gắt, Hà Nội hôm nay bỗng mát mẻ lạ thường, cảm tưởng như ông trời cũng thương mến, ủng hộ cho buổi ký tặng
Bạn nào muốn xem Dược sĩ chém về Bảo hiểm Y tế và các vấn đề liên quan trên sóng VOVTV, xin mời...