gif_20210514_210516_1
videotogif_2021.05.14_21.31.52
videotogif_2021.05.14_21.18.27
gif_20210514_210001
TRÂN QUÝ CHÀO ĐÓN QUÝ VỊ ĐỘC GIẢ ĐẾN VỚI WEBSITE CỦA NHÀ VĂN TRẦN THANH CẢNH - KÍNH CHÚC QUÝ ĐỘC GIẢ CÓ NHỮNG GIÂY PHÚT THƯ GIÃN VỚI "NGƯỜI KỂ CHUYỆN KINH BẮC"
fb_img_163796146879720210411_13045820210430_22423320210430_22423320210430_22414520210430_22415520210422_11252420210422_11253620210411_13015820210411_1302135520210411_13052820210411_13041120210411_13044720210430_22421220211031_220453box-01120211113_014855nhavantranthanhcanh20211031_22051320211113_15314020211113_15310720211113_15312320211113_01361920211113_01360720211115_00563820211115_00562220211115_00545220211115_00543920211115_00561020211118_16003120211118_16004320211118_16001820211127_155916fb_img_1637961528075fb_img_163796146879720211127_04202820230108_10282320230108_10314120230108_10275020230108_10273420230108_10270120230420_21381520230420_21373220230420_213717fb_img_1688790633652
fb_img_1637961528075fb_img_163796146879720211127_15591620210411_13054420210411_13024120210411_13025120211031_22051320211031_220453box-011nhavantranthanhcnh5520210411_13021320211113_15314020211113_15310720211113_15312320211113_01361920211113_01360720211115_00563820211115_00562220211115_00554220211115_00552120211115_00545220211118_16001820211118_16003120211118_16004320211115_00563820210411_13054420210411_13024120210411_13025120211127_04202820230108_10282320230108_10314120230108_10275020230108_10270120230108_10273420230420_21374920230420_21373220230420_213815
20211031_22051320210430_22553720210411_13031320210411_13023320210411_13052020210411_13055620210411_13040120210430_22555120211031_22045320210411_13021320210411_130213box-01120211113_01361920211113_15312320211113_15314020211113_01360720211115_00563820211115_00562220211115_00561020211115_00553020211115_00554220211115_00543920211115_00545220211118_16004320211118_16003120211118_160018fb_img_1637961528075fb_img_163796146879720211127_15591620230108_10282320230108_10314120230108_10275020230108_10270120230108_10273420230420_21381520230420_213717fb_img_1688790638910fb_img_1688790636209fb_img_1688790633652

Những câu chuyện mùa Covid

Hồi tháng 7, tháng 8 năm 2021, dịch đang căng thẳng trong Tp. Hồ Chí Minh tôi hầu như mất ngủ. Vì lo lắng. Phải để chế độ điện thoại thường trực, sẵn sàng tin nhắn, trò chuyện trấn an mọi người trong tâm dịch. Xin trích lại từ trong inbox ra một số cuộc để các bạn tham khảo.

Bạn Giang Thu H từ quận Bình Tân, nhắn đêm 25/7: “Anh ơi Covid là cái bệnh gì mà gây chết người nhanh khủng khiếp vậy? Trong hẻm gần nhà em, hai công nhân còn trẻ chiều tối mới chỉ sốt sơ sơ mà sáng hôm sau đã chết rồi! Sao vậy anh?”

Covid là bệnh viêm đường hô hấp cấp tính do virus Sars- CoV-2 gây ra. Virus này vào phổi theo đường thở rồi xâm nhập các tế bào mô phổi gây nên tình trạng viêm phổi cấp. Khi virus xâm nhập vào, cơ thể chúng ta phản ứng lại bằng cách tiết ra một hỗn hợp chất nhầy gọi chung là “cytokine” để chống lại virus. Thế nhưng bi kịch ở đây là cytokine tiết ra quá nhiều. Thuật ngữ y học gọi là “cơn bão cytokine”. Các chất nhầy có tên là cytokine này đã tràn ngập tất cả các mô phổi, khiến cho phổi chúng ta đông đặc lại, không còn tiếp nhận được oxi nữa. Và người ta chết vì thiếu oxi, không khác gì bị đuối nước: tình trạng chết đuối trên cạn. Lúc đó chỉ có liệu pháp ECMO kịp thời may mới cứu được. Người trẻ do sức đề kháng mạnh nên “cơn bão cytokine” càng dễ xảy ra hơn. Nên khi bị viêm phổi cấp do Covid, nếu không biết xử lý sớm, kịp thời càng dễ bị tử vong. Và nữa, khi virus xâm nhập vào máu, nó kích hoạt tiểu cầu tạo thành các cục máu đông trong lòng mạch. Nếu cục máu đông hình thành ở các vị trí mạch máu trọng yếu: tim, phổi, não…cũng dẫn đến đột tử nhanh chóng. Hai công nhân trẻ nói trên chắc đã tử vong vì những nguyên nhân như vậy. Thật đáng tiếc, nếu được trợ giúp kịp thời họ đã không phải tử vong. Bởi để ngăn chặn “cơn bão cytokine” đã có các thuốc như: dexamethasone, methylprednisolon… Đề phòng việc hình thành cục máu đông đã có aspirin, rivaroxaban…Đó toàn là những thứ thuốc rẻ tiền, dễ kiếm, rất phổ biến trên thị trường. Vấn đề chỉ là biết cách dùng và đúng thời điểm mà thôi.

Bạn Hồng Ng từ Thuận An, Bình Dương nhắn, đêm 27/7: “Anh ơi, cả dãy phòng trọ em dương tính gần hết rồi! Mà đóng cửa trong nhà hết, có ai dám ra ngoài đâu? Covid nó lây qua không khí sao?”

Thì đúng là Covid lây qua không khí rồi. Nhưng là không khí có hơi thở của người mang virus trong phòng khép kín và tiếp xúc ở cự ly gần (dưới 2m). Bạn Ng đã chụp ảnh dãy phòng trọ đang ở cho mình xem: là hai dãy mỗi bên mười phòng quay mặt vào nhau, lối đi ở giữa. Mỗi phòng là một căn khép kín cả bếp, nhà vệ sinh tổng diện tích khoảng hơn chục mét vuông. Lối đi vào dãy phòng trọ xưa cửa bằng sắt thanh, từ hôm có lệnh phong tỏa, họ đem thêm tôn sắt đến hàn kín, chốt chắc lại, nội bất xuất ngoại bất nhập. Trên đường đi chung ở giữa vốn đã lợp tôn chắc chắn để chống trộm và mưa nên vô hình chung, cả dãy hai mươi phòng trọ đó thành ra một không gian khép kín, tù đọng. Nên chỉ cần có một người bị nhiễm virus thở ra cái không khí luẩn quẩn đó, lần lần tất cả đều sẽ nhiễm thôi. Tôi có phân tích với bạn Hồng Ng thế, và bảo nếu có thể nói với chủ nhà trọ cho dỡ bớt mái tôn che trên lối đi chung để thông khí cho đỡ ngột ngạt, giảm lây nhiễm.

Theo các công bố về dịch tễ học cho biết, có đến 99% các ca lây nhiễm Covid là qua hơi thở của người với người, tiếp xúc cự ly gần và trong không gian khép kín. Các con đường lây nhiễm khác như qua đồ vật hay gì đó hầu như chưa thấy báo cáo chuyên môn nào ghi nhận mà chỉ là suy diễn. Bởi thế, đeo khẩu trang và giữ khoảng cách là hai biện pháp tối ưu để đề phòng lây nhiễm dịch bệnh. Tôi có trao đổi thêm với bạn Hồng Ng về Covid với những công nhân trẻ như các bạn ấy nên mọi người cũng yên tâm hơn. 

Ông bạn Trần V cùng Đại học Dược, vào làm ở một công ty sản xuất thuốc, ở quận 3 nhắn ra: “Ông ơi, tôi bị Covid rồi! Thấy sốt, hắt hơi, xổ mũi…lấy test thử dương tính. Đang tự cách ly tại nhà!”

Ông bạn tôi có hơn ba mươi năm làm trong một nhà máy liên doanh chuyên sản xuất thuốc, ở phòng kỹ thuật. Suốt ngày chỉ quan tâm đến độ rắn, độ nhớt, độ hòa tan, hàm lượng…những kiến thức về dược lâm sàng hầu như quên lãng. Nên có vấn đề gì về sử dụng thuốc ông này cũng hay điện hỏi. Được cái không dấu dốt. Nhiều lúc thú thực: “tôi quên hết rồi…”

May mà nhà khá rộng, có phòng riêng khép kín nên tự cách ly tại nhà. Vợ con đưa cơm nước, đồ dùng lên cửa phòng rồi xuống. Tự tổ chức sinh hoạt cá nhân không phiền lụy đến ai. Sau 5 ngày, test lại đã âm tính. Lại hòa nhập sinh hoạt gia đình và đến công ty làm việc bình thường. Hắn inbox cho tôi:

Tớ âm tính từ hôm thứ 5 rồi.”

“Chỉ còn mất mùi chút, giờ mới hơi hơi thấy lại thôi.”

“Nói chung còn nhẹ hơn cúm ấy, giống cảm gió.”

“Triệu chứng chủ yếu là hắt hơi, xổ mũi và hơi sốt.”

“Cả đợt uống có 2 viên efferalgan.”

Ông này bị dương tính hôm chủ nhật, vậy mà thứ 5 đã âm tính rồi. Còn efferalgan chỉ là biệt dược dạng viên sủi bọt của paracetamol 500mg mà thôi.

Đó là câu chuyện trong Tp. Hồ Chí Minh từ mấy tháng trước, thế mà mấy ngày nay ở Hà Nội dưới khu nhà cao tầng mạn Hoàng Liệt, có mấy ca dương tính không triệu chứng mà bà con làm loạn hết cả lên. Nào là phong tỏa, nào là đơn kêu cứu! Làm sao phải vậy? Bị nhiễm covid mà không có triệu chứng bệnh, chỉ cần tự cách ly vài ngày để cho sức đề kháng của cơ thể tự giải quyết mấy con virus láo toét kia là xong. Vài ngày sau thử lại, âm tính ngay. Và thậm chí, lúc đó người vừa nhiễm xong lại có được một hệ kháng thể tự thân cực mạnh. Mạnh hơn cả kháng thể do vaccine tạo ra nhiều lần đấy kia!

Nên ông bạn tôi trong thành phố hiện đang cảm thấy rất thư giãn và mong muốn có bạn vào để đi chơi uống rượu cùng.

Một bạn trẻ tên là Tuấn M, trong quận Gò Vấp nhắn, tối 03/8/2021:

Thầy ơi, sao người ta bắt ngoáy mũi xét nghiệm hoài vậy? Để làm gì? Khi mà phường con bị phong tỏa chết cứng cả tháng nay rồi, không đi đâu được, mà cứ ba ngày đè ra test một lần. Lỗ mũi con sắp lủng ra như cái ruột xe hết date rùi!”

Lúc đó thực ra tôi cũng không hiểu họ làm thế để làm gì. Thấy lạ. Cứ cho là họ thực hiện chiến lược chống dịch “zero covid” đi, tát vét hết F0 ra khỏi cộng đồng đi. Thế nhưng cũng chỉ nên test một vài lần, âm tính cả rồi thì thôi, để đồng bào ai ở đâu yên đấy, đi đâu mà lây lan. Cứ 3 ngày lôi nhau ra test, có khi chính hành động ấy lại làm lây lan Covid mạnh hơn nữa kia.

Rồi đến khi mở bớt phong tỏa ra một chút, lại càng bắt test dữ dội hơn. Đi từ vùng nọ sang vùng kia test. Đi làm cứ ba ngày một lần cũng phải test. Đi khám bệnh test. Đi máy bay test… Mà khốn khổ hơn, test này là người dân phải móc tiền túi. Giá trên trời, có lúc có chỗ đến cả triệu đồng một lần test! Mà suy cho cùng thì kể cả là những lần test miễn phí trong khu vực phong tỏa cũng vẫn là tiền dân thôi: cơ quan phòng dịch họ mua kit test bằng ngân sách nhà nước, cũng là tiền do dân đóng góp cả. Trăm sự đổ lên đầu dân. Cái hành động đi test- ngoáy mũi người dân kia, rất ít ý nghĩa khi dịch đã lan rộng trong cộng đồng. Thế mà sao họ có vẻ hăng say thế nhỉ? Đến mức có vị lãnh đạo cao cấp hẳn hoi còn lên tivi chém gió rất hăng, coi test- xét nghiệm Covid cho cả nước như là một nhiệm vụ chính trị !

Tôi trả lời bạn trẻ kia một cách hài hước rằng: “Có khi lãnh đạo ngành y tế họ bị nghiện test! Nên cả ngày cứ lẩm bẩm test, test… nên mới hăng say mê mẩn thế chứ?”

Thực ra tôi cũng trả lời cho qua chuyện, chứ mình đâu có rõ chuyện này. Bởi trong lòng cũng còn bao điều ấm ức chưa thông, có biết giải tỏa cùng ai đâu…

Thế nhưng đến bây giờ, khi câu chuyện về kit test của Công ty Việt Á bung ra, thì tôi mới vỡ lẽ, tại sao lãnh đạo ngành y tế từ trên trung ương xuống đến cơ sở lại hăng hái say mê với sự nghiệp test covid toàn dân đến vậy: để tiêu thụ số kit test đã mua! Mua với giá cao, được lại quả lớn: ông CDC Hải Dương ký hợp đồng mua 151 tỷ vnđ mà đút ngay vào túi 30 tỷ vnđ thì…đúng là phải test nhanh, nhiều, rộng khắp, nhiều lần! Càn đi quét lại sao cho không còn bóng một F0 nào hết!

Ngoài dân gian đang hài hước: “Lỗ mũi là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô tận của chúng ta!”

Trong giới hàn lâm, một vị giáo sư y khoa cũng từng đăng đàn giảng một bài về cái sự “biến nguy thành cơ”. Theo ngài giáo sư này: “trong nguy nan dịch bệnh, hãy nắm bắt lấy CƠ HỘI” (nguyên văn chữ trên bảng, chữ cơ hội được tô rất đậm, viết hoa cẩn thận!)

Cơ hội ở đây là xét nghiệm, là test covid cho toàn dân! Ai cũng phải test, hoạt động nào cũng cần test…và test là ra tiền, một đống tiền! Nguy hiểm của dịch bệnh đã biến thành cơ hội làm giàu, của những kẻ “còn dịch còn mình”!

Nên chúng ta cũng không lấy gì làm lạ khi thấy người ta cứ nhấn mạnh rằng, cần phải test! Và test, nữa!

265807519_278931757538781_6243415452328844748_n

  

 

Đánh giá

Những câu chuyện mùa Covid

Mục lục bài viết

Hồi tháng 7, tháng 8 năm 2021, dịch đang căng thẳng trong Tp. Hồ Chí Minh tôi hầu như mất ngủ. Vì lo lắng. Phải để chế độ điện thoại thường trực, sẵn sàng tin nhắn, trò chuyện trấn an mọi người trong tâm dịch. Xin trích lại từ trong inbox ra một số cuộc để các bạn tham khảo.

Bạn Giang Thu H từ quận Bình Tân, nhắn đêm 25/7: “Anh ơi Covid là cái bệnh gì mà gây chết người nhanh khủng khiếp vậy? Trong hẻm gần nhà em, hai công nhân còn trẻ chiều tối mới chỉ sốt sơ sơ mà sáng hôm sau đã chết rồi! Sao vậy anh?”

819
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
23-12-2021
GIỚI THIỆU SÁCH

GIỚI THIỆU SÁCH

GIỚI THIỆU SÁCH

GIỚI THIỆU SÁCH

GIỚI THIỆU SÁCH

NGƯỜI KỂ CHUYỆN KINH BẮC

  • KHÁNG KHÁNG SINH

    Kể từ khi tìm ra kháng sinh (1928), với việc quý ngài Alexander Fleming chiết suất được Penicillin, nền y học của nhân loại đã có một bước nhảy khổng lồ. Rất nhiều căn bệnh nan y, gây chết người trước kia đã được giải quyết. Tuổi thọ và chất lượng cuộc sống loài người đã tăng lên rõ rệt. Kháng sinh trở thành một loại thuốc thiết yếu, không thể thiếu của y khoa hiện nay...

    Lượt xem: 1130
  • NAN ĐỀ CỦA THỜI HIỆN ĐẠI

    Thực ra thì không phải đến thời hiện đại mới có bệnh đái tháo đường, mà căn bệnh này đã được y văn cổ đề cập đến từ lâu. Các sách “Hoàng đế nội kinh” hay “Hải Thượng y tông tâm lĩnh” đều đề cập đến chứng “tiêu khát”, một biểu hiện lâm sàng rõ rệt nhất của căn bệnh này. Nhưng chỉ đến thời hiện đại, có thể do thay đổi môi trường sống, do cường độ làm việc, lối sống sinh hoạt…, căn bệnh đái tháo đường dường như mới bùng phát dữ dội.

    Lượt xem: 660
  • Những lưu ý khi tiêm vaccine Covid-19 với bệnh nhân tiểu đường, tăng huyết áp…

    Vài lời mở đầu: Tôi là một dược sĩ và là một nhà văn, trong cả hai vai trò rõ ràng tôi phải quan tâm đến đại dịch Covid-19 đang diễn ra trên đất nước ta và cả thế giới. Sự quan tâm của tôi đến thế nào, bạn có thể tìm hiểu các bài viết của tôi trên báo chí, facebook kể từ khi dịch nổ ra bên Vũ Hán, Trung Quốc cho đến nay sẽ rõ.

    Lượt xem: 938
  • LƯU Ý KHI DÙNG THUỐC HO

    Đặc biệt là khi bị nhiễm virus gây covid. Thường thì có đến 80% số ca dương tính không xuất hiện triệu chứng gì. Không phát thành bệnh. Nhưng nếu phát thành bệnh sẽ có các triệu chứng điển hình: sốt, đau họng, ho, đau mình mẩy, khó thở, mất khứu giác...

    Lượt xem: 4592
  • QUAN ĐIỂM CỦA TÔI

    Về tình trạng hiện nay ở một số nơi trên nước ta, nhiều người đã được tiêm vaccine mũi 1 là moderna, đến kỳ tiêm mũi 2 nhưng không có moderna nữa. Vậy phải làm sao?

    Lượt xem: 2124
  • ĐỊA LONG LÀ GÌ?

    Là con giun đất. Chính xác. Các cụ nhà ta, nhất là cánh nho sĩ, thầy lang xưa có cái "tật" hay gán cho các con vật, đồ vật vốn bình thường dân dã những cái tên "tự" Hán Việt thật kêu, cho sang mồm. Con giun đất, gọi là địa long, nghĩa là rồng đất, quá oai!

    Lượt xem: 1355
  • Vật chủ bất đắc dĩ

    Trong Y học, có một thuật ngữ quen thuộc “vật chủ truyền bệnh”, xuất phát từ thuật ngữ “vật chủ” trong môn Sinh học. Đây là một thuật ngữ chỉ về những sinh vật có nuôi dưỡng sinh vật khác, theo các dạng quan hệ ký sinh, cộng sinh hoặc hội sinh, cung cấp dinh dưỡng, nơi trú ẩn hoặc đôi khi là bảo vệ lẫn nhau.

    Lượt xem: 1584
  • Nhận thức lại về covid

    Khi đại dịch covid-19 nổ ra ở Vũ Hán, Trung Quốc tháng 11/ 2019, cả thế giới bàng hoàng. Không hiểu điều gì đang xảy ra nơi đây. Đến khi Trung Quốc chính thức công bố về dịch, lập tức các nhà khoa học của cả thế giới đã vào cuộc nghiên cứu về con virus gây bệnh có định danh là Sars- CoV-2 này.

    Lượt xem: 994
  • Placebo và dịch covid-19

    Placebo, thuật ngữ khoa học quên thuộc của giới y-dược khoa, nó xuất phát từ nguyên ngữ Latin, có nghĩa là “tôi sẽ làm hài lòng”. Còn hiểu một cách nôm na, có thể gọi là “hiệu ứng giả dược”: nghiên cứu những đáp ứng của cơ thể khi được cho dùng “giả dược”.

    Lượt xem: 921
  • KÍNH GỬI: Các thầy thuốc tuyến cơ sở vùng dịch.

    -Thưa các bạn,
    Tôi được biết tình hình trong vùng dịch miền Nam, đặc biệt là tp. Hồ Chí Minh đang rất căng thẳng. Bệnh viện quá tải, các thầy thuốc nhân viên y tế tuyến đầu mệt mỏi. Đâu đó đã xảy ra những cảnh thảm thương: bệnh nhân covid kêu cứu không có người trợ giúp, chết tại nhà, nhất là với những bệnh nhân nghèo.
    Thật đau lòng.
    Lượt xem: 913

  • Củ gừng: vị thuốc quý mùa lạnh.

    Củ gừng là thân rễ của cây gừng, có tên khoa học Zingiber Officinale, họ Gừng: Zingiberaceae. Gừng là loại cây đã được dân ta trồng rất phổ biến từ xa xưa để làm thuốc và gia vị trong nấu ăn.

    Lượt xem: 671
  • Cây thuốc xuyên tâm liên

    Bộ Y tế vừa cho phép sử dụng xuyên tâm liên là một vị thuốc đông y để điều trị dịch Covid-19. Vậy cây xuyên tâm liên là gì?

    Lượt xem: 856
  • Chuyện của chín người

    Y văn cổ truyền đã đúc kết, “Thập nhân cửu trĩ”. Ấy là tổng kết trong nhân gian, cứ mười người thì có tới chín người bị mắc bệnh trĩ.

    Lượt xem: 603

  • Tiểu thuyết: QUÁI NHÂN LÀNG NGỌC (phần 7)

    Mạnh Hoạt ở tù ba năm rưỡi, đủ một ngàn hai trăm bảy mươi tám ngày chẵn. Thừa ra nửa ngày, vì án tù của hắn bảy năm, giảm tối đa còn ba năm rưỡi.
  • Tiểu thuyết: QUÁI NHÂN LÀNG NGỌC (phần 6)

    Trong chiến tranh, chỉ cần vài tạ thuốc nổ, vài giây, với vài người, là thổi bay một cây cầu. Nhưng để xây lại được một cây cầu qua sông, người ta phải mất vài năm với hàng ngàn con người lao động miệt mài.
  • Tiểu thuyết: QUÁI NHÂN LÀNG NGỌC (phần 5)

    Mỗi bài thơ của hắn viết ra, cũng dễ dàng như khi hắn làm tình với một em nào đó gặp trên đường lang thang giang hồ vặt. Nhưng với em nào hắn cũng diễn bài mê muội và đắm đuối như thật.
  • Tiểu thuyết: QUÁI NHÂN LÀNG NGỌC (phần 4)

    Dân gian thường hay gọi đó là kẻ ngộ chữ, hay nhẹ hơn, gọi là nghiện chữ. Cái bệnh nghiện chữ ấy đã khiến cho không ít kẻ sĩ nước nam ta từ cổ chí kim thân tàn ma dại.
  • Tiểu thuyết: QUÁI NHÂN LÀNG NGỌC (phần 3)

    Mạnh Hoạt mê đọc sách. Những lúc mẹ đi làm đồng hoặc đi chợ, Hoạt ở nhà chúi đầu vào cái tủ sách to tướng của ông cha để lại mê mải đọc.
  • Tiểu thuyết: QUÁI NHÂN LÀNG NGỌC (phần 2)

    Thời chiến tranh, nay sống mai chết, hôm nay còn ở ngoài Bắc, mai đã vào tít trong Nam. Hôm nay còn đang sống ngoay ngoảy, mai đi ngoài đường,..
  • Tiểu thuyết: QUÁI NHÂN LÀNG NGỌC (phần 1)

    Mạnh Hoạt, người xóm ngõ Ghen, Làng Ngọc. Một tay chơi nức tiếng vùng Kinh Bắc. Biết đủ ngón nghề cầm kỳ thi họa, đẹp giai, hát hay. Hắn lại biết làm cả thơ nữa...

  • Hoa gạo tháng ba (Phần cuối)

    Chiều nay, Giang cũng nói với nàng là hãy đợi. Ngồi bên Giang trên bến sông, nhìn nghiêng qua gương mặt thanh tú đẹp đẽ của Giang, nàng đã thầm thốt lên trong lòng, Giang ơi, nếu anh yêu em đến thế, sao anh không mang em đi cùng ngay tức khắc. Nhưng Giang vẫn nói em hãy chờ anh, hãy chờ, hãy chờ. 
  • Hoa gạo tháng ba (Phần 2)

    Nhìn hai anh em ngồi câu, My đã định ra chơi cùng, nhưng My lại thấy ngại ngần rồi thôi. Ngày My còn bé, Tràng là người đầu tiên khai tâm cho My về chữ quốc ngữ. Mỗi khi My ghép được một từ, Tràng hay xoa đầu khen My giỏi. Hôm Tràng bị quan Tây bắt giải đi, My chạy sang nhà ông lang Khiết, khóc nức nở..
  • Hoa gạo tháng ba (Phần 1)

    Hôm lính trên phủ cùng với chánh tổng Dương Hữu Cầu, mang tú Tràng về nhà ông lang Vương Văn Khiết trả người, mẹ Tràng là bà lang Khiết hoa mắt, cứ tưởng là quan trên nhầm người. Bốn năm đi tù ngoài Côn Đảo đã biến tú Tràng từ một anh học trò xanh mướt, thành ra một người đàn ông rắn rỏi, vạm vỡ, phong trần.
  • BUÔNG (phần tiếp theo của LONG SƠN TỨ TRUYỆN)

    (phần tiếp theo của LONG SƠN TỨ TRUYỆN)Cố trấn tĩnh, tôi lái xe về nhà đón vợ đưa sang bệnh viện cùng con gái. Ngồi ngoài phòng chờ mà tôi cảm thấy như ngồi trên một đống lửa hay là đang bị một đám gai nhọn vây kín quanh người...
  • LONG SƠN TỨ TRUYỆN

    Chả là trường tôi, thường hay cho sinh viên làm khoá luận và thi tốt nghiệp vào mùa hè. Những sinh viên thi không đỗ, nhà trường sẽ tổ chức thi lại vào mùa thu. 
  • Giỗ hậu (Phần 3)

    Chuyện Vũ chồng nàng chết bất đắc kỳ tử ngay khi đang giao hoan, gia đình nhà ông Đồ Lận đổ hết lỗi cho nàng. 
  • Giỗ hậu (Phần 2)

    Cả làng này, chưa thấy ai chiều con gái như ông Lư. Con ông đòi gì thì cho dù nửa đêm gà gáy ông cũng vùng dậy đi kiếm cho bằng được. 

VIDEO PHỎNG VẤN

VIDEO PHỎNG VẤN

  • MÃI MÃI TUỔI 17!

    Trung đoàn 51 (E51) thành lập ngày 10/4/1968 tại Thái Thụy, Thái Bình giữa lúc cuộc chiến với Mỹ đang ác liệt. Trung đoàn có nhiệm vụ huấn luyện chiến sĩ mới bổ sung cho chiến trường...

    Lượt xem: 5
  • MỜI CÁC BẠN SÀI GÒN:

    MỜI CÁC BẠN SÀI GÒN: sáng mai 9h, tới Cà phê Ba Hiền, 54 Nguyễn Văn Công thưởng thức cà phê và chém gió cùng các tao nhân mặc khách về các vấn đề lịch sử Trần triều!
    Như đã hẹn, Trần mỗ tôi đã có mặt tại thành phố.
    Rất mong sáng mai được gặp mặt các bạn!
    Lượt xem: 75
  • NHÀ VĂN TRẦN THANH CẢNH KÝ TẶNG ĐỘC GIẢ

    Và ngày hôm nay 8/7, tác giả lại dành tình cảm và cảm xúc của mình cho những chữ ký và con dấu nhân dịp ra mắt bộ BOXSET 3 CUỐN SÁCH "Trần Thủ Độ - Trần Quốc Tuấn - Trần Nguyên Hãn". Sau chuỗi ngày nắng nóng gay gắt, Hà Nội hôm nay bỗng mát mẻ lạ thường, cảm tưởng như ông trời cũng thương mến, ủng hộ cho buổi ký tặng

    Lượt xem: 205
  • Bảo hiểm Y tế và các vấn đề liên quan trên sóng VOVTV

    Bạn nào muốn xem Dược sĩ chém về Bảo hiểm Y tế và các vấn đề liên quan trên sóng VOVTV, xin mời...

    Lượt xem: 223

  • BÃI NGUYỆT BÀN: nơi diễn ra Hội nghị Bình Than.(11/1283)

    Chính xác hơn, có thể gọi là đảo, bởi bốn bề sông nước Lục Đầu vây quanh.
    Đây là một bãi đảo thuộc xã Cao Đức, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. Nằm trọn trong vùng LỤC ĐẦU GIANG. Xã Cao Đức xưa có tên là ĐẠI THAN.
    Phía trên một xíu là bến đò Bình Than, nay đã có cầu thay thế. Phía dưới là sông Thái Bình, sông Kinh Thầy, hai con sông nhận nước của bốn con sông mang chữ ĐỨC từ vùng Kinh Bắc đổ vào, xuôi ra phía biển: vùng sáu (lục) con sông gặp nhau.
    Lượt xem: 460
  • LẠI NÓI VỀ THÁI TỬ ĐỎ!

    Thật ra tôi không phản đối hoàn toàn việc đề bạt các "thái tử đỏ" lên nắm quyền. Vấn đề là miễn sao các tay ấy học hành tử tế, được kinh qua các vị trí công tác, đạt được các thành tựu rõ ràng...Tóm lại, là có năng lực thực sự.


    Lượt xem: 438
  • NHẠC SĨ DƯƠNG THỤ & CÀ PHÊ THỨ BẢY

    Sáng nay sang Park Hill 1- Times city dự khai trương Cà phê thứ Bảy của Nhạc sĩ Dương Thụ.
    Sau nhiều lần chuyển dịch, hy vọng đây sẽ là một địa chỉ văn hóa lâu dài của Hà Nội, xứng đáng cho giới trí thức thủ đô lui tới...
    Đường vành đai 2 trên cao sắp xong, cầu Vĩnh Tuy hoàn thành, xe bus điện chạy vừa tiện vừa rẻ, tốt. Quán ở tầng 1 của tòa Park Hill 1, tiện để xe, đi lại...
    Hy vọng tâm huyết của Nhạc sĩ Dương Thụ sẽ lan tỏa đến nhiều người, tạo hiệu ứng văn hóa tốt trong xã hội.
    Lượt xem: 680
  • MÃI MÃI TUỔI 17!

    Trung đoàn 51 (E51) thành lập ngày 10/4/1968 tại Thái Thụy, Thái Bình giữa lúc cuộc chiến với Mỹ đang ác liệt. Trung đoàn có nhiệm vụ huấn luyện chiến sĩ mới bổ sung cho chiến trường...

    Lượt xem: 5

videotogif_2021.05.14_21.18.27
videotogif_2021.05.14_21.34.06
gif_20210514_210001
VIDEO CLIP

20211113_01351520211113_01371320211113_01364420211113_013744nhavantranthanhcanh20211031_22051320211113_01361920211113_15312320211113_15314020211113_01361920211113_01360720211115_00563820211115_00562220211115_00561020211115_00553020211115_00552120211115_00545220211115_00543920211118_16004320211118_16003120211118_160018fb_img_1637961528075fb_img_163796146879720211127_15591620211127_042028
nhavantranthanhcanh20211031_22051320211113_01361920211113_01360720211113_15314020211113_15310720211113_15312320211113_01361920211115_00563820211115_00562220211115_00561020211115_00543920211115_00561020211115_00554220211115_00552120211113_153123fb_img_1637961528075fb_img_163796146879720211127_15591620211127_042028
20211113_014855box-011nhavantranthanhcnh5520211113_01361920211113_15314020211113_15310720211113_15312320211113_01360720211115_00563820211115_00562220211115_00561020211115_00554220211115_00552120211115_00545220211115_005439fb_img_1637961528075fb_img_163796146879720211127_15591620211127_042028
QR truy cập web
nguoikechuyenkinhbac.codeqr

 BẢN QUYỀN THUỘC VỀ NHÀ VĂN TRẦN THANH CẢNH. 

KHÔNG SAO CHÉP KHI CHƯA ĐƯỢC SỰ ĐỒNG Ý CỦA TÁC GIẢ.

 

Lên đầu trang