gif_20210514_210516_1
videotogif_2021.05.14_21.31.52
videotogif_2021.05.14_21.18.27
gif_20210514_210001
TRÂN QUÝ CHÀO ĐÓN QUÝ VỊ ĐỘC GIẢ ĐẾN VỚI WEBSITE CỦA NHÀ VĂN TRẦN THANH CẢNH - KÍNH CHÚC QUÝ ĐỘC GIẢ CÓ NHỮNG GIÂY PHÚT THƯ GIÃN VỚI "NGƯỜI KỂ CHUYỆN KINH BẮC"
fb_img_163796146879720210411_13045820210430_22423320210430_22423320210430_22414520210430_22415520210422_11252420210422_11253620210411_13015820210411_1302135520210411_13052820210411_13041120210411_13044720210430_22421220211031_220453box-01120211113_014855nhavantranthanhcanh20211031_22051320211113_15314020211113_15310720211113_15312320211113_01361920211113_01360720211115_00563820211115_00562220211115_00545220211115_00543920211115_00561020211118_16003120211118_16004320211118_16001820211127_155916fb_img_1637961528075fb_img_163796146879720211127_04202820230108_10282320230108_10314120230108_10275020230108_10273420230108_10270120230420_21381520230420_21373220230420_213717fb_img_1688790633652
fb_img_1637961528075fb_img_163796146879720211127_15591620210411_13054420210411_13024120210411_13025120211031_22051320211031_220453box-011nhavantranthanhcnh5520210411_13021320211113_15314020211113_15310720211113_15312320211113_01361920211113_01360720211115_00563820211115_00562220211115_00554220211115_00552120211115_00545220211118_16001820211118_16003120211118_16004320211115_00563820210411_13054420210411_13024120210411_13025120211127_04202820230108_10282320230108_10314120230108_10275020230108_10270120230108_10273420230420_21374920230420_21373220230420_213815
20211031_22051320210430_22553720210411_13031320210411_13023320210411_13052020210411_13055620210411_13040120210430_22555120211031_22045320210411_13021320210411_130213box-01120211113_01361920211113_15312320211113_15314020211113_01360720211115_00563820211115_00562220211115_00561020211115_00553020211115_00554220211115_00543920211115_00545220211118_16004320211118_16003120211118_160018fb_img_1637961528075fb_img_163796146879720211127_15591620230108_10282320230108_10314120230108_10275020230108_10270120230108_10273420230420_21381520230420_213717fb_img_1688790638910fb_img_1688790636209fb_img_1688790633652

Giỗ hậu (Phần 3)

Vũ chết vì chứng thượng mã phong.

 Chuyện Vũ chồng nàng chết bất đắc kỳ tử ngay khi đang giao hoan, gia đình nhà ông Đồ Lận đổ hết lỗi cho nàng. Họ bảo nàng là con đàn bà dâm dục, quyến rũ con trai họ chơi bời vô hạn độ đến chết. Cứ nhìn cái dáng đi, cái con mắt, cái vú cái mông. Rồi cái thân hình uốn lượn khi đi như thân xà thế kia. Ôi trời ơi, ới ông đồ Lận ơi là ông đồ, mang tiếng là có chữ thánh hiền trong bụng mà sao ông không chọn vợ cho con cẩn thận, mà để đến nông nỗi này hở giời. Mẹ Vũ gào thét rủa sả cả chồng. Cứ thế, họ đổ hết lên đầu Hàn Xuân. Họ không cả cho nàng để tang chồng, gọi sư bà ra giao trả ngay trong đêm.


Nàng chỉ biết khóc. Nàng yêu chồng. Nàng chiều chồng. Có ai dạy cho nàng về thuật phòng the đâu. Người đàn bà duy nhất gần gũi nàng từ khi tấm bé là sư bà cũng có biết gì để mà dạy nàng. Nhưng sư bà thương nàng, sư bà lau nước mắt cho nàng, sư bà nấu cháo hạt sen cho nàng ăn tĩnh tâm, sư bà bảo nàng đời là bể khổ, là kiếp nạn con phải gánh… Thế rồi Hàn Xuân trở về ở lại gian nhà nhỏ xưa kia của cha con nàng, ngay sau chùa, dù sư bà Đàm Chân muốn giữ nàng lại ở bên mình. Là vì, nàng thấy mình không xứng đáng ở nơi cửa thiền thanh tịnh. Hàng ngày, nàng sang dọn dẹp, làm vườn, cấy lúa với sư bà, ăn cơm chay với bà. Nhưng không bao giờ nàng bước vào gian chính điện, nơi đặt ban thờ tam thế của đức Phật. Cứ đến giờ hợi hàng đêm là nàng lại lặng lẽ quỳ bên gốc muỗm sân chùa, chắp tay trước ngực, hướng vào điện thờ thầm khấn: “Nam mô a di đà Phật, Phật pháp vô biên. Xin hãy che chở cho cha con, chồng con trên cõi niết bàn. Xin hãy cứu vớt con ra khỏi bể trầm luân…”

***

 Những đau đớn khổ hạnh của Hàn Xuân tưởng như đã là cùng cực. Sinh ra thì mất mẹ. Lớn lên trong bàn tay của một người đàn ông không cùng máu mủ tự nguyện làm cha thật tận tụy nhưng vụng về. Vừa chớm cập kê thì lại mồ côi. Làng vẫn có câu ca: “Lấy chồng từ thuở mười ba/Đến năm mười tám em đà năm con…” Hàn Xuân theo chồng năm mười ba tuổi. Mới được một năm, hương lửa đang nồng thì mất chồng mà chưa kịp có mụn con nào. Về bên chùa ở với sư bà, hàng ngày làm lụng ruộng vườn, cơm chay thờ Phật, nàng tưởng như cuộc đời mình từ nay an phận.

 Nhưng giời đã ban cho nàng một hình hài đàn bà hoàn hảo thì tất là đấng cao xanh ấy phải có ý gì. Năm mười ba tuổi, Hàn Xuân đã đẹp rồi, nhưng đấy là cái đẹp của nụ hoa mới hé. Cái đẹp mong manh non nớt của một cọng ngó sen trắng muốt vừa mới nhú ra khỏi đất bùn. Khi nàng thiếu nữ vừa chớm dậy thì, được một người con trai yêu chiều tưới tắm, bông hoa lập tức nở tràn hương sắc. Ngắm nhìn vẻ rạng rỡ của nàng khi ấy, làng vẫn bảo, gái phải hơi trai. Hàn Xuân vốn đã cao hơn hẳn các cô gái trong làng, khi da thịt nở ra viên mãn thì, mọi nhan sắc khác bỗng trở nên nhạt nhòa. Nàng rất trắng, sắc trắng hồng của làn da mỏng mềm như lụa. Một làn da tưởng như trong suốt nhìn rõ cả những mạch máu hồng bên dưới. Mái tóc của nàng dày nhưng lại không đen mượt như hầu hết gái làng. Mái tóc màu hung nâu lạ lẫm và bồng bềnh như mây mỗi khi thả ra. Đôi mắt của Hàn Xuân cũng là sự lạ, to, nâu, luôn mở ra nhìn thẳng thắn chứ không e lệ. Trên khuôn mặt, chiếc mũi cao vẽ một nét như tạc cùng với đôi môi lúc nào cũng đỏ thắm. Nhưng giờ đây, sắc đẹp của nàng bị vùi lấp trong nâu sồng, trong lam lũ của vườn ruộng. Những lời nguyền rủa của mẹ chồng tưởng như vẫn ngày đêm cắt xé trái tim nàng. Hàn Xuân nhiều lúc thấy căm ghét chính cái thân thể đàn bà nóng rẫy của mình. Nàng muốn diệt những cái cựa quậy trong đêm khuya thanh vắng bằng những bát nước rau răm đặc chát cay nồng của sư bà. Ba năm thanh đạm trôi qua như một chớp mắt. Với nàng thì giờ đây, thời gian đâu còn ý nghĩa. Hết đông thì xuân sang. Tan hè lại thấy thu về. Nàng không còn để ý đến sự đời nữa. Nhưng đời vẫn để ý đến nàng. Dù Hàn Xuân chả còn chăm sóc xống áo và trong con người nàng, mọi ý nghĩ ái ân đôi lứa như đã chết cùng chồng, nhưng nàng vẫn còn trẻ quá. Nàng mới mười tám tuổi. Cái tuổi ấy thì dù không trang điểm, nhan sắc của người con gái đương thì vẫn lồ lộ, bông hoa đến thì hoa vẫn cứ phải nở, dù là đông giá hay hè oi nắng lửa. Hàn Xuân không còn để ý đến sắc đẹp của mình, nhưng lý Khương, đương chức lý trưởng làng Ngọc, ra chùa ngắm cảnh để ý đến nàng. Lý Khương thấy trong vẻ lam lũ cam chịu của Hàn Xuân có một nét gì đấy vẫn toát lên vẻ xuân thì hiếm có. Lý Khương mê nàng ngay và rắp tâm chiếm nàng. Chuyện của nàng với Vũ, lý Khương biết cả. Ngồi trong chùa nhìn nàng đi lại dọn dẹp ngoài vườn, lý Khương thầm nghĩ, con người trường túc bất chi lao, mình xà uốn khúc thế kia thì thằng Vũ nhà ông đồ Lận chỉ tải được một năm rồi chết yểu là phải rồi. Phải tay ông…

 Nhà lý Khương thuộc loại danh giá trong làng, gia sản lừng lẫy. Năm ấy lý Khương mới ngoài bốn mươi nhưng đã có ba vợ. Bà vợ đầu, cưới năm mười bốn tuổi, hơn lý Khương hai tuổi. Ông thân sinh ra lý Khương là cụ chánh Lác, cưới cho con cô vợ để trông coi sản nghiệp gia đình. Mươi năm sau, vợ đẻ một đàn con thành nái sề, lý Khương bắt vợ đội cau thân sang làng Bùi hỏi cô hai về cho mình. Thế rồi khi vẻ vang sự nghiệp, nhậm chức lý trưởng, Khương lại đem cô ba, năm ấy cũng mới có mười sáu tuổi, về làm người nâng khăn sửa túi. Nhưng mà nhà lý Khương rất yên ổn nề nếp. Bà cả nhà ông lý đảm đang tháo vát quán xuyến việc nhà. Cô hai cô ba phận nào phận nấy răm rắp theo lệnh bà cả. Chuyện nhà yên ổn nên lý Khương chỉ lo việc quan, việc làng. Chuyện ba bà nhà lý Khương thuận hòa sống với nhau như chị em, được các ông trong làng lấy ra làm gương để răn dạy vợ mình. Chả là làng Ngọc, từ xưa đến nay vẫn có câu: “Trai anh hùng năm thê bảy thiếp/Gái chính chuyên chỉ có một chồng”. Nên nhiều nhà danh giá, ăn nên làm ra, cưới vài vợ là thường. Có điều, kiếp chung chồng khó mà vừa lắm. Chả mấy nhà mà ông chồng không suốt ngày phải lo phân xử vợ lớn vợ bé, con lớn con nhỏ. Nhưng nhà lý Khương cứ vui như Tết, cả ba bà vợ lúc nào cũng chị chị em em. Làm gì mà chả vui, ruộng lắm, thóc nhiều, kẻ ăn người ở trong nhà đông, tòa ngang dãy dọc, mỗi bà một dinh cơ. Tối đến, lý Khương, sau khi làm vài chén rượu thuốc, rồi lần lượt ghé thăm đều các bà. Lý Khương là tay đàn ông cường tráng. Thuở thanh niên, Khương đã từng đi vật hội, chiếm giải khắp các làng trong vùng. Nhìn Hàn Xuân phăm phăm cuốc đất ngoài vườn chùa, cặp vú to nảy bần bật trong cái yếm nâu, lý Khương quyết lập mưu chiếm Hàn Xuân về làm vợ tư. Khương cho người ra chùa đánh tiếng với sư bà. Hàn Xuân nghe chuyện gạt đi ngay. Từ lâu, nàng không còn nghĩ đến chuyện vợ chồng. Nhưng lý Khương không chịu bỏ cuộc. Vào một đêm mưa to gió lớn, Khương dỡ cửa nhà Hàn Xuân vào cưỡng đoạt nàng. Hàn Xuân khỏe mạnh, nhưng không địch nổi sức của một tay đô vật. Nàng kêu cứu sư bà khản cả giọng nhưng mưa gió sấm chớp liên hồi nên chả ai nghe thấy.

Nhưng Khương là tay đàn ông có máu của người quân tử pha lẫn với máu giang hồ, dám làm là dám chịu, không ăn chằng đệch quỵt của ai bao giờ. Chỉ vì mê nàng quá mà ỷ thế sinh ra làm càn. Sáng hôm sau, lý Khương ra chùa nói với sư bà rồi sang bên nhà gặp Hàn Xuân. Không biết Khương nói với nàng những gì mà rồi nàng cũng chấp nhận làm vợ tư. Nàng đòi được ở lại ngôi nhà cũ sau chùa chứ không về dinh cơ trong làng. Lý Khương đồng ý ngay, bèn sai người dỡ nhà ra làm lại để lấy chỗ đi lại với cô tư cho đàng hoàng.

 ***

 Đúng một năm sau.

 Lý trưởng làng Ngọc Dương Xuân Khương lại chết bất đắc kỳ tử trên bụng vợ tư, nàng Hàn Xuân. Sinh thời, lý Khương vốn là đô vật nổi tiếng trong vùng, cậy khỏe. Ngày lý Khương đi làm việc quan, việc làng. Tối lý Khương cơm nước xong xuôi, thêm vài chén rượu thuốc như thường lệ, rồi rẽ qua các bà vợ. Một năm nay, cưới được Hàn Xuân làm bà tư, Khương mê lắm, bao giờ cũng ngủ qua đêm lại nhà nàng. Mấy bà vợ đã ngấm nguýt, ông cứ mê mải cái con giải cái ấy rồi có ngày mất mạng, ông không nhìn gương thằng Vũ con ông đồ Lận đấy à?

 Dân vùng ven sông vẫn kể, ở dưới sâu dòng nước có một loài thủy quái gọi là con giải sinh sống. Loài này dài đến mấy chục thước ta, trắng toát, khi bơi uốn mình mềm mại như con rắn. Con giải chuyên rút chân người bơi trên sông. Ai đang bơi mà thấy tự nhiên tụt đến ngủm một cái, mất tăm ngay, đích thị là bị con giải ấy kéo xuống đáy sông ăn thịt. Mùa lũ lụt cũng là mùa con giải giao hoan, đôi giải đực cái quần nhau cả ngày trên sông. Chúng vùng vẫy, uốn lượn, lao lên lặn xuống, làm cho nước sông đục ngầu, sủi bọt, cuộn sóng tạo ra những cái xoáy nước to. Thuyền bè, nhà cửa, súc vật, người trôi sông… bị nuốt vào đấy không bao giờ nổi lên nữa. Hồi trận lụt năm Giáp Thân, mẹ Hàn Xuân bị đóng bè thả sông, qua chỗ vẫn có đôi giải đang giao hoan, nhưng không bị xoáy nước cuốn vào mà lại dạt vào bãi. Sau này ngẫm lại, nhiều cụ cao tuổi trong làng nói rằng, Hàn Xuân là con của giải thần sông Thiên Đức nên mới được bình an mà qua xoáy nước như thế.

 Ở làng vẫn hay có câu cửa miệng, nhân bảo như thần bảo. Không biết thần linh có mượn mồm mấy mụ vợ nói ra không mà, lý Khương đang khỏe như trâu đực, chết thẳng cẳng trên bụng Hàn Xuân lúc mây mưa. Vì đã xảy ra việc với Vũ rồi, nên lần này Hàn Xuân khi thấy lý Khương trợn mắt, sùi bọt mép lúc đang giao hoan, liền để nguyên trên bụng, gào toáng lên cho sư bà sang cứu. Mọi người dỡ lý Khương ra khỏi người Hàn Xuân thì thấy thân thể Khương lạnh cóng như nước ao tiết đại hàn, mặc dù lúc đó đang là mùa hạ. Các bà vợ của Khương và người nhà đổ riệt cho Hàn Xuân tội giết chồng, bắt giải lên quan phủ. Nhưng bấy giờ người Tây đã về lập nhà thương trên tỉnh rồi, quan phủ bèn nhờ đốc tờ Tây khám. Đốc tờ Tây nói Hàn Xuân không có lỗi, quan phủ phải thả nàng về. Hàn Xuân lại ở một mình trong căn nhà sau chùa làng, bầu bạn với sư bà.

 Năm ấy nàng mới mười chín tuổi.

 Khi người chồng đầu tiên là Vũ chết, Hàn Xuân nghe lời sư bà, định diệt dục, theo nghiệp tu hành. Nhưng tay đàn ông bạo liệt không để cho nàng yên. Cái đêm mưa gió sấm chớp kinh người ấy, lý Khương đã làm cái việc thả con giao long hay là con giải cái như người làng gọi, từ cái ao tù ra ngoài sông Thiên Đức. Con giải cái trong nàng vẫn cứ ngày đêm quằn quại réo gào. Những bát nước rau răm đặc sánh cay nồng, những bài thuốc bí truyền của sư bà không còn hiệu nghiệm nữa. Ban ngày nàng bận ruộng vườn và bao nhiêu việc không tên tối tăm hết mặt mũi thì còn đỡ. Đêm về, trong thanh vắng u tịch của cảnh chùa. Và nhất là những đêm trăng sáng, Hàn Xuân nhớ da diết cả hai người chồng quá cố của mình. Vũ thì nhẹ nhàng êm dịu dắt nàng vào ái ân. Còn lý Khương thì bạo liệt cuồng khấu áp đặt, bắt thân thể đàn bà của nàng như phải trổ bùng hết hương sắc trong những cơn mây mưa dữ dội. Nhưng cả hai người chồng ấy đều không đương nổi với con giải cái một khi đã được đánh thức.

 ***

 Hồi ấy người Tây bắt đầu về đóng đồn tại phủ Thuận.

 Dân làng Ngọc vẫn có tiếng phóng khoáng cởi mở, hay đi làm ăn buôn bán các nơi nên thấy sự mấy ông Phú Lang Sa, mắt xanh mũi lõ, thỉnh thoảng ra chợ hay vào nhà chánh tổng, lý trưởng là thường. Các quan nhà mình thì bảo, quan Tây đóng đồn là để ngăn không cho quân ông Đề Thám từ trên mạn thượng du đánh về Hà Nội.

Hàn Xuân chả quan tâm đến những gì quan ta hay quan Tây nói.

Ban ngày nàng còn bận đủ việc.

Ban đêm, không ngủ được nàng sang bên ao chùa tắm.

Hè cũng như đông, nàng cứ khỏa thân đùa nước hàng tiếng dưới ao.

Trai làng Ngọc biết, kháo nhau, nhiều thằng lần mò ra bên ao chùa, leo lên cây sung ở bờ bên kia nhìn trộm. Hàn Xuân biết nhưng nàng mặc kệ. Những hôm trăng sáng, nàng vùng vẫy dưới ao chán rồi nằm ngửa, gối đầu lên bậc cầu ao, khẽ khàng vẫy đôi chân dài trắng muốt dưới nước cho phần thân dưới nổi lên, ánh trăng vằng vặc chiếu vào những ngọc ngà châu báu. Bọn trai làng đang ngồi trên cây sung ngắm nàng, không chịu nổi, thằng nào cũng vội vàng tụt xuống, chạy về nhà bắt mẹ đi hỏi vợ ngay trong đêm. Chúng muốn nàng quá, nhưng thằng nào cũng sợ. Gương thằng Vũ con ông đồ Lận, gương lý Khương còn sờ sờ. Thích thì thích thật, nhưng xong để mà chết thì chả thằng nào dám.

Thế cho nên hàng đêm, Hàn Xuân cứ trần trụi vùng vẫy dưới ao sen trong vườn chùa. Cánh đàn ông con trai trong làng rủ nhau ra nhòm trộm, nhưng chả có tay nào dám mon men lại gần. Các bà vãi làng thấy thế chối quá, nói với sư bà là cấm nàng sang tắm bên ao chùa. Sư bà nghe, ư hữ nhưng chả nói gì.

 Mùa lụt năm ấy, nước to và ngâm lâu quá, lại mưa nhiều nữa nên đê sông Thiên Đức bị vỡ ngay quãng gần làng.

 Cơ man nào là người chết trong vùng. Chết vì nước. Chết vì đói. Chết vì bệnh tật.

 Biết bao nào là của cải, cửa nhà đắm chìm trong trận lụt dữ.

 Sang thu, nước rút, mưa tạnh. Quan trên về huy động dân đi hàn khẩu quãng đê bị vỡ.

 Hàn Xuân cũng đi làm phu đắp đê, vì ruộng vườn nhà chùa cũng bị nước ngâm chết hết. Nàng phải đi làm phu để lấy gạo về nuôi sư bà và nuôi thân. Cây cối hoa màu trong vườn chùa chết hết, nhưng sen dưới ao, nước rút đi lại nảy mầm đua lá ngát thơm.

 Quan Tây công sứ Bắc Kỳ, ngài Philip De La Roche về tận nơi kiểm tra, đôn đốc việc đắp đê. Dân phủ Thuận từ quan đến lính, thường chỉ gọi là ngài Phin. Là vì ngài Phin biết tiếng Việt và khá gần gũi. Ngài ở luôn nhà chánh tổng Lê Doãn Cự trong làng để tiện ra đê giám sát công việc. Ngài Phin lội xuống tận nơi để xem dân phu làm ăn thế nào. Ngài thấy một cô gái dáng người cao ráo, tròn lẳn trong bộ quần áo nâu sồng, băng băng vác những tảng đất sét to tướng từ thùng đấu về đê, mạnh mẽ không kém gì đàn ông. Khi lại gần Hàn Xuân, ngài Phin giật mình không hiểu sao ở cái xứ u mê mờ mịt này lại có một người con gái đẹp lạ, như lai âu. Mắt to, mũi cao và bộ ngực ngoại cỡ so với phụ nữ An Nam thì chỉ chực làm bung chiếc áo nâu nàng đang mặc. Phin thấy lạ, ngài ngoắc ba toong gọi chánh tổng Lê Doãn Cự lại hỏi.

(xem phần cuối)

Đánh giá

Giỗ hậu (Phần 3)

Mục lục bài viết

Chuyện Vũ chồng nàng chết bất đắc kỳ tử ngay khi đang giao hoan, gia đình nhà ông Đồ Lận đổ hết lỗi cho nàng. 

1653
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
02-01-2021
GIỚI THIỆU SÁCH

GIỚI THIỆU SÁCH

GIỚI THIỆU SÁCH

GIỚI THIỆU SÁCH

GIỚI THIỆU SÁCH

NGƯỜI KỂ CHUYỆN KINH BẮC

  • KHÁNG KHÁNG SINH

    Kể từ khi tìm ra kháng sinh (1928), với việc quý ngài Alexander Fleming chiết suất được Penicillin, nền y học của nhân loại đã có một bước nhảy khổng lồ. Rất nhiều căn bệnh nan y, gây chết người trước kia đã được giải quyết. Tuổi thọ và chất lượng cuộc sống loài người đã tăng lên rõ rệt. Kháng sinh trở thành một loại thuốc thiết yếu, không thể thiếu của y khoa hiện nay...

    Lượt xem: 1139
  • NAN ĐỀ CỦA THỜI HIỆN ĐẠI

    Thực ra thì không phải đến thời hiện đại mới có bệnh đái tháo đường, mà căn bệnh này đã được y văn cổ đề cập đến từ lâu. Các sách “Hoàng đế nội kinh” hay “Hải Thượng y tông tâm lĩnh” đều đề cập đến chứng “tiêu khát”, một biểu hiện lâm sàng rõ rệt nhất của căn bệnh này. Nhưng chỉ đến thời hiện đại, có thể do thay đổi môi trường sống, do cường độ làm việc, lối sống sinh hoạt…, căn bệnh đái tháo đường dường như mới bùng phát dữ dội.

    Lượt xem: 664
  • Những lưu ý khi tiêm vaccine Covid-19 với bệnh nhân tiểu đường, tăng huyết áp…

    Vài lời mở đầu: Tôi là một dược sĩ và là một nhà văn, trong cả hai vai trò rõ ràng tôi phải quan tâm đến đại dịch Covid-19 đang diễn ra trên đất nước ta và cả thế giới. Sự quan tâm của tôi đến thế nào, bạn có thể tìm hiểu các bài viết của tôi trên báo chí, facebook kể từ khi dịch nổ ra bên Vũ Hán, Trung Quốc cho đến nay sẽ rõ.

    Lượt xem: 947
  • LƯU Ý KHI DÙNG THUỐC HO

    Đặc biệt là khi bị nhiễm virus gây covid. Thường thì có đến 80% số ca dương tính không xuất hiện triệu chứng gì. Không phát thành bệnh. Nhưng nếu phát thành bệnh sẽ có các triệu chứng điển hình: sốt, đau họng, ho, đau mình mẩy, khó thở, mất khứu giác...

    Lượt xem: 4601
  • QUAN ĐIỂM CỦA TÔI

    Về tình trạng hiện nay ở một số nơi trên nước ta, nhiều người đã được tiêm vaccine mũi 1 là moderna, đến kỳ tiêm mũi 2 nhưng không có moderna nữa. Vậy phải làm sao?

    Lượt xem: 2129
  • ĐỊA LONG LÀ GÌ?

    Là con giun đất. Chính xác. Các cụ nhà ta, nhất là cánh nho sĩ, thầy lang xưa có cái "tật" hay gán cho các con vật, đồ vật vốn bình thường dân dã những cái tên "tự" Hán Việt thật kêu, cho sang mồm. Con giun đất, gọi là địa long, nghĩa là rồng đất, quá oai!

    Lượt xem: 1364
  • Vật chủ bất đắc dĩ

    Trong Y học, có một thuật ngữ quen thuộc “vật chủ truyền bệnh”, xuất phát từ thuật ngữ “vật chủ” trong môn Sinh học. Đây là một thuật ngữ chỉ về những sinh vật có nuôi dưỡng sinh vật khác, theo các dạng quan hệ ký sinh, cộng sinh hoặc hội sinh, cung cấp dinh dưỡng, nơi trú ẩn hoặc đôi khi là bảo vệ lẫn nhau.

    Lượt xem: 1590
  • Nhận thức lại về covid

    Khi đại dịch covid-19 nổ ra ở Vũ Hán, Trung Quốc tháng 11/ 2019, cả thế giới bàng hoàng. Không hiểu điều gì đang xảy ra nơi đây. Đến khi Trung Quốc chính thức công bố về dịch, lập tức các nhà khoa học của cả thế giới đã vào cuộc nghiên cứu về con virus gây bệnh có định danh là Sars- CoV-2 này.

    Lượt xem: 995
  • Placebo và dịch covid-19

    Placebo, thuật ngữ khoa học quên thuộc của giới y-dược khoa, nó xuất phát từ nguyên ngữ Latin, có nghĩa là “tôi sẽ làm hài lòng”. Còn hiểu một cách nôm na, có thể gọi là “hiệu ứng giả dược”: nghiên cứu những đáp ứng của cơ thể khi được cho dùng “giả dược”.

    Lượt xem: 922
  • KÍNH GỬI: Các thầy thuốc tuyến cơ sở vùng dịch.

    -Thưa các bạn,
    Tôi được biết tình hình trong vùng dịch miền Nam, đặc biệt là tp. Hồ Chí Minh đang rất căng thẳng. Bệnh viện quá tải, các thầy thuốc nhân viên y tế tuyến đầu mệt mỏi. Đâu đó đã xảy ra những cảnh thảm thương: bệnh nhân covid kêu cứu không có người trợ giúp, chết tại nhà, nhất là với những bệnh nhân nghèo.
    Thật đau lòng.
    Lượt xem: 914

  • Thuốc gì chữa bệnh Gút?

    Bệnh Gút là một loại viêm khớp rất điển hình với các triệu chứng sưng, nóng, đỏ đau- đau dữ dội. Đầu tiên thường bắt đầu là khớp ngón chân cái, rồi đến các khớp mắt cá chân, bàn chân, đầu gối, khuỷu tay, khớp nhỏ bàn tay… 

    Lượt xem: 1033
  • Nhầm thuốc, tại sao?

    Còn thực ra, với hàng ngàn loại thuốc đang sử dụng trong ngành y tế nước ta thì cái nguy cơ xảy ra nhầm thuốc là rất lớn nếu nhãng ý đi. Thế cho nên nhân lực ngành y tế luôn được đào tạo rất kỹ lưỡng. Và đặc biệt coi trọng việc thực hành.

    Lượt xem: 658
  • Vài kinh nghiệm trị kiến ba khoang

    Gọi là kiến ba khoang, vì trên thân của nó có ba khoang màu xanh thẫm, hoặc đen ở đầu, giữa thân và đuôi. Kiến ba khoang có tên khoa học là Paedenus fusipes.

    Lượt xem: 641

  • Tiểu thuyết: QUÁI NHÂN LÀNG NGỌC (phần 7)

    Mạnh Hoạt ở tù ba năm rưỡi, đủ một ngàn hai trăm bảy mươi tám ngày chẵn. Thừa ra nửa ngày, vì án tù của hắn bảy năm, giảm tối đa còn ba năm rưỡi.
  • Tiểu thuyết: QUÁI NHÂN LÀNG NGỌC (phần 6)

    Trong chiến tranh, chỉ cần vài tạ thuốc nổ, vài giây, với vài người, là thổi bay một cây cầu. Nhưng để xây lại được một cây cầu qua sông, người ta phải mất vài năm với hàng ngàn con người lao động miệt mài.
  • Tiểu thuyết: QUÁI NHÂN LÀNG NGỌC (phần 5)

    Mỗi bài thơ của hắn viết ra, cũng dễ dàng như khi hắn làm tình với một em nào đó gặp trên đường lang thang giang hồ vặt. Nhưng với em nào hắn cũng diễn bài mê muội và đắm đuối như thật.
  • Tiểu thuyết: QUÁI NHÂN LÀNG NGỌC (phần 4)

    Dân gian thường hay gọi đó là kẻ ngộ chữ, hay nhẹ hơn, gọi là nghiện chữ. Cái bệnh nghiện chữ ấy đã khiến cho không ít kẻ sĩ nước nam ta từ cổ chí kim thân tàn ma dại.
  • Tiểu thuyết: QUÁI NHÂN LÀNG NGỌC (phần 3)

    Mạnh Hoạt mê đọc sách. Những lúc mẹ đi làm đồng hoặc đi chợ, Hoạt ở nhà chúi đầu vào cái tủ sách to tướng của ông cha để lại mê mải đọc.
  • Tiểu thuyết: QUÁI NHÂN LÀNG NGỌC (phần 2)

    Thời chiến tranh, nay sống mai chết, hôm nay còn ở ngoài Bắc, mai đã vào tít trong Nam. Hôm nay còn đang sống ngoay ngoảy, mai đi ngoài đường,..
  • Tiểu thuyết: QUÁI NHÂN LÀNG NGỌC (phần 1)

    Mạnh Hoạt, người xóm ngõ Ghen, Làng Ngọc. Một tay chơi nức tiếng vùng Kinh Bắc. Biết đủ ngón nghề cầm kỳ thi họa, đẹp giai, hát hay. Hắn lại biết làm cả thơ nữa...

  • Hoa gạo tháng ba (Phần cuối)

    Chiều nay, Giang cũng nói với nàng là hãy đợi. Ngồi bên Giang trên bến sông, nhìn nghiêng qua gương mặt thanh tú đẹp đẽ của Giang, nàng đã thầm thốt lên trong lòng, Giang ơi, nếu anh yêu em đến thế, sao anh không mang em đi cùng ngay tức khắc. Nhưng Giang vẫn nói em hãy chờ anh, hãy chờ, hãy chờ. 
  • Hoa gạo tháng ba (Phần 2)

    Nhìn hai anh em ngồi câu, My đã định ra chơi cùng, nhưng My lại thấy ngại ngần rồi thôi. Ngày My còn bé, Tràng là người đầu tiên khai tâm cho My về chữ quốc ngữ. Mỗi khi My ghép được một từ, Tràng hay xoa đầu khen My giỏi. Hôm Tràng bị quan Tây bắt giải đi, My chạy sang nhà ông lang Khiết, khóc nức nở..
  • Hoa gạo tháng ba (Phần 1)

    Hôm lính trên phủ cùng với chánh tổng Dương Hữu Cầu, mang tú Tràng về nhà ông lang Vương Văn Khiết trả người, mẹ Tràng là bà lang Khiết hoa mắt, cứ tưởng là quan trên nhầm người. Bốn năm đi tù ngoài Côn Đảo đã biến tú Tràng từ một anh học trò xanh mướt, thành ra một người đàn ông rắn rỏi, vạm vỡ, phong trần.
  • BUÔNG (phần tiếp theo của LONG SƠN TỨ TRUYỆN)

    (phần tiếp theo của LONG SƠN TỨ TRUYỆN)Cố trấn tĩnh, tôi lái xe về nhà đón vợ đưa sang bệnh viện cùng con gái. Ngồi ngoài phòng chờ mà tôi cảm thấy như ngồi trên một đống lửa hay là đang bị một đám gai nhọn vây kín quanh người...
  • LONG SƠN TỨ TRUYỆN

    Chả là trường tôi, thường hay cho sinh viên làm khoá luận và thi tốt nghiệp vào mùa hè. Những sinh viên thi không đỗ, nhà trường sẽ tổ chức thi lại vào mùa thu. 
  • Giỗ hậu (Phần 3)

    Chuyện Vũ chồng nàng chết bất đắc kỳ tử ngay khi đang giao hoan, gia đình nhà ông Đồ Lận đổ hết lỗi cho nàng. 
  • Giỗ hậu (Phần 2)

    Cả làng này, chưa thấy ai chiều con gái như ông Lư. Con ông đòi gì thì cho dù nửa đêm gà gáy ông cũng vùng dậy đi kiếm cho bằng được. 

VIDEO PHỎNG VẤN

VIDEO PHỎNG VẤN

  • MÃI MÃI TUỔI 17!

    Trung đoàn 51 (E51) thành lập ngày 10/4/1968 tại Thái Thụy, Thái Bình giữa lúc cuộc chiến với Mỹ đang ác liệt. Trung đoàn có nhiệm vụ huấn luyện chiến sĩ mới bổ sung cho chiến trường...

    Lượt xem: 8
  • MỜI CÁC BẠN SÀI GÒN:

    MỜI CÁC BẠN SÀI GÒN: sáng mai 9h, tới Cà phê Ba Hiền, 54 Nguyễn Văn Công thưởng thức cà phê và chém gió cùng các tao nhân mặc khách về các vấn đề lịch sử Trần triều!
    Như đã hẹn, Trần mỗ tôi đã có mặt tại thành phố.
    Rất mong sáng mai được gặp mặt các bạn!
    Lượt xem: 77
  • NHÀ VĂN TRẦN THANH CẢNH KÝ TẶNG ĐỘC GIẢ

    Và ngày hôm nay 8/7, tác giả lại dành tình cảm và cảm xúc của mình cho những chữ ký và con dấu nhân dịp ra mắt bộ BOXSET 3 CUỐN SÁCH "Trần Thủ Độ - Trần Quốc Tuấn - Trần Nguyên Hãn". Sau chuỗi ngày nắng nóng gay gắt, Hà Nội hôm nay bỗng mát mẻ lạ thường, cảm tưởng như ông trời cũng thương mến, ủng hộ cho buổi ký tặng

    Lượt xem: 206
  • Bảo hiểm Y tế và các vấn đề liên quan trên sóng VOVTV

    Bạn nào muốn xem Dược sĩ chém về Bảo hiểm Y tế và các vấn đề liên quan trên sóng VOVTV, xin mời...

    Lượt xem: 225

  • ĂN SÁNG Ở QUY NHƠN

    Đi làm tô bánh canh chả cá đặc sản, sau đó sang cà phê vỉa hè, làm ly tổ bố ngồi ngắm phố phường...
    Tổng thiệt hại: 40k! Rẻ dã man!
    Phố phường Quy Nhơn dịu dàng, nhã nhặn chứ không rừng rực sắc màu, hầm hập xe pháo như nhiều nơi.
    Giá mà có xèng, ta sẽ mua một căn hộ nơi đây, thỉnh thoảng vào ngắm phố!
    Lượt xem: 125
  • "BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC TRONG KIẾN TRÚC ĐƯƠNG ĐẠI"!

    "BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC TRONG KIẾN TRÚC ĐƯƠNG ĐẠI"!
    Giữa trưa hè nắng chang chang 37-38 độ, mà dắt nhau đi phơi nắng chém gió trong làng về...kiến trúc!
    Hy sinh vì "nghệ thuật" đến thế là cùng!:))
     
    Lượt xem: 469
  • BÃI NGUYỆT BÀN: nơi diễn ra Hội nghị Bình Than.(11/1283)

    Chính xác hơn, có thể gọi là đảo, bởi bốn bề sông nước Lục Đầu vây quanh.
    Đây là một bãi đảo thuộc xã Cao Đức, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. Nằm trọn trong vùng LỤC ĐẦU GIANG. Xã Cao Đức xưa có tên là ĐẠI THAN.
    Phía trên một xíu là bến đò Bình Than, nay đã có cầu thay thế. Phía dưới là sông Thái Bình, sông Kinh Thầy, hai con sông nhận nước của bốn con sông mang chữ ĐỨC từ vùng Kinh Bắc đổ vào, xuôi ra phía biển: vùng sáu (lục) con sông gặp nhau.
    Lượt xem: 462
  • ĐÃ SĨ QUAN CÔNG AN LẠI ĐI VIẾT VĂN!

    Sáng nay qua Hồ Gươm ngồi cà phê với ông Trung tá công an, chuyên trách chống ma túy của quận Hoàn Kiếm. Vấn đề ở chỗ là ông này có vẻ như dẫm vào chân mình hay sao ấy: đang là sĩ quan công an phố cổ, lại đi cầm bút! 

    Lượt xem: 461

videotogif_2021.05.14_21.18.27
videotogif_2021.05.14_21.34.06
gif_20210514_210001
VIDEO CLIP

20211113_01351520211113_01371320211113_01364420211113_013744nhavantranthanhcanh20211031_22051320211113_01361920211113_15312320211113_15314020211113_01361920211113_01360720211115_00563820211115_00562220211115_00561020211115_00553020211115_00552120211115_00545220211115_00543920211118_16004320211118_16003120211118_160018fb_img_1637961528075fb_img_163796146879720211127_15591620211127_042028
nhavantranthanhcanh20211031_22051320211113_01361920211113_01360720211113_15314020211113_15310720211113_15312320211113_01361920211115_00563820211115_00562220211115_00561020211115_00543920211115_00561020211115_00554220211115_00552120211113_153123fb_img_1637961528075fb_img_163796146879720211127_15591620211127_042028
20211113_014855box-011nhavantranthanhcnh5520211113_01361920211113_15314020211113_15310720211113_15312320211113_01360720211115_00563820211115_00562220211115_00561020211115_00554220211115_00552120211115_00545220211115_005439fb_img_1637961528075fb_img_163796146879720211127_15591620211127_042028
QR truy cập web
nguoikechuyenkinhbac.codeqr

 BẢN QUYỀN THUỘC VỀ NHÀ VĂN TRẦN THANH CẢNH. 

KHÔNG SAO CHÉP KHI CHƯA ĐƯỢC SỰ ĐỒNG Ý CỦA TÁC GIẢ.

 

Lên đầu trang