gif_20210514_210516_1
videotogif_2021.05.14_21.31.52
videotogif_2021.05.14_21.18.27
gif_20210514_210001
TRÂN QUÝ CHÀO ĐÓN QUÝ VỊ ĐỘC GIẢ ĐẾN VỚI WEBSITE CỦA NHÀ VĂN TRẦN THANH CẢNH - KÍNH CHÚC QUÝ ĐỘC GIẢ CÓ NHỮNG GIÂY PHÚT THƯ GIÃN VỚI "NGƯỜI KỂ CHUYỆN KINH BẮC"
fb_img_163796146879720210411_13045820210430_22423320210430_22423320210430_22414520210430_22415520210422_11252420210422_11253620210411_13015820210411_1302135520210411_13052820210411_13041120210411_13044720210430_22421220211031_220453box-01120211113_014855nhavantranthanhcanh20211031_22051320211113_15314020211113_15310720211113_15312320211113_01361920211113_01360720211115_00563820211115_00562220211115_00545220211115_00543920211115_00561020211118_16003120211118_16004320211118_16001820211127_155916fb_img_1637961528075fb_img_163796146879720211127_04202820230108_10282320230108_10314120230108_10275020230108_10273420230108_10270120230420_21381520230420_21373220230420_213717fb_img_1688790633652
fb_img_1637961528075fb_img_163796146879720211127_15591620210411_13054420210411_13024120210411_13025120211031_22051320211031_220453box-011nhavantranthanhcnh5520210411_13021320211113_15314020211113_15310720211113_15312320211113_01361920211113_01360720211115_00563820211115_00562220211115_00554220211115_00552120211115_00545220211118_16001820211118_16003120211118_16004320211115_00563820210411_13054420210411_13024120210411_13025120211127_04202820230108_10282320230108_10314120230108_10275020230108_10270120230108_10273420230420_21374920230420_21373220230420_213815
20211031_22051320210430_22553720210411_13031320210411_13023320210411_13052020210411_13055620210411_13040120210430_22555120211031_22045320210411_13021320210411_130213box-01120211113_01361920211113_15312320211113_15314020211113_01360720211115_00563820211115_00562220211115_00561020211115_00553020211115_00554220211115_00543920211115_00545220211118_16004320211118_16003120211118_160018fb_img_1637961528075fb_img_163796146879720211127_15591620230108_10282320230108_10314120230108_10275020230108_10270120230108_10273420230420_21381520230420_213717fb_img_1688790638910fb_img_1688790636209fb_img_1688790633652

Nước mắt của Bảo

Nước mắt của Bảo

                                                                

        Tôi đi công tác Sài Gòn một tuần. Về tới văn phòng công ty, hỏi trợ lý: “Mọi việc ổn không?” “Dạ thưa anh, mọi việc sản xuất kinh doanh ổn. Không có gì đặc biệt. Khách hàng mua bán hàng ngày thì bọn em theo ý kiến của anh giải quyết được hết... À, có một tay đến nói là bạn đại học cũ thăm anh, nhưng chúng em đuổi ra khỏi văn phòng công ty luôn!” “Sao?” “Tay này trông bô nhếch lắm, chắc nhận vơ, chứ bạn đại học với anh còn ai giờ này mặc quần vá đít, đạp cái xe khung gẫy hàn lung tung!” “Thế trông mặt mũi thế nào?” “Trông như thằng vừa trốn trại ra! Đã thế lại có cái nốt ruồi đen nhánh to tổ bố dưới mắt, trông ghê chết! Lúc bảo vệ đẩy ra khỏi cổng, hắn còn gào lên, tao là Bảo em trai giám đốc đây! Chết cười! Anh có bao nhiêu em trai hay gái thì bọn em biết rõ mà!”

        Tôi hơi bàng hoàng. Có khi là thằng Bảo cùng học đại học với tôi thật. Lâu lắm tôi chả liên lạc với nó. Không biết bây giờ ra sao. Nhưng sao lại có thể ra nông nỗi như tay trợ lý của tôi mô tả được?

***

        Bọn tôi biết nhau từ năm 1983.

Tại ký túc xá của trường đại học ở dốc Cây Đa Nhà Bò. Tôi với Bảo cùng phòng, tôi giường dưới nó giường trên. Hai thằng cùng chiếm hữu một cái giường tầng bằng sắt mấy năm liền, gần ngay góc ngoài của gian phòng ký túc tầng ba, nhà C. Tôi là bộ đội xuất ngũ về học, còn Bảo là học sinh phổ thông trên một tỉnh trung du xuống. Bảo chưa vợ, trai tân, quy ước vậy. Còn tôi đã có vợ con ở quê.

       “Thảo nào, ngay hôm đầu em đã thấy mặt anh gian gian! Lên giảng đường học toàn đi sau nhìn vào đít bọn con gái.”

      “Đm thằng ngu! Mày có biết các cụ quê tao dạy thế nào không? Chọn vợ là phải kén đứa to mông rộng háng, chân đi hai hàng, mới dễ đẻ. Thế nên làm giai không nhìn vào đít bọn con gái thì nhìn vào đâu?” Thằng Bảo câm tịt, mặt đỏ lên như gấc. Tôi cười thầm trong bụng. Chẳng qua là tôi cậy miệng lưỡi của một thằng lính từng trải đời kha khá áp đảo nó thôi, chứ chả có cụ nào nhà tôi dạy thế cả. Chỉ là tôi rất khoái ngắm đít bọn con gái và hình dung ra những cái hay ho. Bởi hồi bộ đội tôi đã ở trạm xá trung đoàn ba năm, rất nhiều cái hay ho. Nhưng chuyện ấy kể sau.

         Bảo năm ấy vừa tròn mười tám tuổi. Gầy. Đen. Mắt nhỏ. Mũi tẹt. Tóc loăn xoăn. Chỉ có mỗi một điểm nổi bật là dưới mắt trái có một cái nốt ruồi to, đen nhánh như một vết nhọ. Rất lạ. Bảo thi vào đại học, cộng đủ các thứ ưu tiên vùng miền, thành phần... vừa xoẳn điểm đỗ. Nó kể, em mà không đỗ đại học thì chỉ có lên đồi cuốc đất trồng sắn, đi học còn có học bổng với gạo nhà nước chứ ở nhà đói lắm. Nhà em quanh năm toàn ngô khoai sắn mà diễn, thỉnh thoảng mới được bữa cơm trắng...

        Hồi ấy vẫn còn bao cấp.

Tôi đi học còn có cả phụ cấp của bộ đội chuyển ngành, khá hơn bọn học sinh phổ thông vào một chút. Nhà tôi ở một phố thị nhỏ gần Hà Nội. Vợ ngoài làm giáo viên thì còn mở thêm cái quán buôn bán nhì nhằng, thế nhưng mà kiếm ra phết! Tôi thì đến chiều thứ bảy là lại lượn lờ lên Hàng Ngang, Hàng Đào, Đồng Xuân nhặt ít hàng rồi đạp xe mang về cho vợ bán kiếm tiền nuôi con. Thế nên cũng ăn cơm suất nhà bếp như bọn sinh viên là học sinh phổ thông vào, nhưng tôi vẫn phong lưu hơn. Thỉnh thoảng ra chỗ Ô Đông Mác, mua một bọc chân trâu bò đã luộc chín, thái miếng nhỏ về sẻ ra mâm ăn cùng. Cũng ngon phết mà lại no lâu, vì da gân trâu bò vào dạ dày nó nở ra, chắc dạ.

Đối diện với cổng ký túc xá trường tôi là một khu tập thể, hình như của nhà máy dệt sợi bên chỗ dốc Minh Khai. Đó là một khu nhà ba tầng giống hệt bên ký túc bọn tôi ở. Cũng từng phòng hơn chục mét vuông. Cũng khu vệ sinh chung ở ngay lối rẽ đầu cầu thang. Nhưng khác bên ký túc sinh viên là có khu bếp nấu ăn ở hai đầu hồi nhà. Dạo mới về Hà Nội học, tôi cứ tưởng mỗi gia đình công nhân ít ra cũng được ở một gian như vậy.

       “Cậu này mơ! Thủ đô đất thánh mà mỗi nhà được ở một gian như thế thì có mà... Phòng 303 nhà chị là hai hộ tám người đấy em nhé!”

        Chị Bình, chủ cái quán nước buổi tối ở dưới chân cầu thang vừa cười hinh hích vừa bảo tôi vậy.

        Chị Bình năm ấy khoảng ngoài ba mươi tuổi. To béo mũm mĩm, trắng như cục bột. Tôi không hiểu tại sao trong cái thời buổi thóc cao gạo kém mà vẫn có người béo tốt thế? Sau này khi đã thân tình, tôi mới rón rén hỏi, chị Bình lại cười khích khích, đập bộp vào lưng tôi bảo: “Chị cũng chả hiểu nữa! Chị chả ăn gì, toàn cơm thừa canh cặn của bố con nhà nó, đi làm ca đứng máy cả ngày, tối đến bán quán đêm khuya mới được ngủ mà vẫn cứ béo quay, đến lạ!”

        Thằng Bảo nói: “Em không tin!”

       “Không tin thì lúc nào lên phòng nhà chị chơi cho biết, xem có gì bổ béo không?”

         Chị Bình mời hai thằng tôi lên phòng, vì là khách quen lâu ngày thành thân. Nguyên do bởi tôi bị nhiễm tật xấu từ thời bộ đội, tối đến cứ phải lê la trà lá quán xá. Có khi cũng chỉ uống chén trà nóng, hút điếu thuốc. Hôm nào có phụ cấp hay đánh quả kiếm được tí thì tôi làm vài chén rượu Vân với mấy thức nhắm linh tinh của chị Bình tự làm. Tôi luôn rủ thằng Bảo đi ngồi quán cùng. Thế nên chị Bình quý cả hai thằng chúng tôi, thành ra gần như người nhà. Có hồi thằng Bảo từ chối ra quán với tôi, nó nói phải học. Tôi bảo: “Đm, mày học làm đéo gì lắm cho nó ngu người đi! Đầu con người ta cũng như cái tích nước chè nóng của bà Bình ấy, rót nhiều vào nó tràn ra không chứa được đâu. Đi ra quán ngồi với tao một lúc rồi về học mới vào được.”

         Nhưng thật ra thì thằng Bảo nó sĩ hão, do nó không có tiền. Nó nghĩ chả lẽ tôi mời nó mười lần mà nó không mời lại được một lần, ngại chết! Mà kể cả chỉ điếu thuốc với chén trà nóng, cái kẹo dồi nó cũng chả có khả năng. Đấy là tối hôm thi xong môn Triết, cũng là kết thúc kỳ thi học kỳ một năm thứ nhất. Tôi kéo nó ra quán chị Bình uống rượu với mấy cặp chân ngỗng chị ấy mua được ở chợ tạm Thanh Lương lúc đi làm chiều về. Chị ấy đã nhấm nháy tôi trước rồi. Tối ấy tôi tẩn cho thằng Bảo liền vài chén rượu Vân phải tới bốn mươi độ, đốt cháy xanh lè. Cậu chàng say. Có bao cái gọi là nỗi niềm tuôn ra bằng hết. Nên nó đã nói với tôi thế. Về cái sự sĩ hão ngại ngùng ấy. Tôi bảo mày ngu lắm em ạ, tao đi học có phụ cấp lại vừa đi buôn nữa, tao có tiền. Tao quý mày chỉ vì mày ngoan ngoãn thật thà. Tao chỉ cần mày ra ngồi với tao cho vui thôi. Đéo ai uống rượu một mình mà vui được. Thằng Bảo khóc tu tu nói, anh tốt với em quá, đời em trên núi ăn toàn ngô khoai sắn. Về Hà Nội học được ăn cơm nhà nước, lại được anh cho nếm bao của ngon vật lạ, hu hu hu... Nghe nó khóc mà não lòng! Nhìn cái mặt đàn ông con trai nguệch ngoạc nước mắt sao mà chán thế. Chắc nó nghĩ chân ngỗng và vài ba cái thứ lòng mề xương xẩu của cánh lò mổ quốc doanh bên Đầm Trấu, là của ngon vật lạ! Mấy cái thứ này sau khi mổ xẻ các con vật, thịt ngon phải mang lên cửa hàng Tôn Đản phân cho cán bộ cao cấp, thịt thường thì đưa ra cửa hàng thực phẩm tươi sống bán theo tem phiếu. Còn lại họ nhặt nhạnh đem ra chợ Thanh Lương bán giấu. Đến là nẫu ruột. Bữa ấy hai thằng chúng tôi chơi cạn chai sáu trăm năm mươi, say líu. Dìu nhau lảo đảo về ký túc xá phi lên giường không cả kịp mắc màn ngủ luôn.

        Trưa hôm sau, vừa ăn cơm xong thấy chị Bình chạy sang ký túc gọi hai thằng chúng tôi. Thì ra chị ấy mua được một cái gác- măng- giê (kiểu như chạn bát). Một thứ đồ được coi là xa xỉ với các nhà công nhân thủa ấy! Thế nên chị ấy vui. Gương mặt trắng trẻo của bà chị hồng lên trong một niềm phấn khích vô bờ. Chị liến thoắng kể, có ông bạn làm ở nhà máy gỗ tít bên Cầu Đuống, mua hộ cho. Lại còn gửi xe ô tô tải đi qua đến tận chân cầu thang khu tập thể. Hai chú sang khiêng cho chị lên phòng.

        Hôm ấy cũng mới là lần đầu tiên tôi và thằng Bảo lên phòng nhà chị Bình.

Hai thằng khiêng cái gác- măng- giê be bé bằng gỗ tạp, chả đáng gì so với sức vóc của sinh viên tuy đói ăn triền miên nhưng do còn trẻ nên vẫn khỏe phết. Chị Bình lăng xăng chạy theo sau suýt xoa sung sướng cứ như là vớ được món đồ cao quý của cung vàng điện ngọc không bằng. Ngôi nhà ba tầng bên khu tập thể công nhân dệt may giống hệt bên ký túc xá bọn tôi. Cầu thang khá rộng nên hai thằng khiêng đi thoải mái. Ở ngay lối rẽ cầu thang cũng là khu vệ sinh chung. Và một cái mùi quen thuộc lại xộc vào mũi chúng tôi khi lướt qua. Cái mùi đặc thù của những khu vệ sinh chung thời bao cấp, nếu ai đã từng trải qua chắc không bao giờ quên được. Cái mùi khai khú khắm lặm ấy được tạo ra bởi những phân tử chất thải lưu cữu, bốc lên, nhưng không bao giờ bay ra khỏi những cái nhà xí kinh hoàng ấy. Nó cứ lơ lửng luẩn quẩn trong một không gian nhỏ bé, đặc quánh. Nó đợi có người vào là chui rúc, dính chặt vào quần áo, da thịt, tóc tai người ta. Mỗi lần vào nhà vệ sinh xong, tôi thường phải chạy lên sân thượng đứng cho gió thổi bớt mùi hôi đi rồi mới dám về phòng. Cái mùi của nhà vệ sinh tập thể nó ám vào người kinh khủng đến mức bản thân mình còn cảm thấy không chịu nổi hơi mình nữa kia. Vậy mà chúng tôi vẫn cứ phải sống cùng với nó, bao nhiêu năm liền…

        Gia đình nhà chị Bình gồm hai vợ chồng và một đứa con gái nhỏ ở một nửa căn phòng mang số 303. Một cái vách làm bằng cót tre lưng lửng giữa phòng ngăn đôi theo chiều dọc. Hai cái giường gỗ tạp nhơ nhỡ kê châu đầu vào nhau. Gần cửa chung là nơi để nồi niêu đồ ăn thức đựng linh tinh cả. Hai thằng chúng tôi cùng chị Bình hì hục dọn dẹp một hồi, kê cái gác- măng- giê gọn vào góc phòng. Chị Bình xoa tay sung sướng: “Nhìn nhà sáng hẳn ra!”. Nửa gian phòng bên kia cũng là một gia đình công nhân hai vợ chồng có tới ba đứa con. Lên đến nơi tôi mới biết chồng chị Bình là công nhân xây dựng bị tai nạn lao động đã mấy năm nay, trước nằm liệt, giờ mới nhúc nhắc tự bò lê được một chút. Khi hai thằng chúng tôi khiêng vác rồi kê cái gác- măng- giê vào thì anh ấy ú ớ hoa tay múa may gì đó. Chị Bình bảo, anh nói cám ơn và bảo mời chúng tôi chén rượu! Nghe đến rượu, thằng Bảo vẫn còn khiếp vía vụ tối qua, nó chối phắt và kéo ngay tôi về bên ký túc.

        Hồi ấy chả biết ra làm sao mà kinh tế cứ ngày càng khó khăn lụn bại mãi. Cả nước nheo nhóc chuyện kiếm miếng ăn. Đói kém lắm. Nông dân đói. Công nhân đói. Nên bọn sinh viên chúng tôi càng đói. Được ăn một bữa cơm no là cả một niềm mong ước. Có hôm đi ăn cơm dưới nhà ăn về thằng Bảo nói: “Anh ạ, em ăn xong bữa cơm rồi mà bụng vẫn rỗng nguyên, cứ như chưa ăn gì!” Thì bữa cơm sinh viên có gì đâu, bọn tôi đã từng ca dao: “Cơm ba lưng bát tha hồ chén/ Thịt gắp luôn tay mỗi miếng bì!”. Có một hôm thứ bảy, nhiều thằng về quê quên không cắt cơm. Tối ấy Bảo ta được một bữa no nê nhớ đời, một mình nó xơi sạch xoong cơm của cả mâm năm thằng! Đến chiều chủ nhật bọn tôi lên ký túc mà nó vẫn còn rung đùi khoái chí...

       Vẫn cứ đói triền miên.

Không kiếm được gạo nấu cơm, nhà trường tính tạm cho sinh viên về nghỉ. Thằng Bảo nói với tôi: “Nghỉ học thì anh còn chạy chợ kiếm ăn được, chứ em chả lẽ lại về trên quê đi nhổ sắn?”. Chị Bình bảo: “Nghỉ học thì mày sang chị bày cho cách đi buôn ở Hà Nội, ối thứ ra tiền, không phải về quê. Quê có gì vui?”

Là bởi vì cả nước ngày ấy đang sục sôi quẫy đạp tìm cách kiếm ăn. Đói đầu gối phải bò. Các cụ  nhà ta xưa đã dạy thế. Cái vòng kim cô bao cấp bóp nghẹt cả nước tức thở sắp chết ráo cả rồi. Mọi người nhao lên như đàn cá mương ở đầm sen quê tôi mỗi hôm trở trời, nước đục thiếu ô xi lại lao nhao trên mặt nước. Ai nấy lao ra đường kiếm ăn. Cả nước xuống đường toàn dân làm thương nghiệp. Nhà nào có mặt tiền, cơ quan nào ở mặt phố đều đục trổ ra làm cửa hàng buôn bán. Tôi thì như đã kể, vốn dân một làng truyền thống chợ búa buôn bán lâu đời xưa nay bên Kinh Bắc nên cũng chả lấy làm ngại. Nhà lại có sẵn cái cửa hàng mặt phố nên kiếm miếng ăn cũng dễ. Hồi ấy người ta còn làm châm ngôn đúc kết về cái sự kén chồng như thế này: “Nhà mặt phố/ bố làm to”. Có cái nhà mặt phố, mở cái cửa hàng buôn bán thứ gì cũng kiếm được ăn xông xênh cả nhà. Còn hơn cả có bố làm to. Bố làm to khi ấy chỉ hay được phân phối tiêu chuẩn cao hơn mọi người, mua trên cửa hàng phố Tôn Đản, rồi lại phải bán giấm dúi ra chợ đen lấy tiền chi tiêu thêm. Cũng chả sung sướng cái nỗi gì.

        Cái quán nước ở chân cầu thang quay ngay ra ngõ phố của chị Bình lâu dần thành như một cái trung tâm bán buôn đủ các thứ. Bên nhà máy dệt công việc ít, chị bèn nhường lại cả cho chị em cùng ca. Chị ở nhà chuyên tâm buôn bán cả ngày, không chỉ mở bán nước buổi tối nữa. Chị mua gom đủ thứ về bán cho sinh viên ký túc, cho dân xung quanh. Và chị cũng mua lại đủ thứ của sinh viên, gia đình công nhân túng bấn đem bán lại. Nghe dân khu tập thể kháo, bà này còn tiêu thụ cả của gian do đám dặt dẹo trong khu lấy được các nơi đem về. Cái này thì tôi chả lạ. Quê tôi đi chợ ngoài Hà Nội hàng ngày nên ai cũng thuộc câu, “Nhanh như kẻ cắp chợ Đồng Xuân!”. Còn bọn tôi bấy giờ thì hay bảo nhau, cái đất Hà Thành một mét vuông mấy thằng kẻ cắp, có của thì giữ, không thì dái cũng đéo còn! Bọn ăn cắp được đồ của người ta xong thì phải có người tiêu thụ cho. Chúng nó mà mang ra chợ Giời bên Nguyễn Công Trứ bán thì bị công an tóm ngay. Thế nên hồi ấy tôi thấy mọi ngành nghề của Hà Nội chả phát triển gì, ra phố chỉ thấy đông bọn ăn cắp và phe phẩy. Đến lạ.

       Thế mà rồi trường phải cho sinh viên về nghỉ tạm ba tháng thật.

Thỉnh thoảng đi cất hàng trên phố tôi vẫn ghé vào ký túc xá. Thằng Bảo vẫn ở đấy. Một mình. Nó kể: “Em đi chạy hàng cho bà Bình, kiếm ăn phết anh ạ. Đủ ăn mà lại có đồng ra đồng vào. Đúng là phi thương bất phú!”

       Chị Bình thì bảo: “Chú Bảo thế mà được việc. Có lộc buôn bán. Có chú ấy giúp, chị làm ăn khấm khá hẳn.”

Vừa nói, chị Bình vừa cười rinh rích. Má hồng lên. Mắt thì bỗng dưng đong đưa lúng liếng liếc ngang. Mà thằng Bảo dạo này cũng thấy thay đổi, nhanh nhẹn hoạt bát chứ không còn vẻ nỉ non u sầu thường lệ...

Lúc chị Bình chạy lên gác ba lấy thêm đồ xuống bán, tôi nhìn theo rồi nói: “Dạo này bà Bình có tình yêu mới hay sao ấy. Thấy rực rỡ hẳn lên, đít căng ra ngoáy tít!”. Thằng Bảo đá vào sườn tôi một cái: “Ông đúng là trai có vợ. Thấy đàn bà con gái là chỉ nhằm ngay vào khu trung tâm!”

Tôi cười khì. Là bởi bọn tôi vẫn biết tay Hợp, quản đốc phân xưởng bên nhà máy gỗ Cầu Đuống, người mua hộ cái gác- măng- giê là bồ chị. Thỉnh thoảng thấy tay ấy còn đạp xe đèo sang cho một bao mùn cưa để đun bếp. Không biết họ tư tình với nhau ở đâu. Phòng ở thì chắc là không. Bởi chồng chị Bình tuy bị tai nạn mất hết cả sức lực rồi nhưng vẫn còn nhúc nhắc. Vả lại còn đứa con đấy, hàng xóm đấy, cách có mỗi cái bức vách bằng cót tre mỏng tang. Mãi sau này tôi và thằng Bảo mới phát hiện ra, họ tình tự với nhau ở vườn hoa Pasteur gần khu này! Là do một tối hai thằng chúng tôi nổi hứng đạp xe đèo nhau lên Hồ Gươm lượn một vòng. Dạo mát thôi. Lúc về tôi bảo, “Tao với mày đạp xe lòng vòng qua phố Yersin xem bọn phò nó bắt khách thế nào nhé.” Bởi hồi ấy cả phố Yersin và xung quanh vườn hoa Pasteur đều là các cơ quan, không có nhà dân hay hàng quán gì. Tối đến nhiều hôm đèn đường cũng chả có. Trong vườn hoa càng không. Tối om om. Thành ra một nơi thuận lợi họp chợ của gái bán hoa hàng đêm. Bọn lớp tôi đi ôn thi trên giảng đường buổi tối vì có quạt mát còn bảo, lắm hôm gái bán hoa đứng hai bên đường phố Yersin đông như duyệt binh! Một tối ký túc xá mất điện thằng Bảo cũng mượn cái xe đạp của tôi lên giảng đường tranh thủ học. Nó rất sợ trượt. Còn tôi thì mặc kệ. Mất điện tôi leo lên sân thượng hóng mát. Thi trượt thì thi lại, sao phải xoắn! Đêm ấy thằng Bảo về kể, em vừa hút chết ở phố Yersin. Đang đạp xe, có con bé nó nhảy bổ lên gác- ba- ga, ôm chầm lấy bảo đi “chơi” với nó. Em bảo là sinh viên không có tiền. Nó bảo là từ tối đến giờ em chưa mở hàng, anh vào vườn hoa em cho “chơi” miễn phí lấy may! Em hốt quá giằng xe chạy biến...

Tối hôm ấy tôi và thằng Bảo đạp xe lượn một vòng quanh vườn hoa Pasteur. Các cô nàng bán hoa dường như cũng biết bọn tôi là sinh viên không có tiền nên lờ đi chả thèm để mắt tới. Hai thằng tôi vừa đạp chầm chậm vừa nhìn sâu vào trong vườn hoa. Trong bóng tối mờ mờ của vài ngọn đèn đường èo uột còn sót lại, bọn tôi nhìn thấy tay Hợp quản đốc đang ngồi trên chiếc ghế đá dưới gốc cây sưa. Lúc ấy đã 11h đêm, thường là chị Bình dọn hàng đóng cửa quán. Bọn tôi thì thầm đoán với nhau là chị Bình sẽ ra đây gặp tay Hợp. Hai thằng chúng tôi quyết thử rình xem có đúng không. Chúng tôi cứ đạp xe lòng vòng xung quanh chờ đợi. Y như rằng, một lúc sau thấy cái bóng quen quen của bà chị luổn nhanh vào trong vườn hoa. Đến chỗ tay Hợp ngồi. Họ dắt nhau đến cái bụi cây cau đẻ lúp xúp ở góc tối của vườn rồi dính chặt vào nhau tức khắc.

Tôi và thằng Bảo đi rình chị Bình chẳng qua là để thỏa trí tò mò, là bà Bình cặp bồ với tay Hợp thì họ gặp nhau ở đâu và lúc nào thôi. Không có ý gì khác. Chứ bọn tôi thừa biết với một người đàn bà đương thì như chị Bình mà phải ở với ông chồng tàn tật thì thật là khó nói. Chị ấy không cặp bồ với người này thì cũng với người khác mà thôi. Nhưng cũng không vì thế mà bọn tôi giảm bớt lòng yêu mến với người đàn bà xởi lởi tốt tính như chị. Nhiều lúc không có tiền chị còn cho chúng tôi cắm quán ghi sổ, thậm chí đôi khi còn cho vay chút ít.

       Thế nhưng sau ba tháng tạm nghỉ lên trường thì tôi thấy thằng Bảo có sự thay đổi lớn. Trông nó sành sỏi hơn. Ăn diện hơn. Tự tin hơn. Nhưng cái nốt ruồi dưới mắt thì vẫn đen nhánh. Ngoài những lúc phải lên lớp, lên phòng thí nghiệm thì nó hầu như cắm chốt bên quán nhà chị Bình, chỉ về phòng khi đêm để ngủ. Nó vẫn thân tôi. Bởi tôi với nó bây giờ còn coi nhau như đồng nghiệp bán buôn nữa kia. Nó bảo, “Em đã quyết định lấy đây làm điểm tựa!”. Ý nó nói điểm tựa là nhà chị Bình đấy. Chả là hồi ấy dân tình rất sục sôi cái bài thơ Điểm Tựa của một ông cốp và cái bài họa lại của cô sinh viên bên Tổng hợp mà. Chị Bình nghe thế cười tít mắt. Má lại rực lên. Tay đập đập vào đùi thằng Bảo đang ngồi ra chiều rất thân ái tình tứ. Tôi bỗng thấy chập chờn trong đầu cái hình ảnh chị Bình và tay Hợp đang nhấp nhổm trong búi cây cau đẻ chỗ vườn hoa Pasteur... Thằng Bảo gật gù chạm chén với tôi không nói gì. Uống một phát cạn ngay chén rượu làng Vân. Nó đã lột xác từ một thằng trai quê trở thành ra như con dân chính hiệu phố phường! Bọn cùng phòng, cùng lớp tôi đồn ầm là thằng Bảo chuột sa chĩnh gạo. Cơm no bò cưỡi. Rất ấm. Nghe bọn cùng phòng cùng lớp nói và lại chứng kiến thế, tôi định nói chuyện với thằng Bảo. Một buổi chiều tôi rủ nó vào hồ Hai Bà đi dạo. Tôi chưa kịp mở miệng thì đã bị chặn họng. Nó bảo là thương chị Bình, đang trẻ thế mà ông chồng tai nạn cả gần chục năm nay chả làm được gì. Nên chị ấy mới phải cặp bồ với lão Hợp. Nay có em cho lão Hợp nghỉ rồi. Tôi nín câm chả biết nói gì nữa. Còn nói gì nữa khi thằng Bảo cũng là một thằng thanh niên có học. Nó đã trưởng thành rồi kia mà.

       Thằng Bảo buôn bán kiếm ăn được. Nhiều lúc nó xông xênh lắm, rủ tôi ra tận nhà hàng cơm tám giò chả bên phố Huế đánh chén. Nhưng cùng với tốc độ kiếm tiền thì cái việc học hành của nó cứ đi xuống dần dần đều. Hình như tiền là một thứ nó tương kỵ với chữ hay sao ấy. Có nhiều tiền trong túi là con người ta nghĩ đến việc khác, chả ai nghĩ đến đọc sách cả. Mà nhất lại là những quyển giáo trình dày như danh bạ điện thoại, khô không khốc, mở ra hoa hết mắt vì những công thức hóa học chồng chất như ngôi nhà năm bảy tầng của trường tôi. Nhìn nản lắm. Nếu không có quyết tâm cao độ thì khó lòng mà ngồi nghiền được. Thế nên chuyện thằng Bảo thi trượt lên trượt xuống là chuyện thường. May được cái ở trường tôi các thày cô thương sinh viên, chả đuổi đứa nào bao giờ. Các thày bảo, thi trượt thì cố học mà thi lại, bao giờ qua thì lấy bằng mà đi làm. Thế thôi.

        Cứ lang bang dặt dẹo trên đất kinh thành trong thời đói khát thế mà rồi tôi cũng xong mấy năm đại học. Cầm được cái bằng, tôi về quê làm. Bởi người tốt nghiệp đại học như tôi khi đó cũng ít, dễ xin việc. Còn thằng Bảo nó phải ở lại trường học để thi trả nợ các môn chưa qua. Tuy nhiên nó hình như cũng chả lấy thế làm nghiêm trọng gì. Nó vẫn đang ở cầu son buôn bán. Vẫn xông xênh. Hôm chia tay, tôi với nó ngồi uống rượu ở quán chị Bình. Tôi bảo: “Chú cố gắng học trả nợ nốt các môn mà lấy cái bằng, bõ công mấy năm học hành đằng đẵng.” Bỗng nhiên nó vằn mắt nhìn tôi: “Không khiến anh phải dạy.” “Ồ. Chỗ bạn bè thân tình anh mới bảo chú thế chứ?”. “Thân là gì? Là thân ai người ấy lo, nhé!”. Tôi cứng họng luôn. 

       Thế rồi bẵng đi mấy mươi năm trời mải bận làm việc, kiếm tiền tôi chẳng lúc nào nhớ đến thằng em sinh viên có cái nốt ruồi đen sì dưới mắt trái thời ở ký túc xá gần cây đa nhà bò nữa.

      Vậy mà hôm nay...

***

       Về nhà lục đống sổ sách cũ, tôi tìm được địa chỉ nhà Bảo. Định sang tuần sẽ lên xem sao. Bởi từ lúc nghe cậu trợ lý nói, tôi thấy bất an quá. Hồi mới ra trường, sau vài năm tôi có ghé vào phòng đào tạo hỏi thăm thì thấy nói Bảo cũng đã thi trả nợ hết các môn và cầm bằng về quê. Tôi cũng tạm yên tâm.

       Chưa kịp lên thì Bảo đã quay lại công ty tôi.

Vẫn như xưa. Như cái buổi đầu chúng tôi gặp nhau ở ký túc xá Dốc Thọ Lão. Nhưng là một phiên bản xuống cấp sau mấy chục năm. Nhăn nhúm hơn. Tiều tụy hơn. Kiểu cứ như một bức tranh lâu ngày bị bỏ xó đâu đó. Tàn tạ. Cũ kỹ đi. Nhưng cái nốt ruồi thì vẫn vậy. Đen nhánh một cách kỳ khôi.

        Bọn tôi ngồi đối ẩm với nhau tại một phòng riêng của nhà hàng. Mới đầu, Bảo hầu như lặng thinh hoặc chỉ lùng bùng trước mọi lời hỏi han của tôi. Tôi cũng chả biết làm gì hơn là rót rượu và tiếp thức ăn. Sau vài tuần rượu, hình như mọi ức chế mới được cởi bỏ. Nó mới bắt đầu kể về quãng đời sau này cho tôi nghe. Nó buôn bán với chị Bình ở Hà Nội vài năm rồi khi thi trả nợ hết các môn, lấy được bằng nó về quê xin việc ở một cơ quan. Mới đầu cũng khá ổn. Nó lấy vợ. Được hai tháng vợ bỏ. Nó lấy vợ lần hai. Lần này sau một tháng thì vợ lại bỏ. Đến lần thứ ba, cũng chỉ được nửa tháng cô vợ lại bỏ. Tôi không nhịn được, hỏi đùa: “Thế ra đời mày vừa qua chỉ có bận lấy vợ rồi bỏ vợ à. Mà ra làm sao mà con gái họ bỏ mày nhiều vậy?”. Bảo không trả lời vào câu hỏi của tôi, tiếp tục: “Anh ra trường nửa năm thì chồng chị Bình mất. Em ở luôn với chị ấy. Mấy năm sau có bằng rồi, em đánh một quả lớn, lừa chị ấy ôm hết tiền nong vốn liếng rồi chuồn về quê xin việc. Coi như là công lao em đã phục vụ bà ấy bao nhiêu năm trời. Em định lấy vợ cho quên hẳn cái quãng đời cũ ở với bà Bình đi. Thế nhưng...” “Thế sao?” “Anh có nhớ cái đận mà trường mình phải cho sinh viên về nghỉ tạm vì hết gạo ấy không? Em ở lại và bị bà ấy hiếp dịp ấy...” “Tao tưởng mày thuận tình cơ mà?” “Không. Lần đầu tiên là do em uống rượu say rồi bà ấy dìu về phòng ký túc. Phòng còn mỗi một mình em, thế là bà ấy... Sau em cũng tặc lưỡi mặc kệ cái sự đời. Mất gì đâu. Cơ mà bà ấy đòi hỏi nhiều quá em cũng khiếp. Về sau này toàn bà ấy chủ động thôi.” “Đến thế cơ à?”  “Thế đấy. Sau này mỗi lần em định làm nghĩa vụ của thằng đàn ông với vợ thì cái hình ảnh bà Bình lại hiện về ám. Em lạnh người khi nhớ lại những lúc người mình như bị vắt kiệt, bị cái thân thể đàn bà to béo, nóng rừng rực như than đè lên vần vò. Trong cái mùi mồ hôi dầu nồng lên đến muốn ngạt thở... Thân thể em mềm nhũn ra, oặt ẹo không làm gì nổi. Dường như có bao sức lực trai trẻ em đã bị người đàn bà đó rút hết rồi. Em không làm được chức phận của đàn ông nữa. Cả ba người vợ đều bỏ em. Em chán đời bỏ việc đi lang thang. Đời em thế là hết rồi anh ơi...”  Thằng Bảo bật khóc. Tôi nghe tiếng khóc của nó mà bàng hoàng cả người. Cái tiếng khóc vẫn y như từ mấy chục năm trước say rượu nó đã khóc với tôi ở quán nhà chị Bình. Tôi chả biết làm gì nói gì hơn. Ngồi yên lặng nhìn thằng em sinh viên khốn khổ thủa nào đang nhòe nhoẹt nước mắt. Dường như mấy chục năm qua thời gian ngưng đọng lại. Vẫn những giọt nước mắt lăn dài và tiếng nức nở, hu hu hu ...

                                     

Đánh giá

Nước mắt của Bảo

Mục lục bài viết

Tôi đi công tác Sài Gòn một tuần. Về tới văn phòng công ty, hỏi trợ lý: “Mọi việc ổn không?” “Dạ thưa anh, mọi việc sản xuất kinh doanh ổn. Không có gì đặc biệt. Khách hàng mua bán hàng ngày thì bọn em theo ý kiến của anh giải quyết được hết... À, có một tay đến nói là bạn đại học cũ thăm anh, nhưng chúng em đuổi ra khỏi văn phòng công ty luôn!” 

434
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
23-02-2021
GIỚI THIỆU SÁCH

GIỚI THIỆU SÁCH

GIỚI THIỆU SÁCH

GIỚI THIỆU SÁCH

GIỚI THIỆU SÁCH

NGƯỜI KỂ CHUYỆN KINH BẮC

  • Bảo vệ gan trước tệ nạn rượu bia thế nào?

    Với cánh đàn ông, rượu bia là một phần tất yếu của cuộc sống. Gặp gỡ nhậu nhẹt cùng bạn bè, đối tác như là lẽ đương nhiên!
    Có muôn vàn lý do để nhậu nhẹt: nhà mới, xe mới, tăng lương, thăng chức, đón xuân, vào hạ...Đến mùa cuối năm, chỗ nào cũng thấy tổng kết liên hoan. Rồi tết nguyên đán lao đến sầm sập, lại triền miên rượu bia, không đỡ nổi!
    Lượt xem: 11
  • Cây Ba Kích có tác dụng gì?

    Ba kích thuộc loài thực vật thân leo, sống lâu năm, lá hình thuôn, thân bao phủ một lớp lông mềm. Xưa mọc hoang rất nhiều ở các vùng núi các tỉnh phía Bắc như Quảng Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, Phú Thọ. Đặc biệt nhiều ở dưới các tán rừng già quanh dãy núi Yên Tử thuộc đất hai tỉnh Quảng Ninh, Bắc Giang.
     
    Lượt xem: 13
  • Có thuốc chữa khỏi hẳn bệnh tiểu đường không?

    Sở dĩ phải đặt tít bài dài như một câu hỏi trên đây, là vì dịp này nhiều bạn hỏi mình câu này. Chắc là do họ thấy có quá nhiều quảng cáo trên facebook về các loại thuốc chữa khỏi hẳn bệnh tiểu đường!
    Thế nhưng trước khi trả lời câu hỏi trên, ta nên cùng nhau tìm hiểu khái quát một chút về cái căn bệnh cực kỳ nguy hiểm, mà hiện đang có khoảng 300 triệu người trên thế giới mắc phải này nhé.
    Lượt xem: 13
  • Bệnh Trĩ- chuyện của nhiều người.

    Y văn cổ truyền đã đúc kết, “Thập nhân cửu trĩ”. Ấy là tổng kết trong nhân gian, cứ mười người thì có tới chín người bị mắc bệnh trĩ. Chỉ là nặng hay nhẹ, là trĩ nội hay trĩ ngoại mà thôi. Mà hình như trong thời hiện nay, xã hội càng hiện đại thì công việc bàn giấy ngồi lỳ bên máy tính, hay đứng cả ngày bên dây chuyền sản xuất càng nhiều thì càng làm cho căn bệnh này phổ biến và trầm trọng hơn.

    Lượt xem: 31
  • Bạn có muốn đi tẩy trắng da không?

    Thật ra thì ai cũng muốn mình có một làn da sáng sủa, mịn màng, sờ vào mát như da em bé!
    Thế nhưng do di truyền, do điều kiện sống, điều kiện làm việc…nên không phải ai cũng có một làn da như mình mơ ước. Ngày xưa các cụ nhà ta đã có câu, “giàu tại phận, trắng tại da…”, là ý nói cái sự da trắng hay da đen, da hồng hào hay xanh mướt là do số phận, do giời cả rồi, đừng có phải thắc mắc làm gì.
    Lượt xem: 19
  • Thuốc hạ huyết áp- tại sao phải uống hàng ngày?

    Tất nhiên là chỉ với người bị bệnh cao huyết áp.
    Nhưng trước hết có lẽ ta nên tìm hiểu chút, huyết áp là gì? Huyết áp là áp lực đẩy máu do sức bơm của tim và độ cản của thành mạch. Hay hiểu một cách khác đó chính là áp lực của dòng máu lên thành mạch. Như ta đã biết, hệ tim mạch gồm hai thành phần cơ bản: tim và hệ mạch máu.
    Lượt xem: 28
  • Thuốc chữa bệnh Gút

    Bệnh Gút- gọi theo âm Việt hóa từ Goutte của tiếng Pháp, hoặc Gout của tiếng Anh. Trong y học cổ truyền thì gọi là “bệnh thống phong”.
    Bệnh Gút là một loại viêm khớp rất điển hình với các triệu chứng sưng, nóng, đỏ đau- đau dữ dội. Đầu tiên thường bắt đầu là khớp ngón chân cái, rồi đến các khớp mắt cá chân, bàn chân, đầu gối, khuỷu tay, khớp nhỏ bàn tay… Mới đầu là viêm đau dữ dội, lâu ngày sẽ dẫn đến cứng khớp, nổi các u cục (tophi) ở phần mềm.
    Lượt xem: 32
  • Cây thuốc thần- Bạch quả!

    Đó chính xác có thể gọi là cây thần!
    Bởi trong chi loài của mình, đây là thứ cây duy nhất còn tồn tại trên trái đất đến ngày nay. Nghiên cứu hóa thạch người ta thấy rằng loài cây này đã tồn tại cách đây hàng trăm triệu năm. Trong khi các giống loài cùng thời đã tuyệt diệt thì Bạch quả- ginko biloba vẫn sừng sững hiên ngang cùng tuế nguyệt.
    Lượt xem: 22
  • Đôi điều về thuốc kháng sinh.

    Thật khó mà hình dung ra đời sống con người thời hiện đại lại thiếu thuốc kháng sinh. Thuốc kháng sinh- hay thuốc trụ sinh, tùy từng nơi gọi là một chất chiết xuất từ vi sinh vật hoặc có thể bán tổng hợp: từ cái chất chiết xuất trong công nghệ nuôi cấy vi sinh ra kia, người ta lấy đó là chất gốc rồi gắn thêm vào các chất hóa học khác, cho ra nhiều loại kháng sinh bán tổng hợp khác nhau.

    Lượt xem: 26
  • Vi khuẩn Helicobacter pylori với bệnh viêm loét dạ dày.

    Helicobacter pylori (sau đây viết tắt là Hp) là vi khuẩn thuộc nhóm Gram âm, sinh sống chủ yếu ở lớp nhày của niêm mạc dạ dày. Ngoài ra chúng còn có ở răng miệng. Và có ở cả phân người.
    Hp là một loại vi khuẩn mới được phát hiện bởi hai nhà khoa học: R. Warren và B.Marshall người Australia vào năm 1982.
    Lượt xem: 18

  • Bản lĩnh đàn ông, là cái gì?

    Nào là đàn ông có bản lĩnh là phải có ước mơ, lý tưởng(!) Rồi từ đó phải thành đạt- cơ mà thành đạt nghĩa là thế nào thì không thấy nói rõ. Rồi phải bảo vệ được gia đình...

    Lượt xem: 944
  • Có thuốc chữa khỏi hẳn bệnh tiểu đường không?

    Bệnh tiểu đường là gì? Hiểu đơn giản nhất là do bạn đái ra chất đường- trong nước tiểu có rất nhiều đường glucosa!

    Lượt xem: 588
  • TỰ CHĂM SÓC BẢN THÂN NẾU BẠN LÀ F1,F0

    Tp. Hồ Chí Minh đang cực kỳ căng thẳng trong tâm dịch. Đây đó đã vang lên tiếng kêu cứu của bệnh nhân không được chăm sóc kịp thời. F1 và F0 không triệu chứng đã được cách ly tại nhà. Nhưng con đường để từ F1, F0 trở thành bệnh nhân là cực kỳ ngắn và bất ngờ.

    Lượt xem: 2506

  • Tiểu thuyết: QUÁI NHÂN LÀNG NGỌC (phần 7)

    Mạnh Hoạt ở tù ba năm rưỡi, đủ một ngàn hai trăm bảy mươi tám ngày chẵn. Thừa ra nửa ngày, vì án tù của hắn bảy năm, giảm tối đa còn ba năm rưỡi.
  • Tiểu thuyết: QUÁI NHÂN LÀNG NGỌC (phần 6)

    Trong chiến tranh, chỉ cần vài tạ thuốc nổ, vài giây, với vài người, là thổi bay một cây cầu. Nhưng để xây lại được một cây cầu qua sông, người ta phải mất vài năm với hàng ngàn con người lao động miệt mài.
  • Tiểu thuyết: QUÁI NHÂN LÀNG NGỌC (phần 5)

    Mỗi bài thơ của hắn viết ra, cũng dễ dàng như khi hắn làm tình với một em nào đó gặp trên đường lang thang giang hồ vặt. Nhưng với em nào hắn cũng diễn bài mê muội và đắm đuối như thật.
  • Tiểu thuyết: QUÁI NHÂN LÀNG NGỌC (phần 4)

    Dân gian thường hay gọi đó là kẻ ngộ chữ, hay nhẹ hơn, gọi là nghiện chữ. Cái bệnh nghiện chữ ấy đã khiến cho không ít kẻ sĩ nước nam ta từ cổ chí kim thân tàn ma dại.
  • Tiểu thuyết: QUÁI NHÂN LÀNG NGỌC (phần 3)

    Mạnh Hoạt mê đọc sách. Những lúc mẹ đi làm đồng hoặc đi chợ, Hoạt ở nhà chúi đầu vào cái tủ sách to tướng của ông cha để lại mê mải đọc.
  • Tiểu thuyết: QUÁI NHÂN LÀNG NGỌC (phần 2)

    Thời chiến tranh, nay sống mai chết, hôm nay còn ở ngoài Bắc, mai đã vào tít trong Nam. Hôm nay còn đang sống ngoay ngoảy, mai đi ngoài đường,..
  • Tiểu thuyết: QUÁI NHÂN LÀNG NGỌC (phần 1)

    Mạnh Hoạt, người xóm ngõ Ghen, Làng Ngọc. Một tay chơi nức tiếng vùng Kinh Bắc. Biết đủ ngón nghề cầm kỳ thi họa, đẹp giai, hát hay. Hắn lại biết làm cả thơ nữa...

  • Hoa gạo tháng ba (Phần cuối)

    Chiều nay, Giang cũng nói với nàng là hãy đợi. Ngồi bên Giang trên bến sông, nhìn nghiêng qua gương mặt thanh tú đẹp đẽ của Giang, nàng đã thầm thốt lên trong lòng, Giang ơi, nếu anh yêu em đến thế, sao anh không mang em đi cùng ngay tức khắc. Nhưng Giang vẫn nói em hãy chờ anh, hãy chờ, hãy chờ. 
  • Hoa gạo tháng ba (Phần 2)

    Nhìn hai anh em ngồi câu, My đã định ra chơi cùng, nhưng My lại thấy ngại ngần rồi thôi. Ngày My còn bé, Tràng là người đầu tiên khai tâm cho My về chữ quốc ngữ. Mỗi khi My ghép được một từ, Tràng hay xoa đầu khen My giỏi. Hôm Tràng bị quan Tây bắt giải đi, My chạy sang nhà ông lang Khiết, khóc nức nở..
  • Hoa gạo tháng ba (Phần 1)

    Hôm lính trên phủ cùng với chánh tổng Dương Hữu Cầu, mang tú Tràng về nhà ông lang Vương Văn Khiết trả người, mẹ Tràng là bà lang Khiết hoa mắt, cứ tưởng là quan trên nhầm người. Bốn năm đi tù ngoài Côn Đảo đã biến tú Tràng từ một anh học trò xanh mướt, thành ra một người đàn ông rắn rỏi, vạm vỡ, phong trần.
  • BUÔNG (phần tiếp theo của LONG SƠN TỨ TRUYỆN)

    (phần tiếp theo của LONG SƠN TỨ TRUYỆN)Cố trấn tĩnh, tôi lái xe về nhà đón vợ đưa sang bệnh viện cùng con gái. Ngồi ngoài phòng chờ mà tôi cảm thấy như ngồi trên một đống lửa hay là đang bị một đám gai nhọn vây kín quanh người...
  • LONG SƠN TỨ TRUYỆN

    Chả là trường tôi, thường hay cho sinh viên làm khoá luận và thi tốt nghiệp vào mùa hè. Những sinh viên thi không đỗ, nhà trường sẽ tổ chức thi lại vào mùa thu. 
  • Giỗ hậu (Phần 3)

    Chuyện Vũ chồng nàng chết bất đắc kỳ tử ngay khi đang giao hoan, gia đình nhà ông Đồ Lận đổ hết lỗi cho nàng. 
  • Giỗ hậu (Phần 2)

    Cả làng này, chưa thấy ai chiều con gái như ông Lư. Con ông đòi gì thì cho dù nửa đêm gà gáy ông cũng vùng dậy đi kiếm cho bằng được. 

VIDEO PHỎNG VẤN

VIDEO PHỎNG VẤN

  • MÃI MÃI TUỔI 17!

    Trung đoàn 51 (E51) thành lập ngày 10/4/1968 tại Thái Thụy, Thái Bình giữa lúc cuộc chiến với Mỹ đang ác liệt. Trung đoàn có nhiệm vụ huấn luyện chiến sĩ mới bổ sung cho chiến trường...

    Lượt xem: 63
  • MỜI CÁC BẠN SÀI GÒN:

    MỜI CÁC BẠN SÀI GÒN: sáng mai 9h, tới Cà phê Ba Hiền, 54 Nguyễn Văn Công thưởng thức cà phê và chém gió cùng các tao nhân mặc khách về các vấn đề lịch sử Trần triều!
    Như đã hẹn, Trần mỗ tôi đã có mặt tại thành phố.
    Rất mong sáng mai được gặp mặt các bạn!
    Lượt xem: 122
  • NHÀ VĂN TRẦN THANH CẢNH KÝ TẶNG ĐỘC GIẢ

    Và ngày hôm nay 8/7, tác giả lại dành tình cảm và cảm xúc của mình cho những chữ ký và con dấu nhân dịp ra mắt bộ BOXSET 3 CUỐN SÁCH "Trần Thủ Độ - Trần Quốc Tuấn - Trần Nguyên Hãn". Sau chuỗi ngày nắng nóng gay gắt, Hà Nội hôm nay bỗng mát mẻ lạ thường, cảm tưởng như ông trời cũng thương mến, ủng hộ cho buổi ký tặng

    Lượt xem: 249
  • Bảo hiểm Y tế và các vấn đề liên quan trên sóng VOVTV

    Bạn nào muốn xem Dược sĩ chém về Bảo hiểm Y tế và các vấn đề liên quan trên sóng VOVTV, xin mời...

    Lượt xem: 262

  • Dự án kỷ niệm 100 NĂM HOÀNG CẦM đã chính thức được khởi động

    Dự án kỷ niệm 100 NĂM HOÀNG CẦM đã chính thức được khởi động! Các bạn yêu thơ Hoàng Cầm, yêu miền quê, yêu văn hóa Kinh Bắc hãy đón đợi. Chúng ta sẽ cùng nhau làm một chuyến VỀ KINH BẮC, ngồi BÊN SÔNG ĐUỐNG, đọc thơ và nhớ về ông...
    Lượt xem: 344
  • DI SẢN CỦA NGUYỄN GIA THIỀU

    Hôm nọ, tại buổi tọa đàm, nối lời Gs Ts Nguyễn Chí Bền, mình ước có một hạt dẻ thần kỳ thứ ba: tìm lại được hết di cảo của Ôn Như Hầu...

    Lượt xem: 375
  • KỶ NIỆM NGÀY SINH THỨ 100 CỦA THI SĨ MIỀN KINH BẮC: HOÀNG CẦM.

    Tối qua tại Trung tâm Ngôn ngữ Văn minh Pháp 24 Tràng Tiền, Hà Nội. Và tư gia 43 Lý Quốc Sư.
    Một buổi ra mắt sách trang trọng, đầm ấm tràn trề tình cảm của người thân, đồng nghiệp, người hâm mộ yêu mến thơ ông.
    Ấn phẩm kỷ niệm: HOÀNG CẦM VỀ KINH BẮC thật đẹp, sang trọng, chất lượng xứng đáng để lưu lại cho đời sau.
    Thơ của Hoàng Cầm sẽ mãi trường tồn với miền quê Kinh Bắc yêu dấu của ông và trong nền văn hóa Việt Nam.
    Lượt xem: 376
  • Nhà văn Trần Thanh Cảnh: “Mỗi khi viết xong tác phẩm như trút bỏ gánh nặng”

    Nhà văn Trần Thanh Cảnh dám viết về nhân vật lịch sử bằng góc nhìn rất đời, rất thực và sinh động. Đụng đến “giải thiêng” nhưng sự dấn thân của nhà văn lại làm cho công chúng thấy thú vị, hấp dẫn

    Lượt xem: 586

videotogif_2021.05.14_21.18.27
videotogif_2021.05.14_21.34.06
gif_20210514_210001
VIDEO CLIP

20211113_01351520211113_01371320211113_01364420211113_013744nhavantranthanhcanh20211031_22051320211113_01361920211113_15312320211113_15314020211113_01361920211113_01360720211115_00563820211115_00562220211115_00561020211115_00553020211115_00552120211115_00545220211115_00543920211118_16004320211118_16003120211118_160018fb_img_1637961528075fb_img_163796146879720211127_15591620211127_042028
nhavantranthanhcanh20211031_22051320211113_01361920211113_01360720211113_15314020211113_15310720211113_15312320211113_01361920211115_00563820211115_00562220211115_00561020211115_00543920211115_00561020211115_00554220211115_00552120211113_153123fb_img_1637961528075fb_img_163796146879720211127_15591620211127_042028
20211113_014855box-011nhavantranthanhcnh5520211113_01361920211113_15314020211113_15310720211113_15312320211113_01360720211115_00563820211115_00562220211115_00561020211115_00554220211115_00552120211115_00545220211115_005439fb_img_1637961528075fb_img_163796146879720211127_15591620211127_042028
QR truy cập web
nguoikechuyenkinhbac.codeqr

 BẢN QUYỀN THUỘC VỀ NHÀ VĂN TRẦN THANH CẢNH. 

KHÔNG SAO CHÉP KHI CHƯA ĐƯỢC SỰ ĐỒNG Ý CỦA TÁC GIẢ.

 

Lên đầu trang