gif_20210514_210516_1
videotogif_2021.05.14_21.31.52
videotogif_2021.05.14_21.18.27
gif_20210514_210001
TRÂN QUÝ CHÀO ĐÓN QUÝ VỊ ĐỘC GIẢ ĐẾN VỚI WEBSITE CỦA NHÀ VĂN TRẦN THANH CẢNH - KÍNH CHÚC QUÝ ĐỘC GIẢ CÓ NHỮNG GIÂY PHÚT THƯ GIÃN VỚI "NGƯỜI KỂ CHUYỆN KINH BẮC"
fb_img_163796146879720210411_13045820210430_22423320210430_22423320210430_22414520210430_22415520210422_11252420210422_11253620210411_13015820210411_1302135520210411_13052820210411_13041120210411_13044720210430_22421220211031_220453box-01120211113_014855nhavantranthanhcanh20211031_22051320211113_15314020211113_15310720211113_15312320211113_01361920211113_01360720211115_00563820211115_00562220211115_00545220211115_00543920211115_00561020211118_16003120211118_16004320211118_16001820211127_155916fb_img_1637961528075fb_img_163796146879720211127_04202820230108_10282320230108_10314120230108_10275020230108_10273420230108_10270120230420_21381520230420_21373220230420_213717fb_img_1688790633652
fb_img_1637961528075fb_img_163796146879720211127_15591620210411_13054420210411_13024120210411_13025120211031_22051320211031_220453box-011nhavantranthanhcnh5520210411_13021320211113_15314020211113_15310720211113_15312320211113_01361920211113_01360720211115_00563820211115_00562220211115_00554220211115_00552120211115_00545220211118_16001820211118_16003120211118_16004320211115_00563820210411_13054420210411_13024120210411_13025120211127_04202820230108_10282320230108_10314120230108_10275020230108_10270120230108_10273420230420_21374920230420_21373220230420_213815
20211031_22051320210430_22553720210411_13031320210411_13023320210411_13052020210411_13055620210411_13040120210430_22555120211031_22045320210411_13021320210411_130213box-01120211113_01361920211113_15312320211113_15314020211113_01360720211115_00563820211115_00562220211115_00561020211115_00553020211115_00554220211115_00543920211115_00545220211118_16004320211118_16003120211118_160018fb_img_1637961528075fb_img_163796146879720211127_15591620230108_10282320230108_10314120230108_10275020230108_10270120230108_10273420230420_21381520230420_213717fb_img_1688790638910fb_img_1688790636209fb_img_1688790633652

Hương Đêm.

Người làng Ngọc vẫn kể.

       Hồi bốt Ngọc bị vỡ. Do trung đoàn Bắc Bắc của Việt Minh từ bên kia sông Đuống sang đánh. Nhưng công lớn nhất là ở đội Phú.

Dương Xuân Phú, con ông hương Bằng, nhà trong xóm ngõ Ngói. Trận ấy, du kích bắt liên lạc với đội Phú làm tay trong, mở cổng, cắt đường dây thép liên lạc với đồn Cẩm Giàng, nên Tây không biết để câu moochie lên chi viện.

Thế mà không hiểu sao, lúc sếp bốt, Jean- Tây mắt mèo, thấy núng thế trước sức tấn công của bộ đội trung đoàn Bắc Bắc. Bèn hô quân mở đường máu tháo chạy xuống Cẩm Giàng, đội Phú không ở lại báo công khen thưởng với Việt Minh, mà lại theo sếp bốt. Quân Pháp bị mất một vị trí quan trọng nên cay cú, từ Cẩm Giàng nã moochie lên loạn xạ, nã vào cả làng Ngọc. Đêm ấy, hạ xong bốt, trung đoàn Bắc Bắc rút ngay về bên kia sông. Dân làng Ngọc ở lại hứng trọn sự cay cú của quân Pháp. Sau này, ngày vỡ bốt Ngọc, thành gần như ngày giỗ chung trong làng. Chả nhà nào đi ăn giỗ nhà nào, nhà nào cũng có người chết, có nhà chết hết, họ hàng phải cúng. Đến ngày hai mươi mốt tháng ba âm lịch, đi khắp làng, chỗ nào, xóm nào cũng ngan ngát một mùi hương trầm lành lạnh. Sau đận ấy, cả làng Ngọc tan hoang xơ xác, đình làng bị cháy, chùa cũng sụp. Chỉ duy nhất miếu bà cô, bên rìa làng thì lại còn nguyên, không suy xuyển một viên ngói. Dân làng vẫn bảo, bà cô này thiêng lắm.

       Đến năm 1947 thì Pháp mới về đóng bốt ở chỗ ngã tư, giữa đường 38 và đê, gần đầu làng Ngọc. Để ngăn không cho quân Việt Minh đánh qua sông Đuống. Cả một hệ thống đồn bốt dải dọc theo đê, suốt từ cầu Đuống, về mãi mạn giáp Hải Dương. Sếp bốt Ngọc là trung uý Jean Paul Garcieng. Là sếp bốt, nhưng Jean hay la cà vào trong làng chơi. Jean khá đẹp trai, đôi mắt xanh biếc. Gái làng Ngọc nhiều cô mê Jean. Bọn trai làng tức, không làm gì được. Nhiều tay vào du kích, âm mưu hạ sát Jean cho bõ tức nhưng không thành. Vì đi đến đâu sếp bốt cũng có lính bảo vệ, súng ống nhiều. Bọn không đi du kích thì quay sang nói xấu, bảo mắt thằng sếp bốt xanh lè như mắt mèo. Thế mà rồi thành tên tục, Tây mắt mèo. Dịp ấy Phú mười bảy tuổi, vừa học xong thành chung trên trường Hàn Thuyên. Về nhà nghỉ, đang chưa biết tính toán ra sao. Nhà ông hương Bằng có hai con trai và một cô gái út. Ông hương Bằng tuy làm hương sư, dạy quốc ngữ trong làng, nhưng ông biết chữ nho. Ông cũng dụng công kèm cho cả hai thằng con trai vỡ vạc mặt chữ thánh hiền. Ông bảo, ít ra thì cũng đọc được cái gia phả của tổ tông nhà họ Dương. Ông vẫn tự hào, họ Dương nhà ông bề thế nhất làng. Con cả ông là Đức, cũng theo tây học, làm ký ga ngoài Hà Nội. Phú con thứ hai, mới học xong thành chung thì chiến sự nổ ra ngày càng ác liệt hai bên bờ sông Đuống. Ta và Pháp đánh nhau lộn mù. Không biết đằng nào mà lần. Sáng thấy sếp bốt- Tây mắt mèo vào uống rượu, chim gái ở đầu làng. Tối đã thấy Việt Minh khai hội đoàn thể râm ran cuối làng.

       Phú chả biết khai hội là gì. Việt Minh là gì. Nhưng con bé Hiền bên hàng xóm sang rủ, tối nay anh Phú đi khai hội với em ở miếu thổ thần xóm Ba nhé. Phú đi liền. Là vì, con bé này rất xinh, mắt lẳng. Nó mặc cái váy Đình Bảng bằng lĩnh đen, mông cứ cong lên, tròn xoe, nom nhức mắt. Cặp vú trắng nõn của nó cứ thấp thoáng thấp thoáng bên trong cái yếm sồi màu hoa hiên…Phú ngồi trong xó tối đờ đẫn nhìn Hiền. Kín đáo nuốt nước bọt. Chả biết cán bộ Việt Minh nói những gì. Đêm, hai đứa đi về đầu ngõ. Định mở cánh cổng bằng gỗ sung, thì ai đó đã cài chặt then bên trong. Không dám gọi người, hai đứa bàn, công kênh nhau lên bức tường cánh phong cổng để nhảy vào. Phú vòng tay ra sau, đan hai bàn tay lại làm cái bậc, bảo Hiền đặt chân vào đấy trèo lên. Rồi ngồi vào vai Phú chuyền sang bức tường. Lúc Hiền vịn vào vai để đứng lên sau lưng Phú, bộ ngực nóng hổi của Hiền áp chặt vào đầu. Phú choáng, lảo đảo muốn khuỵu xuống. Hiền cuống quýt hai tay víu lấy bờ tường, còn chân thì quặp cổ Phú. Đôi mông tròn, rắn đanh ngồi trọn trên vai. Chỗ gáy Phú có một thứ gì mềm ấm êm mượt đặt sát vào. Nóng hổi. Bất giác, Phú vòng tay trở lại ghì chặt vào đùi Hiền, bóp mạnh. Hình như mông Hiền cũng cong lên trong một hành vi vô thức. Cái mềm ấm êm mượt của Hiền như dí chặt hơn vào gáy Phú. Hai đứa cứ giữ nguyên tư thế ấy một lúc trong đêm. Bất động. Hổn hển. Hiền thì thào: “Anh Phú ơi, đỡ em lên tường đi” Phú đặt tay vào mông Hiền đẩy, nâng cô nàng ngồi lên bờ tường. Rồi tự bám vào gờ gạch, nhảy lên, xong tụt luôn xuống bên trong ngõ. Phú đưa tay trong đêm tối, bảo Hiền : “Em nhảy xuống đi, anh đón”. Trời tối đen như mực. Không nhìn thấy gì hết. Nhưng Hiền cứ ào xuống. Hai bàn tay của Phú xoè ra đỡ, vô tình hứng gọn cặp vú của Hiền. Bất giác, bản năng đàn ông từ thủa hồng hoang tiềm ẩn sẵn trong người Phú bùng ra. Phú ép luôn Hiền vào mặt sau bức tường cánh phong cổng ngõ Ngói. Miệng hôn loạn xạ lên mặt, lên tóc, lên môi. Tay cuống quýt luồn qua cái yếm, ra sức bóp nắn xoa xuýt cặp vú to, nóng rực của Hiền. Phú áp phần thân dưới đang căng nhức vào cái chỗ mềm ấm êm mượt của cô nàng cũng đang cong căng lên trong váy. Bỗng Phú soắn chặt hai tay vào vú Hiền, rít lên một tiếng khe khẽ. Một luồng nước nóng rực lao phụt ra ướt đẫm cái quần tây, tràn sang ướt nhép cả váy Hiền. Cô nàng hốt hoảng đẩy bật Phú ra, túm váy chạy như ma đuổi trong đêm. Về nhà, tọt ngay xuống cầu ao khua nước ầm ĩ…

      Sáng hôm sau, Phú phải lên bốt làm cỏ vê thay cho bố. Tây về đóng đồn rồi bắt dân các làng quanh vùng thay nhau đến làm tạp dịch, dọn dẹp linh tinh, gọi là làm cỏ vê. Bốt Ngọc khá to, kéo dài khoảng hai trăm mét, vây xung quanh cái ngã tư giữa đê và đường 38. Pháp cho xây mấy cái lô cốt rất to bằng bê tông, trên có ụ súng đại liên, lỗ châu mai quay ra bốn hướng. Dưới sườn đê còn có hàng loạt hầm ngầm, nhà nửa chìm nửa nổi cho lính tráng ở. Xung quanh rào kẽm gai dày đặc. Cổng đồn án ngữ ngay hai đầu đê, và hai đầu đường, có lính canh giữ ngày đêm. Bốt Ngọc rất kiên cố. Sếp bốt là Jean-Tây mắt mèo hay vào làng chim gái, uống rượu vẫn tự đắc rung đùi nói, bốt này trấn giữ cả vùng Thuận An chắc như cua gạch (Tây mắt mèo rất thạo tiếng Việt) Mấy thằng du kích vớ vẩn chỉ dám ẩn núp như chuột mãi dưới cánh đồng Tam Thiên Mẫu, không dám lên chơi một trận. Cứ ở dưới đó, chỉ đỉa nó hút hết máu rồi cũng chết dần…Tây mắt mèo nhìn thấy Phú đi làm trong đồn, ưng ý. Là bởi vì Phú khá đẹp trai, mắt to, mặt mũi thanh thoát trắng trẻo, người dong dỏng khoẻ mạnh. Hỏi chuyện vài câu, biết Phú vừa học xong thành chung trên tỉnh, Jean giữ ngay Phú lại đồn. Sáng hôm sau tống lên xe cam nhông đưa thẳng xuống Quảng Yên, học trường hạ sĩ quan gì đấy. Phú chỉ kịp nhắn người làng về cho bố mẹ biết. Rồi đi biệt.

       Một năm sau, Phú về bốt Ngọc, đóng chức đội.

       Giờ Phú rất oai. Lúc nào cũng bộ ka ki màu cứt ngựa loằng ngoằng những túi. Giày xăng đá đen, cồm cộp như trâu đi sân gạch. Đầu đội mũ ca nô, miệng phì phèo thuốc lá bastos thơm lừng. Đội Phú là tay trẻ tuổi tài cao. Sếp bốt, Tây mắt mèo nói thế, tại hôm nhà ông hương Bằng soạn mấy mâm cỗ, mời kỳ hào chức dịch trong làng đến gọi là mừng cháu nó về quê. Trung uý Jean còn nói, đường binh nghiệp của Phú sẽ còn vẻ vang nhiều. Hôm mới về, Phú cũng sang tìm Hiền nhưng không gặp. Mẹ Hiền nói, em nó đi buôn hàng tấm trên tỉnh, lúc nào về bác nhắn. Giọng mẹ Hiền nói ngọt ngọt khéo khéo. Nhưng ánh mắt nhìn sao đó không hiểu.Thời chiến, việc nhà binh nhiều, nên tiếng là ở gần nhà, Phú cũng ít khi có dịp qua. Nhiều lúc đứng trên cái lô cốt bằng bê tông xám xịt, ngong ngóng nhìn đám đàn bà con gái trong làng đi chợ phiên gần đấy, qua con đường dưới chân đê, để xem Hiền có đi cùng không. Mãi cũng chả thấy tăm hơi. Hỏi người làng, thì ai cũng tảng lờ như bị nghễnh ngãng đột xuất. Phú thấy lạ. Trong làng, đám đàn ông con trai, người thì vào du kích hay đi bộ đội Việt Minh. Kẻ thì đóng cai đóng đội làm lính trên đồn. Ông thì làm chánh tổng, lý trưởng kỳ hào chức dịch theo lệnh quan Tây. Ông thì lại bôn ba theo Việt Minh Cộng Sản nằm vùng từ thủa trứng nước. Có ông như Lý Bốn xóm cầu Chiêu, ngày làm lý trưởng, tối lại đi khai hội chủ trì nông dân cứu quốc…Tính ra, có khi là nửa làng theo ta, nửa làng theo Tây. Có nhà hai anh em trai, mỗi thằng theo một phe. Như là nhà ông đám Xuyên, con lớn là Thắng, vào du kích từ năm bốn sáu. Về rủ thằng em là Lợi đi, thằng Lợi chối phắt. Nó bảo tính nó không chịu được đói, đi lính dõng trên đồn được ăn no hơn. Chuyện là thế. Thế mà từ hôm Phú về đóng chức đội trên bốt, mẹ cái Hiền lại tỏ ra lạnh nhạt là sao. Chả bù cho ngày xưa, lúc đang học thành chung trên trường Hàn Thuyên, lúc nào về nhà bà ấy gặp cũng đon đả rủ sang nhà chơi với em Hiền…

 

***

 

      Theo như lời kể của dân xóm ngõ Ngói.

      Xóm ngõ Ngói nằm ở giữa làng. Gọi là ngõ Ngói hoàn toàn không phải là do hơn trăm nóc nhà trong ngõ toàn lợp ngói. Thực ra, đấy là một trong những xóm nghèo nhất làng. Cả ngõ chỉ duy nhất có hai nhà lợp ngói, còn lại toàn rơm rạ. Các xóm khác giàu có, người ta xây cổng ngõ rất đẹp. Trên đắp rồng phượng tinh xảo. Hai bên bức tường cánh phong, thường đắp vẽ tùng trúc cúc mai. Dưới đặt đôi chó đá giữ cửa. Cánh cổng luôn được làm bằng gỗ lim dày bốn tấc, đóng vào cài then trong thì bọn trộm cướp bên ngoài chỉ có khóc. Còn xóm ngõ Ngói, đa số nhà nghèo, lúc hô nhau làm cổng ngõ đành xây gạch chỉ bịt hai bên cánh phong, để mộc. Còn ở giữa, bổ hai cái cột làm thành cái cổng rộng độ hai thước tây. Cánh cổng làm bằng gỗ sung, giống này có nhựa nên cũng khá bền và chắc. Bên trên là cái mái bằng tre gai ngâm, lợp ngói mũi. Trông lạ hẳn so với cổng ngõ các xóm trong làng, nên lâu ngày thành tên. Xóm ngõ Ngói.

      Từ xóm ngõ Ngói đi lên bốt khá xa. Phải đi lên đầu làng, lên đê, rồi đi khoảng năm trăm mét nữa mới tới. Nhưng có một con đường tắt gần hơn. Từ cuối ngõ, xuyên qua luỹ tre gai ở chỗ nhà ông Ba Nhe, có một lối chó chạy theo đường bờ ruộng, qua miếu bà cô rồi lên luôn đồn. Cái lối đi này, người ngoài ngõ không biết, bởi luôn được rấp kỹ bằng những nhánh gai tầm xọng rất sắc. Đi qua không cẩn thận là què chân như chơi. Ngày còn bé, bọn Phú đã rất thạo cái lối tắt này. Đặc biệt là những trưa hè nóng bức, bọn trẻ con trong ngõ hay âm thầm rủ nhau trốn người lớn, chui qua luỹ tre gai, rồi chạy ra miếu bà cô chơi. Cái miếu bà cô nho nhỏ bằng gạch chỉ trát tường sạch sẽ. Mái lợp ngói mũi cong đuôi phượng khá đẹp. Trong nền miếu lát gạch Bát Tràng, lâu ngày nhẵn bóng như sành. Trên ban thờ lúc nào cũng ngát hương. Tuần rằm mùng một, ra đấy có khi còn được thụ lộc của khách thập phương đến cầu cúng để lại. Nhưng cái làm bọn trẻ trong xóm mê mẩn nhất là cạnh miếu có một cây đa cổ thụ. Cây này to lắm. Mọc ngay bên miếu, cành lá thân rễ la cả ra ngoài cái chuôm to gần đấy. Nghe các cụ trong làng nói, cây đa này có từ lâu đời rồi. Trước cả miếu thờ bà cô cơ. Lũ trẻ con thì chả quan tâm đến việc cây đa có trước hay miếu thờ có sau. Chúng cứ ra đấy chơi, bởi rất mát. Trưa hè, cả bọn trốn nhà ra đấy. Trai thì chơi đuổi bắt trốn tìm hò reo ầm ĩ. Gái thì chơi đồ hàng, đánh chuyền đánh chắt. Chán chê, nực quá lại cởi quần áo tắm truồng ở chuôm. Nhiều thằng quỷ sứ còn leo lên những cành đa la ra mặt nước, nhảy ùm ùm xuống.

      Dịp này, Việt Minh từ bên kia sông, du kích từ dưới đồng sâu lên hoạt động nhiều. Sếp bốt- Tây mắt mèo cũng ít dám xuống làng kiếm gái. Jean bảo với Phú là, mày liệu mà giữ thân. Đừng có thậm thụt về nhà nhiều, Việt Minh nó xếp mày vào danh sách phải khử đấy. Không cẩn thận đi một mình nó cắt cổ. Tây mắt mèo biết dạo này đội Phú vẫn hay tranh thủ trốn trại, lẻn về xóm qua bờ luỹ để tìm Hiền. Vẫn chưa gặp. Đêm nằm khan một mình trên bốt, Phú nhớ cái cảm giác mềm ấm êm mượt khi bên Hiền. Nhưng nghe sếp nói, Phú cũng sợ. Ông hương Bằng biết ý con trai tìm Hiền, bảo nghe nói, dạo này con Hiền đi “thoát ly” rồi. Danh nghĩa là đi buôn, nhưng thực ra là công tác Việt Minh đấy. Gặp không có lợi đâu. Phú vẫn bán tín bán nghi. Muốn gặp Hiền một lần hỏi cho rõ. Sếp bốt nói vậy nhưng Phú không tin lắm. Phú chưa làm cái gì gọi là nợ máu cả. Mấy lần mang quân đi càn về phía Tam Thiên Mẫu, theo Tây mắt mèo đánh vào làng du kích Nghi Xá, Phú cũng chỉ đi sau hô hét lằng nhằng, bắn loạn xạ vào bờ tre. Cái hôm một tiểu đoàn lê dương dưới Cẩm Giàng càn lên, bọn chúng đánh nhau với du kích nửa ngày rồi dùng súng phun lửa, đốt cháy một quãng rào tre, a la xô xông vào được làng. Hôm ấy, chúng bắt dân làng già trẻ gái trai ra tập trung ở sân đình cho đội Phú nhận mặt, xem ai là du kích. Làng trên xóm dưới, cùng lứa, thằng nào đi làm gì, đang định mèo mỡ tán tỉnh con gái nhà nào biết cả. Thế nên lúc Tây mắt mèo bảo, mày ra xem trong đám này thằng nào là du kích, chỉ mặt, tao sai bọn lê dương lôi ra kè đá bắn lập tức, đạp xuống sông cho cá ăn luôn, để cho bọn nó sợ. Phú nhìn lướt qua, choáng hết người. Đánh nhau nhùng nhằng cả nửa ngày trời mà mấy bố không rút kịp, lại bị vây bắt một đống cùng với dân. Phải có hơn chục tay cùng lứa với Phú, đi du kích đang đứng lẫn vào dân làng Nghi Xá. Thắng con ông đám Xuyên này, Tuyên con ông Ba Nhe, Hưng con ông Liễn này…Vừa phập phè điếu bastos, đội Phú vừa ưỡn ngực, tay cầm ba toong thong thả đi một lượt qua trước mặt các hàng người. Hết lượt, Phú quay lên bảo Jean : “ Bẩm sếp, không có thằng nào, chúng nó trốn hết rồi”. Tây mắt mèo mẹc xà lù một chập rồi hô lính đồn rút về. Bọn lê dương ở lại, dồn dân ra ngoài cánh đồng. Quây chặt. Xung quanh chĩa súng máy vào doạ, ai manh động bắn luôn. Chúng lôi đàn bà con gái làng Nghi Xá vào thay nhau hiếp tại đình làng. Nhiều ông chồng thấy thế uất quá, xông lên định ăn thua thì bị giết ngay tức khắc. Chiều tối, chúng phóng hoả đốt làng rồi lên xe lội nước rút đi. Trận càn ấy, làng Nghi Xá chết mấy chục người, toàn đàn ông. Cho đến tận bây giờ, dân làng ấy vẫn nhắc về trận càn lịch sử. Có điều lạ là, nói đến trận ấy, ít người nhắc đến cái sự chết chóc, cháy nhà. Mà họ lại hay nhắc đến chuyện bà Tí Tủn, một bà khi ấy trung tuổi cũng bị Tây lê dương bắt nhốt vào đình với phụ nữ cả làng. Khi biết là sẽ có sự hiếp chóc sắp xảy ra, một chị cán bộ phụ vận Việt Minh không chạy kịp, bị bắt lẫn vào, kêu gọi mọi người đứng lên đồng lòng đấu tranh, không cho bọn nó làm mất nhân phẩm phụ nữ mình. Thì bà Tí Tủn nói: “ Thôi thôi, không đấu tranh đâu. Không cho, nó đánh đau lắm. Hung lên nó còn giết ấy. Thôi, chị em mình cứ thí hủi cho chúng một tí để mà yên thân”. Thế mà yên thật. Thế mà sau cũng chả có thằng Tây lai nào được đẻ ra ở làng Nghi Xá. Nhưng ở làng Ngọc, không phải trải qua trận càn quét hay hiếp chóc gì, mà bây giờ thỉnh thoảng đi đường lại gặp một ông tóc vàng mũi lõ mắt xanh, vác cày dắt trâu ra đồng…

 

***

 

       Các cụ cao niên trong làng Ngọc vẫn kể.

       Nguyên cái miếu thờ bà cô là của nhà họ Trần trong làng lập ra. Từ đời nào thì không rõ lắm. Chả là vùng Kinh Bắc có tục thờ bà tổ cô. Trong nhà mà có cô con gái nào bị chết trẻ. Rồi hoặc là một bà cô vì một lý do nào đó không lấy chồng, cứ ở vậy thay bố mẹ chăm lo cho hết anh chị em rồi sang cháu chắt. Lúc chết thường rất linh. Có hôm đang giữa đám tang, bát hương đã hoá, cháy đùng đùng. Nhiều nhà lập ban thờ riêng, cúng giỗ từ đời này qua đời khác. Có nhà còn xây hẳn miếu thờ, nhang khói quanh năm. Miếu bà cô dưới gốc cây đa nổi tiếng từ lâu là thiêng. Cầu gì được nấy. Nhất là cầu duyên. Theo như lời các cụ thì vào một năm, đúng hôm rằm tháng tám có trận bão rất to. To chưa từng thấy đổ vào vùng này. Cây cối, nhà cửa đổ vãn làng. Nhà bà Mơ ở cuối làng nghèo lắm. Chồng họ Trần chết sớm, được hai đứa con, một trai một gái. Chuyên nghề gánh vã thuê. Chả là dân làng này buôn bán có tiếng từ xưa. Chợ búa khắp các phủ huyện trong vùng. Nhiều bà buôn bán phát tài, không tự gánh hàng, mà thuê người gánh đến chợ, mình bán hàng thu tiền, tan chợ lại gánh hàng buôn về. Gọi là gánh vã. Bà Mơ nhà nghèo, không có vốn đi buôn, đành để hai con ở nhà trông nhau đi gánh thuê cho bà buôn hàng tấm trên đầu làng. Hôm rằm tháng tám, bão về là đúng phiên chợ Giàu bên phủ Từ Sơn. Mưa gió to quá, cả chủ tớ đều không về được, phải ngủ trọ lại, sáng sau mới về. Đến làng, thấy nhà đã bị bão quật đổ, không thấy con đâu mới kêu giời gọi hàng xóm sang cứu giúp. Dỡ đống nhà đổ đưa được hai đứa trẻ ra. Thì con chị mười ba bị cây que quật vào thoi thóp sắp chết. Thằng em lên mười rúc dưới lòng chị không việc gì. Bà mẹ ôm con khóc gọi, cô bé Trần Thị Mai mở mắt ra thấy mẹ, mấp máy mồm: “…đói…”. Mẹ lấy cái bánh tẻ mua làm quà cho con bón. Cô Mai ăn hết cái bánh rồi thiếp đi, không dậy nữa. Cô ấy mất ngày mười sáu tháng tám ta. Hàng xóm xúm vào lo hậu sự cho cô. Những người tắm rửa khâm niệm thay quần áo cho cô Mai nói là, chưa từng thấy trẻ gái nào đẹp thế. Chết rồi mà mặt mũi chân tay cứ sáng bừng như ngọc. Miệng vẫn như mủm mỉm cười. Chỉ có điều, trên đường mang cô ấy đi chôn, đến gốc đa cạnh cái chuôm giữa đồng thì mưa to quá. Mưa đền cây gì mà như thác như lũ. Những người đi chôn đành để cô lại gốc đa. Về nhà, đợi lúc nào hết mưa ra đưa. Nhưng cả ngày, cả đêm mưa không ngớt. Sáng hôm sau ra thì không tìm thấy xác cô ấy nữa. Cả ao chuôm ruộng nương thành biển nước rồi. Sau này, người em trai cô Mai lớn lên, làm ăn phát tài, ông ấy mới xây cái miếu thờ ở chỗ chị mình hoá. Hương khói quanh năm. Dân làng, dân quanh vùng đến lễ đông, nhất là các cô cập kê tuổi lấy chồng, đến cầu duyên, thành tâm thì đều được nguyện cả.

      Đội Phú không biết gì về sự tích của miếu bà cô.

Nhưng Phú rất thích mùi hương của hoa huệ ta trắng muốt lúc nào cũng có cắm trên ban thờ. Một thứ hương thanh tao, nhẹ nhõm của loài hoa tinh khiết. Phú không biết là làm sao, từ khi mình còn bé đã thấy ban thờ bà cô ấy không bao giờ thiếu huệ trắng. Mỗi lần đi trên con đường tắt từ đồn, qua sau miếu bà cô, Phú luôn hít một hơi dài, và lại ngửi thấy mùi hương hoa thoang thoảng trong đêm. Lối lách qua luỹ tre gai vào xóm ngõ Ngói thì Phú rất thuộc. Có nhắm mắt trong đêm, Phú vẫn đi được. Dịp này, hầu như tối nào Phú cũng đảo qua nhà một lát rồi lại chạy lên bốt ngay. Nghe râm ran trong làng đồn rằng, Hiền đi buôn hàng tấm, hàng tiếp liệu từ vùng tạm chiếm ra vùng tự do. Lại cả tham gia hoạt động nữa nên dạo này cặp kè với tay Dương Hữu Long, đội trưởng du kích làng Nghi Xá. Phú nóng ruột. Phú muốn gặp Hiền để hỏi cho rõ.

      Cả vùng Thuận An này, không ai là không biết Dương Hữu Long. Long theo Việt Minh từ ngày cướp chính quyền. Đánh nhau rất lì lợm. Giết nhiều Tây. Lập nhiều công to. Phải cái tính tự do vô tổ chức, lại máu gái nên cứ nắm mãi chức đội trưởng du kích. Long cũng chả cần. Một mình chỉ huy đội du kích Nghi Xá. Tây mắt mèo trên bốt Ngọc, mấy lần mang quân về đánh, từ sớm đến chiều không vào được làng. Rất tức. Long rất nổi tiếng. Năm ấy Long cũng ngoài ba mươi rồi.

      Một tối, Phú vừa về đến luỹ thì gặp Hiền đợi sẵn. Hiền bảo, ra miếu bà cô anh em mình nói chuyện cho tiện. Hiền đi trước, Phú theo sau. Trong ánh sáng sao mờ mờ của đêm mùa hạ, Phú vẫn thấy dáng Hiền mềm mại uyển chuyển. Hiền không mặc váy, cô mặc một bộ quần áo vải thô gai màu nâu, ống chân túm gọn, đầu trùm khăn mỏ quạ đen. Đôi mắt Hiền vẫn long lanh, lúng liếng trong đêm. Vừa vén cái rèm trúc để chui vào miếu, Phú cầm lấy tay Hiền hỏi luôn:

      -Em đi đâu mà bao ngày anh nhắn nhe tìm kiếm không gặp?

      -Đi buôn hàng tấm, thỉnh thoảng buôn thêm hàng tiếp liệu ra vùng tự do. Mà anh đóng chức đội, oách thế, ai dám gặp.

      -Là do hoàn cảnh thế chứ anh có muốn đâu. Mà em vẫn theo Việt Minh hả?

      -Thế thì sao? Thế anh có theo em không? Bây giờ anh có bỏ đồn theo Việt Minh đi làm du kích không?

      -Phải xuống Tam Thiên Mẫu á? Anh sợ…đỉa lắm!

      -Thôi, em đùa đấy. Anh cứ ở đồn, thỉnh thoảng giúp em vài việc là được.

Hiền bịt miệng cười rinh rích. Cô nhớ lại hồi trẻ con, Phú cởi truồng tắm ở chuôm này, bị một con đỉa trâu to tướng chui vào đít, hút căng máu to như quả chuối hột. Thấy chảy máu, người nhà mới bắt chổng mông lôi ra. Phú nhìn thấy con vật gớm ghiếc sợ quá, hét lên một tiếng. Lăn ra chết ngất. Từ đó, Phú rất sợ đỉa. Nhìn Hiền cười rất xinh. Mắt long lanh. Y như cái hôm nào ở bên cánh phong cổng ngõ. Người Phú tự nhiên nóng ran lên. Phú ôm chặt lấy Hiền. Hiền cũng ngả đầu vào vai Phú. Hai đứa ở cạnh nhà nhau từ bé. Không biết là thích nhau từ bao giờ. Chả đứa nào nói ra. Nhưng cái đêm bên cổng ngõ Ngói. Khi bị Phú đè vào tường rồi hôn hít sờ nắn lung tung, Hiền cũng mặc kệ không cự lại, thấy thinh thích. Rồi đột nhiên xa cách, Hiền cũng nhớ. Hiền đi buôn đường xa nhưng cũng mong có ngày gặp Phú. Rồi thời thế, như là mọi dân làng, Hiền cũng tham gia “hoạt động” một cái gì đó như là sự thể không khác được. Cũng như Phú, tự dưng đang từ chú học trò mặt trắng, ra ngay ông đội. Đội Phú. Thật ra, họ cũng chả nghĩ gì nhiều. Đông đảo dân làng cũng vậy, coi cái việc đi lính cho Pháp hay theo Việt Minh cũng na ná như nhau. Nhiều lúc họ bảo là cái số mình nó phải thế. Có lúc họ chỉ coi như là một sự kiếm cơm hàng ngày mà thôi. Rồi thì do trớ trêu của số phận, họ lại gặp nhau. Hay là bắt buộc phải gặp nhau không biết nữa, với tư cách gần như đối địch. Nhưng khi gặp, cái cảm giác mê man, dang dở tiếc nuối của buổi đêm năm nào tràn về. Không cưỡng nổi. Hai người như bị hút chặt vào nhau. Âu yếm. Phú đỡ Hiền ngả xuống cái nền miếu gạch Bát Tràng sạch sẽ mát lạnh. Thoang thoảng mùi hương của loài hoa tinh khiết trên ban thờ. Đêm ấy họ cùng nhau làm nốt chuyện dở dang xưa. Khi đưa tay xuống vuốt ve âu yếm cái chỗ mềm ấm êm mượt của Hiền, Phú rên rỉ thốt lên “Ôi xinh quá…”

 

***

 

      Mấy ông du kích cũ trong làng kể.

      Sau trận bọn lê dương càn, đốt hiếp làng Nghi Xá. Việt Minh quyết tâm hạ bốt Ngọc. Vì để rất nguy hiểm. Mọi hoạt động của ta ở vùng Thuận An bị  Tây mắt mèo nắm chắc. Thỉnh thoảng Jean cho lính đi càn quét quanh vùng. Thấy gì khả nghi là gọi dây thép về Cẩm Giàng câu moochie lên ngay. Trên giao cho đội du kích phải điều tra, quấy rối, tìm cách gây cơ sở trong đám lính người Việt để làm nội ứng. Ông Hoàng Đình Tấn, bí thư chi bộ giao cho cô Hiền bắt liên lạc với đội Phú. Dương Hữu Long là đội trưởng du kích không thích cái phương án này. Nhưng ông Tấn quán triệt ngay, cô Hiền đang hoạt động bán công khai, lại là hàng xóm, tiếp cận đội Phú để vận động là tiện nhất. Đồng chí Long nếu có tình cảm riêng tư thì phải sẵn sàng hy sinh vì sự nghiệp chung…Nói đến thế, Long đành chịu. Long đi hoạt động lâu rồi, chưa vợ, hơi cứng tuổi. Có vẻ thích Hiền. Nhiều hôm gọi Hiền xuống hầm bí mật “họp” cả ngày. Cũng nhiều hôm Long lặn lội đưa đón Hiền qua tít mãi đò Ngăm, để mang hàng tiếp liệu sang vùng tự do bên kia sông. Long không muốn Hiền gặp lại Phú. Nhưng nghị quyết rồi. Hiền đến gặp Phú. Đêm hôm thanh vắng ngoài miếu bà cô, một nam, một nữ trẻ trung hừng hực sức sống, lại sẵn tình xưa nên lao vào quấn chặt lấy nhau như là tự nhiên. Đêm đi gặp Phú về, Long lôi ngay Hiền xuống hầm “họp”. Thấy Hiền cứ chuội đi. Long ức. Biết là có chuyện. Long hậm hực bỏ lên hút thuốc lào. Rồi cầm khẩu súng lội thẳng qua cánh đồng trong đêm đen. Đến gần bốt Ngọc, giương súng nhằm vào bóp cò. Đoàng. Đoàng. Hai phát. Rồi bỏ chạy vào đồng sâu.

     Bọn đội Phú đang ngồi trong đồn đánh tổ tôm với nhau, nghe tiếng súng, lăn chiêng xuống đất. Nằm mãi chả thấy gì. Phú biết là du kích quấy rối. Văng tục: “ĐM mấy thằng du kích. Tao mà bắt được thằng nào cho cắt dái, ném xuống sông cho cá rỉa. Làm mất cả ván ù của ông”

Chuyện chỉ có thế. Thế mà đội Phú thành tiếng là ác ôn tra tấn dã man, cắt dái du kích ném xuống sông. Mấy đêm sau, gặp Hiền ở miếu bà cô, vừa ôm nhau Hiền vừa cằn nhằn Phú:

      -Anh vừa vừa cái mồm thôi. Nói văng mạng rồi có ngày ếch chết tại miệng.

     -Anh có làm gì đâu. Hôm càn Nghi Xá, bọn Tây rạch mặt nó bắt được cả đống. Anh có chỉ điểm ai đâu. Toàn người quen.

     -Hôm ấy bọn Tây đen nó vần phụ nữ cả làng tả tơi. Anh có làm gì không đấy? Em mà biết anh làm bậy là em cắt cái này đấy!- vừa nói, Hiền vừa thò tay vào quần Phú, tóm chặt cái phần đàn ông nóng rẫy. Phú lồng lên, đè Hiền xuống nền miếu. Tay Phú luồn xuống dưới nâng niu vuốt ve cái mềm ấm êm mượt của Hiền. Trong cơn mê tình, Phú lại thốt lên: “ Ôi của ai mà xinh quá đi cơ…”

      Lúc chia tay Hiền dặn lại Phú, hôm nào bộ đội về đánh bốt, anh phải nhớ hai việc, một là cắt đường dây thép liên lạc để không cho bọn Tây dưới Cẩm Giàng biết mà chi viện. Hai là anh mở cổng đồn hướng đông cho bộ đội vào. Còn anh cứ chui vào hầm ở cổng hướng tây, quân ta sẽ không đụng đến. Nhớ nhé.

     Phú rất nhớ lời Hiền dặn.

     Bởi vì Phú yêu Hiền. Từ cái đêm ở bên cổng ngõ Ngói, không lúc nào Phú không nhớ đến cái cảm giác lúc bên Hiền. Về đóng bốt ngay đầu làng. Rồi gặp lại Hiền. Được Hiền “cho”, Phú càng mê dại. Đêm nào cũng chỉ lừa lừa đến phiên mấy thằng lính quen dưới quyền gác, là lủi xuống miếu bà cô, nơi Hiền đợi sẵn hàng đêm.

      Nhưng Dương Hữu Long, đội trưởng du kích Nghi Xá cũng đã mê Hiền. Long là một tay đàn ông bặm trợn. Tuy chưa vợ, nhưng Long khá thành thạo chuyện gái trai. Long cao to đen hôi, đặc biệt cái ấy của Long thuộc hàng hiếm có, vừa dài vừa to. Cô nào trong vùng mà bị Long đè ra thì thường là không chống nổi. Nhưng xong thì lại âm thầm nhớ. Long trên bước đường đời của mình, đã qua lại với nhiều phụ nữ. Nhưng Long khoẻ thế mà mãi không thấy có cô nào mang bụng đến ăn vạ. Cũng lạ. Từ hôm lợi dụng hoàn cảnh dưới hầm bí mật trốn Tây, vừa kích thích vừa cưỡng ép Hiền. Long thật sự mê cô nàng con gái làng Ngọc. Long muốn lấy Hiền làm vợ. Lúc ông bí thư chi bộ giao nhiệm vụ ở cuộc họp xong, Long đã gặp riêng để trình bày. Nhưng ông Hoàng Đình Tấn gạt đi. Nói, nhiệm vụ kháng chiến bây giờ là quan trọng nhất. Phải bằng mọi giá nhổ được bốt Ngọc. Đồng chí là đảng viên phải xếp tình riêng xuống dưới. Thành công rồi, tổ chức sẽ lo cho hạnh phúc cá nhân đồng chí…

      Thấy Hiền hàng đêm đi làm nhiệm vụ của chi bộ giao, rồi về ngủ khìn khịt trong buồng, mặt mũi thì hơn hớn đủ no, quần áo toàn mùi thuốc lá bastos… Long uất. Đêm hôm sau, biết Hiền lại ra miếu bà cô gặp Phú. Long quyết định theo ra sau để làm cho ra nhẽ. Khi đến miếu, thấy hai người đang quấn vào nhau, Long giật tung cái mành trúc cửa miếu, nhảy vào ngồi chặt trên lưng, tay túm tóc Phú, vừa đấm vào đầu vừa rít: “ Hôm nay tao phải giết cả hai đứa mày…” Long đấm Phú mấy quả nặng tay. Phú đi gặp Hiền, không mang súng cũng chả có dao. Đang say tình, thì bị ngay mấy quả đấm vào đầu. Choáng. Phú kêu ầm ầm trong đêm khuya: “Ối chúng mày ơi, cứu tao”. Rồi cả Hiền và Phú vật ra khỏi người Long. Long đang say đòn vẫn chưa tha Phú, xông vào quật Phú xuống tiếp tục đấm đá. Phú vừa chống trả vừa la to hơn. Lính trên đồn vừa hò hét, vừa nổ súng ầm ầm lao xuống. Hiền thấy thế sợ quá, vơ vội quần áo chạy tắt ruộng, chui tọt qua luỹ tre về nhà. Miếu bà cô ở khá gần đồn. Mấy thằng lính thân tín dưới quyền đội Phú, vẫn biết sếp mình đang làm gì dưới đó. Nghe tiếng kêu cứu bèn bổ ngay xuống. Long say đòn không kịp chạy, bị quân của đội Phú bắt sống, giải về đồn.

      Chuyện Dương Hữu Long đội trưởng du kích Nghi Xá bị bắt cả vùng ai cũng biết. Rồi chuyện ông ấy bị Tây mắt mèo sai đội lê dương, đem ra kè đá bắn luôn trong đêm cho bõ tức. Chả là Tây mắt mèo rất cú Long và đội du kích dưới Nghi Xá. Cứ một hai giờ sáng lại mò lên, đánh trống gõ mõ, bắn vài phát vào đồn rồi rút. Mất giấc ngủ. Giật mình thon thót. Nhưng chưa kịp bắn thì ông ấy đã lao xuống sông, lặn một hơi sâu ra giữa dòng rồi trốn thoát. Là vì ông Long rất khoẻ, hơi dài. Tay bị trói, ông ấy chỉ bơi bằng chân xuôi theo dòng nước dạt được vào bãi bồi Chi Nhị.

      Nhưng chuyện Hiền cuống cuồng vơ quần áo, rồi cứ thế chả kịp mặc, băng qua ruộng lúa, chui vào ngõ, chạy tuột về nhà, hầu như không người nào trong ngõ biết. Thời loạn lạc, nhà nào nhà nấy xẩm tối là đống cửa cài then, buộc chặt cổng không ra khỏi nhà. Chả phải đầu lại phải tai. Lúc nghe thấy tiếng gào thét ở đằng miếu bà cô. Rồi tiếng lính đồn hô ầm ầm, không ai dám thò đầu ra. Mấy người gan nhất chỉ dám ra chỗ cửa liếp, he hé nhìn qua khe. Thấy một bóng con gái trắng nhễ nhại trong đêm, lao vụt qua đường xóm ngõ rồi mất tăm ngay. Dân trong ngõ nói rằng đêm hôm qua có ma nữ hiện hình. Có người lại thì thầm là không phải ma, là bà cô ngoài miếu bà ấy vẫn hay hiện hồn lang thang về chơi ở xóm cũ đêm khuya… Thật hư không biết. Có điều sau hôm ấy, đội Phú không dám về nhà nữa. Trong làng đồn ầm lên là đội Phú lập được công to. Bắt sống đội trưởng du kích Nghi Xá. Được thưởng cả mề đay, sắp lên quan lớn. Tây mắt mèo còn nói sẽ cử đội Phú đi học trường Xanh Xia bên Pháp quốc kia.

      Dương Hữu Long thoát chết, nhưng bị tổ chức cảnh cáo vì tội manh động, làm kế hoạch đánh bốt có nguy cơ vỡ.

      Long tức khí, buổi tối cầm một quả lựu đạn vào nhà ông hương Bằng, đặt lên bàn nói: “ Ông bà bảo thằng Phú sáng mai về gặp ngay cô Hiền bàn chuyện. Nếu không chúng tôi xử cả nhà. Gia đình con cả ngoài Hà Nội cũng không thoát. Công an xung phong ngoài đó đã nắm chắc!”

Vợ chồng ông hương Bằng sợ xanh mắt, nhắn đội Phú về. Gặp Hiền. Hai đứa đều sượng. Nhưng mà nghe bố mẹ nói thế, lại thấy bảo Long vẫn còn sống. Phú sợ bố mẹ, gia đình bị Long xử thật nên bảo Hiền cứ theo kế hoạch cũ mà làm. Lại hẹn làm luôn, không thì mấy hôm nữa Phú phải chuyển là mất cơ hội.

      Bốt Ngọc bị trung đoàn Bắc Bắc tấn công dữ dội.

      Giữa lúc súng nổ tơi bời, Phú chưa biết tính sao thì Tây mắt mèo đã áp sát, hô Phú mở đường hầm bí mật, rút ra phía nam đường 38, chạy về Cẩm Giàng. Lúc nhập nhoạng, có tay lính dõng đã nhìn thấy Phú lảng vảng hướng cổng đông, tay cầm kìm. Nó kịp ghé tai sếp bốt bảo có khi đội Phúc là nội gián. May cho Phú, trên đường rút chạy, tay lính dõng vấp phải mìn du kích chết tan thây. Nhưng Phú vẫn bị Tây mắt mèo báo cho hiến binh bắt giam.

     Sau này, ra toà án binh ngoài Hà Nội. Quan toà Tây bị ông luật sư Thảo, là học trò cũ của ông hương Bằng, vặn : “ Nếu bảo đội Phú là người mở cổng bốt Ngọc cho Việt Minh tràn vào, thì nhân chứng đâu? Ai là người nhìn thấy? Xin dẫn ra đây” Toà tắc. Phú được thả. Vụ cãi trắng án cho đội Phú của ông Thảo đến bây giờ người làng vẫn truyền tụng. Là ông Thảo cãi giỏi đến mức, mấy thằng Tây ngồi trên ghế xử án tức nổ mắt ngay tại toà…

Phú được thả, lang thang tá túc nhà anh trai là ông ký Đức ở Hà Nội mấy tháng thì Pháp thất trận Điện Biên Phủ.

     Rồi hiệp định Giơ ne vơ được ký kết. Phú càng hoang mang tợn, không biết tính toán ra sao.

     Sau vụ hạ bốt Ngọc thì Long và Hiền cưới nhau. Mới đầu cả hai đều ngủng ngẳng chi đó. Nhưng ông Tấn, bí thư chi bộ nói, cả hai đồng chí đều lập công đầu trong vụ bốt Ngọc. Đều có tình cảm với nhau sẵn. Nếu có vấn đề gì thì là do tội ác của bọn đế quốc phong kiến mà ra cả. Hai đồng chí cần đến với nhau như tình thương yêu giai cấp…Thế là Long lấy Hiền.

     Nghe chuyện ở nhà nhắn ra, Phú càng chán nản. Nghĩ mình có về làng bây giờ thì cũng chẳng đâu vào đâu. Mà có khi còn mang vạ. Họ đã lấy nhau, đã thành vợ thành chồng mà giờ lại có quyền, gặp lại, không cẩn thận thằng cha Long nó còn cho phát súng, bõ tức cái vụ năm xưa…Phú buồn, đi lang thang từ nhà ông ký Đức trong làng Ngọc Hà, loanh quanh chỗ chùa Một Cột rồi vào đường Puyginie, xuôi xuống cửa Nam. Lúc đi trên vỉa hè toàn những cây sấu cổ thụ, bất chợt có một cuộn gió đầu thu ở đâu ào về hối hả. Những chiếc lá sấu vàng tươi rụng la liệt xuống mặt đường. Phú nhặt một chiếc lá sấu lên ngắm nhìn hồi lâu. Chiếc lá vẫn còn căng bóng mang một màu vàng sáng lạ. Nó như vẫn còn mang đầy sức sống mà đã vội nhuộm màu của thời gian hết. Phú chợt liên tưởng đến mình, có lẽ, mình cũng như lá sấu mùa thu. Lìa cành tả tơi trong vàng tươi nguyên vẹn…Phú đi như vô định đến cửa Nam rồi xuôi xuống ga Hàng Cỏ. Người người ồn ào tấp nập. Vợ chồng con cái bồng bế, bìu ríu, đồ đạc ngổn ngang. Tiếng trẻ con khóc ngằn ngặt. Tiếng quát tháo nhau loạn xạ hoà cùng với tiếng còi xe lửa rúc từng hồi thê thảm…Bỗng Phú giật mình, có một bàn tay vỗ mạnh vào vai: “Ngài đội! Đi đâu mà ra đây vậy?” Thì ra là một tay lính đã từng đóng ở bốt Ngọc dưới quyền Phú. Người bên làng công giáo Lãng Ngâm. Nay đang cùng gia đình bắt tàu hoả xuống Hải Phòng để đi nam. Vài câu chuyện, rồi Phú nhảy lên tàu xuống Phòng cùng với gia đình tay lính nọ.

     Thế là Phú đi Nam. Không một lời nhắn gửi bố mẹ, anh em, họ hàng, làng xóm.

     Hai mươi năm sau, đất nước thống nhất cũng không thấy Phú về.

Người làng Ngọc hồi năm năm tư di cư vào trong đó có đến nửa làng ở Sài Gòn cũng chả ai biết tăm hơi gì của Phú.

Dương Xuân Hải, là con cả ông ký Đức, đi bộ đội năm bảy hai. Sau bảy lăm làm quân quản ở quận nhất, cũng dụng công tìm kiếm nhưng không thấy gì.

Ông bà hương Bằng mất từ lâu. Lúc sắp chết gọi con cả là ký Đức về, nói sau này đất nước thống nhất thì tìm lấy em.

Rồi đến lượt ông ký Đức cũng chết già. Khi sắp lâm chung, ông cũng dặn con cả là Dương Xuân Hải, biết tin tức chú ở đâu, thì phải cố mà đi đón về quê. Chết rồi thì mang hài cốt về để cạnh ông bà.

Thế nhưng Phú vẫn biệt tăm.

Đêm đêm, mấy ông du kích cũ giờ già lão khó ngủ, hay ngồi hút thuốc lào vặt với nhau vẫn nhắc, trận càn làng Nghi Xá, không có đội Phú thì bọn ta đi “mò tôm” dưới kè đá hết rồi…

 

***

 

       Cụ thơ San, cao niên nhất làng kể.

       Thật ra thì cụ thơ San không phải người họ Dương. Nhưng cụ là con nhà dòng giống khoa bảng nhiều đời. Giỏi cả chữ nho lẫn quốc ngữ. Cụ đọc rất nhiều sách nên thông kim bác cổ. Thế nên khi cụ San nói, người làng ít ai dám cãi.

      Họ Dương trong làng Ngọc là dòng họ lâu đời nhất. Cụ tổ là Dương Minh Thắng, vào thời vua Hùng thứ sáu, đã được phong lạc tướng. Về ở đất này, chiêu dân lập ấp, khai khẩn đất đai. Đời sau này, khi ngài Dương Đình Nghệ đánh thành Đại La, mấy trăm trai tráng họ Dương làng Ngọc đã đến sung quân dưới trướng ngài…

      Những chuyện ấy thực hư thế nào cũng không lấy gì làm bằng. Mấy năm chiến tranh rồi cải cách sửa sai linh tinh cả, văn tự chữ nho chữ nôm ở làng bị coi là hủ lậu, đốt gần hết. Nhưng vì là từ cụ thơ San nói ra nên mọi người đều tin. Đến như ông Dương Hữu Long, đội trưởng du kích lừng danh làng Nghi Xá. Sau nắm chức chủ tịch huyện. Về hưu. Thỉnh thoảng vẫn lên cầu cạnh cụ.

      Chuyện là thế này. Làng Nghi Xá, quê ông Dương Hữu Long nằm trong cánh đồng Tam Thiên Mẫu. Tam Thiên Mẫu, nghĩa là ba ngàn mẫu ruộng, rất rộng. Mà đấy là ước thôi, chứ vẫn theo lời cụ thơ San, thực tế phải lớn hơn nhiều. Bởi từ thời thượng cổ đến giờ, có ai vác thước đi đo mà biết. Cả một cánh đồng lầy rộng mênh mông, mọc toàn một thứ cỏ lăn cỏ lác đến trâu cũng chê, trải dài từ cuối vùng Thuận An cho đến mạn Lang Tài, Cẩm Giàng. Đất chua, đỉa nhiều như bún trong bát canh. Trâu đi ăn đồng xa, chẳng may bị lạc sa vào vũng lầy, không lên được chỉ bị đỉa hút hết máu mà chết. Buổi chiều, đứng ở rìa mà nhìn sâu vào trong cánh đồng ngút ngát xa xăm. Xanh xám rờn rợn một màu cỏ dại. Tà khí bốc lên, lập lờ vẽ thành những hình thù quái dị uốn éo ở chân trời. Tưởng như sâu trong đó là âm ty địa ngục chứ không phải trần gian. Thế mà giữa cánh đồng ấy lại có một cái làng mọc lên, là làng Nghi Xá. Làng này cũng có từ khá lâu đời rồi. Theo tương truyền thì, ngày xưa, một số dân cùng đinh, rồi bọn người phạm tội bị quan quân truy nã, hết đất sống mới rủ nhau vào giữa cánh đồng tá túc. Mặc dù cánh đồng hoang đầy những rắn rết đỉa đói, nhưng lại có rất nhiều cua cá. Nhưng con cá chuối, cá chép, cá rô, cá trê nhiều vô thiên lủng trong đồng. Có lẽ vì thế mà những người đầu tiên đến xắn đất lập làng mới có nguồn thức ăn mà sống được. Rồi dần dần cũng thành làng Nghi Xá như ngày nay. Cho đến hồi Pháp đánh nước ta, thì dân làng Nghi Xá vẫn sống như là tách hẳn khỏi xung quanh. Từ đường 38 mà đi vào làng, phải lội bộ qua cánh đồng mênh mông, trên con đường đất sét trơn tuột toàn bùn lẫn với phân trâu. Thế nên, hình như thời nào cũng bỏ quên làng Nghi Xá. Sau khi hoà bình ở miền bắc, chính phủ làm công trình Đại thuỷ nông Bắc-Hưng-Hải. Đào sông đắp đường, làm thuỷ lợi. Ông Dương Hữu Long vốn là một tay lực điền khoẻ nổi tiếng trong vùng, được phân công tham gia chỉ huy làm thuỷ lợi. Xưa ông đánh Pháp cũng hăng. Nay Pháp rút, ông đi làm thuỷ lợi cũng hăng không kém. Là lãnh đạo, nhưng ông lao xuống thùng đấu, vác đất ầm ầm bằng ba người khác. Ông lại là điển hình tiên tiến cho cả vùng. Xưa đánh giặc giỏi. Nay lao động cừ. Ông lên chức vùn vụt. Đến khi nắm chức chủ tịch huyện hơn mười năm thì về hưu.

      Hưu trí nhàn rỗi, ông mới có thời gian để ý đến việc họ, việc làng. Ông thấy họ Dương trong làng ông bé tẹo mà họ Dương trên làng Ngọc, quê vợ ông lại to thế. Ông lên quê vợ, hỏi cụ thơ San, một vị bô lão giỏi chữ nho nhất vùng còn đọc được văn bia gia phả cổ. Hỏi cụ xem cái chi họ Dương bé tẹo dưới Nghi Xá, có liên quan gì đến cái chi họ Dương to đùng trên làng Ngọc, quê vợ ông không?

     Thật ra, thì từ lâu, ông và bà Hiền chỉ còn là vợ chồng trên danh nghĩa. Mấy năm mới cưới, đẻ con, nuôi con, phấn đấu này nọ, ông cũng nhãng đi. Không hiểu sao, từ ngày lên chức phó rồi chủ tịch uỷ ban huyện, ông lại hay nhớ đến quá khứ hồi du kích của vợ mình. Càng về sau này, hình ảnh cái đêm ở miếu bà cô đầu làng Ngọc, nơi ông đã đánh nhau với đội Phú rồi bị bắt ấy cứ trở đi trở lại trong trí óc ông. Như một vết cứa trong não không lành được. Ông đã thích Hiền ngay từ buổi đầu gặp đi khai hội thanh niên kháng chiến trong làng. Sau này chiến tranh ác liệt, mọi đoàn thể rút vào bí mật, ông đã bố trí cho Hiền đi hoạt động bán công khai, vừa buôn hàng tiếp liệu vào vùng tự do. Ông đã có nhiều cơ hội ở bên Hiền. Nhưng ông Long là một thằng đàn ông đến từ một ngôi làng, mà dân vùng Kinh Bắc vẫn gọi là “dân cua đồng”. Chàng trai Dương Hữu Long, nổi tiếng khoẻ mạnh, gan dạ nhất vùng hoàn toàn không biết tán tỉnh con gái là gì. Những chuyến đưa hàng cùng Hiền, những lúc nằm hầm bí mật chỉ có hai người với nhau, Long cũng chả biết nói gì. Long cứ làm tới thôi. Khi nghe trên phân công cho Hiền “cảm hoá” đội Phú, Long thấy bất an. Rồi khi thấy mỗi lúc đi gặp về, Hiền là lạ. Long ấm ức. Một đêm, Long đã bí mật theo sau. Và câu chuyện ba người tại miếu bà cô đã thành một nỗi ám ảnh suốt đời Long. Cứ tưởng là khi thành vợ chồng rồi thì mọi cái sẽ bị xoá nhoà đi. Nhưng không, nỗi đau đớn chứng kiến cái cảnh vợ mình đã từng ôm ấp vuốt ve người tình, nói với nhau những câu tình tứ nó đau đớn ngấm sâu hơn suy nghĩ của Long khi quyết cưới Hiền rất nhiều. Khi Hiền sinh đôi liền một lúc hai thằng con trai, rồi hầu như chỉ chăm con, không để ý gì đến ông nữa. Long càng ấm ức hơn. Thế rồi, như là một sự giải toả những uẩn khúc, ông Long tìm đến những người đàn bà khác mà ở cương vị của ông luôn có sẵn. Thế là ông chủ tịch huyện Dương Hữu Long có cả mấy cô bồ, toàn nhân viên dưới quyền. Bà Hiền biết hết, vì bà làm bên văn phòng huyện uỷ. Nhưng bà không quan tâm. Việc bà quan tâm lúc này không phải là đi rình bắt mấy con “đĩ” ngủ với chồng mình. Mà việc bà quan tâm nhất là thu vén bổng lộc từ cái ghế của ông chủ tịch mang lại, để còn lo cho hai thằng con trai đang học ngoài Hà Nội. Còn các việc khác, bà mặc kệ. Mà không mặc cũng không được với ông ấy. Ngay từ hồi thanh niên, Long đã nổi tiếng là một tay máu gái. Long cứ lừa lừa các cô em đi làm một mình ở đồng vắng là đè nghiến. Hồi trận càn làng Nghi Xá, Hiền và Long chúi xuống hầm bí mật cả buổi chiều khi bọn lê dương tràn vào làng. Trong lúc nguy cấp thế mà nằm dưới hầm, của Long vẫn cứ rực lên, dí sát đằng sau đít Hiền. Mê mải. Mệt lử. Đến đêm Tây rút lâu rồi cũng không thấy lên, mọi người tưởng đâu đã chết ngạt…Nhưng Long thì to khoẻ, làm như giã gạo. Mà Long khoẻ quá, lắm lúc làm Hiền chỉ còn cảm giác đau đớn. Có lúc Hiền đã nghĩ, chắc lúc mấy bà ở làng Nghi Xá bị Tây đen hiếp cũng như thế này… Không như Phú, lúc nào gặp cũng nhẹ nhàng vuốt ve âu yếm, thấy đê mê. Vụ Hiền bị Long bắt sống với Phú, vẫn bị lão ấy chì chiết mãi. Lúc sắp cưới, lão ấy còn nhắc. Hiền tức lên bảo: “ Ừ thì tôi ngủ với đội Phú đấy. Ông không cưới thì tôi lấy người khác”. Long nghĩ lại thấy tiếc. Hiền là gái làng Ngọc, đã đảm đang buôn bán giỏi, lại xinh. Bướm như giếng thần, lúc nào cũng ăm ắp nước. Nhưng mà Long vẫn cứ cay. Cứ nhớ lại cái cảnh ngồi rình ngoài gốc đa, nghe đôi tình nhân âu yếm với nhau trong miếu mà phát điên… “tí to của ai” “của anh”… “rốn xinh của ai” “của anh”… “ thế cái mềm ấm êm mượt này của ai” “của anh”…. Khốn kiếp! Chủ tịch huyện Dương Hữu Long hai mươi năm sau nghĩ đến vẫn điên người. Long gọi cô bé nhân viên tạp vụ mới tuyển, vú ninh ních, mông to như cái lồng bàn vào phòng, cứ thế đè ra giường, đóng luôn. Con bé Hồng này, ở bộ đội mới chuyển ngành ra, có người yêu bên công an sắp cưới. Mới đầu còn ú ớ lục đục định cự lại. Đến khi Long tống được cái của trứ danh của mình vào thì người nó cong lên như con tôm, miệng rên rỉ như phát dại. Từ đấy trở đi, chả cần chủ tịch gọi, con bé Hồng cũng ngày mấy lần vào phòng Long. Nhưng mà thằng Thành, người yêu nó là công an được học nghiệp vụ nên rất tinh. Thành phát hiện ra biểu hiện lạ của người yêu và âm thầm theo dõi. Nó cùng với mấy thằng đối thủ đang lăm le cái ghế chủ tịch của Long bèn bày trò, bắt tại trận Long và con bé Hồng đang trai trên gái dưới. Chuyện này cũng làm om xòm cả huyện một thời gian. Nhưng trên thấy ông Long có nhiều thành tích, nên không kỷ luật gì mà cho về hưu.

      Bà Hiền sau vụ việc vỡ lở, bà uất. Thì lâu nay bà có lạ gì việc ông chồng mình đi kiếm ngoài. Bà hết tuổi đàn bà rồi. Nhưng bà thỉnh thoảng vẫn nhắc khéo ông rằng thì là mà, quan trên trông xuống, người ta trông vào. Kín đáo một chút. Thiên hạ đang ì xèo cả đấy. Chỉ xa xôi bóng gió thế thôi, nhưng ông Long đã trừng mắt, nghiến răng ken két rít lên. Rằng thằng đội Phú năm xưa… Bà uất lắm. Bà bỏ quê đi ra ở luôn với hai thằng con làm ngoài Hà Nội. Mà cũng lạ, hai thằng con trai sinh đôi ở cùng với mẹ ngoài thành phố rất ít khi về quê. Đặc biệt là bà Hiền, thậm chí ở ngoài ấy, khi nói chuyện với mọi người, bà còn không cả dùng từ “ ông nhà tôi, chồng tôi…” Mà bà lại dùng từ “cái con người ấy…”

     Về hưu, lại ở một mình, nhàn rỗi quá ông Long sinh ra chuyện đi tìm hiểu về gốc tích của nhà mình. Long lên đàm đạo với cụ thơ San. Hầu chuyện bậc túc nho, Long ngộ ra nhiều điều. Ngay như cái chuyện tình ái nhăng nhít của Long cụ cũng bảo, đừng quá bận tâm. Cũng không có gì phải ăn năn day dứt. Con người sinh ra đã là vô luân dâm tặc. Trên con đường đời làm đầy những chuyện tưởng như tà đạo nhưng đấy chính là đang tìm về với bản chất người. Vả lại ông là người vô thần, không tin trên đời này có thánh thần, trời phật. Vậy thì mọi sự đều được cả, miễn là thuận theo lẽ tự nhiên. Đói thì ăn, khát thì uống… Nhưng cụ thơ San cũng nói cho Long biết là theo như cây phả hệ, cách đây hai mươi mốt đời, một người con trai thứ họ Dương, cãi nhau với bố mẹ, đã bỏ đi sâu vào đồng Tam Thiên Mẫu ở, thề không bao giờ quay về nữa. Đó chính là gốc tích nhà ông Long.

Cũng theo lời cụ thơ San thì, Dương Hữu Long và đội Phú có cùng một tổ. Thế mà thời tao loạn, suýt nữa giết nhau.

      Nhưng lâu lắm rồi không ai nhìn thấy đội Phú ở đất này. Mỗi lần có việc, đi qua cái lô cốt xám xịt, to đùng ở góc ngã tư, ông Long chỉ nhớ đến cái cảm giác tức thở, lồng ngực như muốn vỡ ra khi lao cắm đầu từ trên kè đá lặn tít xuống đáy sông. Ông lao mãi, lao mãi chạm đến lớp đất sét. Trên bờ bọn lê dương hò nhau bắn loạn xạ. Ông nghĩ mình sẽ chết chìm tại đây. Tự nhiên lúc ấy ông lại nhìn thấy đôi mắt lung liêng, ướt rượt của Hiền…Ông co chân đạp mạnh vào đáy sông, từ từ lao chéo xuôi theo dòng nước, ngoi lên…

 

***

 

      Dương Xuân Hải là cháu ruột đội Phú kể.

      Hải là con ông ký Đức, anh trai đội Phú. Hải sinh năm năm tư, cùng tầm tuổi với hai đứa con trai nhà ông chủ tịch huyện Long. Nhưng họ không biết nhau, hoàn toàn không có can hệ gì đến nhau. Hai con ông Long, vì bố mẹ toàn là những người có công trong kháng chiến, hưởng nhiều ưu tiên ưu đãi nên học xong phổ thông, không phải đi bộ đội, được vào đại học. Rồi ra trường, làm việc ngay thủ đô. Còn Dương Xuân Hải, không thuộc thành phần nào, tốt nghiệp phổ thông năm bảy hai là bị xung ngay vào lính. Lúc đó, cuộc chiến đang ác liệt. Dân Miền Bắc nghe đài báo oang oang loan tin chiến thắng, chiến đấu anh dũng của bộ đội ta ở thành cổ Quảng Trị. Đêm đến, nhiều ông bố bà mẹ lo thắt ruột, không ngủ nổi. Hải huấn luyện xong, vào đến bờ sông Thạch Hãn thì cái cối xay thịt bên kia được cả hai bên ngầm tạm giải lao. Nếu không, có lẽ Hải cũng nằm đâu đó dưới đáy sông hoặc vùi xác trong đống gạch vụn rồi.

Thế rồi Hải đi một mạch đến tận Sài Gòn hồi tháng tư bảy năm. Không sứt sẹo gì. Thật tài tình.

      Hải vào Sài Gòn, nhớ lời ông, lời bố dặn, tìm đến người làng di cư năm năm tư hỏi thăm, mới biết. Đội Phú vào trong này thì bị bắt giam ngay tức khắc. Là vì có nhiều nguồn tin ngoài bắc đánh vào nói về vai trò của Phú trong việc hạ bốt Ngọc. Rồi người làng có con em chết trong vụ hạ bốt, thoát được vào trong này đứng ra làm chứng. Phú bị bắt giam, toà án binh xử kín. Không rõ án tử hay chung thân. Có điều từ đấy, không ai còn nhìn thấy đội Phú nữa. Hải tin chắc chú mình chết mất xác rồi không quan tâm đến nữa.

Dương Xuân Hải tuy sinh ra ở Hà Nội, nhưng quê gốc làng Ngọc. Cháu ông hương Bằng, con ông ký Đức, mặt mũi sáng sủa nhanh nhẹn, văn hay chữ tốt. Hải được sung sang quân quản, rồi chuyển làm công an quận nhất. Hồi cải tạo công thương, Hải bị mắc sai lầm khuyết điểm gì đấy thế là phải về Bắc. Nhưng nghe dân tình đồn là dịp ấy Hải kiếm được món khá lắm.

      Hải về Hà Nội, chả có danh phận gì. Không nghề ngỗng, Hải xuống mạn chợ giời chuyên buôn bán phụ tùng xe đạp. Rồi sau này là xe máy và đồ điện tử. Nhờ có vốn mang được trong Sài Gòn ra, lại tinh nhanh nên Hải phất to. Lần lần, đến thời đổi mới, Dương Xuân Hải đã trở thành “tay to”, nói theo ngôn ngữ dân gian. Còn thời thượng, hay gọi là “đại gia” của đất kinh kỳ.

Đại gia Hải tuy sinh ra lớn lên, lập nghiệp đất Hà Thành, nhưng không quên nơi quê cha đất tổ. Hải khá là hay về làng. Ngôi nhà xưa của ông hương Bằng, lâu ngày mục nát, Hải cho dỡ ra làm lại y sì nhưng bằng gỗ lim, lại cho làm sân vườn, bể cảnh rất đẹp, chỉ để thỉnh thoảng về giỗ tết nghỉ lại.

      Quãng những năm đầu hai nghìn. Tự dưng dân nhà giàu Hà Nội âm thầm lên cơn rồ đất đai mãi trong Phú Quốc.

     Hải bay vào cũng định kiếm chỗ làm cái resort chơi. Trong một lần lang thang uống rượu với mấy tay thổ địa ở quán hải sản đêm bên bãi trước. Bà chủ quán thấy Hải nói giọng Bắc, mới bảo ở xóm bà ở trước đây, mãi bên hòn Tằm, có một ông Bắc Kỳ già ở lâu lắm mà vẫn nói giọng y như chú. Ông này nhìn nhang nhác cũng có nét giống chú, nhất là đôi mắt to trố tròn sáng quắc. Hải nghe bà chủ nói, rùng mình, như có linh tính mách bảo. Hôm sau thuê tàu ra ngay hòn Tằm mãi phía nam đảo.

Đến nơi, Hải choáng váng hết người. Khuôn mặt người đàn ông già nua khô khẳng, như là một bản sao của bố mình lúc sắp lâm chung. Hải nức nở: “Chú Phú…”

      Thì ra là năm năm tư, ông Phú vào nam. Bị chính quyền trong đó bắt, kết án chung thân đày ra Phú Quốc. Vài năm sau, Sài Gòn đảo chính liên miên, chả còn biết phe phái nào vào với phe nào. Tay giám đốc nhà tù Phú Quốc xem hồ sơ đội Phú không hiểu là Phú thuộc thành phần nào. Tay ấy gọi Phúc lên, bảo, thôi ông thích đi đâu thì đi. Mà ông Phú biết đi đâu? Ông ở lại luôn đảo, làm thuê làm mướn nuôi thân. Ở một miền đất được mệnh danh là đảo ngọc này, việc nuôi thân là quá đơn giản, làm gì cũng sống được. Ông Phú cứ ở đấy. Nay ông ở phía bắc đảo. Mai ông lại xuống phía nam. Lúc hứng lên ông lại theo người ta ra những hòn đảo nhỏ xung quanh. Làm được đồng nào, ông uống rượu hết. Và ông cũng chả vợ con gì. Những người biết ông ở đảo cũng chưa từng thấy ông bao giờ nói là muốn lấy vợ hay thèm đàn bà. Nhưng có một lần uống say ở nhà một người quen, ông bảo bà chủ là bà giống người con gái làng ông ngoài xứ Kinh Bắc quá. Gái làng Ngọc, phủ Thuận An. Lẳng lắm. Nhưng mà đảm đang. Chỉ nói thế thôi. Thế mà bà ấy nhớ…

      Khi đại gia Dương Xuân Hải ôm lấy ông chú ruột mà khóc lóc và đòi đón chú về bắc phụng dưỡng ngay, thì ông Phú kiên quyết cự tuyệt. Ông nói ở đây quen rồi, không đi đâu nữa. Hải ở liền với ông chú mình mười một ngày, cùng ngủ, cùng đi chơi, cùng rượu. Đến ngày thứ mười hai, Hải rớt nước mắt, nói: “ Ông trước lúc chết chỉ dặn bố cháu một điều. Bố cháu trước khi nhắm mắt cũng chỉ dặn cháu một điều là, tìm đón chú về đất bắc. Nay chú không về thì cháu thành thằng bất hiếu với cha ông”

Ông Phú ngồi im một lúc lâu không nói gì. Đôi mắt to trố tròn cứ nhìn mãi ra biển xanh biếc. Ông uống liền mấy chén rồi hỏi thằng cháu: “ Miếu bà cô với cây đa ở làng mình còn không?” “Dạ, còn nguyên” “Thế thì tao về”.

Ông Phú về quê sau mấy chục năm xa cách. Biết tin, mấy ông du kích cũ còn sót lại sai con cháu mua đường sữa và chở mình lên tận nhà thăm hỏi. Mấy thằng con cháu có tí chức sắc cán bộ, lầm bầm, thấy bảo đội Phú ngày xưa đóng trên bốt Ngọc gian ác lắm, ông lên thăm làm gì. Mấy ông ấy mới quát cho: “ Loại trẻ ranh như chúng mày biết cái gì. Không có ông ấy thì chúng tao đã mục xương dưới kè đá từ mấy chục năm trước rồi”

Mấy ông già toàn trên dưới tám mươi, lúc nhớ lúc quên lẫn lộn hết cả, nhưng khi gặp ông Phú thì đều nhớ rõ. Ông nào cũng bảo ông đội Phú trông vẫn oách như xưa. Có ông lại rơm rớm nước mắt nói, tiếc là ông Long, bà Hiền cũng chết cả rồi. Đang sướng thế mà chết. Hai thằng con trai ông bà ấy phương trưởng cả, chức to ngoài Hà Nội…

 

***

 

       Dân vùng Thuận An đều kể.

       Chưa thấy đám ma nào lạ như đám ma ông đội Phú. Cả đám tang toàn thấy người già đi đưa. Chỉ có một người đàn ông trung niên, khăn trắng áo dài mũ gậy đi sau quan tài. Còn phường bát âm, thổi toàn điệu “thái bình”, “ sênh tiền” với “ lưu thuỷ hành văn”, nghe chả ra đám ma gì cả.

     Thế là ông đội Phú về quê chỉ được hơn một năm thì chết. Mới đầu, Hải định giữ ông ở Hà Nội. Nhưng ông không nghe. Ông Phú về ở ngôi nhà trên mảnh đất xưa của cha ông, trong làng. Đại gia Dương Xuân Hải cũng chiều lòng ông chú mình. Thuê người chăm sóc cấp dưỡng chu đáo. Ở làng thì buồn, là vì giờ đây những người cùng lứa với ông đã ra người thiên cổ gần hết rồi, chả còn ai mà chơi. Ngày ngày ông cứ đi lang thang tha thẩn trong làng ngoài phố. Ông ra miếu bà cô xưa là rìa làng. Bây giờ, nhà cửa đã làm vây kín xung quanh. Mấy chục năm, hai cuộc chiến tranh, vô khối người chết. Mà người ở đâu vẫn sinh ra lắm vậy? Vẩn lên những người là người. Ông đội Phú cứ lẩm bẩm thắc mắc một mình khi vào ngả lưng trong cái nền miếu gạch Bát Tràng láng bóng từ xưa. Ông không vợ, không con. Người đàn bà duy nhất của ông là Hiền. Cái đêm năm xưa, ông và Hiền đang ân ái, đúng lúc cao trào. Thì bị ông Long, nhảy vào ghè chặt trên lưng mà ra sức táng vào đầu. Cùng với cảm giác thăng hoa là cảm giác choáng váng đau đớn. Hai cái thứ ấy đến cùng một lúc, trộn lẫn vào với nhau thành một cái gì đấy không phai được trong đầu ông mỗi lúc nghĩ về đàn bà. Có lẽ mấy quả đấm chí tử của Long đã làm tan hết mọi khát vọng đàn ông của Phú. Hoặc là cuộc đời long đong đã làm Phú không còn có ham muốn gì nữa không biết.

      Ngôi miếu thờ người con gái chết trẻ họ Trần, là nơi gắn bó với tuổi thơ của ông Phú. Đấy cũng là nơi mối tình của ông và Hiền thăng hoa. Sau mấy chục năm xa quê, trở lại, ông chỉ còn thấy có cái miếu bà cô bên cây đa cổ thụ là thân thuộc với mình. Ông ở miếu nhiều hơn ở nhà. Hàng ngày ông quét dọn sạch sẽ, lau chùi đồ thờ sáng bóng. Ông đi mua hoa huệ về cắm thơm ngát. Đêm, ông thắp hương trên ban thờ cô. Trong chập chờn của đèn nến. Trong ngát hương của trầm, của thoang thoảng loài hoa tinh khiết. Ông ngồi dựa lưng vào ban thờ cô, vừa uống rượu, vừa ngân nga. Cái đũa tre trên tay ông thỉnh thoảng gõ tom tom chát xuống nền gạch Bát Tràng rắn bóng như sành. Ông đọc bài thơ bằng chữ nho trong quyển sách cúng còn sót lại trên ban. Ít chữ thánh hiền mà bố ông, cụ hương Bằng xưa dạy, vẫn còn đủ để ông hiểu mà ngâm ngợi:

                         “Hoa đào còn đợi gió đông

                    Xót người thục nữ tơ hồng chứa chan

                         Vẻ thanh giá ngọc càng cao

                   Biết đâu quân tử mà trao duyên hài

                        Nương dâu một chút biến dời

                  Bụi trần rũ sạch ra người cung tiên…”

      Ông đội Phú chết ngay tại miếu bà cô, trong một đêm mùa hạ.

      Mấy ông già bà cả còn sót lại trong vùng đến đưa tang đều ngậm ngùi nói, ông đội Phú số long đong vất vả, chả có đứa con nào. May được thằng cháu có hiếu lo cho chu đáo. Thôi cũng được ngậm cười nơi chín suối.

     Thế nhưng có một sự lạ. Sáng hôm sau, cháu ông đội Phú, đại gia Dương Xuân Hải ra thăm trước khi về Hà Nội thì thấy mộ chú mình phủ tràn ngập hoa huệ trắng. Có dễ hàng ngàn bông, toả hương thơm ngát.

     Dân trong vùng thì thầm với nhau là, đêm trước, có một cái xe ô tô dài, trắng toát đỗ bên cạnh nghĩa trang. Có hai người đàn ông cũng mặc quần áo trắng toát, ôm những bông huệ đặt lên mộ. Hồi lâu không biết họ đi lúc nào. Chỉ thấy mùi hương tinh khiết của huệ trắng miên man trong đêm.

 

Đánh giá

Hương Đêm.

Mục lục bài viết

Quân Pháp bị mất một vị trí quan trọng nên cay cú, từ Cẩm Giàng nã moochie lên loạn xạ, nã vào cả làng Ngọc. Đêm ấy, hạ xong bốt, trung đoàn Bắc Bắc rút ngay về bên kia sông...

632
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
23-02-2021
GIỚI THIỆU SÁCH

GIỚI THIỆU SÁCH

GIỚI THIỆU SÁCH

GIỚI THIỆU SÁCH

GIỚI THIỆU SÁCH

NGƯỜI KỂ CHUYỆN KINH BẮC

  • KHÁNG KHÁNG SINH

    Kể từ khi tìm ra kháng sinh (1928), với việc quý ngài Alexander Fleming chiết suất được Penicillin, nền y học của nhân loại đã có một bước nhảy khổng lồ. Rất nhiều căn bệnh nan y, gây chết người trước kia đã được giải quyết. Tuổi thọ và chất lượng cuộc sống loài người đã tăng lên rõ rệt. Kháng sinh trở thành một loại thuốc thiết yếu, không thể thiếu của y khoa hiện nay...

    Lượt xem: 1118
  • NAN ĐỀ CỦA THỜI HIỆN ĐẠI

    Thực ra thì không phải đến thời hiện đại mới có bệnh đái tháo đường, mà căn bệnh này đã được y văn cổ đề cập đến từ lâu. Các sách “Hoàng đế nội kinh” hay “Hải Thượng y tông tâm lĩnh” đều đề cập đến chứng “tiêu khát”, một biểu hiện lâm sàng rõ rệt nhất của căn bệnh này. Nhưng chỉ đến thời hiện đại, có thể do thay đổi môi trường sống, do cường độ làm việc, lối sống sinh hoạt…, căn bệnh đái tháo đường dường như mới bùng phát dữ dội.

    Lượt xem: 652
  • Những lưu ý khi tiêm vaccine Covid-19 với bệnh nhân tiểu đường, tăng huyết áp…

    Vài lời mở đầu: Tôi là một dược sĩ và là một nhà văn, trong cả hai vai trò rõ ràng tôi phải quan tâm đến đại dịch Covid-19 đang diễn ra trên đất nước ta và cả thế giới. Sự quan tâm của tôi đến thế nào, bạn có thể tìm hiểu các bài viết của tôi trên báo chí, facebook kể từ khi dịch nổ ra bên Vũ Hán, Trung Quốc cho đến nay sẽ rõ.

    Lượt xem: 915
  • LƯU Ý KHI DÙNG THUỐC HO

    Đặc biệt là khi bị nhiễm virus gây covid. Thường thì có đến 80% số ca dương tính không xuất hiện triệu chứng gì. Không phát thành bệnh. Nhưng nếu phát thành bệnh sẽ có các triệu chứng điển hình: sốt, đau họng, ho, đau mình mẩy, khó thở, mất khứu giác...

    Lượt xem: 4565
  • QUAN ĐIỂM CỦA TÔI

    Về tình trạng hiện nay ở một số nơi trên nước ta, nhiều người đã được tiêm vaccine mũi 1 là moderna, đến kỳ tiêm mũi 2 nhưng không có moderna nữa. Vậy phải làm sao?

    Lượt xem: 2109
  • ĐỊA LONG LÀ GÌ?

    Là con giun đất. Chính xác. Các cụ nhà ta, nhất là cánh nho sĩ, thầy lang xưa có cái "tật" hay gán cho các con vật, đồ vật vốn bình thường dân dã những cái tên "tự" Hán Việt thật kêu, cho sang mồm. Con giun đất, gọi là địa long, nghĩa là rồng đất, quá oai!

    Lượt xem: 1340
  • Vật chủ bất đắc dĩ

    Trong Y học, có một thuật ngữ quen thuộc “vật chủ truyền bệnh”, xuất phát từ thuật ngữ “vật chủ” trong môn Sinh học. Đây là một thuật ngữ chỉ về những sinh vật có nuôi dưỡng sinh vật khác, theo các dạng quan hệ ký sinh, cộng sinh hoặc hội sinh, cung cấp dinh dưỡng, nơi trú ẩn hoặc đôi khi là bảo vệ lẫn nhau.

    Lượt xem: 1570
  • Nhận thức lại về covid

    Khi đại dịch covid-19 nổ ra ở Vũ Hán, Trung Quốc tháng 11/ 2019, cả thế giới bàng hoàng. Không hiểu điều gì đang xảy ra nơi đây. Đến khi Trung Quốc chính thức công bố về dịch, lập tức các nhà khoa học của cả thế giới đã vào cuộc nghiên cứu về con virus gây bệnh có định danh là Sars- CoV-2 này.

    Lượt xem: 982
  • Placebo và dịch covid-19

    Placebo, thuật ngữ khoa học quên thuộc của giới y-dược khoa, nó xuất phát từ nguyên ngữ Latin, có nghĩa là “tôi sẽ làm hài lòng”. Còn hiểu một cách nôm na, có thể gọi là “hiệu ứng giả dược”: nghiên cứu những đáp ứng của cơ thể khi được cho dùng “giả dược”.

    Lượt xem: 905
  • KÍNH GỬI: Các thầy thuốc tuyến cơ sở vùng dịch.

    -Thưa các bạn,
    Tôi được biết tình hình trong vùng dịch miền Nam, đặc biệt là tp. Hồ Chí Minh đang rất căng thẳng. Bệnh viện quá tải, các thầy thuốc nhân viên y tế tuyến đầu mệt mỏi. Đâu đó đã xảy ra những cảnh thảm thương: bệnh nhân covid kêu cứu không có người trợ giúp, chết tại nhà, nhất là với những bệnh nhân nghèo.
    Thật đau lòng.
    Lượt xem: 900

  • Chuyện giun sán

    Hồi tôi đang ở bộ đội, năm 1984. Cả đơn vị nuôi tăng gia được một con lợn ngót tạ. Thủ trưởng nhân dịp gì đấy hạ lệnh mổ thịt cho lính tráng làm bữa ấm chân răng. Vui lắm...

    Lượt xem: 730
  • Liệu pháp miễn dịch: hy vọng mới cho bệnh nhân ung thư

    Giải Nobel y học năm 2018 được trao cho hai giáo sư: Ngài James P. Allison (Mỹ) và Tasuku Honjo (Nhật Bản). Cho những phát kiến của họ về vai trò của hệ miễn dịch cơ thể trong việc điều trị căn bệnh ung thư.

    Lượt xem: 381
  • Thuốc giả, ai chịu trách nhiệm?

    Có một hệ thống dược thống nhất trong các bệnh viện, phòng khám, nhà thuốc toàn quốc theo các chuẩn quy định của WHO ( tổ chức y tế thế giới) đảm nhiệm việc này. 

    Lượt xem: 377

  • Tiểu thuyết: QUÁI NHÂN LÀNG NGỌC (phần 7)

    Mạnh Hoạt ở tù ba năm rưỡi, đủ một ngàn hai trăm bảy mươi tám ngày chẵn. Thừa ra nửa ngày, vì án tù của hắn bảy năm, giảm tối đa còn ba năm rưỡi.
  • Tiểu thuyết: QUÁI NHÂN LÀNG NGỌC (phần 6)

    Trong chiến tranh, chỉ cần vài tạ thuốc nổ, vài giây, với vài người, là thổi bay một cây cầu. Nhưng để xây lại được một cây cầu qua sông, người ta phải mất vài năm với hàng ngàn con người lao động miệt mài.
  • Tiểu thuyết: QUÁI NHÂN LÀNG NGỌC (phần 5)

    Mỗi bài thơ của hắn viết ra, cũng dễ dàng như khi hắn làm tình với một em nào đó gặp trên đường lang thang giang hồ vặt. Nhưng với em nào hắn cũng diễn bài mê muội và đắm đuối như thật.
  • Tiểu thuyết: QUÁI NHÂN LÀNG NGỌC (phần 4)

    Dân gian thường hay gọi đó là kẻ ngộ chữ, hay nhẹ hơn, gọi là nghiện chữ. Cái bệnh nghiện chữ ấy đã khiến cho không ít kẻ sĩ nước nam ta từ cổ chí kim thân tàn ma dại.
  • Tiểu thuyết: QUÁI NHÂN LÀNG NGỌC (phần 3)

    Mạnh Hoạt mê đọc sách. Những lúc mẹ đi làm đồng hoặc đi chợ, Hoạt ở nhà chúi đầu vào cái tủ sách to tướng của ông cha để lại mê mải đọc.
  • Tiểu thuyết: QUÁI NHÂN LÀNG NGỌC (phần 2)

    Thời chiến tranh, nay sống mai chết, hôm nay còn ở ngoài Bắc, mai đã vào tít trong Nam. Hôm nay còn đang sống ngoay ngoảy, mai đi ngoài đường,..
  • Tiểu thuyết: QUÁI NHÂN LÀNG NGỌC (phần 1)

    Mạnh Hoạt, người xóm ngõ Ghen, Làng Ngọc. Một tay chơi nức tiếng vùng Kinh Bắc. Biết đủ ngón nghề cầm kỳ thi họa, đẹp giai, hát hay. Hắn lại biết làm cả thơ nữa...

  • Hoa gạo tháng ba (Phần cuối)

    Chiều nay, Giang cũng nói với nàng là hãy đợi. Ngồi bên Giang trên bến sông, nhìn nghiêng qua gương mặt thanh tú đẹp đẽ của Giang, nàng đã thầm thốt lên trong lòng, Giang ơi, nếu anh yêu em đến thế, sao anh không mang em đi cùng ngay tức khắc. Nhưng Giang vẫn nói em hãy chờ anh, hãy chờ, hãy chờ. 
  • Hoa gạo tháng ba (Phần 2)

    Nhìn hai anh em ngồi câu, My đã định ra chơi cùng, nhưng My lại thấy ngại ngần rồi thôi. Ngày My còn bé, Tràng là người đầu tiên khai tâm cho My về chữ quốc ngữ. Mỗi khi My ghép được một từ, Tràng hay xoa đầu khen My giỏi. Hôm Tràng bị quan Tây bắt giải đi, My chạy sang nhà ông lang Khiết, khóc nức nở..
  • Hoa gạo tháng ba (Phần 1)

    Hôm lính trên phủ cùng với chánh tổng Dương Hữu Cầu, mang tú Tràng về nhà ông lang Vương Văn Khiết trả người, mẹ Tràng là bà lang Khiết hoa mắt, cứ tưởng là quan trên nhầm người. Bốn năm đi tù ngoài Côn Đảo đã biến tú Tràng từ một anh học trò xanh mướt, thành ra một người đàn ông rắn rỏi, vạm vỡ, phong trần.
  • BUÔNG (phần tiếp theo của LONG SƠN TỨ TRUYỆN)

    (phần tiếp theo của LONG SƠN TỨ TRUYỆN)Cố trấn tĩnh, tôi lái xe về nhà đón vợ đưa sang bệnh viện cùng con gái. Ngồi ngoài phòng chờ mà tôi cảm thấy như ngồi trên một đống lửa hay là đang bị một đám gai nhọn vây kín quanh người...
  • LONG SƠN TỨ TRUYỆN

    Chả là trường tôi, thường hay cho sinh viên làm khoá luận và thi tốt nghiệp vào mùa hè. Những sinh viên thi không đỗ, nhà trường sẽ tổ chức thi lại vào mùa thu. 
  • Giỗ hậu (Phần 3)

    Chuyện Vũ chồng nàng chết bất đắc kỳ tử ngay khi đang giao hoan, gia đình nhà ông Đồ Lận đổ hết lỗi cho nàng. 
  • Giỗ hậu (Phần 2)

    Cả làng này, chưa thấy ai chiều con gái như ông Lư. Con ông đòi gì thì cho dù nửa đêm gà gáy ông cũng vùng dậy đi kiếm cho bằng được. 

VIDEO PHỎNG VẤN

VIDEO PHỎNG VẤN

  • MỜI CÁC BẠN SÀI GÒN:

    MỜI CÁC BẠN SÀI GÒN: sáng mai 9h, tới Cà phê Ba Hiền, 54 Nguyễn Văn Công thưởng thức cà phê và chém gió cùng các tao nhân mặc khách về các vấn đề lịch sử Trần triều!
    Như đã hẹn, Trần mỗ tôi đã có mặt tại thành phố.
    Rất mong sáng mai được gặp mặt các bạn!
    Lượt xem: 56
  • NHÀ VĂN TRẦN THANH CẢNH KÝ TẶNG ĐỘC GIẢ

    Và ngày hôm nay 8/7, tác giả lại dành tình cảm và cảm xúc của mình cho những chữ ký và con dấu nhân dịp ra mắt bộ BOXSET 3 CUỐN SÁCH "Trần Thủ Độ - Trần Quốc Tuấn - Trần Nguyên Hãn". Sau chuỗi ngày nắng nóng gay gắt, Hà Nội hôm nay bỗng mát mẻ lạ thường, cảm tưởng như ông trời cũng thương mến, ủng hộ cho buổi ký tặng

    Lượt xem: 186
  • Bảo hiểm Y tế và các vấn đề liên quan trên sóng VOVTV

    Bạn nào muốn xem Dược sĩ chém về Bảo hiểm Y tế và các vấn đề liên quan trên sóng VOVTV, xin mời...

    Lượt xem: 211
  • ĐI XEM TRIỂN LÃM "Lịch sử tỉnh Bắc Ninh qua di sản tư liệu thế giới"!

    Chẳng là hôm nọ Cục lưu trữ tỉnh đem về tổ chức ở Trung tâm văn hóa Luy Lâu, bèn xuống xem. Cũng khá bổ ích, đặc biệt cho các cháu học sinh. Giá mà các cô hướng dẫn viên nhấn mạnh cho các cháu vài điểm thôi, thì các cháu sẽ nhớ dễ hơn...

    Lượt xem: 765

  • Giao lưu với nhà văn Trần Thanh Cảnh với văn hoá Kinh Bắc

    Nhà văn Trần Thanh Cảnh quê ở Thị trấn Hồ, H.Thuận Thành, T.Bắc Ninh, học hết phổ thông ông vào bộ đội tham gia bảo vệ biên giới phía Bắc, giải ngũ sau chiến tranh ông học Đại học Dược.

    Lượt xem: 583
  • THÁP CHĂM

    Dành nửa buổi chiều đi ngắm tháp Chăm. Theo các 'nhà', tháp là nơi thờ các vị thần và các nhà vua Chăm pa đã chết...
    Thế nhưng nay mò vào trong lòng tháp, thấy có bộ LINGA- YONI to tướng! Cực đẹp!:))
    Lượt xem: 545
  • ĐÂY LÀ ĐỒ CHƠI CỦA BIỆN NHẠC!

    Cũng truyền thuyết rằng, sau khi bị ông em lẫy lừng Quang Trung hoàng đế vô hiệu hóa, ông Trung ương Hoàng đế Nguyễn Nhạc bèn chuyển sang...chơi cây cảnh và hòn non bộ, cho vui, giết thời gian!

    Lượt xem: 97
  • MỜI CÁC BẠN SÀI GÒN:

    MỜI CÁC BẠN SÀI GÒN: sáng mai 9h, tới Cà phê Ba Hiền, 54 Nguyễn Văn Công thưởng thức cà phê và chém gió cùng các tao nhân mặc khách về các vấn đề lịch sử Trần triều!
    Như đã hẹn, Trần mỗ tôi đã có mặt tại thành phố.
    Rất mong sáng mai được gặp mặt các bạn!
    Lượt xem: 56

videotogif_2021.05.14_21.18.27
videotogif_2021.05.14_21.34.06
gif_20210514_210001
VIDEO CLIP

20211113_01351520211113_01371320211113_01364420211113_013744nhavantranthanhcanh20211031_22051320211113_01361920211113_15312320211113_15314020211113_01361920211113_01360720211115_00563820211115_00562220211115_00561020211115_00553020211115_00552120211115_00545220211115_00543920211118_16004320211118_16003120211118_160018fb_img_1637961528075fb_img_163796146879720211127_15591620211127_042028
nhavantranthanhcanh20211031_22051320211113_01361920211113_01360720211113_15314020211113_15310720211113_15312320211113_01361920211115_00563820211115_00562220211115_00561020211115_00543920211115_00561020211115_00554220211115_00552120211113_153123fb_img_1637961528075fb_img_163796146879720211127_15591620211127_042028
20211113_014855box-011nhavantranthanhcnh5520211113_01361920211113_15314020211113_15310720211113_15312320211113_01360720211115_00563820211115_00562220211115_00561020211115_00554220211115_00552120211115_00545220211115_005439fb_img_1637961528075fb_img_163796146879720211127_15591620211127_042028
QR truy cập web
nguoikechuyenkinhbac.codeqr

 BẢN QUYỀN THUỘC VỀ NHÀ VĂN TRẦN THANH CẢNH. 

KHÔNG SAO CHÉP KHI CHƯA ĐƯỢC SỰ ĐỒNG Ý CỦA TÁC GIẢ.

 

Lên đầu trang