gif_20210514_210516_1
videotogif_2021.05.14_21.31.52
videotogif_2021.05.14_21.18.27
gif_20210514_210001
TRÂN QUÝ CHÀO ĐÓN QUÝ VỊ ĐỘC GIẢ ĐẾN VỚI WEBSITE CỦA NHÀ VĂN TRẦN THANH CẢNH - KÍNH CHÚC QUÝ ĐỘC GIẢ CÓ NHỮNG GIÂY PHÚT THƯ GIÃN VỚI "NGƯỜI KỂ CHUYỆN KINH BẮC"
fb_img_163796146879720210411_13045820210430_22423320210430_22423320210430_22414520210430_22415520210422_11252420210422_11253620210411_13015820210411_1302135520210411_13052820210411_13041120210411_13044720210430_22421220211031_220453box-01120211113_014855nhavantranthanhcanh20211031_22051320211113_15314020211113_15310720211113_15312320211113_01361920211113_01360720211115_00563820211115_00562220211115_00545220211115_00543920211115_00561020211118_16003120211118_16004320211118_16001820211127_155916fb_img_1637961528075fb_img_163796146879720211127_04202820230108_10282320230108_10314120230108_10275020230108_10273420230108_10270120230420_21381520230420_21373220230420_213717fb_img_1688790633652
fb_img_1637961528075fb_img_163796146879720211127_15591620210411_13054420210411_13024120210411_13025120211031_22051320211031_220453box-011nhavantranthanhcnh5520210411_13021320211113_15314020211113_15310720211113_15312320211113_01361920211113_01360720211115_00563820211115_00562220211115_00554220211115_00552120211115_00545220211118_16001820211118_16003120211118_16004320211115_00563820210411_13054420210411_13024120210411_13025120211127_04202820230108_10282320230108_10314120230108_10275020230108_10270120230108_10273420230420_21374920230420_21373220230420_213815
20211031_22051320210430_22553720210411_13031320210411_13023320210411_13052020210411_13055620210411_13040120210430_22555120211031_22045320210411_13021320210411_130213box-01120211113_01361920211113_15312320211113_15314020211113_01360720211115_00563820211115_00562220211115_00561020211115_00553020211115_00554220211115_00543920211115_00545220211118_16004320211118_16003120211118_160018fb_img_1637961528075fb_img_163796146879720211127_15591620230108_10282320230108_10314120230108_10275020230108_10270120230108_10273420230420_21381520230420_213717fb_img_1688790638910fb_img_1688790636209fb_img_1688790633652

Bạch liên hoa.

Bạch liên hoa.                                                        

      Ngày xưa bên cạnh làng tôi có cái đầm sen to lắm.

Chuyện chiều chiều các cô gái trẻ ra ngồi trên cầu ao bắc bằng mấy cây tre to, cởi trần dội nước tắm trắng lóa, thì tôi đã kể nhiều rồi, không kể nữa. Hôm nay muốn kể các bạn nghe chuyện khác cơ. Chuyện này có thật một trăm phần trăm, bởi tôi và thằng bạn thân hồi ấy, thằng Vũ, nay vẫn còn sống nhăn. Thỉnh thoảng có dịp về làng dự đám xá, ngồi uống vài chén rượu, lại nhắc chuyện hồi bé với nhau.

Chẳng là cái đầm sen trước làng, ngay dưới chân đê rất rộng và sâu. Đêm mùa hè nóng nực không ngủ được, gần như cả làng kéo nhau lên đê hóng mát. Vui ơi là vui. Mấy ông bà có tuổi tính nết sạch sẽ cẩn thận thì hay cắp theo cái chiếu một, trải ra sườn đê, nằm ghếch chân cho gió nam thổi vào lồng lộng. Gió đem theo hơi nước mát dưới đầm và hương thơm hoa lá, thật sướng một đời thằng mục!

“Thằng mục là thằng nào hả bác?”

Tôi hỏi xoắn lấy ông bác đang nằm gối đầu trên cái quạt nan ngắm trăng. Bác tôi hỏi lại: “Mày không biết thằng mục là thằng nào à? Về hỏi thằng bố mày sẽ biết!” Nhưng bố tôi không có nhà, hồi ấy bố tôi vẫn đang bộ đội mãi trong Trường Sơn. Nhưng rồi tôi quên phứt ngay cái câu hỏi vừa buông ra khỏi mồm, bởi thằng Vũ bạn thân tôi, nhà ngay đầu làng, vừa ăn cơm xong đã tót ra rủ nhập bọn với trẻ choai cả làng đi chơi rảo quanh đê.

Đê làng tôi gọi là đê đại hà, to lắm. Ngồi trên đỉnh đê thấy cây cối trong làng còn lọt xuống dưới. Hai bên sườn đê trồng cỏ xanh mướt. Cỏ may, cỏ chân gà, cỏ gừng, cỏ mật chen nhau. Hồi hợp tác xã phát động phong trào làm phân xanh thì còn có cả cây điền thanh hoa vàng rực và những búi muồng muồng hoa trắng pha tím lòa xòa ven đê. Về phía bên sông thì mái đê khá dốc. Nhưng về phía trong đồng, đê được đắp thoai thoải, lưng chừng sườn người ta để một dải khá rộng và phẳng, kiểu như chiếu nghỉ cầu thang. Chỗ này bọn tôi hay đem bóng nhựa hoặc bóng bưởi ra đá buổi chiều. Còn đêm hè thì thành chỗ nằm chơi của cả làng. Mùa hè quê tôi hồi ấy chả có điện, nóng nực điên người. Nhưng vào những đêm hè trăng sáng rỡ như ban ngày, nằm chơi mát trên đê là một cái thú mà bây giờ ít người được hưởng. Trăng vằng vặc dãi dề suốt từ cánh đồng Ngo xa xăm, rải  một màu như bạc như vàng trên những ngọn tre đong đưa lả lướt dưới làng. Trăng ngời ngợi trên mặt cỏ sườn đê. Trăng lấp lóa rập rờn dưới đầm sen thơm nức...

Thế nhưng bọn trẻ con chúng tôi hồi ấy không khoái những đêm trăng sáng. Bọn thanh niên nam nữ cũng không khoái. Trời tối, bọn trẻ choai chúng tôi chơi trò trận giả mới hay. Còn bọn thanh niên thì dễ dàng qua mắt các cụ bô nằm hóng mát đầu đê đằng này, nhưng vẫn he hé mắt canh chừng về phía đám trai gái đang ngồi hò hát đối đáp, nói chuyện linh tinh ở đầu đê đằng kia. Trời tối, bọn ấy nó tranh thủ “sờ soạng” nhau, đấy là thằng Vũ nó bảo tôi thế. Tôi chưa hiểu nghĩa của từ “sờ soạng” là gì, bởi ở trường cô giáo chưa từng nhắc đến. Nghĩ chắc nó cũng như bọn tôi giả vờ chơi trận giả, họ hét inh ỏi đến cả huyện nghe tiếng rồi âm thầm xui một vài thằng lẩn xuống đầm, sờ soạng bẻ vài cái bát sen mang lên bờ đê khoái trá chén với nhau. Ăn trộm bát sen. Chính là vậy. Bởi hồi ấy quê tôi đang hợp tác xã. Hợp tác xã cấp cao, hợp tác xã toàn diện. Đến cái đầm sen của cả làng tôi tự bao đời nay, bỗng dưng cũng thành ra của tập thể, cũng do hợp tác xã quản ráo cả! Mà hợp tác xã thì rất chi là to, mấy làng hợp lại mới thành. Ông bác tôi, vốn xưa đã từng đi lính thợ mãi bên Tây về bảo, kiểu này có khi rồi đến lúc lồn vợ hợp tác xã cũng quản không biết chừng...!

Bố tôi lườm ông một cái: “Bác chỉ nói linh tinh, mất quan điểm!”. Ấy là bác tôi nói ở bữa rượu bố tôi về tranh thủ trước khi vào chiến trường. Thế rồi bố tôi đi biệt. Tôi cũng chả nhớ ông mấy vì còn bận đi học, đi chơi với bọn bạn, lang thang đầu sông cuối bãi đánh trận giả suốt. Có lúc tôi nghĩ bố tôi cũng đang chơi trò đánh trận ở mãi nơi nào xa lắm, mà người làng cứ thì thào là chiến trường A, B, C... gì đó. Nhưng có lúc tôi chợt nhớ câu nói của bố, nên chạy sang hỏi: “Bác ơi quan điểm là cái gì mà cháu thấy nhiều người hay nói thế?” “Là cái con củ cặc!” Bác tôi trợn mắt phồng mang tưởng như là sẽ gầm lên sấm động nam vang, cơ mà lại chỉ thấy tiếng xì xì ra kẽ răng, rất chi là buồn cười. Tôi buồn cười quá, lăn lộn ra nền nhà. Thế là tôi lại quên ngay cái điều thắc mắc, “quan điểm” là gì. Tôi chỉ nhớ giữa đầm sen có những cái bát sen mẩy căng, đang độ ăn vừa ngọt. Hôm nay cuối tháng tối trời, bọn tôi rắp tâm phải chén cho bằng được. Sen vừa tới tầm hạt căng mẩy hết cỡ, ăn vừa ngọt vừa bùi, rất tuyệt. Để tí nữa, sẽ già câng, hợp tác xã cho xã viên đi thuyền ra lấy về phơi khô, bán cho dược phẩm nghe nói làm vị thuốc bổ gì đó. Thế nhưng vì là sen của hợp tác nên có dân quân canh gác cẩn thận. Đêm còn ngủ tại cái chòi giữa đầm kia. Dân quân chuyên trách canh đầm là anh Bộ, người xóm trong. Anh ấy khá là khỏe mạnh đẹp trai, nhưng mắt hơi hiếng nên không phải đi bộ đội. Anh ở nhà lĩnh một khẩu súng trường dài ngoằng và bảy viên đạn vàng chóe, một cái thuyền con. Hàng ngày anh đi rảo quanh đầm không cho trâu bò, trẻ con xuống phá sen. Đêm anh đi thuyền ra chòi ngủ.

      Bọn choai chúng tôi rất ghét anh Bộ.

Là vì mỗi khi đi học về, chúng tôi hay lang thang bên bờ đầm bắt chuồn chuồn châu chấu hoặc múc nước đổ dế. Anh Bộ luôn gườm gườm dọa dẫm, thỉnh thoảng véo tai đá đít một vài thằng đuổi ra xa bờ đầm. Bởi bọn tôi toàn những thằng nhanh mắt nhanh tay, hễ anh nhãng ý nhìn đi đâu là vặt luôn mấy cái bát sen gần bờ đang hơ hớ mời mọc... Có hôm anh Bộ còn đem khẩu súng trường dài ngoằng, đen sì cùng mấy viên đạn vàng chóe ra, lên đạn roàn roạt, ra ý dọa dẫm. Nên bọn tôi càng ghét. Rất muốn chơi cho anh một vố.

Anh Bộ chưa vợ. Nên đêm đêm khi các cô gái làng ra ngồi hóng mát trên bờ đê hát hò, cười rúc rích rúc rích, anh không thể nào ngồi yên một mình trên chòi được. Giấu kỹ khẩu súng trường, anh diện cái quần ga ba đin bộ đội và cái áo sơ mi pô pơ lin trắng toát, bỏ áo trong quần, thắt cái dây lưng xin được của bộ đội màu nâu đỏ có cái khóa trắng lóe chỉnh tề cẩn thận, vào chỗ đê đầu làng tán gái. Đêm trăng sáng như ban ngày thì anh vừa tán vừa liếc qua cũng biết dưới đầm có động tĩnh gì không. Thế nhưng đêm cuối tháng tối đen như đêm nay thì... thôi rồi, thời cơ cho bọn tôi làm một mẻ đẫy! Mà đêm nay anh Bộ chả còn hồn vía nào để ý đến sen nữa. Chả là thằng Vũ bạn tôi được cả hai bên cử đi trinh sát một lúc quay về nói, nó đã bò vào ngay đằng sau búi muồng muồng chân đê, nơi anh Bộ rủ chị Lan xóm Đình ra ngồi tâm sự. Nó bảo đang “sờ soạng” nhau rồi, mê lắm, ư ử như mèo vờn nhau rồi, bọn ta làm tới thôi!

Bọn choai chúng tôi, một bên gào “xung phong”, một bên gào “hô lê manh”, như trong phim về trận Điện Biên Phủ hôm nọ chiếu ở sân kho hợp tác, rồi xông vào nhau đấm đá, quật nhau uỳnh uỵch xuống sườn đê. Trong khi đó tôi và mươi thằng nữa đã âm thầm bơi luồn trong tán sen ra giữa đầm. Vặt và vặt. Chả mấy chốc mỗi thằng có một ôm to, lại luồn sen bơi về bờ.

Cả đám chúng tôi kéo nhau chạy tuột vào tít tận bờ sông, ngồi bóc sen ăn no nê. Vỏ và cuống vứt hết xuống sông, nước sông mùa lũ trôi vùn vụt, hết tang tích. Bọn tôi bê bụng về nhà đi ngủ, thầm đắc chí đã chơi cho anh Bộ một vố đau điếng mà chịu chết không làm gì được.

     Thế nhưng mà ngay trưa hôm sau, bị lộ hết!

Chuyện là sáng hôm, nhìn thấy đám bát sen to nhất đầm bị vặt sạch, ông chủ nhiệm hợp tác xã nổi cơn điên, ông ấy quát cho anh Bộ một trận tam bành và sai đi bắt thủ phạm. Anh Bộ và một tốp dân quân đến ngay trường học, nói gì với thày hiệu trưởng đó, rồi lôi cả lũ chúng tôi lên phòng. Bắt vạch bụng, vạch đùi ra. Đùi và bụng những thằng bơi ra giữa đầm ăn trộm vẫn còn nguyên những vết gai sen cào ngang dọc. Bọn tôi bị làm kiểm điểm, gọi phụ huynh xuống trường, hạ hạnh kiểm, tí nữa thì còn bị đúp nữa cơ.

     Từ đấy trở đi tôi không bao giờ ăn cắp sen của hợp tác xã nữa.

Không phải là tôi sợ hay đã hết thèm thuồng những cái bát sen nở căng mời mọc những hạt thơm ngọt. Mà do cái Thanh, ngay bên hàng xóm nhà tôi.

Cái Thanh bằng tuổi, cùng học với tôi, nhưng trông nó ra dáng chứ không lem nhem như bọn con trai. Nó chẳng thèm để mắt đến tôi. Và tôi cũng chả buồn chơi với nó. Hồi ấy bọn con trai với con gái lớp tôi cứ như là hai thế giới riêng biệt vậy.

Bọn con gái cùng tắm với nó chiều ấy kể, đang ngồi tắm với nhau trên cầu ao, bỗng cái Thanh bảo, tớ thấy giữa đầm có một bông sen trắng rất to. Để tớ bơi ra ngắt vào cả bọn cùng ngửi nhé, thơm lắm. Nó bơi len lỏi trong đầm, mươi, mười lăm, rồi đến ba mươi phút không thấy quay về. Làng tôi ven sông, trẻ con trai gái biết bơi từ bé, có ném xuống sông cái cũng chả chìm. Bọn con gái tắm cùng thấy lạ gọi. Gọi mãi không thấy thưa. Chúng nó bắt đầu sợ, “Thanh ơi lên đi, không đùa thế này đâu nhé.” Nhưng cái Thanh vẫn biệt âm. Lặng phắc. Hồi lâu dưới đầm sen bỗng nổi lên một cơn gió lạ. Lạnh buốt. Những cái lá sen to tướng tự nhiên đồng loạt rào rào vật vã. Chúng nó hoảng quá gào ầm lên...

Bác tôi đi cày cánh bãi vừa lên đến đê. Bác buông trâu, thả cày xuống, đứng nhìn đắm xuống đầm sen vài giây. Rồi bác để nguyên quần áo cứ thế ào xuống đầm, bơi vào một khoảng sen xanh đen um tùm, bác lặn một hơi xuống đáy đầm bế cái Thanh lên. Trắng nhợt. Cả làng cuống cuồng gọi y tá ra ngay bờ đầm cứu nó nhưng đã muộn. Cái Thanh được cuốn vào một cái chăn mang về nhà để tắm rửa bằng nước lá thơm và mặc cho bộ quần áo mới nhất của nó. Tôi không dám sang. Mà sang thì cũng chả biết làm gì. Chỉ có mẹ tôi vừa sụt sùi ngắn dài vừa chân thấp chân cao chạy sang làm giúp, “Khổ thân con bé ngoan thế, xinh thế... Mà sao giời lại bắt đi hả giời...”. Tôi đứng ở đầu hè kiễng chân nhìn sang, cái Thanh nằm dài trên giường, mắt nhắm như ngủ, nhưng môi lại như he hé cười. Mẹ tôi đang tắm cho nó lần cuối. Cả thân hình của nó trắng toát chập chờn trong ánh đèn nến. Đêm ấy người ta đưa cái Thanh đi ra đồng luôn. Làng tôi có lệ trẻ chết thì chôn rất nhanh, không làm ma. Các cụ bảo là để lâu thì càng thêm đau lòng người sống mà thôi.

Tối hôm sau, bác gọi tôi sang nhà. Bác chỉ vào cái lọ hoa để trên bàn uống nước: “Mày có thấy gì không?” “Dạ một bông hoa sen trắng. Mà bác lấy ở đâu vậy?” “Ở tay cái Thanh khi tao bê nó dưới đầm lên đó. Tay vẫn còn cầm chặt bông hoa.”

Bác tôi kể là sáng nay, bác cùng với bố mẹ cái Thanh, vài người họ hàng gần nữa ra bờ đầm chỗ nó chết đuối làm lễ cúng gọi hồn nó lên, để cho nó được siêu thoát về miền cực lạc. Ông thống Nghiên là thày cúng nổi tiếng cả vùng, ông làm phép rồi bắc một cây cầu bằng giấy bản. Cây cầu từ mép nước tới chỗ cành phan là một nhánh tre tươi có treo những tờ giấy vàng chép kinh Phật. Nhưng ông bắc ba lần đều không thành. Thường thì bắc xong cầu, ông múa may hú hét khua bó hương cháy rực làm phép, trên mặt cây cầu bằng giấy bản sẽ từ từ hiện lên những hình bàn chân. Ông thống Nghiên nói thế là hồn đã lên khỏi đầm sâu và siêu thoát. Thế nhưng lần này không ăn thua. Cứ bắc cầu vừa buông tay, lại có cơn gió nổi lên giật tan tành, rơi lả tả xuống đầm. Ông thống Nghiên bó tay, đành bảo, cô này bây giờ được Mẫu sai cai quản đầm sen rồi, không lên nữa đâu...

    Thốt nhiên tôi thấy lạnh người.

Tôi chợt nhớ ra chuyện hồi bà nội còn sống, thấy tôi hay lang thang ngoài bờ đầm, bà bảo, cháu đừng có ra ngoài đó chơi một mình nhé, đi đâu thì sang rủ thằng Vũ nó đi cùng. Đi hai đứa cô Đầm Sen cô ấy không trêu.

Bà tôi bảo đất có Thổ Công, sông có Hà Bá. Còn đầm sen là do cô ấy quản. Bà tôi kể, cô Đầm Sen là do một cô gái trinh chết đuối mà thành. Do là gái trinh nên linh hồn cô ấy không siêu thoát được, phải ở lại dưới đó cai quản cái đầm mênh mông. Đến bao giờ có một cô gái trinh khác xuống thay thế thì linh hồn cô ấy mới được siêu thoát đi đầu thai kiếp khác. Hàng năm mùa sen nở rộ, cô Đầm Sen biến thành một bông sen trắng thơm ngào ngạt nở giữa đầm bảy ngày rồi tàn, không kết hạt. Bông hoa ấy có bốn mươi tám cánh nở và một cánh cụp. Trong bảy ngày đó nếu có một trinh nữ đến hái, tức thì cánh thứ bốn mươi chín nở bung, nàng trinh nữ hái hoa sẽ thành cô Đầm Sen. Cho nên cô không bắt trẻ trai, nhưng cô hay trêu chúng. Bà tôi còn kể, đã có thằng bị cô trêu cho mất cả hồn vía, phải gọi ông thống đến cúng mãi mới gọi được hồn vía về đấy. Đêm đêm khi cả làng đã say ngủ, cô Đầm Sen hay nổi lên đùa nước ở giữa đầm, cái chỗ sâu hút không cây sen nào mọc nổi. Vừa rỡn nước cô vừa ca một điệu rất lạ. Du dương. Âm u. Nghe như tiếng sáo trúc nhưng có lúc lại như văng vẳng tiếng kèn đám ma ai oán. Cái âm thanh ấy mảnh mai như những sợi khói sâu dưới cánh đồng Ngo mỗi chiều, uể oải, thanh mảnh, lờ lững, vút dần lên cao rồi mất hút với trời xanh...

Tối hôm ở bên nhà bác về tôi cảm thấy hơi lạnh, nên mặc dù mùa hè, tôi ôm cái chăn dạ bộ đội của bố từ hồi đánh Pháp ngủ. Tôi chìm vào một giấc ngủ sâu đầy mộng mị. Những giấc mơ cứ đan xen nối tiếp nhau chả theo một thứ tự nào. Những con chuồn chuồn, châu chấu bay loạn xạ. Những con cào cào áo xanh áo đỏ lượn sát vào mũi tôi như trêu ngươi. Có lúc tôi mơ thấy đang cầm tay cái Thanh chạy chơi tung tăng trên đầm sen. Chúng tôi cứ chạy nhảy chân sáo trên những cái lá sen to như cái sàng gạo của mẹ mà chẳng hề hấn chi. Tôi thấy lạ khi nhìn cái Thanh trần truồng cầm tay tôi chơi đùa mà chẳng hề xấu hổ. Tôi nhìn lại mình, cũng thấy trần truồng như vậy. Mà tôi cũng chẳng hề thấy xấu hổ. Chúng tôi nhìn nhau cùng cười rất tươi. Rồi hai chúng tôi lại cùng chạy chuyền như chim trên những cái lá sen xanh mướt, hái những bông sen hồng thơm nức... Có lúc tôi lại thấy mình đang tắm trăng đêm trên đầm. Một mình. Nước và trăng hòa vào với nhau làm một. Trắng bạc. Bồng bềnh. Một cô gái khỏa thân trắng lóa màu trăng bơi đến bên tôi, mái tóc dài lượn lờ trong nước như dải lụa xanh lấp lánh. Cô bảo mình là thần trinh nữ cai quản đầm sen. Mà tôi cũng chả thấy sợ hãi gì. Lại giỡn nước cùng cô. Tôi và cô cứ bồng bềnh trên mặt nước cùng ngửa mặt ngắm trăng. Chán chê, hai chúng tôi bơi lội nhào lộn đuổi bắt trong làn nước đầm trong vắt như tôi và thằng Vụ vẫn làm mỗi chiều. Tôi túm được cô Đầm Sen. Hay là cô ấy túm được tôi không rõ nữa, cơ mà mái tóc mây mềm như lụa của cô ấy quấn chặt vào tôi. Tôi ôm lấy cô ấy. Chúng tôi ôm nhau dập dềnh trong trăng nước. Riết chặt lấy nhau. Riết mãi. Bỗng tự nhiên thân thể tôi rùng rùng chuyển động từ trong sâu thẳm. Tôi chợt thấy ướt lạnh và tỉnh giấc. Tôi lờ mờ hiểu là mình đã lớn...

    Sau đêm ấy tôi không chơi trận giả với bọn choai trong làng nữa.

Buổi chiều, tôi hay ra ngồi trên đê nhìn đăm đắm xuống đầm sen. Tôi tự hỏi làm sao mà cả đầm sen toàn hoa đỏ rực thế kia lại mọc lên một bông sen trắng. Làm sao mà trong bao nhiêu cô trinh nữ của làng lại chỉ có cái Thanh nhìn thấy bông hoa ấy. Cái phút giây nó bẻ được bông hoa, đưa lên mũi ngửi, cũng là cái phút giây cánh hoa thứ bốn mươi chín ấy nở bật bung ra. Cái mùi thơm huyễn hoặc mê mụ con người tích tụ từ cả trăm, cả ngàn năm nay đã làm nó sung sướng nở nụ cười mãn nguyện. Để rồi chìm đắm miên man về làm kiếp thần linh dưới đầm sen sâu thẳm...

Cái Thanh chết được bảy ngày thì đến giỗ bà nội tôi. Bác tôi cúng tối vì ngày phải đi làm hợp tác không được nghỉ. Mẹ con tôi sang ăn giỗ. Những năm ấy đói kém lắm nên hầu như đám giỗ các nhà chả mời ai. Chỉ có một con gà ri, thêm chút rau đậu, bác tôi làm mâm cơm cúng bà. Mẹ tôi mang hương hoa trầu cau và một chai rượu trắng, dù bà lúc còn sống chả bao giờ nhấp môi. Nhưng bác tôi bảo, “Phi tửu bất thành lễ.” Lễ xong, bác tôi bưng mâm cỗ ra sân, cả nhà ngồi ăn và nói chuyện về bà. Chỉ có bác tôi ngồi uống rượu. Bác gái bảo, càng già càng giống y như tính ông nội. Cứ uống rượu là ngâm nga bắt có người ngồi bên nghe chuyện. Hôm nay có thằng cháu trai đây, lớn tướng rồi, ngồi mà tiếp bác mày. Bác tôi cứ uống, cứ nói. Tôi cứ ngồi nghe và chăm chú chọn những miếng thịt gà ngon mà chén. Thức nhắm ưa thích của bác tôi chỉ là cặp chân và cái đầu gà. Bác tôi nói toàn những chuyện từ thời ông Bảo Đại, rồi thời thế chiến đi lính bên Tây. Thỉnh thoảng lại pha vài câu Tây bồi. Đến chén cuối cùng của chai rượu, hình như bác tôi bắt đầu say, đầu gục gặc, miệng lẩm bẩm, đời thằng mục, ăn cơm cục, uống nước đục, đi thì chết mục, không đi cũng nhục...

Tôi vào trong nhà, định pha cho bác ấm trà tráng miệng. Tôi nhìn thấy bông hoa sen trắng hôm nọ của cái Thanh vẫn cắm trong lọ, hình như còn nguyên chưa rụng cánh nào. Tôi lại chợt nhớ đến lời bà, đưa tay định đếm xem có bao nhiêu cánh hoa. Tôi vừa chạm vào thì từng cánh hoa sen bỗng nhiên rụng lả tả. Rụng sạch không sót cánh nào. Thốt nhiên có một cơn gió nổi lên thổi tắt sạch cả mấy cái đèn dầu. Sân thềm tối om. Gió thốc mạnh quẩn vào trong nhà. Những cánh hoa sen bay lượn lung tung loang loáng trắng như những cánh bướm. Vài que hương trên ban thờ bà tôi vẫn đang cháy đỏ rực lên. Tôi thấy rợn người. Tôi lại chợt nhớ có lần bà tôi bảo, cả ngàn ngàn bông sen hồng mới kết tinh thành một bông Bạch Liên Hoa. Và cả muôn ngàn gái trinh làng này bao nhiêu năm mới có một người sẽ được thưởng hương sắc hoa thần. Đấy là người được giời chọn. Làm phúc thần của cả làng. Tôi chợt như nhìn thấy khuôn mặt cái Thanh đang ngủ mê, đôi môi nở nụ cười mãn nguyện, cả thân hình lấp lóa trắng đang trôi trên đầm trăng...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

    

Đánh giá

Bạch liên hoa.

Mục lục bài viết

Ngày xưa bên cạnh làng tôi có cái đầm sen to lắm. Chuyện chiều chiều các cô gái trẻ ra ngồi trên cầu ao bắc bằng mấy cây tre to, cởi trần dội nước tắm trắng lóa, thì tôi đã kể nhiều rồi, không kể nữa. Hôm nay muốn kể các bạn nghe chuyện khác cơ. 

705
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
23-02-2021
GIỚI THIỆU SÁCH

GIỚI THIỆU SÁCH

GIỚI THIỆU SÁCH

GIỚI THIỆU SÁCH

GIỚI THIỆU SÁCH

NGƯỜI KỂ CHUYỆN KINH BẮC

  • Chuyện giun sán!

    Hồi tôi đang ở bộ đội, năm 1984.
    Cả đơn vị nuôi tăng gia được một con lợn ngót tạ. Thủ trưởng nhân dịp gì đấy hạ lệnh mổ thịt cho lính tráng làm bữa ấm chân răng. Vui lắm...
    Nhưng ôi thôi, mổ ra, lợn gạo! Những cái nang sán trắng như hạt gạo, đụng lưỡi dao vào nảy tanh tách... Thế là bác sĩ chủ nhiệm quân y ra lệnh đào hố, rắc vôi bột, chôn sâu lèn đất kỹ! Lính tráng tiếc ngom ngóp mà cũng đành đứng nuốt nước bọt khan. Cả vài tháng chưa được miếng tươi nào vào miệng nhưng vẫn tuân lệnh trên chôn kỹ, chứ bố ai dám ăn cái thứ rồi nó thành con sán dây dài cả mét kia vào mồm?
    Lượt xem: 19
  • Có nên dùng cao hổ cốt không?

    Dịp gần đây, có khá nhiều người bạn cả trên mạng lẫn ngoài đời hỏi tôi câu trên. Có lẽ bởi nhiều người biết tôi là dược sỹ, lại có thời gian khá dài làm việc ở miền núi, cũng từng hành nghề nấu cao khá nhiều năm. Nhưng trả lời câu hỏi này qua một vài tin nhắn, không hết lẽ. Còn ngồi nói chuyện cả buổi thì cùng không có thời gian. Nên tôi dành thời gian viết một bài, về cao hổ cốt nói riêng và cao xương các loại động vật nói chung, hy vọng cung cấp thông tin cho mọi người.

    Lượt xem: 20
  • Dùng vitamin C phòng và chữa bệnh cảm cúm.

    Vitamin C là một trong những loại vitamin thiết yếu của cơ thể. Nó có tác dụng chống lão hóa, làm bền thành mạch máu, có chức năng miễn dịch. Đặc biệt, nó tham gia rất nhiều phản ứng duy trì hoạt động sống trong cơ thể con người. Nên nếu thiếu nó, lập tức con người ta sẽ bị mắc một căn bệnh mà tên khoa học gọi là bệnh Scorbut- Scurvy, với các triệu chứng điển hình: chảy máu chân răng, xuất huyết dưới da, dễ nhiễm trùng, trầm cảm...

    Lượt xem: 16
  • Cây thuốc quý của dãy Hoàng Liên Sơn

    Đó chính là cây hoàng liên hay còn gọi là hoàng liên chân gà, vì bộ phận dùng phổ biến của nó là thân rễ xù xì trông giống như chân một con gà! Hoàng liên có tên khoa học là Coptis chinensis Franch (hoặc Coptis quinqesecta Wang), họ Mao lương: Ranunculaceae.

    Lượt xem: 22
  • Bệnh tiểu đường có chữa được khỏi hoàn toàn hay không?

    Hiện nay, bùng nổ quảng cáo về các phương pháp chữa bệnh tiểu đường, các bài thuốc lá, thực phẩm chức năng chữa khỏi bệnh tiểu đường đã khiến không ít bệnh nhân tiền mất, tật mang. Hãy cùng theo dõi cuộc trao đổi với dược sĩ Trần Thanh Cảnh để giải đáp câu hỏi, bệnh tiểu đường có chữa khỏi được hoàn toàn hay không?

    Lượt xem: 32
  • Củ gừng - vị thuốc quý

    Củ gừng là thân rễ của cây gừng, có tên khoa học Zingiber Officinale, họ Gừng: Zingiberaceae. Gừng là loại cây đã được dân ta trồng rất phổ biến từ xa xưa để làm thuốc và gia vị trong nấu ăn.

    Lượt xem: 27
  • Thuốc hạ huyết áp- tại sao phải uống hàng ngày?

    Nhưng trước hết có lẽ ta nên tìm hiểu chút, huyết áp là gì? Huyết áp là áp lực đẩy máu do sức bơm của tim và độ cản của thành mạch. Hay hiểu một cách khác đó chính là áp lực của dòng máu lên thành mạch. Như ta đã biết, hệ tim mạch gồm hai thành phần cơ bản: tim và hệ mạch máu. Tim co bóp tạo ra áp lực đẩy máu lưu thông trong hệ mạch tới các cơ quan trong cơ thể. Mỗi lần tim co bóp lại để tống máu từ tim vào động mạch: áp lực máu tạo ra khi ấy ta gọi là huyết áp tối đa...

    Lượt xem: 50
  • Lại nói về bản lĩnh đàn ông!

    Chả là từ hôm kết thúc bóng đá Euro 2024 đến nay, tôi cực kỳ bận. Bận ăn nhậu! Bởi phàm là cái chuyện bóng đá, đã xem là phải cá cược tí cho nó máu, đỡ buồn ngủ. Bởi bạn bè cũng chỉ là máu mê bóng banh chứ không ai mong dỡ nhà hàng xóm về làm củi, nên thường bọn tôi hay cược chầu nhậu! Ai thua người ấy trả tiền. Thế nên thắng cũng nhậu mà thua cũng càng phải đi nhậu trả nợ nhiều. Dù bây giờ chủ yếu nhậu gần nhà: đi bộ ra nhà hàng! Chỉ có điều dạo này, mấy ông bạn khi nhậu, cứ sau vài chén là bắt đầu nhăn nhó, “dạo này tôi kém quá”, “bản lĩnh đàn ông xuống quá”, “ông xem thế nào, khôi phục bản lĩnh đàn ông cho bọn tôi cái?"

    Lượt xem: 36
  • Cây rau má- vị thuốc tốt, thức ăn ngon.

    Cây rau má (tên khoa học: Centella asiatica, thuộc họ hoa tán) là loài thân thảo mọc hoang dại hầu hết ở khắp nơi trong nước ta và các nước châu Á, Úc…
    Cây này còn có các tên khác như: tích tuyệt thảo, lôi công thảo và liên tiền thảo (vì lá giống như những đồng tiền xếp liền nhau)
    Lượt xem: 36

  • Vật chủ bất đắc dĩ

    Trong Y học, có một thuật ngữ quen thuộc “vật chủ truyền bệnh”, xuất phát từ thuật ngữ “vật chủ” trong môn Sinh học. Đây là một thuật ngữ chỉ về những sinh vật có nuôi dưỡng sinh vật khác, theo các dạng quan hệ ký sinh, cộng sinh hoặc hội sinh, cung cấp dinh dưỡng, nơi trú ẩn hoặc đôi khi là bảo vệ lẫn nhau.

    Lượt xem: 1661
  • Ai đi mua Thực phẩm chức năng Mỹ không?

    Một hôm, tôi tới nhà ông nhà văn nổi tiếng dưới mạn Ngã Tư Sở chơi. Gặp ở đấy hai ẻm ở bển (Mỹ ấy mà- gọi thế cho thời thượng!) về. Một là nghiên cứu sinh văn học Việt. Một là doanh nhân, nghe tiếng tăm ông nhà văn lừng lẫy bèn theo bạn đến chơi. Nói chuyện một hồi, biết tôi là dược sỹ ẻm kia bèn gạ: “Em với anh chắp mối làm ăn đi!”

    Lượt xem: 39
  • Còn nước không mà tát?

    Chuyện là dịp không xa đây mấy, dân tình xôn xao về vụ các cơ quan chức năng bắt sống vụ bán thuốc giả: bột than tre nghiền nhỏ, đóng viên được quảng cáo có thể chữa ung thư. Thậm chí chữa được cả AIDS luôn!

    Lượt xem: 845

  • Tiểu thuyết: QUÁI NHÂN LÀNG NGỌC (phần 7)

    Mạnh Hoạt ở tù ba năm rưỡi, đủ một ngàn hai trăm bảy mươi tám ngày chẵn. Thừa ra nửa ngày, vì án tù của hắn bảy năm, giảm tối đa còn ba năm rưỡi.
  • Tiểu thuyết: QUÁI NHÂN LÀNG NGỌC (phần 6)

    Trong chiến tranh, chỉ cần vài tạ thuốc nổ, vài giây, với vài người, là thổi bay một cây cầu. Nhưng để xây lại được một cây cầu qua sông, người ta phải mất vài năm với hàng ngàn con người lao động miệt mài.
  • Tiểu thuyết: QUÁI NHÂN LÀNG NGỌC (phần 5)

    Mỗi bài thơ của hắn viết ra, cũng dễ dàng như khi hắn làm tình với một em nào đó gặp trên đường lang thang giang hồ vặt. Nhưng với em nào hắn cũng diễn bài mê muội và đắm đuối như thật.
  • Tiểu thuyết: QUÁI NHÂN LÀNG NGỌC (phần 4)

    Dân gian thường hay gọi đó là kẻ ngộ chữ, hay nhẹ hơn, gọi là nghiện chữ. Cái bệnh nghiện chữ ấy đã khiến cho không ít kẻ sĩ nước nam ta từ cổ chí kim thân tàn ma dại.
  • Tiểu thuyết: QUÁI NHÂN LÀNG NGỌC (phần 3)

    Mạnh Hoạt mê đọc sách. Những lúc mẹ đi làm đồng hoặc đi chợ, Hoạt ở nhà chúi đầu vào cái tủ sách to tướng của ông cha để lại mê mải đọc.
  • Tiểu thuyết: QUÁI NHÂN LÀNG NGỌC (phần 2)

    Thời chiến tranh, nay sống mai chết, hôm nay còn ở ngoài Bắc, mai đã vào tít trong Nam. Hôm nay còn đang sống ngoay ngoảy, mai đi ngoài đường,..
  • Tiểu thuyết: QUÁI NHÂN LÀNG NGỌC (phần 1)

    Mạnh Hoạt, người xóm ngõ Ghen, Làng Ngọc. Một tay chơi nức tiếng vùng Kinh Bắc. Biết đủ ngón nghề cầm kỳ thi họa, đẹp giai, hát hay. Hắn lại biết làm cả thơ nữa...

  • Hoa gạo tháng ba (Phần cuối)

    Chiều nay, Giang cũng nói với nàng là hãy đợi. Ngồi bên Giang trên bến sông, nhìn nghiêng qua gương mặt thanh tú đẹp đẽ của Giang, nàng đã thầm thốt lên trong lòng, Giang ơi, nếu anh yêu em đến thế, sao anh không mang em đi cùng ngay tức khắc. Nhưng Giang vẫn nói em hãy chờ anh, hãy chờ, hãy chờ. 
  • Hoa gạo tháng ba (Phần 2)

    Nhìn hai anh em ngồi câu, My đã định ra chơi cùng, nhưng My lại thấy ngại ngần rồi thôi. Ngày My còn bé, Tràng là người đầu tiên khai tâm cho My về chữ quốc ngữ. Mỗi khi My ghép được một từ, Tràng hay xoa đầu khen My giỏi. Hôm Tràng bị quan Tây bắt giải đi, My chạy sang nhà ông lang Khiết, khóc nức nở..
  • Hoa gạo tháng ba (Phần 1)

    Hôm lính trên phủ cùng với chánh tổng Dương Hữu Cầu, mang tú Tràng về nhà ông lang Vương Văn Khiết trả người, mẹ Tràng là bà lang Khiết hoa mắt, cứ tưởng là quan trên nhầm người. Bốn năm đi tù ngoài Côn Đảo đã biến tú Tràng từ một anh học trò xanh mướt, thành ra một người đàn ông rắn rỏi, vạm vỡ, phong trần.
  • BUÔNG (phần tiếp theo của LONG SƠN TỨ TRUYỆN)

    (phần tiếp theo của LONG SƠN TỨ TRUYỆN)Cố trấn tĩnh, tôi lái xe về nhà đón vợ đưa sang bệnh viện cùng con gái. Ngồi ngoài phòng chờ mà tôi cảm thấy như ngồi trên một đống lửa hay là đang bị một đám gai nhọn vây kín quanh người...
  • LONG SƠN TỨ TRUYỆN

    Chả là trường tôi, thường hay cho sinh viên làm khoá luận và thi tốt nghiệp vào mùa hè. Những sinh viên thi không đỗ, nhà trường sẽ tổ chức thi lại vào mùa thu. 
  • Giỗ hậu (Phần 3)

    Chuyện Vũ chồng nàng chết bất đắc kỳ tử ngay khi đang giao hoan, gia đình nhà ông Đồ Lận đổ hết lỗi cho nàng. 
  • Giỗ hậu (Phần 2)

    Cả làng này, chưa thấy ai chiều con gái như ông Lư. Con ông đòi gì thì cho dù nửa đêm gà gáy ông cũng vùng dậy đi kiếm cho bằng được. 

VIDEO PHỎNG VẤN

VIDEO PHỎNG VẤN

  • MÃI MÃI TUỔI 17!

    Trung đoàn 51 (E51) thành lập ngày 10/4/1968 tại Thái Thụy, Thái Bình giữa lúc cuộc chiến với Mỹ đang ác liệt. Trung đoàn có nhiệm vụ huấn luyện chiến sĩ mới bổ sung cho chiến trường...

    Lượt xem: 90
  • MỜI CÁC BẠN SÀI GÒN:

    MỜI CÁC BẠN SÀI GÒN: sáng mai 9h, tới Cà phê Ba Hiền, 54 Nguyễn Văn Công thưởng thức cà phê và chém gió cùng các tao nhân mặc khách về các vấn đề lịch sử Trần triều!
    Như đã hẹn, Trần mỗ tôi đã có mặt tại thành phố.
    Rất mong sáng mai được gặp mặt các bạn!
    Lượt xem: 143
  • NHÀ VĂN TRẦN THANH CẢNH KÝ TẶNG ĐỘC GIẢ

    Và ngày hôm nay 8/7, tác giả lại dành tình cảm và cảm xúc của mình cho những chữ ký và con dấu nhân dịp ra mắt bộ BOXSET 3 CUỐN SÁCH "Trần Thủ Độ - Trần Quốc Tuấn - Trần Nguyên Hãn". Sau chuỗi ngày nắng nóng gay gắt, Hà Nội hôm nay bỗng mát mẻ lạ thường, cảm tưởng như ông trời cũng thương mến, ủng hộ cho buổi ký tặng

    Lượt xem: 272
  • Bảo hiểm Y tế và các vấn đề liên quan trên sóng VOVTV

    Bạn nào muốn xem Dược sĩ chém về Bảo hiểm Y tế và các vấn đề liên quan trên sóng VOVTV, xin mời...

    Lượt xem: 288

  • MÃI MÃI TUỔI 17!

    Trung đoàn 51 (E51) thành lập ngày 10/4/1968 tại Thái Thụy, Thái Bình giữa lúc cuộc chiến với Mỹ đang ác liệt. Trung đoàn có nhiệm vụ huấn luyện chiến sĩ mới bổ sung cho chiến trường...

    Lượt xem: 90
  • Tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế đã vài tháng qua do một số bệnh viện chậm đấu thầu...

    Tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế đã vài tháng qua do một số bệnh viện chậm đấu thầu như hiện nay rất có thể sẽ không còn quả lọc và dịch lọc cho bệnh nhân chạy thận và như vậy tính mạng của hàng vạn bệnh nhân chạy thận trên toàn quốc sẽ bị đe dọa. Vậy điều gì đang đặt ra với vấn đề đấu thầu thuốc và thiết bị y tế? VOVTV Sức khỏe đã có cuộc trao đổi với Dược sỹ Trần Thanh Cảnh.

    Lượt xem: 310
  • ĐI XEM TRIỂN LÃM "Lịch sử tỉnh Bắc Ninh qua di sản tư liệu thế giới"!

    Chẳng là hôm nọ Cục lưu trữ tỉnh đem về tổ chức ở Trung tâm văn hóa Luy Lâu, bèn xuống xem. Cũng khá bổ ích, đặc biệt cho các cháu học sinh. Giá mà các cô hướng dẫn viên nhấn mạnh cho các cháu vài điểm thôi, thì các cháu sẽ nhớ dễ hơn...

    Lượt xem: 840
  • Bảo hiểm Y tế và các vấn đề liên quan trên sóng VOVTV

    Bạn nào muốn xem Dược sĩ chém về Bảo hiểm Y tế và các vấn đề liên quan trên sóng VOVTV, xin mời...

    Lượt xem: 288

videotogif_2021.05.14_21.18.27
videotogif_2021.05.14_21.34.06
gif_20210514_210001
VIDEO CLIP

20211113_01351520211113_01371320211113_01364420211113_013744nhavantranthanhcanh20211031_22051320211113_01361920211113_15312320211113_15314020211113_01361920211113_01360720211115_00563820211115_00562220211115_00561020211115_00553020211115_00552120211115_00545220211115_00543920211118_16004320211118_16003120211118_160018fb_img_1637961528075fb_img_163796146879720211127_15591620211127_042028
nhavantranthanhcanh20211031_22051320211113_01361920211113_01360720211113_15314020211113_15310720211113_15312320211113_01361920211115_00563820211115_00562220211115_00561020211115_00543920211115_00561020211115_00554220211115_00552120211113_153123fb_img_1637961528075fb_img_163796146879720211127_15591620211127_042028
20211113_014855box-011nhavantranthanhcnh5520211113_01361920211113_15314020211113_15310720211113_15312320211113_01360720211115_00563820211115_00562220211115_00561020211115_00554220211115_00552120211115_00545220211115_005439fb_img_1637961528075fb_img_163796146879720211127_15591620211127_042028
QR truy cập web
nguoikechuyenkinhbac.codeqr

 BẢN QUYỀN THUỘC VỀ NHÀ VĂN TRẦN THANH CẢNH. 

KHÔNG SAO CHÉP KHI CHƯA ĐƯỢC SỰ ĐỒNG Ý CỦA TÁC GIẢ.

 

Lên đầu trang